Đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên vùng chiến trường bạch đằng năm 1288

Chiến trường Bạch Đằng năm 1288 nằm ở khu trung tâm của vùng cửa sông (VCS) Bạch Đằng, tại vùng chuyển tiếp giữa tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng. Khu vực tả ngạn chủ yếu thuộc địa phận Thị xã Quảng Yên, một phần liên quan đến thành phố Uông Bí và Huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh); khu vực hữu ngạn chủ yếu thuộc về huyện Thuỷ Nguyên, Cát Hải và các quận nội thành của Thành phố Hải Phòng. Để làm nên chiến thắng lẫy lừng, chắc chắn cha ông ta phải tìm hiểu và đã nắm rõ đặc điểm tự nhiên vùng chiến trường này. Để hiểu rõ về quy mô và diễn biến trận đánh, chúng ta cũng cần nghiên cứu hoàn cảnh tự nhiên của chiến trận trên cơ sở hoàn cảnh hiện tại và khả năng thay đổi qua thời gian hơn bảy thế kỷ.

doc14 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên vùng chiến trường bạch đằng năm 1288, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh tự nhiên khi xảy ra chiến trận 1288 Như vậy, về phân vùng tự nhiên, VCS Bạch Đằng thuộc vùng ven bờ Đông bắc, nằm ở cạnh rìa đông bắc châu thổ sông Hồng hiện đại. Nhìn nhận ở góc độ lịch sử tự nhiên, hiện nay VCS Bạch Đằng có cấu trúc VCS hình phễu điển hình và độc lập tương đối với vùng cửa sông châu thổ sông Hồng hiện đại. Nhưng khoảng khoảng 5- 7 trăm năm trước, nó là một bộ phận của châu thổ sông Hồng, có bờ biển bồi tụ lấn xa ra biển hơn hiện nay. Quá trình hình phễu hóa VCS Bạch Đằng bắt đầu khoảng 5 – 7 trăm năm qua. Mối quan hệ của Kinh đô Thăng Long với hệ thống sông Hồng- Thái Bình đã thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào sự biến đổi của bản thân hệ thống sông này. Dường như có một xu thế khá rõ ràng là từ đầu Công nguyên đến nay hệ thống sông Hồng- Thái Bình đã chuyển nguồn phù sa của mình dần từ phía ĐB về phía TN để bồi đắp nên những đồng bằng mầu mỡ và lịch sử khai phá các vùng đất mới ven biển cũng chuyển dần từ vùng bờ ĐB về TN [1]. Như vậy, trận thủy chiến Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên đoạn Phà Rừng- sông Chanh là trong môi trường VCS châu thổ, mà sông ngày đó có lẽ nông hơn và hẹp hơn ngày nay. Chính mô tả của Nguyễn Trãi trong cuốn dư địa chí cũng cho thấy sông Bạch Đằng thời Nhà Lê hẹp và nông hơn bây giờ nhiều. Trong bài “Phú Bạch Đằng Giang” của Trương Hán Siêu cũng có câu: “Bờ lau san sát; Bến lách đìu hiu...”. Nhóm cây lau lách, trong đó có cây sậy (Phragmites) thường mọc ở đầm lầy, bãi bồi ven sông nước ngọt hoặc lợ nhạt, khá phổ biến ở ven bờ châu thổ, thuộc nhóm hòa thảo, không thuộc nhóm sú vẹt (Mangroves). Nếu mô tả ở bài “Phú Bạch Đằng Giang” là chuẩn xác thì VCS Bạch Đằng thời chiến trận 1288 quả thật là VCS châu thổ nước lợ và lợ nhạt, không phải là VCS hình phễu nước mặn và lợ mặn như ngày nay. Về các HST, HST rừng ngập mặn khi ấy ưu thế là cây bần chua (hình 11) xen lau sậy, không phổ biến đước vẹt, lẫn bần chua như ngày nay. Tuy nhiên, rừng sú vẹt dày đặc (hình 10) gần như không thể lội bộ xuyên qua. Vì vậy, rừng bần chua và lau sậy dễ giấu quân và thuyền mảng chuẩn bị cho trận đánh chính. Những HST gò đồi bây giờ khi ấy có thể là phổ biến HST rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh, rất nhiều cây gỗ lim, cho phép khai thác nhanh một khối lượng đáng kể để dựng lên trận địa cọc. Nhờ có quá trình ngập chìm và hình phễu hóa mà mạng lưới sông VCS Bạch Đằng ít bị thay đổi, khác với dòng sông lớn châu thổ lớn như sông Hồng (Việt Nam), hay Hoàng Hà (Trung Quốc) liên tục chuyển dòng theo các chu kỳ có độ dài thời gian khác nhau. Tuy nhiên, trục dòng sông Bạch Đằng có thể đã di chuyển hàng trăm mét và thời chiến trận Ghềnh Cốc có thể không phải là nơi trục dòng sông đi qua. Bằng chứng là trục lòng sông