Phân hữu cơ gồm có nhiều loại như phân chuồng, phânrác, phân xanh và các
loại phế phụ phẩm cây trồng. Trong phân chuồng gồm một số loại như phân trâu, phân
bò, phân lợn, phân gà, phân vịt,. Chất lượng của phân hữu cơ phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như loại thức ăn của gia súc và gia cầm, chất lượng chất độn chuồng, loại và tuổi của
gia súc, phương pháp chế biến và thời gian bảo quản. Kết quả phân tích được thể hiện
qua bảng 7.
10 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đặc tính hóa học của một số loại phân hữu cơ và phụ phẩm cây trồng sử dụng trong nông nghiệp trên vùng đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
59
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010
ĐẶC TÍNH HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ
VÀ PHỤ PHẨM CÂY TRỒNG SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP
TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
95 mẫu hữu cơ được thu thập từ 7 thôn thuộc 7 xã tại vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa
Thiên Huế để đánh giá các biện pháp sử dụng vật liệu hữu cơ hiện tại và đánh giá tiềm năng
của chúng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nông dân
trong vùng sử dụng nhiều loại vật liệu hữu cơ với các mục đích khác nhau, trong đó, rơm rạ và
thân lá lạc được sử dụng phổ biến nhất. Nông dân cũng sử dụng phân chuồng bón cho cây
trồng nhưng với lượng nhỏ (< 400 kg/500m2 cho tất cả các cây trồng). Có sự dao động lớn về
hàm lượng của các nguyên tố dinh dưỡng chính trong các vật liệu hữu cơ (C, N, P, K, Ca, Mg)
(CV > 50%). Hàm lượng dinh dưỡng trong các vật liệu hữu cơ có sự khác nhau có ý nghĩa.
Hàm lượng C hữu cơ dao động từ 3,93 đến 38,8 % và hàm lượng N dao động từ 0,25 đến 1,61%.
Hàm lượng lân cao hơn 1,6% trong tất cả các loại vật liệu hữu cơ. Hàm lương K dao động tùy
loại vật liệu hữu cơ (>0,3%). Thân lá lạc và rong biển có đặc tính tốt so với các phụ phẩm khác
(Hàm lượng N > 1,5%). Chất lượng phân chuồng phụ thuộc vào loại gia súc và chất lượng chất
độn chuồng.
1. Đặt vấn đề
Sử dụng vật liệu hữu cơ trong nông nghiệp có truyền thống từ lâu đời ở Việt
Nam. Nhưng hiện nay do các ưu điểm nổi trội trong sử dụng phân hóa học cùng với
những khó khăn trong sử dụng nguồn phân bón hữu cơ, nên lượng phân hữu cơ bón cho
cây trồng ngày càng giảm xuống. Ở nhiều địa phương miền Trung, nông dân vẫn có tập
quán sử dụng phụ phẩm cây trồng hoặc rong, rêu làm phân bón, đặc biệt ở Thừa Thiên
Huế, nơi có diện tích đầm phá khá lớn là 22.000 ha, chiếm gần 1/3 so với tổng diện tích
canh tác, đây là nơi cung cấp một lượng lớn các vật liệu hữu cơ như rong, rêu cho người
dân ở các vùng ven đầm phá này. Theo nhận định của nhiều tác giả như Nguyễn Văn Bộ
và Đỗ Ánh (2002), phân hữu cơ cũng như các vật liệu hữu cơ khác sử dụng làm phân
bón đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cũng như có
tác dụng cải tạo đất rất tốt. Tuy nhiên chất lượng của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
loại gia súc nuôi, chất lượng chất độn chuồng, loại vật liệu hữu cơ bón. Vì vậy, muốn
nâng cao hiệu quả sử dụng phân hữu cơ chúng ta cần biết được các đặc tính hóa học của
60
chúng, để từ đó có thể sử dụng nguồn phân hữu cơ đó một cách hợp lý, có hiệu quả,
nhằm đáp ứng được xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay. Đề tài được
thực hiện với các mục đích sau:
- Khảo sát sơ bộ tình hình sử dụng phân hữu cơ và phế phụ phẩm cây trồng tại
các xã nghiên cứu thuộc vùng đất cát ven biển.
