Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh

Đặc điểm tâm lý cá nhân giúp phân biệt người này với người khác về tâm lý. Đây là

vấn đề cốt lõi mà các nhà quản lý cần phải biết và vận dụng để tổchức con người. Đặc điểm

tâm lý cá nhân chỉ rõ con người vềtâm lý khác nhau chủyếu qua các yếu tố: Xu hướng,

Tính khí, Tính cách, nhu cầu, năng lực, cảm xúc và tình cảm.

Để hiểu rõ đặc điểm tâm lý cá nhân, các nhà quản trị phải trả lời được 3 câu hỏi cơ

bản sau:

• Anh ta là người như thế nào? Câu hỏi này liên quan đến những hành vi tâm lý cá nhân.

Những hành vi này là đặc trưng biểu thị thái độ của các cá nhân trước các tác động

kích thích từ bên ngoài. Hành vi tâm lý cá nhân bao

gồm Tính khí và Tính cách.

• Anh ta muốn gì?Câu hỏi này liên quan đến động lực

tâm lý cá nhân. Động lực tâm lý cá nhân bao gồm nhu

cầu, thị hiếu, mục đích, động cơ, niềm tin,

• Anh ta có thể làm được gì?Câu hỏi này liên quan

đến năng lực tâm lý cá nhân. Năng lực tâm lý cá nhân

bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo.

Khi nghiên cứu các thuộc Tính tâm lý cá nhân cần lưu ý

các khái niệm sau:

pdf28 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 4171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh 25 Nội dung • Đặc điểm tâm lý cá nhân. • Các quy luật tâm lý cá nhân. Mục tiêu Hướng dẫn học • Nắm được đặc điểm tâm lý cá nhân: Xu hướng, Tính khí, Tính cách, năng lực, tình cảm và cảm xúc. • Nội dung và ứng dụng các quy luật tâm lý cá nhân. Thời lượng học • 6 tiết. • Để học tốt bài này cần hiểu và nắm được các khái niệm về các thuộc Tính tâm lý cá nhân, vai trò, cơ sở hình thành và mức độ ảnh hưởng của chúng đến hành vi cá nhân. • Trong quá trình học nên có sự liên hệ vận dụng các quy luật với thực tế để có thể nhận biết tâm lý của các đối tượng trong quản trị nhất là với tâm lý khách hàng và tâm lý của các nhân viên. BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC QUY LUẬT TÂM LÝ CÁ NHÂN TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH Bài 2: Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh 26 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Ai quan trọng hơn ai ? Hùng là một cử nhân chuyên ngành quản trị kinh doanh tốt nghiệp năm 2004. Hùng là một người năng động, hoạt bát luôn giỏi trong các họat động tiếp cận thị trường. Tháng 3 năm 2005 Hùng được tuyển vào làm nhân viên kinh doanh của công ty du lịch M, bằng khả năng chuyên môn và sự hoạt bát của mình Hùng đã dần dần trở thành một nhân viên có thành tích tốt nhất trong phòng kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của mình tháng 9 năm 2005, Hùng đề xuất với trưởng bộ phận xin được tăng lương lên 20%. Nhận thấy Hùng là một nhân viên có năng lực, Ban Giám đốc công ty quyết định tăng lương cho Hùng theo yêu cầu và bổ nhiệm vào vị trí tổ trưởng bán hàng. Cùng với thời gian mối quan hệ của Hùng với các khách hàng và các đối tác ngày càng mật thiết, thành tích kinh doanh của tổ bán hàng do Hùng phụ trách luôn cao nhất so với các tổ bán hàng khác của công ty. Tháng 12 năm 2005 Hùng lại đề xuất tăng lương, lần này việc đề xuất tăng lương của Hùng xuất phát từ thành tích kinh doanh và việc có nhiều công ty du lịch khác có ý định mời Hùng về với mức đãi ngộ hấp dẫn hơn và một lần nữa công ty chấp nhận tăng lương cho Hùng lên 20% và bổ nhiệm Hùng vào vị trí phó phòng thị trường, so với nhiều tổ trưởng các bộ phận khác mức lương của Hùng cao hơn chính điều này cũng gây ít những lời dị nghị về Hùng và sự đố kị của số ít nhân viên trong công ty. Đầu năm 2006 tình hình kinh doanh của công ty M gặp một số khăn rất lớn do sự thay đổi về quy định xuất nhập cảnh giữa nước ta và nước gửi khách, và do nền kinh tế gặp lạm phát làm cho cầu du lịch sụt giảm. Lúc này Hùng đã nắm được các nguồn khách chính của công ty và Hùng được các công ty du lịch đối thủ cạnh tranh chào mời với các mức đãi ngộ hấp dẫn hơn rất nhiều. Một lần nữa Hùng lại đề xuất với công ty được tăng lương lên 50% nếu không Hùng sẽ chuyển sang công ty khác. Ban giám đốc công ty đứng trước một lựa chọn hết sức khó khăn, nếu tăng lương cho Hùng thì mức lương mới của Hùng còn cao hơn cả mức lương của phó giám đốc phụ trách kinh doanh và nó sẽ phá vỡ chính sách lương của công ty. Nếu không tăng lương cho Hùng, Hùng sẽ chuyển sang công ty khác và công ty sẽ mất một lượng khách không nhỏ. Câu hỏi 1. Bằng các kiến thức về đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân anh chị hãy phân tích diễn biến tâm lý của Hùng ? 2. Theo bạn Công ty nên làm gì để giải quyết tình huống trên? 3. Để tránh tình huống trên xảy ra công ty cần phải làm gì? Bài 2: Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh 27 2.1. Các đặc điểm (thuộc Tính) tâm lý cá nhân Đặc điểm tâm lý cá nhân giúp phân biệt người này với người khác về tâm lý. Đây là vấn đề cốt lõi mà các nhà quản lý cần phải biết và vận dụng để tổ chức con người. Đặc điểm tâm lý cá nhân chỉ rõ con người về tâm lý khác nhau chủ yếu qua các yếu tố: Xu hướng, Tính khí, Tính cách, nhu cầu, năng lực, cảm xúc và tình cảm. Để hiểu rõ đặc điểm tâm lý cá nhân, các nhà quản trị phải trả lời được 3 câu hỏi cơ bản sau: • Anh ta là người