• Nắm được các khái niệm về lãnh đạo và người
lãnh đạo.
• Nắm được nội dung và vận dụng đặc điểm tâm lý
của người lãnh đạo đểphát triển các phẩm chất
tâm lý cần thiết của người lãnh đạo.
• Nắm được nội dung và vận dụng các phong cách
lãnh đạo dưới góc độtâm lý học.
• Nắm được nội dung và các biện pháp xây dựng
Ê kíp lãnh đạo trong doanh nghiệp.
33 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo
75
BÀI 4: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LÃNH ĐẠO VÀ Ê KÍP LÃNH ĐẠO
Nội dung
• Khái niệm và đặc điểm người
lãnh đạo.
• Đặc điểm tâm lý của người
lãnh đạo.
• Phong cách lãnh đạo.
• Đặc điểm tâm lý của các quyết
định quản trị.
• Ê kíp lãnh đạo.
Mục tiêu Hướng dẫn học
• Hiểu được bản chất, nhiệm vụ
và chức năng hoạt động lãnh
đạo và nhà lãnh đạo trong các
tổ chức.
• Khi học nên có sự so sánh liên
hệ với các tình huống thực tế, từ
đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
Thời lượng học
• Nắm được các khái niệm về lãnh đạo và người
lãnh đạo.
• Nắm được nội dung và vận dụng đặc điểm tâm lý
của người lãnh đạo để phát triển các phẩm chất
tâm lý cần thiết của người lãnh đạo.
• Nắm được nội dung và vận dụng các phong cách
lãnh đạo dưới góc độ tâm lý học.
• Nắm được nội dung và các biện pháp xây dựng
Ê kíp lãnh đạo trong doanh nghiệp.
• 12 tiết học
Bài 4: Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo
76
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị
Công ty Cổ phần bánh kẹo M được thành lập năm 1998, có trụ sở chính tại khu công nghiệp
Sóng Thần (Bình Dương), sản phẩm chính của công ty là các loại bánh kẹo phục vụ cho nhu
cầu trong nước. Tổng giám đốc công ty là ông H., ông luôn tỏ ra lạnh lùng, dường như không
quan tâm đến người khác nghĩ gì và luôn cho rằng ý kiến của mình là đúng. Ông thích bộc lộ uy
quyền, sử dụng quyền lực của mình để ra các chỉ thị mệnh lệnh và buộc cấp dưới phải tuân thủ
mặc cho mọi người có phản đối hay góp ý. Bên cạnh đó, ông là nhà quản trị có khí chất nóng,
nhưng lại rất nhanh nhạy, có nghị lực mạnh mẽ, chấp nhận mạo hiểm. Lúc đó trên thị trường,
các công ty bánh kẹo đã hoạt động khá lâu, mọi người rụt rè e ngại cho rằng công ty rất khó có
thể cạnh tranh với các đại gia kinh doanh bánh kẹo như Kinh Đô, Biên Hòa,…Nhưng ông vẫn
kiên quyết đưa ra các chính sách buộc mọi người phải tuân thủ như: Mở đại lý phân phối đầu
tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, các nhân viên bán hàng vẫn phải cố gắng giới thiệu sản phẩm
đến các cửa hàng bán lẻ, ông giao chỉ tiêu doanh số và bắt buộc mọi người thực hiện với các
chính sách khen thưởng và kỷ luật rất mạnh tay. Những biện pháp đó của ông đã từng bước đưa
công ty phát triển và nhanh chóng trở thành một trong những công ty lớn trong lĩnh vực kinh
doanh bánh kẹo.
Năm 2003, nhận thấy nhu cầu và khả năng thanh toán của thị trường miền Bắc đang phát triển
nhanh, ông quyết định mở thêm một chi nhánh tại Hưng Yên bên cạnh chi nhánh miền Bắc
được đặt tại Hà Nội. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu thị trường và giám đốc chi nhánh miền Bắc
lại cho rằng thị trường Bắc Ninh mới là thị trường phù hợp hơn. Bỏ qua ý kiến của cấp dưới,
Tổng giám đốc H. vẫn quyết định mở chi nhánh tại Hưng Yên. Việc mở chi nhánh tại Hưng
Yên đã không đạt được mục tiêu về doanh số và thị phần.