Chanh, chỉ là một nhánh nhỏ của sông Bạch Đằng mà cũng đã dịch chuyển lòng một vài trăm mét về phía nam. Về mực nước biển, nhiều tài liệu nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh mực nước biển chân tĩnh khoảng nghìn năm trước thấp hơn hiện nay trên dưới một mét và vào thời chiến trận 1288 có thể thấp hơn hiện nay trên dưới nửa mét. Về thủy triều, đã có những tư liệu thể hiện khả năng biên độ dao động triều hiện tại lớn hơn quá khứ 5 – 6 nghìn năm trước (độ cao các vết lõm ăn mòn trên vách đá vôi Hạ Long có kèm theo tuổi tuyệt đối C14 phân tích từ vỏ hầu hà). Dự đoán rằng, chế độ nhật triều đều và quy luật dao động thủy triều theo lịch mặt trăng không thay đổi so với ngày nay, nhưng độ lớn triều thời chiến trận 1288 có thể nhỏ hơn hiện nay khoảng 0,2 – 0,5m. Tuy nhiên, tất cả những điều này hoàn toàn không mâu thuẫn gì với khung cảnh triều lên hùng vĩ ở VCS khi ấy: “Bát ngát sóng kình muôn dặm; Thướt tha đuôi trĩ một màu”. Đã nhiều ý kiến nói đến vai trò của thủy triều trong trận đánh, nhưng hầu như chưa thấy nói đến vai trò của các yếu tố khác, đặc biệt là vai trò quan trọng của dòng chảy và gió. Mô hình dòng chảy trên hình 8 và sơ đồ hoa dòng các giá trị thực đo trên hình 10 thể hiện hướng và tốc độ dòng chảy trên đoạn chính sông Bạch Đằng, nơi trục lòng có hướng chủ đạo Bắc – Nam vào ngày triều cường khi triều xuống. Ta thấy, dòng có hướng chảy chủ đạo Bắc Nam trên sông Bạch Đằng có tốc độ lớn hơn hẳn dòng chuyển hướng vào sông Chanh. Nếu có các bè lửa thả trôi trên sông Bạch Đằng, tỷ lệ trôi vào cửa sông Chanh rất thấp. Các bè lửa chỉ có thể trôi vào cửa sông Chanh khi “mượn” được gió hướng Tây, tương tự như Gia Cát Lượng “mượn” gió hướng Đông trong trận Xích Bích. Nhưng điều này gần như không thể xảy ra trong trận chiến 1288. Thông tin trên bảng 1 và hình 6 cho thấy, vào mùa đông nhóm gió hướng đông ở đây chiếm ưu thế tuyệt đối về tần xuất và tốc độ so với gió nhóm hướng tây. Vì vậy, các bè lửa trên sông Bạch Đằng nếu thả trôi tự do thì gần như toàn bộ trôi xuôi ra phía cửa Nam Triệu và trôi lệch về Thủy Nguyên thuộc phía bờ tây sông Bạch Đằng. Trận đánh xảy ra vào mùa Đông, khả năng có nhiều sương mù trên sông thuận lợi cho bí mật chuẩn bị và tác chiến, quan hệ giữa giờ mặt trời (ngày đêm) và giờ thủy triều (nước cường – nước ròng) được bố trí hợp lý tối đa. Bối cảnh thời tiết mùa đông có thể có có mưa phùn, nhưng rất hiếm khi có mưa lớn, nên các bè hỏa công phát huy tác dụng và đảm bảo tính chắc chắn cho thành công của trận đánh rất cao. Qua nhiều bước chuẩn bị kỹ lưỡng mà quan trọng nhất là xây dựng trận địa cọc, thì đánh hỏa công bằng thả bè lửa là bước cuối cùng quyết định thắng lợi của trận đánh. Có thể, khác với trận địa cọc của chiến trường năm 938 có chức năng chính là “phá” – tức là đâm thủng thuyền giặc Nam Hán khi chúng rút chạy về phía hạ lưu khi triều rút, trận địa cọc năm 1288 chủ yếu có chức năng “cản” thuyền giặc và biện pháp quyết định là thiêu cháy các chiến thuyền địch khi chúng bị dồn tụ lại trước vùng bãi cọc. Với chức năng cản, có thể có những đoạn cọc đóng nổi trên mặt nước và đã được phủ cỏ ngụy trang. Ngay cả bãi cọc sông Chanh đã được phát hiện, qua phân tích thấy rằng đây cũng chỉ là bãi cọc cắm trên vùng bãi bồi thấp, chưa phải là chỗ trên lòng chính của sông này. Vậy đâu là bãi cọc chính của chiến trường 1288?. Theo phân tích như trên thì ít khả năng là sông Chanh, mà bãi cọc tìm thấy cạnh sông Chanh cùng với các bãi sông nhánh khác có thể chỉ là các bãi phụ nhằm chặn đường rút của thuyền giặc sang Vịnh Hạ Long. Trận đánh chính trên sông Bạch Đằng và bãi cọc chính rất có khả năng cắm qua dòng chính của sông Bạch Đằng khi ấy có cấu trúc VCS châu thổ, nông và hẹp hơn hiện nay. Nếu quả vậy, quy mô, tính chất ác liệt và ý nghĩa của