- Xác định đặc tính hóa học của một số loại phân hữu cơ và phế phụ phẩm cây
trồng ở vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất biện pháp chế biến và sử dụng hiệu quả phân hữu cơ kết hợp với phân
hóa học vừa bảo vệ môi trường sinh thái, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Chọn điểm nghiên cứu
7 xã đại diện cho vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế được chọn làm địa
điểm để thu thập các mẫu phân hữu cơ và phụ phẩm cây trồng, phục vụ cho việc xác
định một số tính chất hóa học gồm có Phong Hòa (Phong Điền), Quảng Thái, Quảng
Lợi (Quảng Điền), Vinh Phú, Phú Lương, Vinh Xuân (Phú Vang) và Vinh Hưng (Phú
Lộc).
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành thu thập các thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế xã hội, tình hình sản xuất và sử dụng phân hữu cơ cũng như vật liệu hữu cơ sử dụng
làm phân bón từ các xã như ở trên thông qua các tài liệu thứ cấp như các báo cáo tổng
kết hàng năm, số liệu thống kê và phỏng vấn 146 hộ gia đình theo phiếu điều tra.
2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích
* Tiêu chuẩn lấy mẫu:
- Đại diện cho các loại phân hữu cơ phổ biển tại các điểm nghiên cứu
- Đại diện cho phương pháp bảo quản
- Đại diện cho các loại gia súc nuôi tại địa phương
- Dựa vào thu nhập của nông hộ
* Mẫu cây trồng thu thập về được sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 70oC và bảo
quản trong điều kiện khô.
* Mẫu phân bón thu thập về được bảo quản ở nhiệt độ 4oC.
* Tổng số 95 mẫu hữu cơ được thu thập tại 7 xã.
Số lượng mẫu và địa điểm lấy mẫu được trình bày ở bảng 1.
61
Bảng 1. Số lượng mẫu và địa điểm lấy mẫu
Xã
Số
mẫu
Phân bố mẫu theo
Phân
trâu
Phân
bò
Phân
lợn
Phân
gà
Phân
vịt
Tro
bếp*
Mẫu
cây
Quảng Lợi 17 8 1 3 0 0 0 5
Quảng Thái 11 2 0 6 0 0 1 2
Phong Hòa 12 2 2 6 1 0 0 1
Vinh Xuân 17 1 3 4 0 2 1 6
Vinh Phú 17 0 1 3 2 2 2 6
Phú Lương 8 1 1 4 1 0 0 1
Vinh Hưng 13 0 0 7 2 1 2 1
Tổng 95 14 8 33 6 5 6 23
* Tro bếp cũng được sử dụng phổ biến như phân bón cùng với các loại phân hữu
cơ khác.
* Tiến hành phân tích các tính chất hóa học của 95 mẫu hữu cơ theo thủ tục phân
tích trong phòng thí nghiệm bao gồm: N tổng số (phương pháp Kjeldahl), lân tổng số
(Ptot, phương pháp so màu), K tổng số (phương pháp quang kế ngọn lửa), Ca, Mg
(phương pháp tro hóa), C (tro hóa nhiệt độ 550°C). Tất cả các phân tích được tiến hành
tại phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa học Đất và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm
Huế, và kiểm tra chéo số mẫu được tiến hành tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Phòng
thí nghiệm Khoa học đất của Trường Đại học Louvain, Bỉ.
* Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm STATISTIC-SXW.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Tình hình sử dụng vật liệu hữu cơ làm phân bón tại vùng đất cát ven biển
tỉnh Thừa Thiên Huế
Phụ phẩm cây trồng là nguồn hữu cơ sẵn có trong nông hộ gồm có rơm rạ, thân
lá lạc, thân lá khoai lang, lá sắn và nguồn hữu cơ ngoại sinh như rong rêu từ đầm phá,
thực vật thuỷ sinh sống ở các ao hồ như bèo lục bình và bèo cám.