Câu hỏi
1. Theo bạn phong cách lãnh đạo của ông H. là phong cách lãnh đạo nào? Có ưu điểm gì? Hãy
đưa ra các dẫn chứng?
2. Tại sao công ty lại thất bại khi gia nhập thị trường?
3. Từ phong cách lãnh đạo của ông H. bạn có thể rút ra những bài học gì?
Bài 4: Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo
77
4.1. Khái niệm và đặc điểm của người lãnh đạo
4.1.1. Khái niệm
Lãnh đạo là một trong những hoạt động lâu đời nhất
của loài người. Khi con người hình thành các tập
đoàn, các nhóm đầu tiên để đấu tranh và sinh tồn là
đã có những người lãnh đạo. Từ trước đến nay, lãnh
đạo luôn là một nhu cầu cấp thiết của các nhóm
người, các tổ chức.
Có rất nhiều cách hiểu về khái niệm “người lãnh đạo” như:
• Lãnh đạo là sự phối hợp hoạt động của nhiều người trên cơ sở phân công và hợp
tác lao động. Bất kỳ một dạng lao động của nhiều người nhằm mục đích chung đều
cần đến lãnh đạo.
• Người lãnh đạo là người được giao các chức năng quản lý tập thể về tổ chức hoạt
động của nó một cách chính thức.
• Theo J.D. Millet: Người lãnh đạo là người dìu dắt và điều khiển công việc của tập
thể để đạt được những mục tiêu mong muốn.
• Nhân cách người lãnh đạo là tổ hợp các thuộc tính của nhà quản lý, nói nên bộ mặt
tâm lý xã hội của nhà quản lý, quy định chức năng xã hội, vai trò xã hội của nhà
quản lý.
4.1.2. Đặc điểm của người lãnh đạo
Người lãnh đạo tập thể thuộc nhóm chính thức có những đặc điểm sau:
• Người lãnh đạo được bổ nhiệm một cách chính thức.
• Người lãnh đạo được pháp luật trao cho những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định
theo chức vụ mà người đó đảm nhiệm.
• Người lãnh đạo có một hệ thống quyền lực được thiết lập một cách chính thức để
tác động đến những người dưới quyền.
• Người lãnh đạo là người đại diện cho nhóm của mình trong quan hệ chính thức với
các tổ chức khác để giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhóm.
• Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình thực hiện nhiệm
vụ của tập thể mình.
Khi nghiên cứu các mô hình nhân cách của một nhà lãnh đạo chân chính để có thể
giúp họ thực hiện tốt công tác lãnh đạo tập thể, người ta đã đưa ra các mô hình phẩm
chất và kỹ năng của người lãnh đạo sau:
• Mô hình của các nhà nghiên cứu phương tây:
Các nhà nghiên cứu phương tây đưa ra mô hình 13 phẩm chất và 9 kỹ năng.
o 13 phẩm chất gồm:
Có khả năng thích ứng với cuộc sống.
Am hiểu môi trường.
Có tham vọng vươn tới thành tựu.
Lãnh đạo thành công
Bài 4: Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo
78
Quyết đoán.
Hợp tác.
Kiên quyết.
Tự tin.
Hăng hái nhiệt tình.
Có tư tưởng thống trị lãnh đạo.
Kiên trì.
Lạc quan.
Chịu được căng thẳng.
Sẵn sàng chịu trách nhiệm.
o 9 kỹ năng gồm:
Thông minh.
Có tài.
Sáng tạo.
Lịch thiệp và ngoại giao.
Diễn đạt rõ ràng.
Thông hiểu con người và công việc của nhóm và cơ quan.
Khả năng tổ chức.
Khả năng thuyết phục.
Khả năng hoạt động xã hội.
