Hồ chứa nước là một loại hồ nhân tạo. Chúng
được hình thành do kết quả của việc xây dựng các
công trình thủy lợi, thủy điện, cải tạo thiên nhiên
v.v. của con người. So với lịch sử hình thành của
hồ thiên nhiên thì lịch sử của hồ chứa nước rất ngắn.
8 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đặc điểm của hồ chứa nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỒ CHỨA NƯỚC
1- Giới thiệu chung
Hồ chứa nước là một loại hồ nhân tạo. Chúng
được hình thành do kết quả của việc xây dựng các
công trình thủy lợi, thủy điện, cải tạo thiên nhiên
v.v.... của con người. So với lịch sử hình thành của
hồ thiên nhiên thì lịch sử của hồ chứa nước rất ngắn.
Trên thế giới, hầu hết các hồ chứa nước đều
được hình thành trên dưới 100 năm trở lại đây.
Ở Việt Nam, các hồ chứa nước có tuổi đời cao
nhất là hơn 40 năm, còn hầu hết chỉ từ 10-30 năm trở
lại đây. Theo thống kê năm 1995 của Viện nghiên
kinh tế và qui hoạch thủy sản - Bộ thủy sản, cả nước
ta có 2.470 hồ chứa nước lớn nhỏ, với diện tích là
183.597,5 ha. Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế chúng ta sẽ còn xây dựng rất nhiều
hồ chứa nữa, đặc biệt là các hồ cỡ lớn.
2- Phân loại hồ chứa nước
2.1- Căn cứ vào tính chất hoặc nhiệm vụ chủ yếu
của hồ
Có thể chia hồ chứa nước ra thành 2 loại:
- Hồ chứa nước thủy lợi.
- Hồ chứa nước thủy điện.
Trên thực tế có nhiều hồ chứa ngoài mục đích
xây dựng chủ yếu, có thể còn kết hợp 1 hay nhiều
mục đích khác nhau như phát điện, giao thông, cải
tạo khí hậu, tăng lượng nước cho sinh hoạt hoặc hoạt
động của các khu công nghiệp.
2.2- Căn cứ vào nguồn gốc và phương pháp hình
thành
Có thể chỉ ra:
- Loại hồ do đắp đập ngăn chặn các eo ruộng
bậc thang, ngăn các đồi núi hình thành. Loại hồ
này có đặc điểm là diện tích nhỏ, độ sâu không lớn,
cấu tạo đơn giản (thường có thể gọi là ao). Diện tích
từ vài ba hecta đến vài chục hecta. Tuy diện tích nhỏ
nhưng số lượng rất nhiều, phân bố khắp nơi nên nó
có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người dân. Ví
dụ hồ Thủy Tiên (Thiên An)
- Loại hồ chứa hình thành do việc đắp đập ngăn
suối mà hình thành. Loại này số lượng cũng khá
nhiều và phân bố chủ yếu ở vùng trung du và ở miền
núi. Tính chất chủ yếu là phục vụ thủy lợi, một số
kiêm phát điện hoặc chuyên phát điện nhưng với qui
mô nhỏ.
- Loại đắp những suối nhỏ có diện tích từ vài
chục tới vài trăm hecta.
- Loại đắp những suối lớn hoặc chùm các suối
có diện tích đến gần 1000 ha. Ví dụ hồ chứa Suối Hai
có diện tích trung bình 750 ha và khi mực nước lên
cao nhất đạt 950 ha.
- Loại hồ do đắp đập ngăn các con sông nhỏ hình
thành. Loại này số lượng cũng khá nhiều và chủ yếu
phân bố ở miền núi hoặc hỗn hợp giữ trung du và
miền núi.
Tính chất chủ yếu là loại hồ thủy lợi, nhưng
thường kiêm phát điện và một số mục đích kết hợp
khác (như bổ sung nước cho khu công nghiệp, giảm
lượng lũ cho các sông lớn ở hạ lưu, kết hợp phát triển
nghề rừng, nghề cá, chăn nuôi ....).
Loại này số lượng ít hơn 2 loại trên, nhưng tổng
diện tích cũng tương đối lớn. Diện tích mỗi hồ biến
động từ 1000 - 6000ha, trung bình từ 2000-3000ha.
