Muốn làm tốt trách nhiệm đó, chúng ta cần chú ý đến vài đặc
điểm tâm lý của NCT, đối tượng đáng quan tâm, tỷ lệ NCT từ 60
tuổi trở lên chiếm 8 % dân số nước ta từ năm 2007 .
Đặc điểm tâm lý nổi bật của NCT là nuối tiếc tuổi trẻ, hay hoài cổ. Họ
thường nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, rất tự hào về kinh nghiệm
sống đã qua của mình. Họ nhạy bén với cái mới, cái hiện đại, với sự biến
động của lịch sử các sự kiện diễn ra hàng ngày.
Nhiều cán bộ viên chức sau khi về nghỉ hưu, từ chỗ hết sức bận rộn với
công việc nay lại rỗi rãi, không có việc gì làm, bị hụt hẫng, đồng thời lại
thấy mình mất vị trí, quyền lực trong xã hội. Họ cảm thấy không còn
được kính nể, trọng vọng như trước đây, từ đó nảy sinh stress tâm lý.
Cùng với sự suy giảm về sức khoẻ, NCT suy nghĩ mình trở thành người
thừa đối với gia đình và xã hội, mình không còn vai trò hữu ích nữa,
không ai cần mình nữa. Vì vậy họ cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn, nên sinh
tủi phận, buồn bã.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đặc điểm tâm lý người cao tuổi và vai trò gia đình, cộng đồng đối với cuộc sống của người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm tâm lý người cao tuổi và vai trò gia đình,
cộng đồng đối với cuộc sống của người cao tuổi
1. Muốn làm tốt trách nhiệm đó, chúng ta cần chú ý đến vài đặc
điểm tâm lý của NCT, đối tượng đáng quan tâm, tỷ lệ NCT từ 60
tuổi trở lên chiếm 8 % dân số nước ta từ năm 2007 .
Đặc điểm tâm lý nổi bật của NCT là nuối tiếc tuổi trẻ, hay hoài cổ. Họ
thường nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, rất tự hào về kinh nghiệm
sống đã qua của mình. Họ nhạy bén với cái mới, cái hiện đại, với sự biến
động của lịch sử các sự kiện diễn ra hàng ngày.
Nhiều cán bộ viên chức sau khi về nghỉ hưu, từ chỗ hết sức bận rộn với
công việc nay lại rỗi rãi, không có việc gì làm, bị hụt hẫng, đồng thời lại
thấy mình mất vị trí, quyền lực trong xã hội. Họ cảm thấy không còn
được kính nể, trọng vọng như trước đây, từ đó nảy sinh stress tâm lý.
Cùng với sự suy giảm về sức khoẻ, NCT suy nghĩ mình trở thành người
thừa đối với gia đình và xã hội, mình không còn vai trò hữu ích nữa,
không ai cần mình nữa. Vì vậy họ cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn, nên sinh
tủi phận, buồn bã.
Do đó, tính tình NCT cũng thay đổi, trở nên cố chấp và bảo thủ, hay
bám lấy cái cũ và bị gánh nặng quá khứ đè nén. Họ trở nên khó tính, oán
hận cơ quan, bạn bè, cộng đồng xã hội: họp thì không mời, khen thưởng
thì bỏ quên mình, ăn uống lại không nhớ đến, v.v…
2. Vậy gia đình, cộng đồng giúp đỡ, an ủi NCT thế nào để họ tiếp tục
sống vui, sống khoẻ, sống có ích những năm cuối đời?
+ Gia đình là hệ thống an sinh cho người già: không khí êm ấm, hoà
thuận của gia đình là cần thiết với người già. Gần gũi trẻ em, dạy dỗ các
cháu là niềm vui của người già.
Sự chăm sóc của con cháu về đời sống vật chất và tinh thần tâm lý tác
động rất lớn đến NCT, giúp họ sống vui, sống khoẻ. Con cháu luôn quan
tâm đến sức khoẻ NCT, hỏi han đến họ hàng ngày, biếu họ thuốc bổ,
thuốc chữa bệnh, khiến họ rất cảm động. Về ăn uống, NCT không còn
ăn được nhiều thịt cá, họ hay ăn hoa quả: chuối, cam, quýt tuỳ mùa và
hay ăn vặt làm nhiều bữa nhỏ.
+ NCT vẫn muốn tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội.
Trẻ em là niềm vui của NCT, sống với các cháu, gần gũi, chơi đùa, dạy
dỗ các cháu nhỏ khiến ông bà thấy vai trò hữu ích của mình đối với gia
đình, góp phần xây dựng nhân cách, đạo đức cho thế hệ tương lai. Đồng
thời họ còn giúp cho gia đình một số công việc nhất định. Người già, đặc
biệt các bà già, chăm sóc các cháu nhỏ, quét dọn lặt vặt, phụ bếp, chuẩn
bị cho bữa ăn, trông nom nhà cửa khi con cái đi vắng, v.v…
Cần chống lại quan niệm chữ nhàn cho người già để họ không phải làm
gì. Trái lại, làm được một số việc gọn nhẹ trong gia đình giúp cho NCT
vui vẻ vì thấy mình còn hữu ích, trút được gánh nặng tâm lý mình là
người sống bám vào con cháu, là người thừa trong gia đình.
