Thuật ngữ Fintech xuất hiện lần đầu từ cuối những năm 90 của thế kỷ
trước, nhưng phải đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi hàng
loạt ngân hàng truyền thống bị phá sản hoặc bị ảnh hưởng bất lợi, các công ty công
nghệ tài chính mới nhận được nhiều hơn sự tin tưởng từ công chúng. Từ cột mốc
này, làn sóng phát triển của các công ty Fintech đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên
phạm vi toàn cầu. Trong giai đoạn 2015-2020, thị trường Fintech của Việt Nam
đã có những bước phát triển vượt bậc, thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đặc điểm phát triển thị trường Fintech tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mất
hoặc lộ thông tin. Các thông tin liên quan
đến khách hàng mà các công ty Fintech
đang nắm giữ trong quá trình cung cấp dịch
vụ cho khách hàng là vô cùng đa dạng, có
vai trò và ảnh hưởng lớn tới khách hàng, tổ
chức. Các thông tin khách hàng là thông tin
mang tính riêng tư, cần được bảo vệ và là
trách nhiệm pháp lý của của các Fintech.
Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi các giải
pháp công nghệ và kỹ thuật số của công ty
Fintech (đặc biệt là bên thứ 3) trong quá
trình truyền tải dữ liệu khách hàng, nếu
không có giải pháp công nghệ hiện đại cũng
như quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ để
phòng ngừa các rủi ro công nghệ như tấn
công mạng, xâm nhập trái phép cơ sở dữ
liệu, sẽ làm gia tăng khả năng ảnh hưởng
đến thị trường tài chính. Chẳng hạn, công
nghệ Robot tư vấn và các công ty Fintech
trong lĩnh vực cho vay phải dựa hoàn toàn
vào một bên cung ứng dịch vụ dữ liệu thứ
ba, hay như đối với việc triển khai Open
API khi tổ chức tín dụng cho phép bên thứ
ba truy cập, khai thác, sử dụng thông tin
khách hàng trên hệ thống thông tin của tổ
chức tín dụng. Việc này có thể dẫn đến rủi
ro về an toàn thông tin khi dữ liệu được một
bên thứ ba nắm giữ và có thể khai thác.
Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, pháp
luật cần ghi nhận quyền của khách hàng
trong việc cho phép bên thứ ba khai thác,
sử dụng thông tin khách hàng, được bên thứ
ba bảo mật thông tin về khách hàng cũng
như quyền được khiếu nại, khởi kiện bên
thứ ba và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại
khi bên thứ ba vi phạm nghĩa vụ bảo mật
thông tin và các nghĩa vụ khác liên quan tới
việc truy cập, khai thác và sử dụng thông
tin khách hàng.
Thứ tư, bảo vệ người tiêu dùng
Sự phát triển nhanh chóng của thị trường
các công ty Fintech đã tạo ra nhiều thách
thức đối việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
KIỀU HỮU THIỆN - PHẠM MẠNH HÙNG - NGÔ VĂN ĐỨC
9Số 234- Tháng 11. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
dùng trong lĩnh vực tài chính. Theo khảo
sát của Ngân hàng Thế giới (WB) tại 6
quốc gia châu Á bao gồm Indonesia, Hàn
Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và
Việt Nam năm 2018, hoạt động bảo vệ
khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch
vụ tài chính ở Việt Nam được đánh giá là
tương đối sơ sài, kém an toàn hơn so với
các quốc gia còn lại. Cụ thể, trong 6 tiêu
chí để đánh giá hoạt động bảo vệ người tiêu
dùng trong lĩnh vực tài chính, Việt Nam chỉ
đáp ứng được 2 yếu tố là có cơ quan quản
lý khiếu nại và có hỗ trợ khách hàng bằng
đường dây nóng. Các tiêu chí khác như phổ
cập các chương trình về rủi ro tiêu dùng, xử
lý trực tiếp khiếu nại, nhận báo cáo khiếu
nại từ các tổ chức tài chính và kiểm soát
chất lượng phục vụ đều đã được thiết lập
tại các quốc gia khác, nhưng chưa được áp
dụng tại Việt Nam (World Bank, 2018).
