Đại cương bệnh da và hoa liễu

Đối tượng của môn học bệnh da là nghiên cứu tình trạng da, niêm mạc, các phần

phụ của da khi lành và khi bị bệnh . Bệnh hoa liễu là môn học các bệnh lây

truyền qua quan hệ tình dục do vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh vật gây ra. Môn học

về bệnh da và hoa liễu gọi chung là môn học bệnh da liễu (dermato-venereology).

Bệnh da liễu đã được nói ở nước ta từ lâu. Nhân dân cũng đã có những bài thuốc

điều trị bệnh da liễu. Trong các tài liệu của Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đã có

nói đến một số bệnh da liễu. Dưới thời Pháp thuộc đã có chuyên ngành da liễu

nhưng mới chỉ tập trung ở một số ít thành phố lớn.

Ngày nay, chuyên ngành da liễu đã phát triển từ trung ương đến địa phương, đề

cập cả bệnh da và hoa liễu,trong đó chú trọng trước mắt là một số bệnh da phổ

biến và bệnh phong, bệnh hoa liễu . .

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Đại cương bệnh da và hoa liễu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại cương bệnh da và hoa liễu Đối tượng của môn học bệnh da là nghiên cứu tình trạng da, niêm mạc, các phần phụ của da khi lành và khi bị bệnh . Bệnh hoa liễu là môn học các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục do vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh vật gây ra. Môn học về bệnh da và hoa liễu gọi chung là môn học bệnh da liễu (dermato- venereology). Bệnh da liễu đã được nói ở nước ta từ lâu. Nhân dân cũng đã có những bài thuốc điều trị bệnh da liễu. Trong các tài liệu của Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đã có nói đến một số bệnh da liễu. Dưới thời Pháp thuộc đã có chuyên ngành da liễu nhưng mới chỉ tập trung ở một số ít thành phố lớn. Ngày nay, chuyên ngành da liễu đã phát triển từ trung ương đến địa phương, đề cập cả bệnh da và hoa liễu,trong đó chú trọng trước mắt là một số bệnh da phổ biến và bệnh phong, bệnh hoa liễu . . 1. Tình hình bệnh da liễu trong nhân dân và quân đội. + Trong nhân dân. - Qua các thống kê của các bác sỹ chuyên ngành ở Viện Da liễu Trung ương, Thái nguyên, Vĩnh Phúc, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh trên 10- 25% dân số. Ở các bệnh viện đa khoa tỷ lệ bệnh nhân nằm điều trị bệnh da liễu chiếm 1,25% - 2% trong tổng số bệnh nhân. - Bệnh phong vẫn là một bệnh cần phải quan tâm nhiều( mặc dù sau 20 năm tích cực thực hiện công tác thanh toán phong từng vùng, thanh toán phong trong toàn quốc, cho đến nay 50/63 tỉnh thành đã đạt được chỉ tiêu- số lượng bệnh nhân phong nhỏ hơn 1/10.000 dân). Chỉ tiêu mới (2015) của ngành phấn đấu là số lượng bệnh nhân phong 1< 50.000 dân số ...). Đây là một thách thức, một mục tiêu rất khó khăn đòi hỏi nhà nước phải đầu tư nhiều tiền của, cán bộ chuyên ngành phải có nhiều tâm huyết mới có thể thực hiện được. Theo các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về bệnh phong, ở Việt Nam phải phấn đấu từ 80 - 100 năm nữa con số bệnh nhân phong toàn quốc mới có thể đạt < 2 con số. Bệnh lây truyền qua đường tình dục mục tiêu là cần giám sát được bệnh, đặc biệt là bệnh lậu, giang mai và nhiễm HIV/AIDS. Gần đây vấn đề kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS được nêu lên ( ở cả thế giới cũng như trong nước) vì kỳ thị, phân biệt đối xử là không đúng với nhân quyền, gây nên nhiều tác hại làm cho người bệnh sống không còn ý nghĩa, làm nguồn lây lan mạnh hơn trong xã hội... làm cho việc phòng chống căn bệnh này càng khó khăn hơn. Nhóm bệnh da nghề nghiệp cũng cần được lưu ý: vì đất nước ta trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá, các sản phân công nghiệp ngày càng nhiều... là các tác nhân trực tiếp gây ra nhiều bệnh nghề nghiệp, trong đó có bệnh da. + Trong Quân đội. Quân đội là một bộ phận dân số có tính đặc thù riêng, khi tuyển quân đã lựa chọn được các thanh niên có đủ sức