Đặc điểm tâm lý của người hiến máu là các đặc điểm về cảm xúc, tình cảm, thái
độ, những nhu cầu, mong muốn và các cử chỉ, hành động được hình thành, phát triển
do hoạt động tham gia hiến máu của họ tạo nên và thường sẽ mất đi sau một thời
gian nhất định.
Những người hiến máu thuộc nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ,. khác nhau
với những đặc điểm về nhân cách, phong cách sống khác nhau nên đặc điểm tâm lý
của họ cũng rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, nhiều đặc điểm được hình
thành do tác động bởi chính các nhân viên y tế, tuyên truyền viên, các lãnh đạo cộng
đồng,. nên nó lại càng trở nên đa dạng phong phú. Các đặc điểm được đề cập trong
tài liệu này là các đặc điểm tâm lý chung mang tính phổ biến ở các đối tượng người
hiến máu tình nguyện.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đặc điểm tâm lý người hiến máu tình nguyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
ThS. Nguyễn Đức Thuận
Trưởng Ban tuyên truyền HMNĐ – TƯ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
1. Khái niệm
Đặc điểm tâm lý của người hiến máu là các đặc điểm về cảm xúc, tình cảm, thái
độ, những nhu cầu, mong muốn và các cử chỉ, hành động được hình thành, phát triển
do hoạt động tham gia hiến máu của họ tạo nên và thường sẽ mất đi sau một thời
gian nhất định.
Những người hiến máu thuộc nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ,... khác nhau
với những đặc điểm về nhân cách, phong cách sống khác nhau nên đặc điểm tâm lý
của họ cũng rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, nhiều đặc điểm được hình
thành do tác động bởi chính các nhân viên y tế, tuyên truyền viên, các lãnh đạo cộng
đồng,... nên nó lại càng trở nên đa dạng phong phú. Các đặc điểm được đề cập trong
tài liệu này là các đặc điểm tâm lý chung mang tính phổ biến ở các đối tượng người
hiến máu tình nguyện.
2. Sự cần thiết phải nhận biết các đặc điểm tâm lý của người hiến máu
Các nhân viên tham gia vào dịch vụ truyền máu và các tuyên truyền viên nhận
biết được một cách sâu sắc đặc điểm tâm lý của người hiến máu được coi là yêu cầu
tối thiểu để có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong các hoạt động vận
động hiến máu, tổ chức các điểm hiến máu, tuyển chọn người hiến máu, thu gom
máu, tư vấn và chăm sóc người hiến máu. Những yêu cầu cụ thể là:
- Nhận biết được cảm xúc của người hiến máu như hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, vui
mừng, tự hào,... với các mức độ khác nhau để tổ chức các hoạt động và chia sẻ với
người hiến máu một cách phù hợp với cảm xúc ấy.
- Nhận biết được thái độ, niềm tin của người hiến máu như sẵn sàng, trung thực,
tôn trọng, cởi mở, có trách nhiệm, tự tin, tin tưởng,... hoặc ngược lại để có những
thái độ, lời nói, cử chỉ hành động phù hợp với họ.
- Nhận biết được các nhu cầu, mong muốn của người hiến máu và đáp ứng được
với các nhu cầu, mong muốn chính đáng của họ như cần được hướng dẫn, cần được
động viên hay giải thích, cần được ghi nhận và biểu dương, cần được nghỉ ngơi, cần
được tư vấn về những vấn đề của riêng họ,... Không nên để người hiến máu buộc
phải nói rõ là họ cần gì thì mới đáp ứng những nhu cầu chính đáng của họ.
2
Những sai sót dẫn đến không đảm bảo an toàn truyền máu hoặc người hiến máu
sẽ không hài lòng, phàn nàn về chất lượng phục vụ của các nhân viên truyền máu,
các tuyên truyền viên thường là do xuất phát từ việc thiếu hiểu biết về tâm lý của
người hiến máu.
3. Các đặc điểm chung về tâm lý của người hiến máu
* Cảm xúc, thái độ của người hiến máu:
- Hồi hộp, lo lắng đan xen với niềm vui, niềm tự hào khi làm một việc thiện để
cứu giúp người khác. Người hiến máu đã phải vượt qua khá nhiều khó khăn, vất vả,
tự đấu tranh và chiến thắng với chính mình trước khi đến được điểm hiến máu.