Người tiêu dùng có thể gặp phải với những
vấn đề kể trên khi sử dụng các dịch vụ tài
chính truyền thống, tuy nhiên vấn đề này
có thể trở nên nghiêm trọng hơn đối với
việc sử dụng các sản phẩm Fintech (World
Bank, 2018). Bên cạnh đó, người tiêu
dùng cũng phải đối mặt với những thông
tin không đầy đủ hoặc không rõ ràng về
giá cả khi mua các sản phẩm Fintech. Các
thông tin cần thiết để người tiêu dùng đưa
ra những lựa chọn tốt nhất bao gồm tính
năng sản phẩm, giao dịch có sẵn, điểm dịch
vụ hay giới hạn giao dịch cũng không được
cung cấp đầy đủ, từ đó khiến người dùng
lựa chọn những sản phẩm không phù hợp.
4. Kết luận
Sự phát triển của thị trường Fintech Việt
Nam trong giai đoạn 2015 - 2020 được gắn
liền với các đặc điểm nổi bật là: tốc độ phát
triển nhanh, được dẫn dắt bởi hai lĩnh vực
chủ đạo là thanh toán và cho vay ngang
hàng, các công ty Fintech thường có sự hợp
tác với ngân hàng tuy nhiên quy mô hoạt
động còn tương đối khiêm tốn. Bên cạnh
đó, thị trường Fintech ở Việt Nam hiện
mới phát triển ở giai đoạn đầu do hệ sinh
thái còn đang trong quá trình hoàn thiện,
đồng thời lĩnh vực này cũng phải đối mặt
với nhiều thách thức và rủi ro. Trong đó,
một số rủi ro nổi bật liên quan đến Fintech
hiện nay gồm: lỗ hổng pháp lý, rủi ro bảo
mật thông tin và gian lận cũng như vấn
đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Với
những thuận lợi về đặc điểm nhân khẩu học
của Việt Nam, Fintech được dự báo là lĩnh
vực sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư và có
bước phát triển đột phá trong tương lai gần.
Về cơ bản, phát triển thị trường Fintech
Việt Nam hiện nay đòi hỏi việc xây dựng
không gian pháp lý giúp các doanh nghiệp
Fintech yên tâm phát triển, cũng như có các
chính sách khuyến khích phù hợp. Các cơ
quan quản lý cần phối hợp chặt chẽ nhằm
theo dõi và hiểu được các thay đổi của thị
trường cũng như có các biện pháp giúp tạo
không gian sáng tạo nhưng vẫn cân bằng
được rủi ro và các yếu tố nguy cơ từ sự phát
triển của Fintech mang lại ■
Tài liệu tham khảo
Douglas W.A., Barberis, J, N., and Buckley, R, P., (2015). The Evolution of Fintech: A New Post-Crisis Paradigm?
University of Hong Kong Faculty of Law Research Paper No. 2015/047, UNSW Law Research Paper No. 2016-
62, Dương Tấn Khoa (2019). Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tương lai
của Fintech và ngân hàng: Phát triển và đổi mới
Findexable (2019). The Global Fintech Index 2020 - The Global Fintech Index City Rankings Report. Version 1.0
-December.
Fintech Singapore (2020). A Review of Vietnam’s Fintech Industry in 2019. Available at https://fintechnews.sg/35968/
vietnam/a-review-of-vietnams-fintech-industry-in-2019/.
Đặc điểm phát triển thị trường Fintech tại Việt Nam
10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 234- Tháng 11. 2021
ISEV (2020). Fintech trong ASEAN: Từ khởi nghiệp đến lớn mạnh. Truy cập tại website
fintech-trong-asean-tu-khoi-nghiep-den-lon-manh.htm.
Mackenzie, A. (2015), “The Fintech Revolution”, London Business School Review, 28 September 2015, https://doi.
org/10.1111/2057-1615.12059.
