Cuốn sách Thuật toán mã hóa và ứng dụng
Mật mã(Cryptography) là ngành khoa học là ngành nghiên cứu các kỹthuật toán học
nhằm cung cấp các dịch vụbảo vệthông tin [44]. Đây là ngành khoa học quan trọng,
có nhiều ứng dụng trong đời sống – xã hội.
Khoa học mật mã đã ra đời từhàng nghìn năm. Tuy nhiên, trong suốt nhiều thếkỷ, các
kết quảcủa lĩnh vực này hầu nhưkhông được ứng dụng trong các lĩnh vực dân sự
thông thường của đời sống – xã hội mà chủyếu được sửdụng trong lĩnh vực quân sự,
chính trị, ngoại giao. Ngày nay, các ứng dụng mã hóa và bảo mật thông tin đang được
sửdụng ngày càng phổbiến trong các lĩnh vực khác nhau trên thếgiới, từcác lĩnh vực
an ninh, quân sự, quốc phòng , cho đến các lĩnh vực dân sựnhưthương mại điện tử,
ngân hàng
Với sựphát triển ngày càng nhanh chóng của Internet và các ứng dụng giao dịch điện
tửtrên mạng, nhu cầu bảo vệthông tin trong các hệthống và ứng dụng điện tửngày
càng được quan tâm và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các kết quảcủa khoa học mật
mã ngày càng được triển khai trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống – xã hội,
trong đó phải kể đến rất nhiều những ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực dân sự, thương
mại.Các ứng dụng mã hóa thông tin cá nhân, trao đổi thông tin kinh doanh, thực hiện
các giao dịch điện tửqua mạng. đã trởnên gần gũi và quen thuộc với mọi người.
Cùng với sựphát triển của khoa học máy tính và Internet, các nghiên cứu và ứng dụng
của mật mã học ngày càng trởnên đa dạng hơn, mởra nhiều hướng nghiên cứu chuyên
sâu vào từng lĩnh vực ứng dụng đặc thù với những đặc trưng riêng. Ứng dụng của khoa
học mật mã không chỉ đơn thuần là mã hóa và giải mã thông tin mà còn bao gồm nhiều
vấn đềkhác nhau cần được nghiên cứu và giải quyết, ví dụnhưchứng thực nguồn gốc
2
nội dung thông tin (kỹthuật chữký điện tử), chứng nhận tính xác thực vềngười sởhữu
mã khóa (chứng nhận khóa công cộng), các quy trình giúp trao đổi thông tin và thực
hiện giao dịch điện tửan toàn trên mạng.
Các ứng dụng của mật mã học và khoa học bảo vệthông tin rất đa dạng và phong phú;
tùy vào tính đặc thù của mỗi hệthống bảo vệthông tin mà ứng dụng sẽcó các tính
năng với đặc trưng riêng. Trong đó, chúng ta có thểkểra một sốtính năng chính của
hệthống bảo vệthông tin:
• Tính bảo mật thông tin: hệthống đảm bảo thông tin được giữbí mật. Thông
tin có thểbịphát hiện, ví dụnhưtrong quá trình truyền nhận, nhưng người tấn
công không thểhiểu được nội dung thông tin bị đánh cắp này.
• Tính toàn vẹn thông tin: hệthống bảo đảm tính toàn vẹn thông tin trong liên
lạc hoặc giúp phát hiện rằng thông tin đã bịsửa đổi.
• Xác thực các đối tác trong liên lạc và xác thực nội dung thông tin trong liên
lạc.
• Chống lại sựthoái thác trách nhiệm: hệthống đảm bảo một đối tác bất kỳ
trong hệthống không thểtừchối trách nhiệm vềhành động mà mình đã thực
hiện
Những kết quảnghiên cứu vềmật mã cũng đã được đưa vào trong các hệthống phức
tạp hơn, kết hợp với những kỹthuật khác để đáp ứng yêu cầu đa dạng của các hệthống
ứng dụng khác nhau trong thực tế, ví dụnhưhệthống bỏphiếu bầu cửqua mạng, hệ
thống đào tạo từxa, hệthống quản lý an ninh của các đơn vịvới hướng tiếp cận sinh
trắc học, hệthống cung cấp dịch vụ đa phương tiện trên mạng với yêu cầu cung cấp
dịch vụvà bảo vệbản quyền sởhữu trí tuệ đối với thông tin số.
3
Khi biên soạn tập sách này, nhóm tác giảchúng tôi mong muốn giới thiệu với quý độc
giảnhững kiến thức tổng quan vềmã hóa và ứng dụng, đồng thời trình bày và phân
tích một sốphương pháp mã hóa và quy trình bảo vệthông tin an toàn và hiệu quả
trong thực tế.
Bên cạnh các phương pháp mã hóa kinh điển nổi tiếng đã được sửdụng rộng rãi trong
nhiều thập niên qua nhưDES, RSA, MD5 , chúng tôi cũng giới thiệu với bạn đọc
các phương pháp mới, có độan toàn cao nhưchuẩn mã hóa AES, phương pháp ECC,
chuẩn hàm băm mật mã SHA224/256/384/512 Các mô hình và quy trình chứng
nhận khóa công cộng cũng được trình bày trong tập sách này.
Nội dung của sách gồm 10 chương. Sau phần giới thiệu tổng quan vềmật mã học và
khái niệm vềhệthống mã hóa ởchương 1, từchương 2 đến chương 5, chúng ta sẽ đi
sâu vào tìm hiểu hệthống mã hóa quy ước, từcác khái niệm cơbản, các phương pháp
đơn giản, đến các phương pháp mới nhưRijndael và các thuật toán ứng cửviên AES.
Nội dung của chương 6 giới thiệu hệthống mã hóa khóa công cộng và phương pháp
RSA. Chương 7 sẽtrình bày vềkhái niệm chữký điện tửcùng với một sốphương
pháp phổbiến nhưRSA, DSS, ElGamal. Các kết quảnghiên cứu ứng dụng lý thuyết
đường cong elliptic trên trường hữu hạn vào mật mã học được trình bày trong chương
8. Chương 9 giới thiệu vềcác hàm băm mật mã hiện đang được sửdụng phổbiến như
MD5, SHS cùng với các phương pháp mới được công bốtrong thời gian gần đây như
SHA-256/384/512. Trong chương 10, chúng ta sẽtìm hiểu vềhệthống chứng nhận
khóa công cộng, từcác mô hình đến quy trình trong thực tếcủa hệthống chứng nhận
khóa công cộng, cùng với một ví dụvềviệc kết hợp hệthống mã hóa quy ước, hệ
thống mã hóa khóa công cộng và chứng nhận khóa công cộng đểxây dựng hệthống
thư điện tửan toàn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuat_toan_ma_hoa_va_ung_dung.pdf