Kết quả bảng 2 cho thấy, hầu hết nông dân tại 7 xã nghiên cứu đều có sử dụng
nguồn vật liệu hữu cơ sẵn có trong nông hộ vào các mục đích khác nhau như chất đốt,
thức ăn gia súc, che phủ cây trồng hoặc độn chuồng gia súc. Tuy nhiên, qua điều tra
chúng tôi thấy rằng loại vật liệu hữu cơ được sử dụng và mục đích sử dụng cũng có sự
khác nhau ở từng địa phương. Hầu hết các địa phương đều có sử dụng phế phụ phẩm
62
cây trồng từ sản xuất nông nghiệp như rơm rạ, rễ và thân lá các loại cây trồng. Tuy
nhiên, một số nông hộ sống gần khu vực đầm phá Tam Giang, ngoài các nguồn hữu cơ
từ trồng trọt họ còn sử dụng nguồn hữu cơ lấy từ đầm phá như rong, rêu.
Bảng 2. Tình hình sử dụng các vật liệu hữu cơ trong nông hộ vùng cát ven biển
tỉnh Thừa Thiên Huế (Có: x; Không: -)
Nguồn
hữu cơ
Xã
Rơm rạ
Rễ,
thân, lá
lạc
Thân, lá
khoai
lang
Lá sắn
Bèo lục
bình
Rong
rêu đầm
phá
Phong Hòa x x - x - -
Quảng Thái x x x - x x
Quảng Lợi x x x - x x
Vinh Phú x x x x - x
Vinh Xuân x x x x - x
Phú Lương x x x x x -
Vinh Hưng x x x - x -
Nguồn: Số liệu điều tra, 2005.
Bảng 3. Sử dụng phụ phẩm cây trồng của các nông hộ tại 7 xã khảo sát
Xã
Cách sử dụng
Phong
Hoà
(n=20)
Quảng
Thái
(n=20)
Quảng
Lợi
(n=20)
Vinh
Phú
(n=20)
Vinh
Xuân
(n=20)
Phú
Lương
(n=20)
Vinh
Hưng
(n=5)
Rơm
rạ
Đốt tại
ruộng
5 10 15 0 10 0 5
Che tủ
đất
20 90 15 57 5 10 20
Chăn
nuôi
90 15 65 5 65 5 40
Độn
chuồng
75 100 95 95 100 90 100
Trồng
nấm
0 0 5 0 0 100 0
63
Phế
phụ
phẩm
cây
trồng
khác
Che tủ
đất
5 70 0 14 21 0 27
Chăn
nuôi
84 15 56 62 87 5
0
Độn
chuồng
21 95 83 45 100 15 0
Nguồn: Số liệu điều tra, 2005.
Kết quả bảng 3 cho thấy, số gia đình có sử dụng thân lá cây trồng để độn chuồng
gia súc dao động từ 0 - 100%, dùng làm thức ăn cho trâu bò cao nhất ở Vinh Xuân 87%
và che phủ cây trồng 70% (Quảng Thái). Rơm rạ sử dụng trong độn chuồng gia súc
chiếm tới 100% (Quảng Thái, Vinh Xuân và Vinh Hưng), che phủ cây trồng 90%
(Quảng Thái). Nhiều hộ dùng rơm rạ để sản xuất nấm rơm chiếm 100% (Phú Lương),
đốt tại ruộng 15% (Quảng Lợi).
3.2. Tình hình sử dụng phân chuồng cho cây trồng tại các xã ở vùng đất cát
ven biển
Người dân thường sử dụng phân chuồng trong trồng trọt. Theo thói quen, người
dân sử dụng phân chuồng bón cho cây trồng chủ yếu là các loại cây lấy củ, rau màu, cây
họ đậu.