như thế nào? Câu hỏi này liên quan đến những hành vi tâm lý cá nhân. Những hành vi này là đặc trưng biểu thị thái độ của các cá nhân trước các tác động kích thích từ bên ngoài. Hành vi tâm lý cá nhân bao gồm Tính khí và Tính cách. • Anh ta muốn gì? Câu hỏi này liên quan đến động lực tâm lý cá nhân. Động lực tâm lý cá nhân bao gồm nhu cầu, thị hiếu, mục đích, động cơ, niềm tin,… • Anh ta có thể làm được gì? Câu hỏi này liên quan đến năng lực tâm lý cá nhân. Năng lực tâm lý cá nhân bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo. Khi nghiên cứu các thuộc Tính tâm lý cá nhân cần lưu ý các khái niệm sau: • Con người: Vừa là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Con người là một thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa. Như vậy cần nghiên cứu con người trên 3 mặt: Tự nhiên, tâm lý và xã hội. • Cá nhân: Là một con người cụ thể của một nhóm, một cộng đồng, là thành viên của xã hội. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa nhưng được xem xét một cách cụ thể riêng từng người để phân biệt nó với các cá nhân khác, với cộng đồng. • Cá Tính: Dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lý (hoặc sinh lý) ở cá thể động vật hoặc cá thể người. • Bản sắc: Là sắc thái riêng của cá nhân hay dân tộc. • Nhân cách: Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc Tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và các giá trị xã hội của người ấy. Như vậy, nhân cách là sự tổng hòa không phải các đặc điểm cá thể của con người, mà chỉ những đặc điểm quy định con người như một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. 2.1.1. Xu hướng 2.1.1.1. Khái niệm Là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó. Đó là hệ thống các nhân tố thúc đẩy bên trong quy định Tính tích cực của con người trong hoạt động của mình. Xu hướng của con người cho biết ý muốn hoặc chiều hướng phát triển của cá nhân đó, hướng vươn tới của họ và thúc đẩy con người hoạt động theo một mục tiêu nhất định. Xu hướng của con người được biểu hiện qua nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin. Anh ta muốn gì ? Bài 2: Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh 28 2.1.1.2. Biểu hiện của xu hướng • Nhu cầu o Khái niệm nhu cầu Nhu cầu là cái tất yếu tự nhiên, nó là thuộc Tính tâm lý của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. A.G. Covaliop đã từng nói: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau, muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển”. Nhu cầu là nguồn gốc của Tính tích cực, hoạt động đó chính là động cơ thúc đẩy con người hoạt động. Lênin đã từng nói: “Giải quyết nhu cầu chính đáng cho mỗi con người đó không những chỉ là mục tiêu liên kết các thành viên trong tập thể mà còn là động lực để phát triển tập thể”. o Đặc điểm của nhu cầu Nhu cầu phát triển theo các bước tuần tự hay nhảy vọt tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể của từng người, nhưng không bao giờ dừng lại, không bao giờ thỏa mãn. Tục ngữ có câu: “Được voi đòi tiên” là để chỉ sự phát triển vô tận của nhu cầu và lòng ham muốn. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì con người cảm thấy sảng khoái, dễ chịu, phấn chấn. Trái lại, nếu nhu cầu không được thỏa mãn thì con người cảm thấy chán nản, khó chịu, bực bội. Nhu cầu của con người gắn liền với sự phát triển của sản xuất, xã hội và sự phân phối giá trị vật chất cũng như tinh thần. o Hai nhóm nhu cầu cơ bản ƒ Nhu cầu tự nhiên (hay nhu cầu sinh lý, vật chất): Loại nhu cầu này chủ yếu do bản năng sinh ra, có cả ở con người và động vật. Tuy nhiên, những nhu cầu tự nhiên này ở con người đã được xã hội hóa. Nhu cầu tự nhiên bao gồm: Nhu cầu ăn, mặc ở, nhu cầu an toàn trong sản xuất, trong đời sống thường ngày… Đặc điểm của nhóm nhu cầu này là: Nhu cầu tự nhiên thường có giới hạn về lượng và có Tính chu kỳ rõ rệt, có nghĩa là nhu cầu nào đó của nhóm này thỏa mãn không phải là nó chấm dứt (Ăn no rồi nhưng sau một thời gian lại thấy đói). Tính chu kỳ này là do sự biến đổi theo Tính chu kỳ vốn có của cơ thể và