+ NCT thích sống trong cộng đồng: làng xóm, bạn bè, đồng môn, đồng
đội. Họ mong được đi hội họp, trao đổi, trò chuyện với các chiến hữu
năm xưa, được hoà nhập vào cộng đồng đầy biến động hiện nay. Họ
không muốn bị lạc lõng, đứng ngoài lề xã hội Việt Nam, họ còn mong
được góp ý kiến với Đảng và Chính phủ về những vấn đề thời sự nóng
bỏng, v.v…
+ NCT cũng hay làm việc thiện giúp xã hội. Từ sự đóng góp tiền bạc,
sức khoẻ của bản thân, đến việc tổ chức và tham gia các hoạt động từ
thiện, đứng ra quyên góp giúp trẻ em chất độc da cam, người bị tai nạn
lũ lụt, người bị nhiễm HIV/AIDS, v.v… Họ tìm thấy ở đó niềm vui và
vai trò hữu ích của mình dù đã ở tuổi già.
+ Cần chú ý đến đời sống tâm linh của NCT. Họ rất coi trọng việc giỗ
tết và thờ cúng tổ tiên, chăm đi lễ chùa, Phật, Thánh, Chúa làm nguồn
vui tinh thần. Cũng vì vậy một số NCT dễ sa vào nạn mê tín dị đoan.
3. Con cháu cần làm gì để tôn vinh và phát huy vai trò người già?
- Người già muốn tiếp tục cống hiến cho gia đình, xã hội, mặc dù tuổi
cao, sức yếu, trí nhớ giảm sút. Họ muốn truyền đạt kinh nghiệm làm ăn,
ứng xử cho con cháu, khuyên bảo con cháu khi gặp khó khăn, chuyển
giao những cách chữa bệnh, chăm sóc con nhỏ, v.v…
Con cháu cần chú ý tạo điều kiện cho người già tham gia một số công
việc lặt vặt trong gia đình, đặc biệt là chăm sóc dạy dỗ các cháu nhỏ. Dù
họ có làm sai, làm chưa tốt, con cái không được gắt gỏng, phê phán họ
nặng nề, chỉ nên phân tích đúng sai nhẹ nhàng và vẫn tuyên dương sự
đóng góp của họ với gia đình.
Con cái cần tôn trọng vốn tri thức của người già, những kinh nghiệm
thực tiễn mà họ đã trải qua để rút ra những bài học hữu ích, những kiến
thức đó cần tiếp tục được phát huy, giữ gìn.
Mặt khác, con cái tạo điều kiện cho người già tiếp xúc được với các
nguồn thông tin đa dạng phong phú hiện đại để họ không bị lạc hậu, theo
bước tiến của thời cuộc. Con cháu khuyến khích và tạo điều kiện cho
người già tham gia sinh hoạt cộng đồng thường xuyên: họp hành, làm
việc từ thiện, đi lễ chùa, đền, v.v…
Điều quan trọng hơn cả là sự thể hiện tình cảm của con, cháu đối với
ông bà già, có sự thông cảm từ phía con cháu và ông bà, nói lên tấm
lòng hiếu thảo, quý trọng ông bà già, mà không phải đồng tiền bỏ ra
nhiều hay ít để nuôi họ.
Con cháu quan tâm đến các nhu cầu lặt vặt của người già trong cuộc
sống hàng ngày, đặc biệt lúc họ ốm đau; kịp thời chăm sóc, an ủi, động
viên, đó là liều thuốc bổ có giá trị to lớn đối với họ.
Cần xây dựng những quan hệ thông cảm, yêu thương, tôn trọng lẫn
nhau, có sự bao dung giữa người già và người trẻ, để bỏ qua những va
vấp khó tránh khỏi trong cuộc sống chung, sẵn sàng tha thứ cho nhau,
người chủ động là con cháu, người sẵn sàng hưởng ứng ông bà già.
4. Cộng đồng xã hội, các đoàn thể quần chúng và Nhà nước quan
tâm hỗ trợ cho cuộc sống NCT.
Hội NCT là tổ chức xã hội của NCT và giúp Hội hoạt động hữu ích, linh
hoạt, thích hợp với cuộc sống của NCT.
Việt Nam sắp có Luật NCT, chú ý đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế được thi hành đúng đắn, kịp thời; trợ cấp cho người già neo
đơn không nơi nương tựa; hỗ trợ vấn đề nhà ở cho người già, khi họ
sống cùng con cháu, có không gian sinh hoạt riêng, không để 3 thế hệ
phải ở chung trong một gian phòng chật hẹp.
Các đoàn thể chú ý hỗ trợ việc tổ chức Quỹ thọ, có sự đóng góp của
nhiều ngành, nhiều giới mà không chỉ là sự đóng góp của người già. Các
đoàn thể, các tổ chức quần chúng quan tâm, hỗ trợ cho những hoạt động
về NCT, đề cao lòng biết ơn và sự quý trọng người già của đông đảo
nhân dân, của các thế hệ.
Tất cả những hoạt động tích cực của cộng đồng xã hội giúp NCT sống
vui, sống khoẻ, sống hữu ích những năm cuối đời của họ.
GS Lê Thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_tam_ly_nguoi_cao_tuoi_va_vai_tro_gia_dinh_9975.pdf