• Mô hình của các nhà nghiên cứu Trung Quốc:
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra mô hình: Ân – Uy – Tâm – Tín – Dũng
• Mô hình của các nhà nghiên cứu Nhật Bản:
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đưa ra mô hình nhà lãnh đạo theo cấp quản lý:
o Cán bộ quản lý cấp cơ sở:
Có trình độ chuyên môn, công nghệ giỏi.
Có khả năng liên kết mọi người dưới quyền.
Chủ động, sáng tạo.
Có trình độ lập kế hoạch cụ thể.
Có khả năng hợp tác thỏa hiệp.
Có kỹ năng giáo huấn.
o Cán bộ quản lý cấp trung gian:
Khả năng liên kết đối tượng quản lý.
Khả năng lập kế hoạch.
Tính chủ động sáng tạo.
Tính hợp tác, thỏa hiệp.
Có khả năng dự báo.
Có khả năng lập luận, tư duy sáng tạo.
o Cán bộ quản lý cấp cao:
Khả năng dự đoán, dự báo.
Bài 4: Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo
79
Khả năng liên kết cao.
Khả năng hợp tác, thỏa hiệp.
Khả năng lôi cuốn mọi người.
Khả năng lập kế hoạch.
Nhanh chóng đi đến quyết định sáng suốt.
4.2. Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo
4.2.1. Uy tín của nhà lãnh đạo
4.2.1.1. Khái niệm uy tín
Uy tín là khả năng tác động của người lãnh đạo
đến những người khác (cá nhân hay tập thể) nhằm
làm cho họ tin tưởng, phục tùng mệnh lệnh chỉ huy
một cách tự giác. Hay nói cách khác, uy tín của
người lãnh đạo là sự kết hợp giữa quyền lực và sự
ảnh hưởng của người đó đến những người khác,
được người khác tôn trọng, kính phục và tuân thủ
trong quá trình triển khai nhiệm vụ.
Khái niệm uy tín bao gồm 2 phần:
• Uy là phần quyền lực do xã hội quy định, do
nhà nước hoặc cấp trên bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó.
• Tín là sự tín nhiệm, là lòng tin, ảnh hưởng đối với những người xung quanh, được
mọi người tôn trọng, quý mến.
4.2.1.2. Cấu trúc tâm lý uy tín của người lãnh đạo
• Uy quyền: Muốn có uy tín, trước hết người lãnh đạo phải có quyền lực của chức
vụ được giao, quyền lực có tính chất pháp quy
do được bổ nhiệm hay qua bầu cử.
Yếu tố quyền lực hay được gọi là uy tín chức vụ
quy định vị trí của mỗi cá nhân trong một tổ
chức. Bất cứ ai được đặt vào vị trí đó đều có
quyền lực như vậy. Việc phục tùng quyền lực
của mọi người chính là phục tùng tổ chức, phục
tùng quyền lực của nhà nước và các tổ chức khác.
Thông thường vị trí càng cao, chức vụ càng lớn thì
càng có nhiều quyền lực và có điều kiện thuận lợi
để mọi người phải phục tùng quyết định của mình.
Thực tế đã chứng minh, có nhiều trường hợp
những người dưới quyền phục tùng quyền lực
của tổ chức chứ chưa chắc phục tùng bản thân
người lãnh đạo.
Vì vậy, muốn có quyền lực thực sự, bản thân người lãnh đạo dù ở cấp nào cũng
phải có đủ phẩm chất và năng lực tương xứng với chức vụ được giao. Khổng tử đã
từng nói “danh có chính thì ngôn mới thuận” tức là cái danh phải có chính thức,
Tán thưởng
Uy quyền
Bài 4: Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo
80
chính đáng thì mọi lời nói, mọi mệnh lệnh mới được chấp thuận. Nếu không có sự
tương xứng, cái danh dù có lớn bao nhiêu thì cũng chỉ là “vô thực” (hữu danh vô
thực) không có quyền lực thực sự, không có sự tín nhiệm khâm phục của mọi người.
