Lối sống của thanh thiếu niên (TTN) – đối tượng của giáo dục đã và đang
bị tác động mạnh mẽ từ thói quen sử dụng công nghệ thông tin – truyền thông
(CNTT-TT) của giới trẻ. Trên cơ sở điều tra bằng bảng hỏi với 991 thanh thiếu
niên có độ tuổi từ 11-30 đang sống và làm việc ở Hà Nội và Đà Nẵng về việc sử
dụng các CNTT-TT , kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy những thanh thiếu niên
có hành vi sử dụng CNTT – TT một cách lạm dụng có những đặc điểm lối sống
mang tính tiêu cực, không phù hợp với các chuẩn mực của xã hội và ngược lại.
14 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đặc điểm lối sống của thanh thiếu niên dưới tác động của công nghệ thông tin - truyền thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận thấy nhóm TTN lạm dụng CNTT-TT lại có mối quan tâm
nhiều tới tình hình đất nước so với nhóm không lạm dụng. Điểm TB tương ứng là
2,0 và 2,09 (p.value<0,05). Theo chúng tôi, việc tiếp xúc nhiều với mạng xã hội đã
giúp cho các bạn trẻ tiếp xúc nhanh chóng với các nguồn thông tin khác nhau đặc
biệt là những thông tin về tình hình đất nước, biển đảo. Qua kiểm định hành vi dành
thời gian cập nhật tin tức về an ninh, chính tri, kinh tế của đất nước giữa hai nhóm
cũng cho kết quả tương tự. Nhóm lạm dụng CNTT dành nhiều thời gian hơn để cập
nhật thông tin này so với nhóm không lạm dụng CNTT.
Trong thời gian vừa qua, trên mạng xã hội của các bạn TTN đã có nhiều hành
động kêu gọi sự hưởng ứng của cư dân mạng về các vấn đề như các hoạt động từ
thiện, cứu trợ đồng bào bị bão lụt, trẻ em vùng cao. Qua câu hỏi, bạn đã bao giờ
tham gia hưởng ứng một lời kêu gọi của cư dân mạng hay chưa? Kết quả cho thấy ở
nhóm TTN lạm dụng CNTT có tới 41,4% thanh niên đã tham gia hưởng ứng tích cực,
trong khi số thanh niên của nhóm không lạm dụng chỉ có 29,4% đã tham gia. Tuy
nhiên cũng cần lưu ý tới cả những mặt tiêu cực trong việc sàng lọc thông tin trước
khi hành động của các bạn TTN. Bởi chúng ta biết những thông tin về tình hình đất
nước trên mạng rất nhiều, trong đó có những thông tin chính thống nhưng cũng
không ít thông tin bịa đặt, bôi xấu với dụng ý phá hoại của các thế lực thù địch. Do
đó TTN cần thận trọng trong sàng lọc thông tin trên mạng trước khi có những hành
động cụ thể, tránh trở thành quân cờ trong tay kẻ xấu.
Về lối sống, qua kiểm định hi bình phương chúng tôi thấy khá rõ mối quan hệ
tác động giữa hành vi sử dụng CNTT-TT với lối sống thể hiện trách nhiệm xã hội của
TTN với các chỉ số p.value0,1. Theo đó, những TTN có
lối sống tích cực như không tham gia vào các tổ chức chống đối, vi phạm pháp luật,
hay tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện thường rơi vào nhóm không lạm
dụng CNTT và ngược lại, những TTN có hành vi vi phạm pháp luật, hay sống bàng
quang với xã hội cũng thường rơi vào nhóm lạm dụng CNTT.