Lượng nước chứa trong nó từ vài triệu đến vài trăm
triệu m3.
- Loại hồ do đắp đập ngăn các con sông tương
đối lớn hình thành.
Loại này về số lượng tương đối ít và có tiếng tăm
của mỗi nước. Thuộc loại này ở Việt Nam có những
hồ chứa sau:
Thác Bà : Do ngăn sông Chảy; diện tích mặt
nước 23.400ha; dung tích 3 tỷ m3 nước và công suất
phát điện 110.000KW/h.
Hồ Hòa Bình: Do đắp đập ngăn sông Đà. Diện
tích mặt thoáng là 19.800ha; công suất phát điện 1,5
triệu KW/h.
Hồ Trị An: Ngăn sông Đồng Nai. Diện tích
trung bình là 25.000ha (khi lớn nhất là 32.400ha).
Hồ Dầu Tiếng: Có diện tích lúc lớn nhất là
27.000ha, thể tích khối nước là 1,4 tỷ m3.
- Ngoài ra trên thế giới còn có những tài liệu ghi
chép có những hồ hình thành do việc nâng cao mặt đê
của một số hồ thiên nhiên nhỏ, hoặc do đào đắp nạo
vét một khu đất lớn.
2.3- Căn cứ vào vị trí địa lý và địa hình vùng
ngập: Có thể chia hồ chứa nước ra thành hồ chứa
miền núi, trung du và vùng Tây Nguyên
2.4- Căn cứ khác: như mức độ dinh dưỡng của
nước, vào năng suất nuôi cá...
3- Đặc điểm hình thái hồ chứa
3.1- Các công trình đầu mối
Vấn đề đầu tiên cần chú ý đến đặc điểm hình thái
của hồ chứa nước là các công trình xây dựng chủ yếu
của hồ chứa nước (công trình đầu mối).
Công trình đầu mối của một hồ chứa nước thủy
nông thường bao gồm một đập ngăn nước (đập chính
và đập phụ); cống điều tiết nước; đập tràn xả lũ và hệ
thống kênh dẫn nước.
Hồ chứa nước thủy lợi kiêm phát điện thì có
thêm trạm thủy điện hoặc nhà máy thủy điện đặt ở
phía hạ lưu của đập chính.
Trong công tác chuyên môn nghề cá chúng ta
cần tìm hiểu các số liệu biểu thị đặc trưng của các
công trình đầu mối của hồ chứa nước như: chiều dài
và cao trình đập chính; chiều dài và cao trình đập
tràn; ngưỡng tràn lớn nhất; ngưỡng tràn trung bình;
lưu lượng qua tràn, lưu lượng điều tiết qua cống;
chiều dài kênh chính; chiều dài mương dẫn.v.v....
3.2- Hình thái mặt nước
Do phụ thuộc vào địa hình vùng ngập nên hình
thái mặt nước của các hồ chứa rất không giống nhau
và phức tạp hơn so với hồ thiên nhiên rất nhiều.
Nhưng tựu chung chúng có 3 dạng chủ yếu sau:
Hồ nhiều nhánh trông như bàn tay xòe: Phía
hạ lưu gần đập thì rộng, dịch dần lên thượng nguồn
thì chia ra thành nhiều nhánh dọc theo các sông, suối
chảy vào hồ. Những hồ điển hình loại này như hồ
Suối Hai (Hà Tây); Cấm Sơn (Hà Bắc); Dầu Tiếng
(Tây Ninh)....
Hồ dạng sông: Hình thành do đắp ngang
dòng sông, phía trên đập hình thành hồ, dọc hai bên
bờ sông là đồi núi. Nên hồ không trải rộng mà kéo
dài theo lòng sông cũ. Điển hình nhất là hồ Hòa Bình
(sông Đà) kéo dài 230 km; hồ Thác bà dài 80 km.
Dạng hồ thiên nhiên: Được hình thành do
đắp đập ở gần vị trí thung lũng rộng, hoặc đắp đập
ngăn mặn hình thành. Các nhánh của hồ thường ngắn,
trước đập rộng. Ở dạng này có hồ điển hình như Thác
Mơ (sông Bé); Đại Lãi (Vĩnh Phú); Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh).
NHẬN XÉT:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_9251.pdf