Nghiêm Thanh Sơn và cộng sự, (2020), Hoàn thiện hệ sinh thái Công nghệ tài chính (Fintech) ở Việt Nam giai đoạn
2018-2025, Đề tài Nghiên cứu cấp Ngành Ngân hàng Nhà nước.
NHNN (2019). Hoàn thiện chính sách quản lý Fintech: Đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người dùng. Truy cập tại website
https://www.sbv.gov.vn/.
The Economist, (2021), Investment in fintech booms as upstarts go mainstream; Available at: https://www.economist.
com/finance-and-economics/2021/07/15/investment-in-fintech-booms-as-upstarts-go-mainstream
Nielsen (2017), Vietnam Smartphone Insight Report; Available at: https://www.nielsen.com/wp-content/uploads/
sites/3/2019/04/Web_Nielsen_Smartphones20Insights_EN.pdf.
Patrick, S. (2017), “Taming the Beast: A Scientific Definition of Fintech”, Journal of Innovation Management, 4 (4):
32–54. ISSN 2183-0606.
PricewaterhouseCoopers (PWC) (2017). The Global fintech report. Available at https://www.pwc.com/gx/en/industries/
financial-services/assets/pwc-global-fintech-report-2017.pdf
Trần Trọng Triết ,(2020). Fintech và những tác động tới thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam. Tạp chí Thị trường Tài
chính Tiền tệ.
Vũ Cẩm Nhung và Lại Cao Mai Phương, (2021), Fintech và xu hướng hợp tác với hệ thống ngân hàng thương mại
tại Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ. Truy cập tại: https://thitruongtaichinhtiente.vn/fintech-va-xu-
huong-hop-tac-voi-he-thong-ngan-hang-thuong-mai-tai-viet-nam-33443.html
World Bank Group. (2018). Financial Consumer Protection and New Forms of Data Processing Beyond Credit
Reporting. World Bank, Washington, DC. © World Bank.
11
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 234- Tháng 11. 2021
Tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam
Trần Thị Xuân Anh - Dương Ngân Hà
Học viện Ngân hàng
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh - Vũ Thúy Nga
Học viện Tài chính
Ngày nhận: 30/07/2021 Ngày nhận bản sửa: 19/08/2021 Ngày duyệt đăng: 21/09/2021
Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 được xem là yếu tố xúc tác hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực tài chính và quan trọng hơn là mở ra nhiều
kênh tiếp cận vốn khác nhau trên nền tảng công nghệ số như tài trợ chuỗi cung
ứng, cho vay ngang hàng hay huy động vốn cộng đồng. Bài nghiên cứu này làm rõ
nội dung về tiếp cận vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạnh công
nghiệp 4.0 dưới hai góc độ là cung và cầu về vốn trên cơ sở khung lý luận và phân
Assess to finance for SMEs in Vietnam in the context of Industrial revolution 4.0
Abstract: Industrial revolution 4.0 is considered a catalyst to support small and medium enterprises
to improve their financial capacities and more importantly, to open up many different channels
of access to capital on a digital technology platform such as supply chain financing, peer-to-peer
lending or crowdfunding. This study clarifies the content of SME capital access in the context of
Industrial revolution 4.0 from two perspectives: capital supply and demand on the basis of theoretical
framework and practical analysis in Vietnam. The research results show that although technology-
based non-traditional capital mobilization channels bring a lot of conveniences to SMEs as well as
financial institutions, in Vietnam, these mobilization channels have not yet developed and SMEs
themselves are not really ready to approach and strongly apply technology in their business activities.
Keywords: Industrial revolution 4.0, SMEs, Capital access
Anh Thi Xuan Tran
Email: anhttx@hvnh.edu.vn
Banking Academy of Vietnam
Quynh Thi Thuy Nguyen
Email: nguyenthithuyquynh@hvnh.edu.vn
Academy of Finance
Ha Ngan Duong
Email: hnd@hvnh.edu.vn
Banking Academy of Vietnam
Nga Thuy Vu
Email: vuthuynga0601@gmail.com
Academy of Finance
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_phat_trien_thi_truong_fintech_tai_viet_nam.pdf