Khi so sánh điểm TB mức độ biểu hiện của lối sống giữa hai nhóm lạm dụng và
không lạm dụng, chúng tôi có kết quả như sau:
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 605
Bảng 2. So sánh điểm trung bình giữa hai nhóm về biểu hiện lối sống thể hiện tính trách
nhiệm xã hội
Lối sống Mức độ lệ thuộc N TB
Độ
lệch
chuẩn
Sai số
chuẩn
Không tham gia các hoạt động
của các tổ chức trái pháp luật
Không lệ thuộc 299 2.68 .604 .035
Hoàn toàn lệ
thuộc
132 2.58 .618 .054
Tích cực thực hiện các hoạt
động thiện nguyện vì cộng
đồng
Không lệ thuộc 299 2.21 .627 .036
Hoàn toàn lệ
thuộc
132 2.39 .575 .050
Luôn tránh liên quan đến
những rắc rối, phiền phức
(chính trị/pháp luật)
Không lệ thuộc 299 2.49 .610 .035
Hoàn toàn lệ
thuộc
132 2.26 .684 .060
Luôn đặt mục tiêu bằng mọi giá
phải kiếm được nhiều tiền để
cuộc sống được tốt hơn
Không lệ thuộc 299 1.98 .719 .042
Hoàn toàn lệ
thuộc
132 2.25 .658 .057
Luôn dành thời gian để cập
nhật tin tức về an ninh, chính
trị, kinh tế của đất nước
Không lệ thuộc 299 2.08 .731 .042
Hoàn toàn lệ
thuộc
132 2.40 .697 .061
Luôn bắt kịp xu hướng mới học
hỏi được từ nước ngoài/trên
mạng xã hội
Không lệ thuộc 296 1.95 .706 .041
Hoàn toàn lệ
thuộc
132 2.32 .713 .062
Thỉnh thoảng có vi phạm luật
giao thông
Không lệ thuộc 143 2.29 .812 .068
Hoàn toàn lệ
thuộc
114 2.32 .779 .073
Đối với hành vi thể hiện lối sống tích cực như không tham gia các hoạt động
của các tổ chức trái pháp luật, nhóm không lạm dụng CNTT biểu hiện rõ hơn với
điểm TB là 2,68 so với nhóm lạm dụng CNTT là 2,58; Dành thời gian để cập nhật
tin tức của đất nước thì nhóm lạm dụng CNTT lại biểu hiện rõ hơn với điểm TB là
2,39 so với 2,21 của nhóm còn lại. Với hành vi tích cực tham gia các hoạt động thiện
nguyện thì nhóm không lạm dụng CNTT-TT biểu hiện rõ hơn với điểm TB là 2,49.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành606
Đối với những hành vi biểu hiện lối sống tiêu cực, nhóm TTN lạm dụng CNTT có
biểu hiện rõ hơn, cụ thể: Hành vi học đòi các xu hướng từ nước ngoài biểu hiện rõ
ở nhóm lạm dụng CNTT với điểm TB là 2,32 so với nhóm không lạm dụng là 1,95;
hành vi vi phạm luật giao thông của nhóm lạm dụng cũng nhiều hơn hẳn với điểm
TB là 2,25 so với 1,98 của nhóm còn lại.
Qua phân tích trên có thể dễ dàng nhận thấy nhóm không lạm dụng CNTT-TT
dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động ngoài cộng đồng nhiều hơn so với
nhóm lạm dụng. Đây là một minh chứng cho thấy việc sử dụng CNTT-TT có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới xu hướng đạo đức và lối sống của TTN.
Như vậy, có thể nói việc sử dụng CNTT-TT của TTN có mối tương quan chặt
chẽ với xu hướng lối sống, theo đó những TTN lệ thuộc quá mức vào CNTT-TT
thường có các giá trị đạo đức và lối sống tiêu cực, đi ngược lại với mong muốn
chung của xã hội. Do đó, cần phải tìm ra được những yếu tố có ảnh hưởng quan
trọng tới hành vi sử dụng CNTT-TT của TTN và những cơ chế tác động của nó. Kết
quả nghiên cứu này là căn cứ quan trọng để chúng ta đề xuất những giải pháp phù
hợp nhằm tăng cường tính tích cực của CNTT-TT tới đạo đức, lối sống TTN và giảm
thiểu những tác động tiêu cực của nó.
4. Kết luận và kiến nghị
Tác động CNTT-TT tới đạo đức, lối sống của TTN là tác động gián tiếp thông
qua hành vi sử dụng thiết bị. Mức độ lạm dụng CNTT-TT là nhân tố làm biến đổi
những giá trị đạo đức, lối sống. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy xét ở mặt bằng
chung chúng ta thấy đa phần TTN đều thể hiện được những giá trị đạo đức phù hợp
với mong muốn chung của xã hội, chỉ một bộ phận không nhiều TTN lựa chọn một
số giá trị phản đạo đức làm kim chỉ nam cho hành động của mình.
Có thể nói, CNTT-TT thông qua hành vi sử dụng của TTN đã có mối quan hệ
chặt chẽ tới xu hướng đạo đức và lối sống của các bạn TTN, theo đó các bạn TTN
nào lạm dụng CNTT-TT thì xu hướng đạo đức, lối sống biểu hiện nhiều ở góc độ
tiêu cực. Trong khi những TTN có lối sống tích cực như không tham gia vào các tổ
chức chống đối, vi phạm pháp luật, hay tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện
thường rơi vào nhóm không lạm dụng CNTT.
