Đa dạng hóa hình thức huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang

Hội nhập kinh tế quốc tế trong ngành ngân hàng hiện nay đang đặt ra những cơ hội và thách thức

to lớn đối với các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam. Đòi hỏi của xu thế hội nhập và toàn

cầu hoá buộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (và các NHTM) phải cơ cấu lại cho phù

hợp. Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới hoạt động kinh doanh (trong đó có cải cách các phương thức

huy động và sử dụng vốn), nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP Công thương Việt Nam

nói riêng và các NHTM nói chung là tất yếu. Để có thể tồn tại và nâng cao được vị thế của mình

trên địa bàn đòi hỏi NHCT Hà Giang phải nỗ lực đa dạng hóa hình thức huy động và sử dụng vốn.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đa dạng hóa hình thức huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38 31 ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ GIANG Nguyễn Thị Hồng Yến1*, Trần Phạm Văn Cương1, Nguyễn Chí Dũng2 1Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 2Ngân hàng TMCP Công thương Hà Giang TÓM TẮT Hội nhập kinh tế quốc tế trong ngành ngân hàng hiện nay đang đặt ra những cơ hội và thách thức to lớn đối với các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam. Đòi hỏi của xu thế hội nhập và toàn cầu hoá buộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (và các NHTM) phải cơ cấu lại cho phù hợp. Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới hoạt động kinh doanh (trong đó có cải cách các phương thức huy động và sử dụng vốn), nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP Công thương Việt Nam nói riêng và các NHTM nói chung là tất yếu. Để có thể tồn tại và nâng cao được vị thế của mình trên địa bàn đòi hỏi NHCT Hà Giang phải nỗ lực đa dạng hóa hình thức huy động và sử dụng vốn. Từ khoá: ngân hàng thương mại,huy động vốn, sử dụng vốn, đa dạng hóa hình thức huy động vốn và sử dụng vốn ,Viettinbank Hà Giang. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG HÀ GIANG* Ngân hàng TMCP Công thương Hà Giang (VietinBank Hà Giang) (NHCT Hà Giang) được thành lập vào tháng 09/2009 và chính thức đi vào hoạt động ngày 24/11/2009. Sau gần 04 năm hình thành và phát triển, NHCT Hà Giang đã và đang dần khẳng định được vị thế năng lực của mình trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Các hoạt động chính của Chi nhánh: Huy động vốn, Cấp tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân, Thanh toán và Tài trợ thương mại, Ngân quỹ, Dịch vụ Thẻ và ngân hàng điện tử, Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tư vấn đầu tư và tài chính, cho thuê tài chính, môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán, THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG HÀ GIANG Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng TMCP Công thương Hà Giang với NHTM khác Hiện nay, NHCT Việt Nam là một trong những NHTM có vốn chủ sở hữu lớn thuộc tốp đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam. * Cùng với sự gia tăng của vốn chủ sở hữu, tỷ lệ an toàn vốn cũng có sự cải thiện đáng kể. Năm 2013, tỷ lệ an toàn vốn đạt 10,57% vượt qua tỷ lệ vốn tối thiểu là 8% mà NHNN quy định. Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Hà Giang (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Chi nhánh Giám đốc Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Khách hàng cá nhân Phòng kế toán Phòng Giao dịch Phòng Tổ chức hành chính Tổ tiền tệ kho quỹ Phòng Quản lý rủi ro Tổ tổng hợp Tổ kế toán giao dịch Tổ điện toán PGD Nguyễn Trãi PGD Vị Xuyên PGD Bắc Quang Tổ hành chính Tổ bảo vệ Tổ lái xe Các Phó giám đốc Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38 32 Bảng 1. Quy mô vốn chủ sở hữu của NHTMCP CT Việt Nam với NHTM khác TT Tên ngân hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dư (Tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) Số dư (Tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 1 NHCT Việt Nam 18.201 28.491 56,54 33.625 18,02 2 NH TMCP Ngoại thương Việt Nam 20.737 28.639 38,11 41.553 45,09 3 NH NN và PTNT Việt Nam 20.810 29.154 40,10 36.879 26,50 4 NH TMCP ĐT và PT VN 24.220 24.390 0,70 26.494 8,63 (Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2011, 2012, 2013) Nguồn vốn huy động ngân hàng TMCP Công thương Hà Giang Tính đến hết ngày 31/12/2013, vốn huy động của NHCT Hà Giang đạt 962 tỷ đồng (chiếm 22,6% thị phần huy động vốn trong toàn tỉnh). Trong số 03 NHTM hoạt động trên địa bàn, NHCT Hà Giang đứng ở vị trí thứ 03, sau ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang. Mặc dù vốn huy động của NHCT Hà Giang đứng trong tốp cuối các NHTM trên địa bàn tỉnh, thị phần huy động cũng thấp nhất song mức tăng trưởng của vốn huy động tăng khá nhanh so với cùng kỳ năm trước. Bảng 2. Thị phần huy động vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động ngành ngân hàng của NHNN Hà Giang năm 2013) NHCT Hà Giang luôn xác định tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với việc mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng và nền kinh tế nói chung. Kể từ khi thành lập, Chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn. Vì vậy, tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng khá tốt, nguồn vốn có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Số liệu huy động vốn qua 04 năm của Chi nhánh được thể hiện trên bảng 3. Về cơ cấu tiền gửi: Xét cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn chủ yếu của NHCT Hà Giang là tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Năm 2011, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 269,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 63,1% tổng nguồn huy động. Năm 2012, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 340,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 53,3% tổng nguồn huy động. Năm 2013, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 572,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 59,5% tổng nguồn huy động. STT TCTD Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dư (Tỷđ) Tỷ trọng (%) Số dư (Tỷđ) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng (%) Số dư (Tỷđ) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng (%) 1 NHNN và PTNT 1.245 49,56 1.346 46,19 8,11 1.891 44,60 40,49 2 NH TMCP ĐT và PT 750 29,86 825 28,31 10,0 1.218 28,73 47,64 3 NH Công thương 427 17,00 638 21,89 49,41 962 22,69 50,78 4 NH CSXH 21 0,84 26 0,89 23,81 30 0,71 15,38 5 NH Phát triển 4 0,16 8 0,27 100 1 0,02 -87,50 6 Các quỹ TDND cơ sở 65 2,58 71 2,45 9,23 138 3,25 94,37 Tổng cộng 2.512 2.914 16,00 4.240 45.50 Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38 33 Bảng 3. Tình hình huy động vốn của NHTMCPCT Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thực hiện Kế hoạch TSC giao Tỷ lệ hoàn thành (%) Thực hiện Kế hoạch TSC giao Tỷ lệ hoàn thành (%) Thực hiện Kế hoạch TSC giao Tỷ lệ hoàn thành (%) Tổng nguồn vốn huy động 427 500 85,4% 638 700 91,1% 962 950 101,3% (Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Giang, năm 2013) Bảng 4. Hệ thống mạng lưới, điểm giao dịch của các NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang STT Tên Ngân hàng Tổng số điểm giao dịch Trong đó CN cấp 1 CN cấp 2 PGD Quỹ tiết kiệm 1 NH NN và PTNT Hà Giang 24 1 10 8 5 2 NH TMCP Đầu tư và PT Hà Giang 4 1 3 3 NH TMCP CT Hà Giang 4 1 3 4 Quỹ tín dụng nhân dân 8 8 (Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Giang, năm 2013) Xét cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: Nguồn vốn của Chi nhánh chủ yếu là huy động bằng đồng nội tệ (chiếm khoảng 97% tổng nguồn huy động). Số tiền huy động bằng nguồn ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 3% trong tổng nguồn vốn huy động. Để đáp ứng nhu cầu cho vay ngoại tệ trong thời gian tới, chi nhánh cần áp dụng nhiều biện pháp để tăng tỷ trọng huy động của đồng ngoại tệ. Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động phù hợp với sự biến động của tổng nguồn vốn, cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế và định hướng chung của toàn hệ thống NHCT VN. Có được kết quả nêu trên, NHCT Hà Giang đã và đang áp dụng nhiều biện pháp như: - Đổi mới toàn diện hoạt động của mình, tích cực tìm kiếm và khai khác các nguồn vốn nhàn rỗi đặc biệt là nguồn vốn dân cư để đưa ra những chính sách khách hàng phù hợp nhằm duy trì nền khách hàng hiện có và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Các giải pháp cụ thể đã được triển khai ở Chi nhánh trong thời gian qua như sau: - Nâng cấp các điểm giao dịch, không ngừng đổi mới trang thiết bị hiện đại; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên giao dịch đáp ứng yêu cầu công nghệ mới - Luôn nêu cao tinh thần thái độ phục vụ tốt, tuyên truyền quảng bá hấp dẫn để khách hàng biết đến hình ảnh một NHCT đa năng và tiện ích. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG HÀ GIANG Trên địa bàn tỉnh, ngoài NHNN, ngân hàng Phát triển Việt Nam và ngân hàng Chính sách xã hội là loại hình ngân hàng có thị trường hoạt động riêng trên những lĩnh vực có tính chất xã hội, thì có 03 ngân hàng thương mại và 08 quỹ tín dụng nhân dân. Tính đến hết ngày 31/12/2013, số dư nợ của NHCT Hà Giang đạt 601,4 tỷ đồng (chiếm 15,46% thị phần cho vay của các NHTM trong toàn tỉnh). Trong số 03 NHTM hoạt động trên địa bàn, NHCT Hà Giang đứng ở vị trí thứ 03, sau ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang (chiếm 49,61% thị phần) và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Hà Giang (chiếm 29,43% thị phần). Thị phần cho vay của NHCT Hà Giang trên địa bàn tỉnh Hà Giang được thể hiện qua bảng sau: Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38 32 Bảng 5. Thị phần tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động ngành ngân hàng của NHNN Hà Giang năm 2013). Bảng 6. Tình hình sử dụng vốn của NHCT Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thực hiện Kế hoạch TSC giao Tỷ lệ hoàn thành (%) Thực hiện Kế hoạch TSC giao Tỷ lệ hoàn thành (%) Thực hiện Kế hoạch TSC giao Tỷ lệ hoàn thành (%) Thực hiện Kế hoạch TSC giao Tỷ lệ hoàn thành (%) Tổng dư nợ 23,6 30 78,7% 226,5 280 80,9% 411,5 500 82,3% 601,4 700 85,9% (Nguồn: Báo cáo của NHCT Hà Giang từ năm 2010 - 2013). Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh trong 04 năm có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Về cơ cấu dư nợ: Bảng 7. Cơ cấu dư nợ của NHCT Hà Giang giai đoạn 2010 - 2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 23,6 226,5 411,5 601,4 Trong đó: Phân theo thời gian 1. Cho vay ngắn hạn 6,7 28,3 67,3 29,9% 144,8 35,2% 220,8 36,7% 2. Cho vay trung dài hạn 16,9 71,7% 158,7 70,1% 266,7 71,8% 380,6 63,3% Phân theo TPKT 1. Cho vay cá nhân, HGD 9,4 39,8% 37,5 16,5% 65,2 15,8% 108,6 18,1% 2. Cho vay doanh nghiệp 14,2 60,2% 188,3 83,1% 345 83,8% 490 81,5% 3. Cho vay Thẻ TDQT 0 0,7 0,4% 1,3 0.4% 2,8 0,4% (Nguồn: Báo cáo của NHCT Hà Giang từ năm 2010 - 2013). STT TCTD Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dư (Tỷđ) Tỷ trọng (%) Số dư (Tỷđ) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng (%) Số dư (Tỷđ) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng (%) 1 NHNN và PTNT 1.547 55,98 1.780 53,32 15,06 1.930 49,61 8,43 2 NH TMCP ĐT và PT 863 31,23 987 29,56 14,37 1145 29,43 16,01 3 NH Công thương 226.5 8,20 411.5 12,33 81,68 601.4 15,46 46,15 4 Các quỹ TDND cơ sở 127 4,60 160 4,79 25,98 214 5,50 33,75 Tổng cộng 2.764 3.338,5 20,81 3890,4 16,53 Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38 33 Trong năm 2013, bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh đã cố gắng rất nhiều để tìm kiếm khách hàng mới, dư nợ đạt mức tăng trưởng khá, tuy nhiên xét trên góc độ phát triển khách hàng thực tế năm 2013 tại chi nhánh cũng còn nhiều hạn chế. Số lượng khách hàng quan hệ tín dụng tại chi nhánh trong năm 2013 tuy có tăng so với năm 2012 nhưng mức tăng trưởng thấp (07 khách hàng) trong đó có 02 khách hàng cho vay liên chi nhánh. Đi đôi với việc tăng trưởng tín dụng thì chất lượng tín dụng được NHCT Hà Giang đặc biệt quan tâm. Một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng quan hệ tín dụng đó là tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, nợ nhóm 02 tiềm ẩn tương lai gần của rủi ro. Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Chi nhánh đã rất chú trọng và quản lý khá tốt vấn đề nợ nhóm 02 và nợ xấu. Tính đến thời điểm hết ngày 31/12/2013, NHCT Hà Giang không phát sinh nợ nhóm 02 và nợ xấu. Với thực trạng dư nợ cho vay như đã phân tích ở trên có thể đánh giá chất lượng tín dụng của NHCT Hà Giang đến hết ngày 31/12/2013 là tốt bởi không phát sinh nợ xấu. Song không được chủ quan do bất thường của nền kinh tế chịu tác động của hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng kéo theo tiềm ẩn rủi ro không nhỏ cho đồng vốn ngân hàng. Do vậy, chi nhánh phải luôn coi trọng đến chất lượng tín dụng và phấn đấu bền bỉ vì chất lượng tín dụng để an toàn trong hoạt động kinh doanh. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ VỐN HUY ĐỘNG VỚI SỬ DỤNG VỐN 427 638 962 226.5 411.5 601.4 0 200 400 600 800 1000 1200 2011 2012 2013 Tổng huy động vốn Tổng dư nợ của khách hàng trước dự phòng rủi ro Hình 2. Mối qua hệ giữa quản lý huy động vốn và sử dụng vốn (Nguồn: Báo cáo của NHCT Hà Giang từ năm 2011 - 2013) Sự tăng trưởng về quy mô, cơ cấu vốn huy động là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Hà Giang. Tổng mức sử dụng vốn sinh lời chiếm tới 94,4% tổng nguồn vốn huy động, trong đó tín dụng chiếm 63% tổng nguồn vốn huy động còn lại thực hiện điều chuyển nội bộ, tăng năng lực vốn cho hệ thống, tài sản có khác chiếm khoảng 10%. Tăng trưởng tín dụng từ năm 2011 trở lại đây luôn đạt mức bình quân khoảng trên 50%. Năm 2011 là 89%, năm 2012 là 82%, năm 2013 là 46%. Bảng 8. Tăng trưởng tín dụng của NHCT Hà Giang ĐVT:Tỷ đồng, lần Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng nguồn vốn huy động 46 427 638 962 Ngắn hạn 39,1 384,3 587 894,6 Trung, dài hạn 6,9 42,7 51 67,4 Tổng dư nợ tín dụng 23,6 226,5 411,5 601,4 Ngắn hạn 6,7 67,3 144,8 220,8 Trung, dài hạn 16,9 158,7 266,7 380,6 Nguồn vốn NH/Dư nợ NH 5,83 5,71 4,05 4,05 Nguồn vốn trung, DH/Dư nợ Trung, dài hạn 0,41 0,27 0,19 0,18 Nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung DH 32,4 317 442,2 673,8 (Nguồn: Báo cáo của NHCT Hà Giang từ năm 2010- 2013 và kết quả tính toán của tác giả) Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38 36 Chỉ tiêu Tổng huy động vốn/tổng dư nợ được xác định là một trong những thước đo quan trọng nhất xác định tỷ lệ cân đối nguồn và sử dụng nguồn. Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm vốn huy động tài trợ cho dư nợ của ngân hàng và 1% tăng thêm của tín dụng, đầu tư thì nguồn vốn huy động thương ứng bao nhiêu %. Hiệu quả đầu tư, cho vay của nguồn vốn huy động khá cao và thường xuyên: năm 2010 là 1,9 lần, năm 2011 là 1,8 lần, năm 2012 là 1,5 lần và năm 2013 là 1,6 lần, nghĩa là tín dụng tăng thêm 1 đồng thì huy động vốn tăng thêm hơn 1 đồng. Tỷ lệ này được duy trì tương đối cao chứng tỏ Chi nhánh luôn đáp ứng nhu cầu cho vay, vừa đảm bảo khả năng chi trả. Hệ số an toàn vốn đạt 10,57% vượt qua mức tối thiểu là 9% do NHNN quy định. Về cơ cấu tín dụng còn chưa thực sự hợp lý, dư nợ ngắn hạn chiếm trung bình khoảng 30%, phần dư nợ chủ yếu là trung và dài hạn (chiếm khoảng 70%). Nếu đánh giá riêng ở cấp chi nhánh thì cơ cấu nợ như vậy là chưa đảm bảo, tuy nhiên hiện nay Ngân hàng Công thương Việt Nam đang áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đồng thời quy mô hoạt động của chi nhánh rất nhỏ so với toàn hệ thống nên vấn đề này trong ngắn hạn là không