• Sự tín nhiệm: Muốn có uy tín thực sự phải có sự tín nhiệm, phục tùng tự nguyện,
tự giác của mọi người cấp dưới. Người lãnh đạo có uy tín không chỉ có sự tín
nhiệm của người dưới quyền mà còn được cả những người đồng cấp, cấp trên tín
nhiệm. Sự tín nhiệm này được gọi là uy tín cá nhân của người lãnh đạo.
Uy tín cá nhân (mặt chủ quan) khác với uy tín chức vụ (mặt khách quan) của
người lãnh đạo. Cơ sở căn bản để có uy tín cá nhân chính là phẩm chất nhân cách
của người đó được mọi người thừa nhận là phù hợp, xứng đáng với chức vụ được
giao. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thì uy tín cá nhân là do đức và tài của người đó
hợp thành, nó được thể hiện qua cách ứng xử, hành vi của cá nhân đó với công
việc, với người khác và với bản thân mình.
Thực tế cho thấy, uy tín cá nhân của người lãnh đạo được biểu lộ ở sự tôn trọng,
tin tưởng hầu như tuyệt đối của mọi người vào người lãnh đạo. Cấp dưới nghe
theo, làm theo người lãnh đạo vì sức cảm hóa của người đó, hay kính phục người
lãnh đạo vì đức và tài chứ không phải sợ người lãnh đạo có chức có quyền.
• Sự ám thị: Khi người lãnh đạo có uy tín thực sự, trong uy tín đó còn chứa sức
mạnh ám thị với mọi người, nó được coi như là chuẩn mực được mọi người noi theo.
Mọi người tin tưởng rằng, tất cả các vấn đề đã được giải quyết trên cơ sở am hiểu
sâu sắc, nhạy bén và quyết định đúng đắn của thủ trưởng nên “cứ thế mà làm”. Nói
cách khác, uy tín của lãnh đạo đã có tác dụng ám thị đối với mọi người, điều khiển
hành vi, suy nghĩ của cấp dưới một cách dễ dàng thuận tiện.
4.2.1.3. Phân loại uy tín
Uy tín là hiện tượng tâm lý phức tạp, do đó có nhiều cách phân loại khác nhau, đa số
các tác giả tán thành việc chia uy tín thành 2 loại:
• Uy tín chân thực được biểu hiện qua một số đặc điểm:
o Người quản lý, lãnh đạo luôn đứng vững trên cương vị của mình. Trong hoạt
động và trong cuộc sống luôn được cấp trên tín nhiệm, cấp dưới kính phục tin
tưởng, phục tùng tự nguyện, tự giác, đồng nghiệp ngưỡng mộ, ca ngợi.
o Những quy định quản lý đưa ra được cấp dưới thực hiện tự nguyện, nghiêm
túc dù đưa ra dưới hình thức nào, dù người lãnh đạo có mặt hay vắng mặt ở
cơ quan.
o Dư luận quần chúng luôn luôn đánh giá tốt về người lãnh đạo, họ yên tâm, tự
hào, tin yêu người lãnh đạo, trong bất cứ tình huống nào, ngay cả trong điều
kiện khó khăn gian khổ thiếu thốn.
o Người lãnh đạo luôn có tâm trạng thoải mái, nhiệt tình trong mọi công việc, có
hiệu quả hoạt động rõ rệt thể hiện trong sự đi lên, phát triển của tổ chức và của
mỗi thành viên trong đơn vị.
o Khi người lãnh đạo chuyển sang công tác mới hay nghỉ hưu được mọi người
luyến tiếc, ngưỡng mộ, ca ngợi. Hình ảnh người lãnh đạo còn lưu lại trong mỗi
thành viên.