Bảng 4. Tình hình sử dụng phân chuồng cho cây trồng của các hộ ở các xã điều tra (%)
Cây trồng
Xã
Lúa, ngô Khoai, sắn Các loại rau
Lạc và các
loại đậu
Phong Hòa 66,7 53,7 44,4 89,5
Quảng Thái 80,0 87,0 58,8 90,0
Quảng Lợi 90,0 68,8 37,5 84,7
Vinh Phú 64,0 70,0 37,3 40,0
Vinh Xuân 87,5 100,0 100,0 93,3
Phú Lương 55,7 18,2 44,4 0
Vinh Hưng 100,0 100,0 0 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra, 2005.
Kết quả bảng 4 cho thấy, số hộ sử dụng phân chuồng cho lúa, ngô ở xã Vinh
Xuân, Vinh Hưng, Quảng Lợi chiếm tỷ lệ cao nhất > 87 %. Xã Vinh Xuân và Vinh
Hưng có số hộ sử dụng phân chuồng cho tất cả các loại cây trồng cao nhất, trong lúc đó
64
xã Phú Lương là xã có tỉ lệ hộ sử dụng phân chuồng thấp nhất. Nhìn chung, lượng phân
chuồng sử dụng còn rất thấp so với nhu cầu của cây trồng.
3.3. Một số tính chất hóa học của các loại phân hữu cơ
3.3.1. Tính chất hóa học chung của 95 mẫu phân hữu cơ
Phân hữu cơ có vai trò to lớn trong việc điều hòa dinh dưỡng đất, quyết định đến
độ phì nhiêu của đất. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ có ảnh hưởng
đến hóa tính, lý tính và sinh tính đất. Kết quả phân tích về một số tính chất hóa học của
các loại phân hữu cơ được trình bày trong bảng 5.
Bảng 5. Hàm lượng dinh dưỡng của 95 mẫu hữu cơ (Tính theo % chất khô)
Chỉ tiêu
Giá trị
trung bình
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
SD CV
Hợp chất khô 54,8 35,7 59,8 4,95 9
C 20,8 3,6 45,8 12,1 58
N 1,08 0,06 2,82 0,68 63
P 0,29 0,07 1,37 0,23 79
Ca 0,91 0,08 2,21 0,52 57
Mg 0,33 0,004 0,80 0,18 53
K 0,52 0,01 1,79 0,35 68
Kết quả bảng 5 cho thấy, hàm lượng dinh dưỡng trong các mẫu hữu cơ phân tích
có sự biến động khá lớn, CV > 53%, riêng có hợp chất khô có CV = 9%. Điều này là do
các mẫu hữu cơ được thu thập từ các xã khác nhau, nên sẽ phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên của từng xã, loại vật liệu hữu cơ phân tích, phương pháp bảo quản và chế biến.
Hàm lượng C có trị số trung bình là 17,59%, giá trị lớn nhất là 45,78% và nhỏ
nhất là 3,55%. Thông thường các mẫu cây trồng sẽ có hàm lượng C cao, đặc biệt là rơm
rạ, còn tro bếp thường có hàm lượng C thấp.
Hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng khác như N, P, K, Ca, Mg cũng có sự dao
động lớn phụ thuộc vào loại vật liệu hữu cơ thu thập, trong đó hàm lượng lân có sự dao
động lớn nhất từ 0,07 đến 1,37%, liên quan đến chất lượng chất độn chuồng và chất thải
của gia súc.
3.3.2. Tính chất hóa học của các loại phân hữu cơ theo 7 xã nghiên cứu
Trong thực tế sản xuất, nông dân tại các xã nghiên cứu còn rất ít bổ sung các
chất hữu cơ vào đất, làm cho các chất dinh dưỡng trong đất ngày càng nghèo đi, dẫn đến
năng suất cây trồng không cao. Ở các xã này thường có nguồn phế phụ phẩm cây trồng
rất dồi dào và đây là nguồn hữu cơ quí giá để tái tạo lại dinh dưỡng trong đất.