môi trường xung quanh. Sự căng thẳng càng mạnh thì cường độ càng lớn, nhưng khi thỏa mãn đến đỉnh cao thì lại cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Ví dụ: Khi đói thì rất muốn ăn nhưng khi đã no rồi thì nhìn thấy thức ăn lại chán… Nhu cầu tự nhiên Nhu cầu Bài 2: Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh 29 ƒ Nhu cầu xã hội (Nhu cầu tinh thần): Nhu cầu xã hội chủ yếu do tâm lý tạo nên, nói lên bản chất xã hội của con người. Nhu cầu loại này bao gồm: Nhu cầu lao động, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tình cảm, nhu cầu học tập, nhu cầu về sự công bằng, nhu cầu được đánh giá và đánh giá một cách chân thực, nhu cầu thể hiện và tự thể hiện mình… Đặc điểm của nhóm nhu cầu này là : Khó đo lường và không có giới hạn. Những nhu cầu này thường sâu và bền. Sự phân chia ra hai loại nhu cầu tự nhiên và xã hội chỉ có Tính tương đối do Tính tổng hợp của tâm lý con người mà các nhu cầu nói trên không thể tách riêng biệt với nhau. Trong mỗi nhu cầu đều chứa đựng cả yếu tố tự nhiên và xã hội. Lấy nhu cầu ăn làm ví dụ. Đứng dưới góc độ là một nhu cầu tự nhiên thì đó chỉ là ăn sao cho no, ăn cái gì nhưng con người còn đòi hỏi ăn như thế nào, ăn ở đâu, với ai… đó chính là nhu cầu xã hội. o Ứng dụng của việc tìm hiểu nhu cầu Như vậy, con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau, song trong một doanh nghiệp các nhân viên dưới quyền đều có những nhu cầu khá ổn định sau đây mà nhà quản trị phải quan tâm: ƒ Nhu cầu có một cuộc sống kinh tế ổn định, thu nhập ngày càng cao, điều kiện sinh hoạt và làm việc ngày càng tốt. ƒ Nhu cầu công bằng xã hội: Nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ gây ra các mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Công bằng thể hiện trên các mặt: Phân phối phúc lợi tập thể, trọng người tài, công bằng trong sử dụng người, học tập, tự do… ƒ Nhu cầu tự do: Nhu cầu này phát triển cùng với sự phát triển của trình độ nhận thức con người. Nhu cầu này thể hiện: Con người luôn mong muốn tự do lựa chọn công việc, nơi làm việc để tự khẳng định mình, được độc lập làm theo trách nhiệm của mình, tự do tư tưởng (bao gồm cả tự do Tín ngưỡng). ƒ Nhu cầu có gia đình hạnh phúc: Người lao động chỉ toàn tâm, toàn ý với công việc khi họ có gia đình hạnh phúc. Bản thân nhà quản trị cũng phải luôn quan tâm, xây dựng gia đình mình sao cho hạnh phúc, sống có nề nếp gia phong thì mới mong lãnh đạo được người khác (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). ƒ Nhu cầu có những nhà quản lý, lãnh đạo vừa có tài, vừa có đức. • Hứng thú o Khái niệm hứng thú Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng nào đó, vừa có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người đó vừa tạo ra cho họ những khoái cảm. o Hai điều kiện hình thành hứng thú ƒ Về khách quan: Đối tượng của hứng thú phải có cường độ kích thích mạnh (như hấp dẫn, đẹp, mới lạ, độc đáo...) để gây được sự chú ý của con người. Ví dụ: Một bản nhạc hay, một bức tranh đẹp… Nhu cầu xã hội Bài 2: Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh 30 ƒ Về chủ quan: Tùy thuộc vào con người. Cá nhân có ý thức đầy đủ, rõ ràng, hiểu được ý nghĩa của nó đối với đời sống riêng của mình. Ví dụ: Có hiểu biết về nhạc mới có khả năng cảm thụ được âm nhạc. o Vai trò của hứng thú ƒ Hứng thú giữ vai trò to lớn trong hoạt động của con người. Đầu tiên, hứng thú tạo ra khát vọng đi tìm hiểu đối tượng, từ đó điều chỉnh mọi hành vi, cử chỉ, ý nghĩ, tình cảm... theo một chiều hướng xác định. ƒ Hứng thú tạo sự tập trung chú ý cao độ bởi sự say mê, hấp dẫn của đối tượng, do đó dù khó khăn vẫn cố gắng vượt qua. Vì vậy, hứng thú là động lực thúc đẩy con người hoạt động đạt hiệu quả cao. o Ứng dụng của việc tạo hứng thú trong quản trị Nhà quản trị cần chú ý làm sao cho người lao động thật sự có hứng thú trong công việc của mình, để họ làm việc thoải mái và đạt năng suất cao. Khi gây hứng thú ở con người cần chú ý : ƒ Phải làm cho đối tượng hứng thú có cường độ kích thích mạnh, hấp dẫn, mới lạ và độc đáo. ƒ Làm cho nhân