Bài 4: Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo
81
• Uy tín giả tạo có một số loại như sau:
o Uy tín giả tạo dựa trên sự trấn áp bằng quyền lực: Người lãnh đạo loại này tạo
dựng uy tín cá nhân bằng cách triệt để sử dụng sức mạnh do chức vụ tạo ra để
trấn áp quần chúng. Theo họ, uy tín là kết quả của sự sợ hãi, càng nhiều người
sợ mình thì uy tín càng cao. Vì thế họ luôn chứng tỏ cho mọi người thấy rõ uy
thế và quyền hạn của mình, tạo ra ở mọi người một tâm trạng lo sợ căng thẳng.
o Uy tín giả tạo dựa trên khoảng cách: Người lãnh đạo luôn tạo ra sự cách biệt rõ
ràng trong quan hệ với mọi người, muốn tạo ra sự khác biệt giữa mình và mọi
người. Vì thế họ luôn đứng từ xa để chỉ đạo, tránh tiếp xúc trực tiếp với nhân
viên, muốn tạo ra khó gần gũi và có chút gì đó bí ẩn.
o Uy tín kiểu gia trưởng: Người lãnh đạo luôn có thái độ trịch thượng, nhiều khi
coi thường mọi người, cho mình là tài giỏi, thông minh nhất. Luôn ra vẻ quan
trọng để nhấn mạnh mình và hạ thấp cấp dưới.
o Uy tín kiểu dân chủ giả hiệu: Đây là kiểu người lãnh đạo bên ngoài tỏ vẻ dân
chủ song thực chất chỉ là mị dân. Họ gây uy tín bằng cách tỏ vẻ hòa nhập với
mọi người. Mọi việc họ đều đem ra bàn bạc, xin ý kiến, song vẫn quyết định
theo ý mình.
o Uy tín kiểu công thần: Người lãnh đạo luôn lấy thành tích cũ của mình để
thông báo với mọi người, để tự ca ngợi mình. Họ muốn mọi người coi họ là
người mẫu mực, lý tưởng. Họ là những người hoài cổ, sống nhờ quá khứ thiếu
học hỏi và đổi mới.
o Uy tín giả do mượn ô dù của cấp trên: Loại uy tín này có ở những người luôn
mượn lời cấp trên để trấn áp hoặc tạo ra cho mọi người tin tưởng mình là người
gần gũi, được cấp trên tin tưởng.
4.2.2. Năng lực lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo bao gồm năng lực tổ chức và năng lực sư phạm.
4.2.2.1. Năng lực tổ chức
• Khái niệm năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức là một trong những đặc điểm tâm
lý cá nhân quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành đạt trong mọi hoạt động
quản lý. Cấu trúc của năng lực tổ chức là tổng hòa các thuộc tính tâm lý hoàn
chỉnh như trí tuệ, ý chí, tính sáng tạo, sự linh hoạt, tự tin và sự đam mê, yêu thích
công việc.
• Đặc điểm của năng lực tổ chức:
o Năng lực tổ chức của người lãnh đạo biểu hiện ở sự phản ứng nhanh chóng,
chính xác và đầy đủ đối với các đặc điểm tâm lý của mọi người, xác định đúng
những diễn biến tâm lý của họ trong những tình huống nhất định. Một nhà lãnh
đạo giỏi là người có cái nhìn sắc bén, nhận định chính xác về tính khí, tính
cách, năng lực của mỗi người và xác định được vị trí của họ trong guồng máy
tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
o Một nhà tổ chức có tài, trong ý thức luôn có sẵn năng lực để dự đoán chính xác
tâm lý của người khác qua những biểu hiện về hình thức bên ngoài, qua hành
Bài 4: Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo
82
vi ứng xử trong giao tiếp… ngoài ra người có năng lực tổ chức còn là người
biết kết hợp nhuần nhuyễn khả năng tư duy thực tế, óc tưởng tượng với những
đặc điểm của tính cách như sự kiên trì, tính kiên quyết, kiên định, lòng dũng
cảm, ý thức tự chủ… để thực hiện thắng lợi những ý đồ của nhà tổ chức.
• Các nhóm của năng lực tổ chức:
Năng lực tổ chức bao gồm hai nhóm là những phẩm chất chung (nhiều người
không làm tổ chức cũng có phẩm chất này) và những phẩm chất chuyên biệt
(không có chúng sẽ không có năng lực tổ chức).
o Những phẩm chất chung:
Sự nhanh trí: Là khả năng vận dụng mau lẹ kiến thức, kinh nghiệm vào
công tác thực tế của mình.