Chính điều này cũng góp phần đem lại niềm vui và tự hào cho họ. Niềm vui, niềm tự
hào ấy cũng rất dễ bị tổn thương khi chúng ta tổ chức điểm hiến máu, đón tiếp và
phục vụ họ không chu đáo tạo sự thất vọng cho người hiến máu.
- Sự ngỡ ngàng đan xen với e ngại ở nơi đông người, phải tiếp xúc với những
người lạ. Điều này tạo cho người hiến máu sự lúng túng, nhiều khi e thẹn, xấu hổ
nhất là khi được nhắc đến trên loa phóng thanh họ tên, địa chỉ của họ ở nơi đông
người. Cảm xúc này rất dễ được xóa bỏ hoặc giảm thiểu đáng kể về mức độ nếu
được tiếp xúc với các nhân viên, tuyên truyền viên có kỹ năng giao tiếp tốt. Ngược
lại, nó sẽ tăng lên khi người hiến máu một mình bước chân vào điểm hiến máu dưới
sự chăm chú quan sát của nhiều nhân viên và tuyên truyền viên hoặc các điểm hiến
máu không có nơi đón tiếp, không có hướng dẫn quy trình để họ tham gia hiến máu.
* Nhu cầu, mong muốn của người hiến máu:
- Nhu cầu được ghi nhận, biểu dương và tôn vinh: người hiến máu mong muốn
việc hiến máu của mình phải được các nhân viên truyền máu, các tuyên truyền viên
nói riêng và xã hội nói chung ghi nhận, biểu dương và tôn vinh. Ngay cả những
người hiến máu nói ra là họ không cần những điều ấy thì thực tế họ cũng rất vui khi
nhận được giấy chứng nhận hiến máu hay sự tôn trọng, lời cảm ơn của các nhân viên
và tuyên truyền viên.
- Nhu cầu được quan tâm, động viên, chăm sóc: người hiến máu thường xác định
ngay được vị trí của họ là “người được phục vụ” và “người phục vụ” họ không ai
khác chính là nhân viên truyền máu và tuyên truyền viên. Họ rất cần thái độ cởi mở,
trân trọng, thân thiện của nhân viên truyền máu và tuyên truyền viên.
- Nhu cầu được hướng dẫn, giải thích và tư vấn: đa số người hiến máu khi đến
điểm hiến máu đều có những băn khoăn, những câu hỏi mà giải đáp nó phải cần đến
nhân viên truyền máu hoặc tuyên truyền viên.
- Nhu cầu đảm bảo an toàn về sức khỏe của họ: người hiến máu luôn đòi hỏi các
quy trình, các trang thiết bị và dụng cụ lấy máu cho họ phải được đảm bảo an toàn
3
cho sức khỏe của họ. Những mong muốn chỉ hiến 250 ml máu hoặc phải khám tuyển
chọn thật kỹ cho họ đều do xuất phát từ nhu cầu đảm bảo an toàn sức khỏe của họ.
- Nhu cầu được biết về tình hình sức khỏe của bản thân: người hiến máu được
khám lâm sàng, được xét nghiệm bởi các nhân viên y tế do vậy họ muốn biết là các
nhân viên y tế đánh giá thế nào về sức khỏe của họ. Khi họ không đủ điều kiện hiến
máu nếu không được tư vấn chu đáo thì họ sẽ cho rằng là vì họ “có bệnh”. Suy nghĩ
này nhiều khi ám ảnh họ rất lâu về sau.
- Nhu cầu nhận được lời cam kết là máu của họ phải được dùng để cứu người nếu
máu đó an toàn, không bị lợi dụng từ việc hiến máu của họ.
- Nhu cầu được bảo mật thông tin cá nhân và được thuận tiện, ít tốn kém về thời
gian, tiền bạc của họ khi tham gia hiến máu.
* Các biểu hiện về hành vi ở người hiến máu:
- Quan sát kỹ các nhân viên truyền máu và tuyên truyền viên: đây là biểu hiện
thường thấy ở đa số người hiến máu. Cách tổ chức làm việc, trang phục, thái độ, cử
chỉ hành động thể hiện trình độ và tính chuyên nghiệp của các nhân viên truyền
máu, tuyên truyền viên là tiêu điểm quan sát của người hiến máu.