viên hiểu biết tương đối thấu đáo về nó. Chẳng hạn muốn nhân viên có hứng thú làm việc trước hết phải nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của công việc đó đối với công ty cũng như bản thân anh ta, sau đó cần chỉ rõ cách thức thực hiện công việc đó. Có như vậy mới đạt được hiệu quả cao trong quản trị và thúc đẩy hiệu quả hoạt động của nhân viên. • Lý tưởng o Khái niệm lý tưởng Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới. o Đặc điểm của lý tưởng ƒ Lý tưởng vừa có Tính hiện thực, vừa có Tính lãng mạn. Có Tính hiện thực vì hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng được xây dựng từ nhiều “chất liệu” trong hiện thực, có sức thúc đẩy con người hoạt động để đạt được mục đích hiện thực. Có Tính lãng mạn vì mục tiêu của lý tưởng bao giờ cũng là cái gì đó có thể đạt được trong tương lai, trong một chừng mực nào đó, nó đi trước cuộc sống, phản ánh xu thế phát triển của con người. ƒ Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển của cá nhân. Hứng thú Lý tưởng Bài 2: Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh 31 o Ứng dụng của việc tạo dựng lý tưởng Nhà quản trị phải xây dựng những hình mẫu lý tưởng về một người nhân viên của doanh nghiệp từ đó tạo ra động lực để nhân viên phấn đấu và ứng xử theo các chuẩn mực của doanh nghiệp hướng đến hình ảnh lý tưởng. • Thế giới quan o Khái niệm thế giới quan Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người. o Đặc điểm của thế giới quan Thế giới quan giúp con người giải quyết hàng loạt các câu hỏi: Tôi là ai? Xuất hiện như thế nào? Sống vì cái gì?... trên cơ sở nhận thức các vấn đề trên nhân cách của con người mới tự khẳng định, mới có khả năng hành động một cách có mục đích, có định hướng nhất định. Hình ảnh lý tưởng của nhân viên Walt Disney Sự phát triển của Walt Disney quả là hấp dẫn. Nhưng những hoạt động diễn ra ở phía sau còn hấp dẫn hơn nhiều. Vấn đề khó khăn nhất đối với chúng ta là tiêu chuẩn hoá chất lượng. Ai đó đã từng nói: “Không thể nào vẽ được nụ cười trên mặt con người”. Quả đúng như vậy. Thái độ vui vẻ và hoà nhã của nhân viên là cực kỳ quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đó chính là yếu tố con người. Hãng Walt Disney đã định hướng đào tạo và xây dựng hình mẫu nhân viên lý tưởng của mình bằng cách thực hiện một chương trình định hướng và đào tạo họ một cách hết sức chu đáo, đặc biệt. Tất cả các nhân viên mới tuyển bắt buộc phải tham dự các khóa đào tạo về truyền thống, đường lối và phương thức hoạt động của hãng tại trường đại học Walt Disney. Họ học để nhận thức được Walt Disney là hãng kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí và ghi nhớ những thuật ngữ về hình mẫu nhân viên lý tưởng. Nhân viên mới được nhận vào làm việc còn phải nhận thức được tầm quan trọng của hình dáng bề ngoài của mình, nghĩa là họ phải có dáng của Disney. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên trong việc thực hiện đúng quy định, hãng đã cho in một cuốn sách nhỏ trong đó trình bày chi tiết những quy định về y phục, tóc và màu tóc, móng tay, đồ trang sức, biển tên, nước hoa dùng sau khi cạo râu… Từ giám đốc đến nhân viên tạp vụ đều mang biển hiệu ghi rõ họ tên và chức vụ. Bài 2: Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh 32 o Vai trò của thế giới quan Thế giới quan đóng vai trò nhân tố sống động của ý thức cá nhân, giữ vai trò chỉ dẫn cách thức tư duy và hành động của cá nhân. Nó đồng thời cũng thể hiện lý luận và khái quát hóa các quan điểm và hoạt động của nhóm xã hội. Mỗi cá nhân cũng luôn mong muốn tiếp nhận những thế giới quan khác, làm phong phú thế giới quan cho mình, góp phần điều chỉnh định hướng cuộc sống. Xuất phát từ lập trường, biện giải thế giới quan đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết vấn đề đúng đắn do cuộc sống đặt ra. Ngược lại, xuất phát từ lập trường sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm. o Việc xây dựng thế giới quan Là một quá trình lâu dài, nó là sự kết tinh của tri thức, kinh nghiệm sống,... Trước hết, nhà quản trị các