trận đánh còn lớn hơn nữa. KẾT LUẬN Chiến trường 1288 nằm tại khu trung tâm của VCS Bạch Đằng. Hiện nay, VCS này có cấu trúc vùng cửa sông hình phễu (estuary) – một vùng cửa sông hình phễu nhiệt đới gió mùa có thủy triều nhật triều biên độ lớn điển hình của thế giới. Nhưng khi xảy ra chiến trận, VCS này có cấu trúc châu thổ (delta) và bắt đầu chuyển dịch sang quá trình hình phễu hóa. So với ngày nay, đặc điểm điều kiện tự nhiên VCS khi ấy có nhiều yếu tố bảo tồn - tương tự mang tính kế thừa, nhưng cũng có những đặc điểm đã thay đổi nhiều. Trong ba nhóm yếu tố cơ bản nhất có liên quan là địa hình, khí hậu và thủy văn thì các yếu tố khí hậu ít thay đổi nhất và yếu tố địa hình thay đổi nhiều nhất. Ngoài ra, tính chất hoang sơ của các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và rừng ngập mặn cũng có nhiều thay đổi. Các yếu tố tự nhiên của vùng chiến trường 1288 đã được sử dụng triệt để và đã góp phần tạo nên thắng lợi hoàn mỹ của trận đánh. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự và tương quan lực lượng vượt qua các yếu tố ngẫu nhiên và bất thường của điều kiện tự nhiên mới là yếu tố quyết định thắng lợi của chiến trận. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Đức An, Trần Đức Thạnh, 2010. Về vị trí địa lý và vị thế thành Thăng Long. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế: Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hoà bình. Hà Nội 7-9/10/2010. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Tr.969 – 980. Đỗ Trọng Bình, Trần Anh Tú, Vũ Duy Vĩnh, 2010. Nghiên cứu đánh giá lan truyền các chất gây ô nhiễm khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng bằng mô hình toán học. Báo cáo ĐT cấp thành phố Hải Phòng. Lưu trữ tại Viện TN&MTB. Nguyễn Minh Hải, 2010. Nghiên cứu hiện tượng nước dâng ở vùng ven biển Hải Phòng. Lưu trữ tại Viện TN&MTB. Lafond, R., 1967. Etudes littorales et estuariennes en zone intertropicale humide. Thesè de docteur des sciences naturalles. Univ. de Paris Tom I (416p), II (400p), III(42p). Trần Đình Lân, Lê Xuân Sinh, 2007. Dự báo nguy cơ ô nhiễm và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Bến Rừng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Báo cáo tổng kết ĐT cấp thành phố Hải Phòng. Lưu trữ tại Viện TN&MTB. Pritchard, D.W., 1967. What is an Estuary? Estuaries Pub. n0 83. AAAS. Washington D. C, p. 149-157. Trần Đức Thạnh và nnk, 1983. Hệ thống vùng cửa sông ở ven bờ Hải Phòng-Quảng Yên. Hội nghị " Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường" Hà Nội 11/1983. Trần Đức Thạnh, 1987. Vùng cửa sông Bạch Đằng. Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng. N02 trang 33-41. Trần Đức Thạnh, 1993. Tiến hoá địa chất vùng cửa sông Bạch Đằng trong Holocen. Tóm tắt luận án PTS. ĐHTH Hà Nội, trang1-24. Thanh, T.D., Saito, Y., Dinh, V.H., Nguyen, H.C., Do, D.C. 2005. Coastal erosion in Red River Delta: current status and response. In Z.Y. Chen, Y. Saito, S.L. Goodbred, Jr. eds., Mega-Deltas of Asia: Geological evolution and human impact, China Ocean Press, Beijing, pp. 98-106. Trần Đức Thạnh và Đinh Văn Huy, 2010. Đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên vùng cửa sông Bạch Đằng. Đỗ Công Thung và Trần Đức Thạnh, 2002. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Hải Phòng. Báo cáo koa học, lưu trữ tại Sở KHCN & MT Hải Phòng. Trần Anh Tú, 2012. Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng. Luận văn Thạc sỹ. Lưu trữ tại Viện TN&MTB. Vũ Duy Vĩnh, 2012. Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d. Luận văn Thạc sỹ khoa học, trường ĐHKHTN. Xamoilov, I. B., 1952. Các vùng cửa sông. Nxb. "Geographyz", Mascơva, trang 1-526.(tiếng Nga).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdc_trng_c_bn_v_diu_kin_t_nhien_v_6869.doc