khoẻ vào phục vụ, cho nên những bệnh như phong, bệnh lây truyền qua đường tình dục chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tình hình chung của xã hội, ví dụ tại Quân y Viện 103 cả năm chỉ có < 10 bệnh nhân mắc bệnh lậu hoặc giang mai vào điều trị, vài năm mới có 1-2 bệnh nhân phong vào điều trị. Nhưng lưu ý hơn là những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ( khi tuyển quân tỷ lệ phản ứng HIV (+) là 4%o ở thanh niên khám tuyển, những thanh niên này không đủ tiêu chuẩn vào quân đội).Có hình ảnh lâm sàng của bệnh rất đa dạng... thầy thuốc chưa có nhiều kinh nghiệm, chủ quan, nên có nhiều bệnh nhân không được phát hiện sớm dẫn đến việc dự phòng lây lan cho thầy thuốc..., chăm sóc bệnh nhân có nhiều khiếm khuyết mà ta cần phải khắc phục. Các bệnh ngoài da trong quân đội chủ yếu vẫn là các bệnh nấm, viêm da mủ, bệnh da dị ứng và bệnh ghẻ ( gần giống như trong thời gian chiến tranh chống Mỹ), nhưng có phần hơi khác: hiện nay do điều kiện ăn ở của bộ đội tốt hơn, nước dùng được sạch hơn vì thế hình ảnh lâm sàng bệnh không điển hình, ít biến chứng... khiến cho viếc chẩn đoán dễ bỏ sót. 2. Căn nguyên bệnh: Nhìn chung bệnh da liễu bao giờ cũng có 2 yếu tố tác động để phát sinh và phát triển bệnh : yếu tố nội giới và yếu tố ngoại giới. + Yếu tố nội giới: - Di truyền - Gia đình . - Khuyết tật của da và niêm mạc. - Bệnh tạo keo - Bệnh do rối loạn chuyển hoá. - Những bất thường về sinh lý da, sinh hoá da, pH da, độ lipit da, khả năng kháng kiềm kháng toan, trung hoà kiềm, trung hoà toan cũng có một ảnh hưởng nhất định đến sự phát sinh phát triển cuả bệnh da. + Yếu tố ngoại giới: Do các tác nhân vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, thực vật, phấn hoa, lông thú thức ăn là tác nhân gây bệnh, do thuốc điều trị không hợp lý của bệnh nhân và thầy thuốc. 3. Tác hại: + Tác hại đến bản thân người bệnh: về thể chất đau, ngứa khó chịu có khi làm biến dạng thân thể, nó là một cực hình trường diễn cho bệnh nhân. Về tâm lý, các bệnh như phong, trứng cá, bệnh hoa liễu có ảnh hưởng rất nặng nề. Một số bệnh có thể gây tử vong hoặc ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người bệnh như nhiễm độc da dị ứng thuốc, bệnh luput đỏ ... + Tác hại về kinh tế xã hội: vì là một bệnh phổ biến và mất nhiều thời gian để khám bệnh, điều trị . Các thuốc da liễu kể cả thuốc bôi nhiều khi rất đắt, nhất là đối với các trường hợp bệnh nhân nặng. 4. Một số phương hướng xây dựng ngành và công tác phòng chống bệnh da liễu trong quân đội: + Xây dựng ngành: xây dựng một màng lưới cán bộ da liễu, từ quân khu, quân đoàn, sư đoàn đến cấp đại đội. ở bệnh viện quân đoàn nên có bác sỹ chuyên khoa da liễu. ở các sư đoàn, các trung đoàn nên có cán bộ đã được bồi dưỡng chuyên khoa da liễu.Cấp đại đội có chiến sỹ vệ sinh được tập huấn về các bệnh da liễu thông thường như nấm, ghẻ, viêm da mủ, sẩn ngứa do côn trùng. + Phương hướng xây dựng ngành da liễu quân đội. - Chẩn đoán: sử dụng rộng rãi các xét nghiệm về miễn dịch ( phản ứng Hexagon, PCR...), nấm, vi khuẩn, virus để tìm căn nguyên. Xét nghiệm tìm các hoạt chất trung gian, các nội tiết tố, sinh lý da, các vitamin, mô bệnh học ... để chẩn đoán bệnh. - Trong điều trị: sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng chống nấm, chống vi khuẩn, các loại corticoit, ức chế miễn dịch, interferon, interleukin, retinoid, dẫn chất imidazol, vật lý trị liệu (PUVA, tắm suối khoáng, laser...). Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ với một số bệnh như các dị tật da gây biến dạng cơ thể, nốt ruồi, phong, sẹo lồi. u vàng... Áp dụng đông y trong da liễu theo quan điểm an toàn, khoa học, đại chúng. + Phòng bệnh da liễu trong quân đội ( xem bài phòng chống bệnh da liễu trong quân đội cuối quyển sách).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_5191.pdf
Tài liệu liên quan