- Quan sát những người hiến máu khác: để trả lời câu hỏi “họ phải làm những
gì?”, “điều gì đã xảy ra với họ?”, “khi đến mình thì cần phải làm gì và điều gì sẽ xảy
ra với mình đây?”. Chính vì điều này mà rất dễ gây “phản ứng lan truyền trong tâm
lý nhóm” ở người hiến máu tại các điểm hiến máu như: nhiều người xỉu, cùng tìm
cách để không “phải” hiến máu, bỏ về khi thấy có người hiến máu bị xỉu,...
- Các cử chỉ hành động biểu hiện sự hồi hộp lo lắng như: vẻ mặt căng thẳng, thở
nhanh, thở gấp, vã mồ hôi, đi đi lại lại liên tiếp, hành động hấp tấp, xin hiến với
lượng máu ít hơn quy định,...
- Các cử chỉ hành động biểu hiện sự e ngại, xấu hổ: trả lời không trung thực vào
phiếu đăng ký hiến máu hoặc khám lâm sàng, đỏ mặt khi được hỏi hoặc trả lời, chờ
đợi để cùng khám, cùng nằm trên ghế lấy máu với người thân quen,...
- Các hành vi thể hiện sự tự tin, thoải mái hoặc ngược lại khi hiến máu, hành vi
sợ đau khi chọc ven hoặc rút kim khỏi ven, các hành vi ngỡ ngàng thậm chí sợ hãi
khi có những phản ứng lâm sàng không mong muốn khi hiến máu,...
- Các cử chỉ, hành vi thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng với chất lượng phục
vụ khi hiến máu.
4. Các đặc điểm tâm lý đặc trưng ở các giai đoạn trong quy trình hiến máu
* Trước khi đến điểm hiến máu:
4
- Người hiến máu phải trải qua “giai đoạn tự lựa chọn” tức là tự đấu tranh giữa
việc “có” hay “không” tham gia hiến máu vào thời điểm này. Nhiều khi câu trả lời
chỉ đơn giản là “cứ đi đến điểm hiến máu rồi quyết định!”.
- Người hiến máu thường sẽ tưởng tượng ra toàn cảnh của buổi tổ chức hiến máu.
Các hình ảnh mà họ đã được xem qua đài báo, mô tả hoặc qua tài liệu tuyên truyền và
đặc biệt là lời kể của người đã hiến máu hoặc tuyên truyền viên có tác động rất lớn tới
tưởng tượng của họ. Chính vì vậy, trong vận động hiến máu hoặc tư vấn trước hiến
máu thì việc chủ động xây dựng cho người hiến máu những sự tưởng tượng sát với
thực tế nhất là rất quan trọng.
* Khi bắt đầu đến điểm hiến máu:
- Người hiến máu sẽ quan sát toàn cảnh từ trang trí điểm hiến máu, bố trí sắp xếp
điểm hiến máu, tinh thần, khí thế của mọi người ở điểm hiến máu,... trong đó việc
trang trí điểm và âm nhạc tại điểm hiến máu có vai trò quan trọng trong việc nhanh
chóng tạo trạng thái tâm lý tích cực cho người hiến máu.
- Nhu cầu được đón tiếp, hướng dẫn quy trình hiến máu, giải thích các bất thường
(nếu có) đang xẩy ra tại điểm hiến máu. Nếu tổ chức đón tiếp tốt thì sự e ngại, hồi
hộp hay ngỡ ngàng ở người hiến máu sẽ nhanh chóng được giải quyết.
* Khi đăng ký hiến máu:
- Sự lúng túng trước một số câu hỏi đặt ra trong phiếu đăng ký hiến máu rất dễ
làm cho người hiến máu trả lời không chính xác, nhất là khi ở bàn đăng ký hiến máu
có nhiều người quen, hoặc trước sự thúc ép hay gợi ý của nhiều người khác.
- Nhu cầu được giải thích về mục đích của phiếu đăng ký hiến máu, được tư vấn,
được tiếp nhận một cách trân trọng phiếu đăng ký hiến máu và hướng dẫn quy trình
tiếp theo.