cấp cần có thế giới quan đúng đắn, từ đó giúp họ có cái nhìn đúng đắn về bản thân và xu hướng phát triển cá nhân họ. Để xây dựng thế giới quan đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào trình độ nhận thức và học vấn của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, nhà quản trị phải luôn tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ bản thân và điều quan trọng để xây dựng thế giới quan cho nhân viên là phải chăm lo đến đời sống vật chất cho mọi người. Bởi lẽ người ta khó có thể suy nghĩ và xây dựng thế giới quan đúng đắn nếu vẫn phải suy nghĩ về những mối lo cơm, áo, gạo, tiền… • Niềm tin o Khái niệm niềm tin Là kết tinh các quan điểm, tri thức, tình cảm, ý chí được con người thử nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận o Đặc điểm của niềm tin ƒ Có thể hiểu niềm tin là một hệ thống nhu cầu mà con người nhận thức được qua hiện thực biến thành nhân sinh quan, thế giới quan để xem xét cuộc đời, để định hướng hành vi, cử chỉ của con người. Niềm tin được củng cố nhờ có nhu cầu được thoả mãn. Con người có nhiều niềm tin cùng một lúc, mỗi niềm tin thỏa mãn một nhóm nhu cầu. ƒ Niềm tin giữ vai trò kim chỉ nam cho cuộc sống của con người. Nhờ có niềm tin đúng đắn mà con người dù có khó khăn nhưng vẫn yêu đời, vui tươi, sống và lao động với tràn đầy hy vọng vào tương lai. Ví dụ như việc học tập của học viên có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn vui vẻ, cố gắng học tập bởi họ tin rằng học tập tốt sau khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm… Như vậy khi con người tin vào ai, tin vào cái gì thì họ phục vụ, phụng sự hết lòng vì người đó, điều đó. Vì vậy, nhà quản trị phải chú ý gây được niềm tin của mọi người vào mình, đặc biệt là phải tạo chữ Tín trong kinh doanh. Thế giới quan Niềm tin Bài 2: Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh 33 2.1.2. Tính khí (khí chất) 2.1.2.1. Khái niệm Tính khí Tính khí là thuộc Tính tâm lý phức tạp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. 2.1.2.2. Cơ sở hình thành Tính khí Tính khí là thuộc Tính tâm lý quan trọng của cá nhân do đặc điểm bẩm sinh của hệ thần kinh và các đặc điểm khác trong cơ thể con người tạo ra. Nó gắn liền với các quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương: Quá trình hưng phấn và quá trình ức chế, là động lực hoạt động tâm lý con người được thể hiện thông qua các hành vi cử chỉ, hành động của cá nhân. • Hưng phấn là quá trình phản ứng tích cực của các tế bào thần kinh đáp lại những kích thích từ bên ngoài, làm cho cá nhân có thái độ tích cực với hiện thực. • Ức chế là quá trình phản ứng tiêu cực của các tế bào thần kinh đáp lại những kích thích từ bên ngoài, làm cho cá nhân có thái độ tiêu cực với hiện thực. Hai quá trình thần kinh này có 3 thuộc Tính cơ bản: • Cường độ của quá trình: Chỉ khả năng chịu đựng kích thích mạnh hay yếu của hệ thần kinh. • Cân bằng của quá trình: Sự cân đối của hai quá trình hưng phấn, ức chế. • Linh hoạt: Sự chuyển hóa từ quá trình này sang quá trình kia nhanh hay chậm. 2.1.2.3. Các loại Tính khí Căn cứ vào sự kết hợp của 3 thuộc Tính trên của các quá trình thần kinh, có 4 loại Tính khí đặc trưng của con người như sau: • Kiểu Tính khí sôi nổi o Là những người có hệ thần kinh mạnh, không cân bằng (hưng phấn mạnh hơn ức chế) và linh hoạt. o Ưu và nhược điểm: ƒ Ưu điểm: Đây là những người thật thà, trung thực, có gì nói ngay, có Tính thương người, dũng cảm, dám nghĩ, dám làm ngay cả những việc khó khăn nguy hiểm. Hăng hái, nhiệt tình với công tác, với mọi người. ƒ Nhược điểm: Tính nóng nảy, hay nổi khùng, khó kiềm chế bản thân, nói năng thiếu tế nhị, dễ làm mất lòng người khác. Hưng phấn Ức chế Tính khí sôi nổi Bài 2: Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh 34 o Cách ứng xử của nhà quản trị: Đối với kiểu người này, nhà quản trị cần nhẹ nhàng trong giao tiếp, tế nhị, nặng khen, nhẹ chê và chỉ phê bình riêng họ sẽ tiếp thu ngay và không có phản ứng. Khi họ nóng giận, nhà quản trị cần nín nhịn vì lúc đó họ không đủ sáng suốt để suy