Tính cởi mở: Sẵn sàng tiếp xúc với mọi người, biết lắng nghe họ, gợi
chuyện họ để thu được các thông tin cần thiết.
Óc suy xét sâu sắc: Suy nghĩ, phân tích tìm tòi ra được đặc điểm, bản chất
của mọi vấn đề, tách róc nguyên nhân với kết quả.
Óc sáng kiến: Tìm tòi được sáng kiến và giải pháp sáng tạo để thực hiện
nhiệm vụ được tốt nhất.
Óc quan sát: Biết nhận ra cái chủ yếu, cái cần thiết.
Tính tổ chức: Làm việc có kế hoạch, nề nếp, khoa học.
o Những phẩm chất chuyên biệt:
Sự nhạy cảm về tổ chức: Là sự tinh nhạy về tâm lý, khả năng nhanh chóng
nhận biết được các phẩm chất và năng lực cơ bản của người khác, từ đó biết
cư xử hợp lý, hợp tình và đặt đúng người đúng chỗ.
Khả năng lan truyền nghị lực và ý chí: Khơi dậy ở mọi người tính tích cực
hoạt động. Phẩm chất này thể hiện trước hết ở tính kiên quyết xã hội, yêu
cầu cao đối với bản thân và mọi người, năng lực thuyết phục, cảm hóa
mọi người,…
Năng lực trí tuệ đặc biệt: Tốc độ tiếp nhận và khả năng xử lý thông tin
nhanh chóng, linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển trong suy nghĩ, nhạy cảm
với cái mới, có kỹ năng khai thác trí tuệ của người khác, của tập thể…
4.2.2.2. Năng lực sư phạm
• Khái niệm năng lực sư phạm
Năng lực sư phạm là hệ thống các đặc điểm tâm
lý cá nhân đảm bảo ảnh hưởng giáo dục có hiệu
quả đối với mọi thành viên cũng như đối với tập
thể. Mục đích của giáo dục là nhằm hình thành,
củng cố và phát triển ở mỗi cá nhân những đặc
điểm tâm lý, đạo đức cần thiết có lợi cho toàn xã hội.
Năng lực sư phạm và năng lực tổ chức có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ
Năng lực sư phạm
Bài 4: Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo
83
cho nhau. Một nhà sư phạm không thể thực hiện tốt chức năng giáo dục nếu không
biết cách tổ chức, quản lý mọi thành viên, cũng như nhà quản lý không thể tiến
hành công tác tổ chức có hiệu quả nếu không có năng lực sư phạm để giáo dục,
động viên quần chúng và mỗi cá nhân trong tập thể.
• Vai trò của năng lực sư phạm
Tập thể lao động là một nhóm người không đồng nhất và không được giáo dục, đào
tạo đầy đủ toàn diện như nhau. Vì vậy ở mỗi người có thể còn những nhược điểm
nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của tập thể. Do đó, nhà quản
trị phải có năng lực giáo dục, động viên, thuyết phục, tính nguyên tắc, nhất quán…
để xây dựng một tập thể thống nhất, vững mạnh theo các chuẩn mực nhất định của
xã hội và của doanh nghiệp.
Trong thực tế, các nhà lãnh đạo thường chỉ chú ý đến năng lực tổ chức mà ít đầu tư
và quan tâm đến năng lực sư phạm, họ coi đó là nhiệm vụ của các nhà sư phạm.
Tuy nhiên trong tập thể lao động, các mối quan hệ không diễn ra một cách bình
thường. Những vi phạm về đạo đức, luật pháp thường xuyên xảy ra ở một số người
hay bộ phận nào đó, gây trở ngại, ách tắc cho quá trình thực hiện kế hoạch chung
của tập thể, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải phát huy cao độ năng lực sư phạm để lập lại
kỷ cương, đưa hoạt động của tập thể trở lại bình thường.