65
Kết quả số liệu từ bảng 6 cho thấy:
- C (%): Cacbon là thành phần chính của hầu hết các hợp chất hữu cơ, là nguyên
tố cơ bản của sự sống. Số liệu ở bảng 6 chỉ ra rằng hàm lượng C dao động từ 19,3 đến
22,7%, giữa các xã không có sự sai khác có ý nghĩa về hàm lượng C.
- N (%): Kết quả phân tích về hàm lượng đạm trong các mẫu vật liệu hữu cơ cho
thấy hàm lượng N cao nhất tại xã Phú Lương (1,28%) và thấp nhất tại xã Vinh Hưng
(0,92%). Tuy nhiên, không có sự sai khác ý nghĩa về hàm lượng N giữa các xã nghiên
cứu.
- P (%): Hàm lượng lân trong các vật liệu hữu cơ có sự khác nhau tại các xã
nghiên cứu, cao nhất tại xã Phú Lương (0,43%) và thấp nhất tại xã Vinh Xuân (0,19%).
Bảng 6. Hàm lượng dinh dưỡng của 95 mẫu hữu cơ phân tích theo các xã nghiên cứu
(theo % chất khô)
Chỉ tiêu
Xã
DM C N P Ca Mg K
Quảng Lợi 53,2 a 22,3 a 1,07 a 0,28 ab 0,81 ab 0,24 a 0,48 a
Quảng
Thái
53,9 a 21,5 a 1,24 a 0,41 b 0,65 a 0,28 ab 0,50 a
Phong
Hòa
55,9 a 19,4 a 1,19 a 0,34 ab 0,86 ab 0,36 abc 0,49 a
Vinh
Xuân
55,7 a 22,7 a 1,08 a 0,19 a 1,01 ab 0,30 ab 0,40 a
Vinh Phú 54,2 a 21,1 a 0,92 a 0,24 ab 0,96 ab 0,44 c 0,64 a
Vinh
Hưng
56,4 a 17,5 a 0,91 a 0,31 ab 1,16 b 0,34 abc 0,57 a
Phú
Lương
54,9 a 19,3 a 1,28 a 0,43 b 0,88 ab 0,39 bc 0,58 a
Chú thích: a, b, c: các ký hiệu cùng ký tự không có sai khác ở mức 0,05.
- K, Ca, Mg (%): Hàm lượng K ở các mẫu hữu cơ tại các xã nghiên cứu cũng
không có sự khác nhau, do bởi các vật liệu hữu cơ thu thập tại các xã là giống nhau. Có
sự khác nhau có ý nghĩa về hàm lựợng Ca, Mg tại các xã thu thập mẫu hữu cơ.
3.3.3. Tính chất hóa học của các loại phân hữu cơ
Phân hữu cơ gồm có nhiều loại như phân chuồng, phân rác, phân xanh và các
loại phế phụ phẩm cây trồng. Trong phân chuồng gồm một số loại như phân trâu, phân
bò, phân lợn, phân gà, phân vịt,.. Chất lượng của phân hữu cơ phụ thuộc vào nhiều yếu
66
tố như loại thức ăn của gia súc và gia cầm, chất lượng chất độn chuồng, loại và tuổi của
gia súc, phương pháp chế biến và thời gian bảo quản. Kết quả phân tích được thể hiện
qua bảng 7.
Bảng 7 cho thấy:
- C (%): hàm lượng C trong các loại phân chuồng dao động từ 10,86 đến 19,15%,
vì phần lớn các loại phân này đã được ủ hoai, nên tỷ lệ C khá thấp. Trong khi đó, phế
phụ phẩm cây trồng thường có hàm lượng các bon cao hơn (38,82%), tro bếp có hàm
lượng C thấp nhất (3,93%), do tro bếp đã đuợc tro hóa toàn bộ nên trở thành rất dễ tiêu
đối với cây trồng.