* Khi khám lâm sàng và xét nghiệm trước khi hiến máu:
- Cảm xúc hồi hộp được diễn ra ở đa số người hiến máu. Nhiều người lo lắng
không biết nhân viên y tế sẽ nhận xét gì về sức khỏe của họ. Hành vi và cảm xúc của
họ lúc này thường là quan sát tỉ mỉ trong sự lúng túng và e ngại.
- Sợ đau khi lấy máu xét nghiệm, sợ phát hiện là mình bị bệnh.
- Người hiến máu rất mong muốn được giải thích về mục đích và những kết quả
khi khám lâm sàng và xét nghiệm, mong muốn được động viên và biểu dương. Đa số
họ rất căng thẳng khi chờ đợi kết quả xét nghiệm và vui mừng khi biết là đủ điều kiện
hiến máu. Ngược lại, những người bị loại lại tỏ ra buồn và lo lắng ngay cả khi đã
được tư vấn chu đáo.
* Trong khi hiến máu:
5
- Sợ đau là cảm xúc hay gặp nhất là những người hiến máu lần đầu. Cảm xúc sợ
đau tăng lên rất nhiều nếu thiếu sự động viên của nhân viên lấy máu.
- Quan sát thái độ, hành vi của nhân viên lấy máu và các dụng cụ lấy máu. Sự
lúng túng hoặc động tác thô bạo hay dụng cụ không sạch sẽ đều làm cho người hiến
máu lo lắng thậm chí sợ hãi.
- Một số người hiến máu có biểu hiện “tự ám thị” như cảm thấy mình đang “mệt
dần”, cảm thấy “đang khó thở”,... Những biểu hiện này có thể làm cho người hiến
máu có những phản ứng lâm sàng không mong muốn. Một số sợ khi nhìn thấy máu
chảy. Do vậy, sự động viên và chia sẻ của nhân viên lấy máu là rất cần thiết. Tuy vậy,
đa số người hiến máu lần đầu đều cảm thấy khá bất ngờ vì “không nghĩ là việc hiến
máu lại đơn giản như vậy!”.
* Sau khi hiến máu:
- Cảm xúc vui vẻ, thấy nhẹ nhõm kết hợp với cảm giác lâng lâng vì đã hoàn
thành việc hiến máu cứu người. Ngay sau khi hiến máu người hiến máu thường
mong muốn nghỉ thêm một thời gian tại ghế lấy máu, số ít muốn đứng dậy ngay.
Lưu ý việc một số người gập khuỷu tay lại để giữ bông, một số tò mò lật bông nơi
chọc ven làm máu chảy ra nhiều gây sợ hãi cho chính họ và nhiều người khác.
- Muốn nói chuyện, chia sẻ với người khác, được căn dặn, hướng dẫn chu đáo
những việc cần làm tiếp theo. Muốn được ghi nhận và biểu dương, được quan tâm,
chăm sóc chu đáo.
- Những ngày sau khi hiến máu, người hiến máu ở giai đoạn “từ kiểm định” tức
là so sánh những thay đổi xẩy ra với họ với những gì họ được biết trước đó. Người
hiến máu rất lo lắng nếu có những bất thường xẩy đến với họ và dễ liên tưởng những
bất thường ở họ là do việc hiến máu. Do vậy, tổ chức tư vấn sau khi hiến máu là rất
cần thiết đối với người hiến máu.
5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý của người hiến máu
- Nhận thức về hiến máu tình nguyện của người hiến máu: những người có nhận
thức đầy đủ thì các đặc điểm tâm lý của họ tích cực hơn so với những người có nhận
thức không đầy đủ.
- Biện pháp sử dụng để can thiệp chuyển đổi hành vi: can thiệp chuyển đổi hành
vi trực tiếp thường tạo cho người hiến máu có những biểu hiện rõ ràng hơn so với
can thiệp gián tiếp.
- Tổ chức điểm hiến máu: trang trí, sắp xếp quy trình, các trang thiết bị và thái độ
của nhân viên, tuyên truyền viên có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của người hiến
máu.
6
- Số lần hiến máu: những người hiến máu lần đầu có những đặc điểm tâm lý biểu
hiện rõ ràng hơn so với người hiến máu nhắc lại.
- Những người có nhân cách yếu dễ có những biểu hiện “tự ám thị”, nhu cầu
được quan tâm, chăm sóc và được ghi nhận cao hơn so với người bình thường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_tam_ly_nguoi_hmtn_8222.pdf