nghĩ, dễ có phản ứng gay gắt. • Kiểu Tính khí linh hoạt o Loại người này có hệ thần kinh mạnh. Quá trình hưng phấn và ức chế mạnh, cân bằng, linh hoạt. o Ưu và nhược điểm của kiểu Tính khí linh hoạt: ƒ Ưu điểm: Luôn lạc quan, yêu đời, dễ thích nghi với hoàn cảnh, họ nhiệt tình, sôi nổi, trung thực, tế nhị, vui vẻ, dễ gần, dễ mến. Làm việc có Tính sáng tạo và năng suất cao. ƒ Nhược điểm: Hiếu danh, tình cảm và tư duy không sâu, lập trường ít kiên định. o Cách ứng xử của nhà quản trị với kiểu người có Tính khí linh hoạt: Người có Tính khí linh hoạt là loại người nếu biết dùng sẽ được việc nhất. Đối với họ, các nhà quản trị nên sử dụng trong công tác ngoại giao, công việc mới mẻ vì họ sẵn sàng ủng hộ và tiếp thu cái mới. Họ không thích hợp với công việc ngồi yên, ít có sự giao tiếp, cần bảo mật, vì họ ưa hoạt động và không chịu nổi sự cô đơn. Phê phán họ nơi đông người hoặc hơi gay gắt họ cũng chịu được, vì họ mau giận, mau làm lành và giàu lòng vị tha. • Tính khí điềm tĩnh o Là những người có hệ thần kinh mạnh. Hưng phấn và ức chế cân bằng nhưng sự chuyển hóa giữa hai quá trình này không linh hoạt nên ít năng động, sức ỳ lớn. o Ưu và nhược điểm của Tính khí điềm tĩnh: ƒ Ưu điểm: Tư duy sâu sắc, làm việc gì cũng Tính toán kỹ càng, đa mưu, ít mạo hiểm. Khi gặp khó khăn họ luôn bình tĩnh, vững vàng để tìm cách vượt qua. Họ luôn chung thủy với bạn bè, ít thay đổi thói quen. ƒ Nhược điểm: Khó thích nghi với cái mới, có khi còn bảo thủ, dễ đánh mất thời cơ. o Cách ứng xử của nhà quản trị với người có Tính khí điềm tĩnh: Đối với kiểu người này công việc thích hợp là công việc cần sự thận trọng (tổ chức, kế hoạch, nhân sự), chín chắn, có Tính chất ổn định, bảo mật, ít cần có sự giao tiếp vì họ ít cởi mở. • Tính khí ưu tư o Là những người có hệ thần kinh yếu, ức chế mạnh hơn hưng phấn, sức chịu đựng của hệ thần kinh yếu. Tính khí linh hoạt Tính khí điềm tĩnh Bài 2: Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh 35 o Ưu và nhược điểm của Tính khí ưu tư: ƒ Ưu điểm: Là loại người đa cảm, dễ xúc động nên rất nhân hậu, thủy chung, làm việc cần mẫn. ƒ Nhược điểm: Khó làm quen thích nghi với môi trường mới, ngại giao tiếp, ngại va chạm, nhẹ dạ cả tin, nhút nhát và thường sống hướng nội. o Cách ứng xử của nhà quản trị với người có Tính khí ưu tư: Nhà quản trị cần đối xử với họ một cách nhiệt tình, tế nhị và nhẹ nhàng đặc biệt trong đánh giá. Họ cần được mọi người xung quanh động viên, giúp đỡ không nên bỏ rơi hoặc cô lập họ. Trong thực tế, ít có người nào đơn thuần một kiểu Tính khí, mà thường có sự pha trộn những Tính khí với nhau. Khi ta đánh giá Tính khí của một người là căn cứ vào loại Tính khí nào nổi bật nhất ở họ. Không có loại Tính khí nào tốt hoặc xấu hoàn toàn, mỗi Tính khí có ưu và nhược điểm của mình. Vấn đề là nhà quản trị phải hiểu rõ Tính khí của từng người để phân công công việc và đối xử cho hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của họ. Những công việc đòi hỏi căng thẳng thần kinh liên tục, những công việc cần sự cẩn thận, chín chắn thì nên phân công người có Tính khí điềm tĩnh. Những công việc đòi hỏi căng thẳng thần kinh nhưng không kéo dài, những công việc có Tính chất mạnh bạo, có ít nhiều sự mạo hiểm, cần hoàn thành gấp thì nên phân công cho người có Tính khí sôi nổi. Những công việc yêu cầu sự nhanh nhẹn tháo vát, nhạy bén và thường xuyên thay đổi thì nên giao cho người có Tính khí linh hoạt. Những hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết và có Tính ổn định cao, cần ít sự kết hợp với người khác thì giao cho người ưu tư. Chào hàng với những người có Tính khí khác nhau Nếu đi chào hàng với người có Tính khí sôi nổi cần lưu ý: Thứ nhất, cần giới thiệu món hàng một cách vắn tắt, đầy đủ, đừng dài dòng; Thứ hai, nên có thái độ thẳng thắn, đừng quanh co; Thứ ba, là nên nhấn mạnh vào chất lượng hơn là giá cả; Thứ tư, nếu gặp tình huống căng thẳng quá mức cần giải lao, chờ cho họ bình tĩnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05_tlhqtkd_bai_2_trg_25_52_7118.pdf
Tài liệu liên quan