- Tỷ lệ C/N: Là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng của phân hữu cơ,
liên quan đến biện pháp bảo quản, chế biến phân chuồng, quyết định đến việc lựa chọn
dạng bón của nông dân. Nếu tỉ lệ C/N lớn hơn 20 thì quá trình phân giải các hợp chất
hữu cơ trong đất sẽ diễn ra chậm. Nếu phế phụ phẩm cây trồng có tỉ lệ C/N lớn hơn 30:1
thì vi sinh vật sẽ sử dụng đạm có sẵn ở trong đất để phân hủy phế phụ phẩm cây trồng
và quá trình này gọi là quá trình cố định đạm. Nếu phế phụ phẩm cây trồng có tỷ lệ C/N
nhỏ hơn 20:1 vi sinh vật sẽ sử dụng đạm của phế phụ phẩm cây trồng để phân hủy phế
phụ phẩm cây trồng và quá trình này gọi là quá trình khoáng hóa đạm. Trong các loại
phân hữu cơ thì lá tre và nước tiểu có tỷ lệ C/N cao nhất (48,36%), tiếp đến là phế phụ
phẩm cây trồng (29,69%), phân gà có tỷ lệ này thấp nhất (11,74%).
Bảng 7. Tính chất hóa học của các loại phân hữu cơ (%)
Chỉ tiêu
Loại phân
Số
mẫu
DM C N C:N P Ca Mg K
Phân chuồng
- Phân trâu 14 57,57cd 11,69c 0,64cd 20,01c 0,16d 0,41a 0,17a 0,33a
- Phân bò 8 55,29c 17,83bc 0,95b 25,35b 0,24cd 0,53a 0,37b 0,62bc
- Phân lợn 33 54,33b 19,15b 1,23ab 20,55c 0,38bc 1,01b 0,38b 0,54b
- Phân gà 6 56,09c 14,18c 1,36ab 11,74d 0,60a 0,84ab 0,35b 0,40ab
- Phân vịt 5 58,07cd 10,86cd 0,51d 26,75b 0,24bcd 1,09b 0,28ab 0,41ab
Phế phụ
phẩm cây
trồng
22 51,59a 38,82a 1,61a 29,69b 0,17d 1,17b 0,36b 0,39ab
Lá tre +
nước tiểu
2 55,69c 11,21c 0,54d 48,38a 0,58ab 0,72ab 0,27ab 0,98cd
Tro bếp 5 58,78d 3,93d 0,25e 26,88b 0,35bcd 1,13b 0,35b 1,34d
67
- N (%): hàm lượng đạm cao nhất ở trong mẫu cây và phân gà (1,61% và 1,36%).
Hàm lượng đạm trong cây cao vì trong mẫu cây có rễ và thân lá cây họ đậu (ví dụ như
lạc), vì lạc là cây có vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh ở rễ có khả năng cố định đạm nitơ
(N2) trong tự nhiên. Trong từng điều kiện lượng đạm cố định được từ vi khuẩn
Rhizobium là khác nhau, trung bình khoảng từ 15 – 20 kgN/ha/năm và tối đa là 200
kgN/ha/năm.
- P (%): Số liệu từ bảng 7 cũng cho thấy hàm lượng lân của các mẫu hữu cơ biến
động từ 0,16 – 0,60%. Theo Palm và cộng sự (1997) chất hữu cơ chứa ít hơn 0.25% P là
nguyên nhân chính dẫn đến sự cố định lân. Nếu cung cấp đủ số lượng phế phụ phẩm cây
trồng có thể làm tăng lượng N và P bị thiếu hụt trong đất trong thời gian ban đầu. Quá
trình thiếu hụt P và N do quá trình khoáng hóa có thể bổ sung bằng phân vô cơ. Nông
dân ở các nước như Việt Nam, Thái Lan có tập quán đốt rơm rạ và phế phụ phẩm cây
trồng trên đồng ruộng sau khi thu hoạch. Việc đốt phế phụ phẩm cây trồng sẽ làm mất
đạm, lân mất khoảng 25%, kali mất khoảng 20% và S mất khoảng 5 - 60%. Ngoài ra,
việc đốt cháy phế phụ phẩm cây trồng còn làm cháy lớp mùn đất và tiêu diệt vi sinh vật
đất. Lượng chất dinh dưỡng mất đi phụ thuộc vào phương pháp đốt (Dobermann, A.