đáng lo ngại. Huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng CT Hà Giang đều có sự tăng trưởng qua các năm hoạt động. Bên cạnh tăng trưởng tín dụng bền vững, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên, tăng cường công tác xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, nâng cao chất lượng tài sản có, trích lập DPRR theo đúng quy định của NHNN, đến cuối năm 2013 chi nhánh không có nợ nhóm 2, nợ xấu. Chi nhánh luôn đảm bảo mức chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay hợp lý với mức chênh lệch từ 2% - 3%, nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG HÀ GIANG Những kết quả đạt được Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ở mức cao (Bq = 50%) Dư nợ cho vay nền kinh tế không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng (Bq > 60%) Cơ cấu sử dụng vốn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Những hạn chế Những hạn chế Hình thức huy động vốn còn đơn điệu Hình thức sử dụng vốn còn nghèo nàn Cơ cấu vốn huy động còn chưa hợp lý, cấu trúc nguồn vốn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Nguyên nhân của những hạn chế Do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới và trong nước. Hoạt động thanh toán qua Chi nhánh còn chưa thực sự mạnh, thủ tục và thời gian thực hiện còn nhiều vấn đề trăn trở. Chất lượng, số lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu. Quy định, quy trình còn chưa phù hợp với địa bàn chi nhánh. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NH TMCP CÔNG THƯƠNG HÀ GIANG Trên cơ sở định hướng và mục tiêu kinh doanh của NHCT Việt Nam đến năm 2015 đã được đề ra, NHCT Hà Giang đã đề ra mục tiêu, định hướng phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, đó là: - Mở rộng quy mô và năng lực hoạt động: Dự kiến tăng trưởng nguồn vốn hàng năm từ 50 - 60%/năm. - Mở rộng thị trường, tăng thị phần: Phấn đấu đến năm 2015 đưa tổng thị phần của NHCT Hà Giang trên địa bàn tỉnh Hà Giang đạt 40% thị phần. - Đảm bảo lợi nhuận: Lợi nhuận thu từ dịch vụ chiếm 20-30%, hạn chế triệt để nợ nhóm 2 và nợ xấu phát sinh. Định hướng huy động và sử dụng vốn Định hướng huy động vốn Mục tiêu của Chi nhánh cho kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn của mình đến năm 2015 là mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 50%, trong đó nguồn vốn dài hạn chiếm 60%. Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38 37 Định hướng sử dụng vốn Mục tiêu của Chi nhánh là mức tăng trưởng dư nợ bình quân 40%/năm; cơ cấu lại tỉ lệ dư nợ trung dài hạn/ngắn hạn là 60/40. GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG HÀ GIANG Thực hiện được mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đưa NHCT Hà Giang chiếm 40% thị phần của tỉnh Hà Giang, NHCT Hà Giang cần xây các giải pháp cụ thể như sau: Những giải pháp tổng thể * Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng và cơ sở vật chất * Đẩy mạnh ứng dụng Marketing ngân hàng * Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự *Nâng cao hiệu quả điều hành vốn Giải pháp cụ thể - Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn Đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện giao dịch thuận tiện và các biện pháp bảo đảm hợp lý giá trị tiền gửi của khách hàng (nhận gửi tiền tại nhà,). Quảng bá các sản phẩm gắn với công nghệ hiện đại (Tiết kiệm online, tiết kiệm tại ATM). Phát triển các dịch vụ tín dụng, đầu tư, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tài khoản và quản lý tài sản. Xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp. Đầu tư đổi mới và hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. Cải tiến quy trình nghiệp vụ huy động, nâng cao chất lượng công tác thanh toán, tăng cường công tác tiếp thị và mở rộng loại hình dịch vụ Ngân hàng khác. Trong thời gian tới Chi nhánh nên thành lập thêm phòng VIP, tổ tiếp thị nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới. Cần tích cực hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và thương hiệu của VietinBank. Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. Xây dựng chính sách khách hàng cũng như chính sách lãi suất thích hợp, điều chỉnh phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh doanh nhằm khuyến khích người gửi tiền. Nâng cao trình độ, thái độ, tác phong giao dịch của đội ngũ nhân viên tại các quầy giao dịch. - Đa dạng hoá các hình thức sử dung vốn Nâng cao chất lượng các hình thức sử dụng vốn hiện có. Tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tác nghiệp. Công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm. Áp dụng một số hình thức sử dụng vốn mới. Việc hoàn thiện mở rộng và nâng cao chất lượng các hình thức sử dụng vốn cũ và đang áp dụng là cần thiết. Tuy nhiên, việc mở rộng các hình thức sử dụng sẽ đáp ứng tốt hơn cho khách hàng khi vay vốn, đồng thời, cũng sẽ giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng đầu tư (Cho vay thấu chi; cho vay tiêu dùng mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhà, phương tiện đi lại; cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán...). KIẾN NGHỊ Kiến nghị với nhà nước Cải thiện môi trường kinh tế, môi trường pháp lý thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng hệ thông kiểm toán vững mạnh. Cải cách doanh nghiệp nhà nước. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Một là, cải thiện khuôn khổ quản lý, giám sát, pháp lý tạo sân chơi bình đẳng. Hai là, thực hiện tự do tài chính, nâng cao tính chủ động kinh doanh của NHTM. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam Triển khai có kết quả chương trình hiện đại hóa ngân hàng, ứng dụng chương trình giao dịch INCAS giai đoạn 2 đến 100% các chi nhánh trên toàn quốc. Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38 38 Triển khai và hoàn thiện các dịch vụ sản phẩm trọn gói. Thường xuyên nghiên cứu, sửa đổi các sản phẩm dịch vụ, quy trình phù hợp với từng vùng miền. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang, Báo cáo tổng kết các năm, 2010 - 2013. 2. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang (2012), Chiến lược phát triển Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang năm 2011 và định hướng phát triển đến năm 2015, Hà Giang. 3. NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà giang các báo cáo định hướng hoạt động ngân hàng các năm tới 2010 - 2032 4. Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội. SUMMARY DIVERSIFICATION AND FORMS OF CAPITAL MOBILIZATION AND USE AT VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE – HA GIANG BRANCH Nguyen Thi Hong Yen1*, Tran Pham Van Cuong1, Nguyen Chi Dung2 1College of Economics & Business Administration - TNU 2VietinBank – Ha Giang Branch Currently, the international economic integration in banking sector poses opportunities andt remendous challenges for Vietnam commercial banks. The integration trend and globalization requires and forces Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (and commercial banks) to restructure accordingly. Therefore, the demand for innovation in business activities (including the reform the modes of capital mobilization and use) and enhancement of competitive capacity of Vietnam Commercial Joint Stock Bank for Industry and Trade in particular and the commercial banks in general is inevitable. In order for survival and improvement of its position in the province, VietinBank – Ha Giang Branch requires efforts to diversify forms of capital mobilization and use. Key words: Commercial banks, capital mobilization, capitaluse, diversification offorms ofcapital mobilization and use, Viettinbank – Ha Giang Branch Ngày nhận bài:10/6/2014; ngày phản biện:25/6/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014 Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfda_dang_hoa_hinh_thuc_huy_dong_von_va_su_dung_von_tai_ngan_h.pdf