• Đặc điểm của năng lực sư phạm
Đặc điểm cơ bản của năng lực sư phạm là sự quan sát đặc biệt tinh tế, từ đó nhà sư
phạm hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn mà
mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhân ở mỗi người… nhằm tiếp cận,
gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họ vào những mục tiêu chung của tập thể.
Mức độ tác động và ảnh hưởng của năng lực sư phạm phụ thuộc nhiều vào uy tín
và khả năng thuyết phục của người lãnh đạo. Uy tín cá nhân của người lãnh đạo
càng cao thì tác động giáo dục càng lớn, từ đó tạo ra bầu không khí đoàn kết, vui
vẻ, phấn chấn trong tập thể.
4.2.3. Những phẩm chất tâm lý cá nhân khác của người lãnh đạo
4.2.3.1. Những phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức tác phong
Một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu của lãnh đạo là phải có lập trường tư
tưởng vững vàng, có lý tưởng và định hướng nhất quán trong hoạt động kinh doanh
của mình. Trong khi triển khai các hoạt động kinh doanh phải nhạy bén, vận dụng
sáng tạo các đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước... cân bằng giữa lợi ích của
doanh nghiệp, của xã hội và quốc gia.
Nhà quản trị phải có phẩm chất trong sáng, kiên trì, bền bỉ rèn luyện phấn đấu vì mục
tiêu trước mắt và lâu dài. Khi đạt được những kết quả bước đầu, không nên thỏa mãn
hoặc tự mãn. Phải đối xử công bằng với mọi người, kiên quyết chống lại thái độ kiêu
căng, áp đặt, nịnh bợ. Thường xuyên rèn luyện nghệ thuật ứng xử văn minh, lịch sự,
xứng đáng là người đại diện cho quyền lợi, ý chí cho tập thể lao động.
4.2.3.2. Tính nguyên tắc của người lãnh đạo
Người lãnh đạo phải là người có tính nguyên tắc, nhờ có phẩm chất này mà các nhà
quản trị biết tự kìm nén các cảm xúc, nhất là những cảm xúc khó chịu nhất thời để
Bài 4: Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo
84
đánh giá một cách khách quan đối với công việc của người khác, khen chê đúng mức,
tránh thiên vị, hẹp hòi.
Tính nguyên tắc của nhà quản lý sẽ tạo nên sự công bằng, chẳng hạn trong đánh giá
công việc của các cộng sự, người lãnh đạo dựa trên thực tế khách quan chứ không dựa
vào mối quan hệ thân quen mà đánh giá, xử lý tốt các mối quan hệ ngang − dọc,
trên − dưới. Các mối quan hệ được xử lý trong ranh giới rõ ràng, bình đẳng, từ đó tạo
nên sự đoàn kết, nhất trí và tin tưởng lẫn nhau trong tập thể lao động.
4.2.3.3. Tính nhạy cảm của người lãnh đạo
Tính nhạy cảm thể hiện sự chú ý quan sát, sự quan tâm chăm sóc với mọi người trong
đơn vị. Người lãnh đạo nhạy cảm quan tâm đến đời sống riêng tư và hoạt động của
mọi người, biểu thị sự giúp đỡ trong những lúc cần thiết để làm giảm bớt những khó
khăn trong cuộc sống cũng như trong hoạt động của mọi người.
Lãnh đạo nhạy cảm là người có khả năng chú ý, nắm bắt kịp thời, chính xác những
thay đổi về tâm tư, nguyện vọng của con người thông qua sự biểu hiện qua hành vi,
lời nói, cử chỉ hành động của người dưới quyền. Nói cách khác, người lãnh đạo phải
có khả năng đọc được các diễn biến tâm lý ở người dưới quyền, qua đó hiểu được
trạng thái cảm xúc thật sự ở mỗi con người và tìm mọi cách giúp đỡ, ứng xử tháo gỡ
nhằm đảm bảo hoạt động của đơn vị.