T.H. Fairhurst. 2002).
- K, Ca, Mg (%): Đây cũng là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng.
Hàm lượng Ca, Mg, K thường có nhiều trong các loại phân hữu cơ như phân lợn, phế
phụ phẩm cây trồng và tro bếp. Chính vì vậy, khi bón các loại phân này vào đất sẽ làm
tăng khả năng trao đổi các cation, huy động được chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
4. Kết luận và đề nghị
Từ những kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên có thể rút ra một số kết luận
như sau:
- Tại các xã khảo sát, nông dân đã sử dụng các vật liệu hữu cơ dưới nhiều hình
thức khác nhau như làm chất đốt, vùi trả lại vào đất, chất độn chuồng, chăn nuôi gia súc.
Số liệu điều tra cũng cho thấy số lượng hộ bón phân chuồng khác nhau tùy thuộc vào
loại cây trồng, tuy nhiên, lượng bón cho cây trồng thường thấp hơn rất nhiều so với nhu
cầu của cây.
- Không có sự sai khác lớn về hàm lượng các chất dinh dưỡng như C, N, P, K,
Ca, Mg trong các loại phân hữu cơ tại các xã nghiên cứu.
- Trong số các loại phân hữu cơ thì phân gà thường có chất lượng cao hơn về tất
cả các yếu tố dinh dưỡng. Trong các loại phế phụ phẩm cây trồng thì thân lá lạc và rong
biển có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn cả.
- Đề nghị cần có nghiên cứu thêm về vấn đề này, để từ đó có thể sử dụng hiệu
quả hơn nguồn phân hữu cơ, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo ra các sản
phẩm nông nghiệp sạch, tăng năng suất cây trồng và và cải thiện độ phì của đất.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Do Anh, Organic agriculture in Vietnam, In: Fertilizer information of NIFS, Hanoi.
(Available at 1985.
2. Dobermann, A., and T.H. Fairhurst, Rice straw management, Better Crops International,
Vol. 16, Special Supplement, May 2002, 5 – 7.
3. Nguyen Van Bo, Vietnam Agriculture: Current Status and Future Orientation, Fertilizer
Legislation in Vietnam, 14 March 2001, Ho Chi Minh City, Vietnam, BALCROP.
CHARACTERIZATION AND AGRICULTURAL USE OF ORGANIC
MATERIALS IN THE COASTAL SANDY AREA OF THUA THIEN HUE
PROVINCE
Hoang Thi Thai Hoa, Do Dinh Thuc
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
Ninety-five organic samples were collected after a survey of households in 7 targeted
villages located in coastal zone to examine the existing practices of using organic manures
complemented by characterization of local organic amendments and assess their potential
contribution in supplying nutrients to crops. Research results indicated that farmers in the zone
used diversify organic materials for various purposes. Among these practices, rice straw and
peanut are used widely as compared with others.They used to apply farm yard manure for crops
but in small amounts (<400 kg/500m2 for all crops). Very large variations in the content of
major compounds (C, N, P, K, Ca, Mg) are observed in the organic samples (CV>50%).
Nutrient contents of organic materials have significant differences. The organic C content
ranges from 3,93 to 38,8 % and N content varies from 0,25 to 1,61%. P content is higher than
1.6% in all type of organic materials. The content of K is varying following the type of organic
matter (>0,3%). Peanut crop and laggoon weeds have good characteristics as compared with
other plant residues (N content >1,5%). Quality of farm yard manures depends on the animals
and the amount of added materials.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 57_6.pdf