Tuổi, béo phì,tĩnh tại là yếu tố nguy cơ dễ đưa đến bệnh ĐTĐ. Ở ĐTĐ type
2 béo phì nhất là béo bụng, tĩnh tại thường có sự thiếu liên kết insulin với thụ thể
và sau thụ thể trong nội bào, kết quả là mất đáp ứng với insulin.
Ngoài ra ĐTĐ type 2 thường xảy ra ở quần thểcó nguy cơ cao khác nhau,
bao gồm đề kháng insulin, gia tăng bất thường mô mỡ, tăng VLDL, như tăng
insulin khi đói và sau ăn, tăng HA (trong hội chứng chuyển hóa).
Sự đề kháng insulin trong ĐTĐ type 2 là hậu quả của nhiều cơ chế bệnh
sinh khác nhau. Phầnlớn cơ chế này có lẽ do hậu quả của rối loạn chuyển hoá nh ư
tăng glucose máu, tăng acide béo không -ester hoá. Mặt khác những nghiên cứu
gần đây trên quần thể tiền đái tháo đường, thấy rằng sự đề kháng insulin ở mô cơ
xảy ra rất sớm trong quá trình phát triển của bệnh. Insulin receptor kinase,
phosphatase liên quan tới hoạt động insulin, chất chuyển vận glucose và tổng hợp
glycogene
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đại cương đái tháo đường (kỳ 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI CƯƠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
(Kỳ 2)
2. ĐTĐ type 2:
2.1. Yếu tố di truyền:
Yếu tố di truyền là trội được gợi ý sau khi nghiên cứu ở các cặp song sinh
giống nhau, nếu một người mắc ĐTĐ thì 100% người còn lại cũng mắc ĐTĐ.
2.2. Yếu tố môi trường:
Tuổi, béo phì, tĩnh tại là yếu tố nguy cơ dễ đưa đến bệnh ĐTĐ. Ở ĐTĐ type
2 béo phì nhất là béo bụng, tĩnh tại thường có sự thiếu liên kết insulin với thụ thể
và sau thụ thể trong nội bào, kết quả là mất đáp ứng với insulin.
Ngoài ra ĐTĐ type 2 thường xảy ra ở quần thể có nguy cơ cao khác nhau,
bao gồm đề kháng insulin, gia tăng bất thường mô mỡ, tăng VLDL, như tăng
insulin khi đói và sau ăn, tăng HA (trong hội chứng chuyển hóa).
Sự đề kháng insulin trong ĐTĐ type 2 là hậu quả của nhiều cơ chế bệnh
sinh khác nhau. Phần lớn cơ chế này có lẽ do hậu quả của rối loạn chuyển hoá như
tăng glucose máu, tăng acide béo không - ester hoá. Mặt khác những nghiên cứu
gần đây trên quần thể tiền đái tháo đường, thấy rằng sự đề kháng insulin ở mô cơ
xảy ra rất sớm trong quá trình phát triển của bệnh. Insulin receptor kinase,
phosphatase liên quan tới hoạt động insulin, chất chuyển vận glucose và tổng hợp
glycogene.
Rối loạn chức năng tế bào β trong ĐTĐ type 2: Có 5 rối loạn:
(1) Rối loạn tiết Insulin:
- Giảm đáp ứng của insulin đối với glucose: mất pha sớm.
- Rối loạn tiết insulin theo nhịp: rối loạn pha dao động chậm. Sự tiết insulin
sinh lý gồm 2 loại dao động: dao động nhanh (mỗi 8-15 phút, không liên quan
glucose), dao động chậm (mỗi 80-120 phút, liên quan chặt chẽ với nồng độ
glucose).
(2) Bất thường chuyển hóa proinsulin: trong ĐTĐ type 2 tỉ proinsulin và
các sản phẩm chuyển hóa trung gian/insulin: tăng.
(3) Giảm khối lượng tế bào β.