Như vậy, thực tiễn cho thấy hành vi sử dụng CNTT-TT của TTN có mối quan
hệ nhân quả tới đặc điểm, lối sống của TTN biểu hiện ở các mặt hoạt động của họ
trong cuộc sống.
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 607
Khuyến nghị
Gia đình là môi trường giáo dục quan trọng trong việc định hướng, phát triển
các giá trị đạo đức và lối sống TTN. Chỉ khi nào TTN học được từ gia đình những
giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp, thì lúc đó các em mới có đủ sức đề kháng lại trước
những tác động xấu của môi trường xã hội, trong đó có những tác động tiêu cực của
CNTT-TT.
Về phía nhà trường, cần khuyến khích thanh thiếu niên sử dụng những thế
mạnh của công nghệ thông tin – truyền thông vào hoạt động một cách hiệu quả,
hướng dẫn các bạn cách sử dụng, khai thác và nghiên cứu nguồn tài liệu vô hạn trên
internet; hướng dẫn họ biết cách chọn lọc những thông tin có ích, có giá trị để tiếp
thu lĩnh hội, đồng thời giúp nhận biết những thông tin sai lệch, thông tin giả... để
phòng ngừa.
Qua các hoạt động ngoại khoá, nhà trường khuyến khích học sinh, sinh viên
tham gia tích cực vào các hoạt động này, đồng thời phát huy thế mạnh của các em
trong việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hoạt động thêm hiệu quả
và hấp dẫn. Qua đó giúp học sinh, sinh viên hứng thú hơn với các hoạt động nhà
trường và giảm bớt sự lệ thuộc vào các hoạt động trực tuyến khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trịnh Hòa Bình “Dịch vụ trò chơi trực tuyến ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế (năm 2010”) của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
2. Trần Thị Minh Đức, Lê Thị Thanh Thủy và Kiều Anh Tuấn ( 2013), Game bạo
lực với thanh thiếu niên: Phân tích từ góc độ tâm lý xã hội. NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà (2006), “Tác động của Game online tới Thanh
thiếu niên” của làm chủ trì, tiến hành năm 2006.
4. Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên (2015), Định hướng giá trị con người Việt Nam
thời kỳ đổi mới và hội nhập (Tái bản lần 2). NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
5. Lê Đức Phúc (2009), Tâm lý học Văn hoá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá
trình đổi mới và hội nhập quốc tế. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
7. Luật Thanh niên (2005), Luật số 53/2005/QH11
8. https://digitalreport.wearesocial.com/
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành608
9.
10. Eziaku K. Ukoha, Media violence and violent behavior of Nigerian youths:
Intervention strategies, Nigerian education Research and Development Council.
11. Blacke Te’Neil Lloyd, Media influence on identity formation and social competence:
Does music video impact adolescent development? Dissertation in education 2000
12. The psychology of the Internet, Wallace, PatriciaCambridge University Press, 2001
13. Savahl, Shazly; September, Roseline; Odendaal, Willem, Information and
communication technology: A descriptive study of children’s communication patterns.
South African Journal of Psychology, 2008
14. Gordon M. Hart; Effects of Video Game on Adolescents and Adults;
Cyberpsychology & Behavior 12 (2009).
15. Patricia M. Wallace, The psychology of the internet, NXB Đại học Cambridge –
Anh, 1999.
16. Ma. Regina M. Hechanova and Jennifer Czinca; Internet addiction in Asia:
Reality or Myth?;
17. Kimberly Young, Cristiano Nabuco de Abreu (4/2010), Internet addiction: A
Handbook and guide to Evaluation and Treatment; John Wiley & Sons, Inc.
. 18 Management in the 1980’s, Harold J. Leavitt and Thomas L. Whisler, Harvard
Business Review, 1958-11.
THE LIFESTYLE OF YOUNG PEOPLE IS AFFECTED BY THE USE OF ICTS
Abtracts: The lifestyle of young people is affected by the use of ICTs. Research
conducted on 991 young people living in Hanoi and Danang. Research results:
Young people who abuse ICT often have a standard deviation lifestyle
Keyword: youth; ICTs, lifestyle.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_loi_song_cua_thanh_thieu_nien_duoi_tac_dong_cua_con.pdf