4.2.3.4. Sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền
Trong thực tiễn hoạt động quản trị, hạ thấp yêu cầu đòi hỏi với người dưới quyền sẽ
đồng nghĩa với việc hạ thấp tính sáng tạo của quần chúng. Tuy nhiên, nếu đòi hỏi cao
quá sẽ tạo ra sự lo lắng, thần kinh căng thẳng, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền là một yêu cầu mang tính nguyên tắc trong
thẩm quyền của người lãnh đạo. Nó thể hiện tính kiên quyết, tự tin của người lãnh
đạo. Khi nhận thấy những chỉ thị, mệnh lệnh, các quyết định của mình có lợi cho
doanh nghiệp, cho xã hội thì người lãnh đạo cần phải kiên quyết đòi hỏi người dưới
quyền phải thực hiện (hoặc không thực hiện nếu nó có ảnh hưởng đến quyền lợi của
tập thể, của xã hội). Đặc điểm tâm lý này thể hiện tính tự chủ, kiên quyết và tự tin của
nhà quản trị, nhưng cần phải thận trọng, tin tưởng ở người khác, kích thích, động viên
họ thực hiện tốt công việc. Tuy nhiên, sự đòi hỏi đó cần phải xuất phát từ thực tiễn
khách quan như năng lực, điều kiện thực hiện của người được đòi hỏi, tránh chủ quan,
duy ý chí.
Bên cạnh đó nhà quản trị phải thể hiện sự đòi hỏi cao với chính bản thân mình, từ đó
mới được mọi người tin yêu, kính phục, uy tín lãnh đạo càng được nâng cao, người
dưới quyền sẽ đặt trọn niềm tin với lãnh đạo và không từ chối đòi hỏi của lãnh đạo đối
với họ trong quá trình thực thi công việc.
4.2.3.5. Tính đúng mực, tự chủ, có văn hóa đối với người lãnh đạo
Người lãnh đạo đúng mực là người biết tự kiềm chế sự bột phát tình cảm của bản
thân, là người bình đẳng trong quan hệ. Họ biết lắng nghe ý kiến của người khác, tập
trung chú ý để phân tích, đánh giá thông tin. Phải biết phát biểu đúng lúc, đúng chỗ và
chịu trách nhiệm về lời nói của mình, biết im lặng và tránh những kích động không
cần thiết.
Bài 4: Đặc điểm tâm lý lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo
85
Người lãnh đạo có văn hóa là người biết tự chủ, đúng mực từ lời nói, cách ăn mặc, đi
đứng đến cách bắt tay. Trong giao tiếp hàng ngày phải hòa nhã, khiêm tốn tôn trọng
mọi người. Quan hệ với cấp dưới phải chân thật,
không dùng quyền uy một cách vô nguyên tắc.
Trong quan hệ với cấp trên phải lịch sự, tôn trọng,
tránh kiêu căng hoặc sợ sệt, nịnh hót, xúc xiểm.
Người lãnh đạo cần phải nêu cao tinh thần gương
mẫu, có cuộc sống cá nhân chân thật, giản dị, hợp
với thời đại và truyền thống dân tộc, cần thể hiện
lòng bác ái, vị tha với mọi người.
4.3. Phong cách lãnh đạo
4.3.1. Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo
4.3.1.1. Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là một khái niệm thường gặp trong khoa học quản lý, có khi
được gọi là kiểu lãnh đạo.
Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về phong cách lãnh đạo như:
• Theo Genov (Bungari): Phong cách lãnh đạo là hệ thống các nguyên tắc, các chuẩn
mực, các biện pháp, các phương tiện của người lãnh đạo trong việc tổ chức và
động viên những người dưới quyền đạt mục tiêu nhất định.
• Phong cách lãnh đạo là tổng thể những nguyên tắc, phương pháp và cách thức thể
hiện trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
4.3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý
của người lãnh đạo do đó mà hình thành nên những phong cách lãnh đạo khác nhau.
Bao gồm:
• Nhóm các yếu tố bên ngoài: Gồm chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,...
đường lối và các nguyên tắc quản lý, đặc điểm của ngành và tập thể. Các yếu t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 07_tlhqtkd_bai_4_tr75_108_2749.pdf