(4) Lắng đọng amyloid (amylin) tại đảo tụy. Gặp trong 90% trường hợp
ĐTĐ type 2. Xảy ra sớm gây mất dần khối lượng tế bào đảo tụy, nhất là tế bào β.
(5) Vai trò của cơ chất thụ thể insulin 2 (IRS 2: Insulin Receptor Substrate
2), NF-kB, rối loạn chức năng ti thể, stress oxy hóa.
IV. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Để chẩn đoán ĐTĐ, hiện nay người ta dùng tiêu chuẩn chẩn đoán mới của
Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 1998 và đã được xác định lại 2002. Chẩn
đoán xác định ĐTĐ nếu có một trong ba tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất hai
lần xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau:
1. Glucose huyết tương bất kỳ trong ngày ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l),
kèm ba triệu chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân không giải thích
được.
2. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (≥ 7 mmol/l) (đói có nghĩa là
trong vòng 8 giờ không được cung cấp đường).
3. Glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dl (11,1
mmol/l) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT).
Giai đoạn trung gian:
+ Rối loạn glucose máu đói (IFG: Impaired Fasitng Glucose): khi glucose
máu đói Go (FPG) ≥ 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nhưng < 126 mg/dl (7,0 mmol/l).
+ Rối loạn dung nạp glucose (IGT: Impaired Glucose Tolerance): khi
glucose máu 2 giờ sau OGTT (G2) ≥ 140 mg/dl (7,8 mmol/l), nhưng < 200 mg/dl
(11,1 mmol/l).
- Go < 110 mg/dl (6,1 mmol/l): glucose đói bình thường.
- Go ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l): chẩn đoán tạm thời là theo dõi ĐTĐ (chẩn
đoán chắc chắn là phải đủ điều kiện nêu trên).
Đánh giá kết quả khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống:
- G2 < 140 mg/dl (7,8 mmol/l): dung nạp glucose bình thường.
- G2 ≥ 140 mg/dl và < 200 mg/dl (11,1 mmol/l): rối loạn dung nạp glucose
(IGT).
- G2 ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l): chẩn đoán tạm thời là ĐTĐ.
Lưu ý: TCYTTG còn sử dụng glucose mao mạch để chẩn đoán ĐTĐ (cần
lưu ý đến tính chính xác của máy đo dường huyết mao mạch); trong khi Hội
ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) chỉ sử dụng glucose huyết tương tĩnh mạch trong chẩn đoán
ĐTĐ.
Bảng: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và các rối loạn glucose máu khác (theo
TCYTTG-1999)
Nồng độ glucose mmol/L (mg/dL)
Máu toàn phần Huyết tương
Tĩnh
mạch
Mao
mạch
Tĩnh
mạch
Mao
mạch
ĐTĐ:
+ Go
≥ 6,1
(≥ 110)
≥ 6,1
(≥ 110)
≥ 7,0
(≥ 126)
≥ 7,0 (≥
126)
+ G2 ≥ 10,0
(≥ 180)
≥ 11,1
(≥ 200)
≥ 11,1
(≥ 200)
≥ 12,2
(≥ 220)
IGT:
+ Go (nếu
có) và
< 6,1
(< 110) và
< 6,1
(< 110) và
< 7,0
(< 126) và
< 7,0 (<
126) và
+ G2 ≥ 6,7
(≥ 120)
≥ 7,8
(≥ 140)
≥ 7,8
(≥ 140)
≥ 8,9 (≥
160)
và <
12,2 (< 220)
IFG:
+ Go và
≥ 5,6
(≥ 100) và
< 6,1
(< 110)
≥ 5,6
(≥ 100) và
< 6,1
(< 110)
≥ 6,1
(≥ 110)
và
< 7,0
(< 126)
= 6,1 (=
110) và
< 7,0 (<
126)
+ G2 (nếu
đo)
< 6,7
(< 120)
< 7,8
(< 140)
< 7,8
(< 140)
< 8,9 (<
160)
CHIẾN LƯỢC CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO WHO 2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dai_cuong_dai_thao_duong_ky_2_6738.pdf