Sau khi đọc bài “Kiếm 100 triệu/1 giờ nhờ cổ phiếu” nhiều bạn liền hỏi tôi
nếu muốn tìm hiểu thêm về đầu tư chứng khoán thì có thể học ở đâu. Một số
bạn thì than phiền rằng những lớp học chứng khoán và sách báo về chứng
khoán trình bày khó hiểu quá, vậy có tài liệu hay website nào dạy cách đầu tư
một cách ngắn gọn và dễ hiểu không.
Để học về đầu tư(đầu tư bất kỳ thứ gì, không chỉ chứng khoán) thì không gì tốt
hơn bằng hãy đọc cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” (The Intelligent Investor)
của Benjamin Graham. Có thể phần lớn người ở Việt Nam chưa nghe về cuốn sách
này, nhưng có thể so sánh như sau: cuốn sách này có thể xem như là Kinh Thánh
trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Nó dựng lên nền tảng để từ đó bao nhiêu thế
hệ nhà đầu tư và học giả phát triển thành các lý thuyết và phương pháp đầu tư hiện
đại mà thế giới hiện đang áp dụng.
Cuốn sách xuất bản năm 1949. Có rất nhiều câu chuyện lý thú xung quanh cuốn
sách và tác giả của nó. Chẳng hạn, rất nhiều bạn trẻ thời đó sau khi đọc cuốn sách
đã tìm đến lớp học về đầu tư của tác giả Benjamin Graham. Nhờ lớp học đó, hầu
hết những học trò của Graham sau này đều trở thành triệu phú và tỉ phú nhờ kinh
doanh và đầu tư, trong đó nổi bất nhất chính là Warren Buffett (người giàu thứ hai
thế giới hiện nay, chỉ sau Bill Gates). Buffett là học trò duy nhất nhận được điểm
A+ trong suốt sự nghiệp dạy học của Graham; và cũng giống như một số học trò
khác, Buffet xem Graham là người cha thứ hai của mình. Sau này họ thậm chí còn
lấy tên của thầy Graham để đặt tên cho con trai của mình để ghi nhận sự ảnh
hưởng lớn lao của Graham đối với họ (đó là theo văn hóa của người Mỹ, còn
người Việt không bao giờ làm vậy).
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Cuốn sách Nhà đầu tư thông minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà đầu tư thông minh - Phần 1
Sau khi đọc bài “Kiếm 100 triệu/1 giờ nhờ cổ phiếu” nhiều bạn liền hỏi tôi
nếu muốn tìm hiểu thêm về đầu tư chứng khoán thì có thể học ở đâu. Một số
bạn thì than phiền rằng những lớp học chứng khoán và sách báo về chứng
khoán trình bày khó hiểu quá, vậy có tài liệu hay website nào dạy cách đầu tư
một cách ngắn gọn và dễ hiểu không.
Để học về đầu tư (đầu tư bất kỳ thứ gì, không chỉ chứng khoán) thì không gì tốt
hơn bằng hãy đọc cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” (The Intelligent Investor)
của Benjamin Graham. Có thể phần lớn người ở Việt Nam chưa nghe về cuốn sách
này, nhưng có thể so sánh như sau: cuốn sách này có thể xem như là Kinh Thánh
trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Nó dựng lên nền tảng để từ đó bao nhiêu thế
hệ nhà đầu tư và học giả phát triển thành các lý thuyết và phương pháp đầu tư hiện
đại mà thế giới hiện đang áp dụng.
Cuốn sách xuất bản năm 1949. Có rất nhiều câu chuyện lý thú xung quanh cuốn
sách và tác giả của nó. Chẳng hạn, rất nhiều bạn trẻ thời đó sau khi đọc cuốn sách
đã tìm đến lớp học về đầu tư của tác giả Benjamin Graham. Nhờ lớp học đó, hầu
hết những học trò của Graham sau này đều trở thành triệu phú và tỉ phú nhờ kinh
doanh và đầu tư, trong đó nổi bất nhất chính là Warren Buffett (người giàu thứ hai
thế giới hiện nay, chỉ sau Bill Gates). Buffett là học trò duy nhất nhận được điểm
A+ trong suốt sự nghiệp dạy học của Graham; và cũng giống như một số học trò
khác, Buffet xem Graham là người cha thứ hai của mình. Sau này họ thậm chí còn
lấy tên của thầy Graham để đặt tên cho con trai của mình để ghi nhận sự ảnh
hưởng lớn lao của Graham đối với họ (đó là theo văn hóa của người Mỹ, còn
người Việt không bao giờ làm vậy).
Bản thân tôi khi đọc xong cuốn sách (mất gần 1 năm trời) cũng cảm nhận điều
tương tự. Nó hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của tôi về đầu tư, kinh doanh, và những
mặt khác trong cuộc sống. Và tôi nghĩ nó cũng có thể giúp bạn có điều tương tự
như vậy.
Tôi viết bài viết này nhằm 2 mục đích:
1. Là phần tiếp theo của bài “Kiếm 100 triệu/1 giờ nhờ cổ phiếu”, trong đó tôi nêu
rõ quan điểm cách đầu tư phù hợp với mọi người là không nên phí thời gian vào
những thứ không phù hợp với họ, khi đó họ sẽ có được lợi nhuận rất thỏa đáng so
với công sức bỏ ra. Còn bài viết này phục vụ cho những ai có tham vọng đạt được
lợi nhuận cao hơn mức đó, và đang trên đường tìm kiếm một chiến lược đầu tư
đáng tin cậy cho riêng mình.
2. Tóm tắt lại nội dung cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh”. Tôi rất ngạc nhiên
rằng những nguyên lý đầu tư vô cùng quý giá, dù rất đơn giản và dễ hiểu, của
Graham lại không được phổ biến ở Việt Nam. Tôi gọi những nguyên lý này là
phần Toán học cơ bản mà bất kỳ ai cũng phải học qua nếu muốn bắt đầu nghiên
cứu Vật lý. Rất nhiều người học về đầu tư (phần Vật lý) ở Việt Nam hiện nay chưa
hề được trang bị phần “Toán học cơ bản” này.
Thị giá và giá trị
Theo Graham, khi đầu tư vào bất kỳ cái gì, bạn nên quan tâm đến hai và chỉ hai
khái niệm:
- Thị giá (price): là số tiền mà bạn cần bỏ ra.
- Giá trị (value): là thứ mà bạn sẽ nhận lại được trong tương lai.
Thị giá thì dễ hiểu quá phải không? Nhưng làm sao biết trước được giá trị? Chúng
ta sẽ thử xét ví dụ sau: một nữ sinh vừa tốt nghiệp Tú tài đang cân nhắc xem có
nên đi du học bậc Đại học ở nước ngoài hay không. Thời gian học là 4 năm, và
tổng chi phí là 40 ngàn đô la, trả hết ngay từ ban đầu (do Lãnh sự quán yêu cầu số
tiền 40 ngàn phải có sẵn ngay trong tài khoản ngân hàng). Hãy xem đây là một
quyết định đầu tư, và chỉ xét đến khía cạnh kinh tế, liệu cô bé có nên đi học hay
không?
Thị giá ở đây chính là số tiền 40 ngàn đô la phải bỏ ra.
Còn cách tính giá trị đơn giản nhất là xác định số tiền mà cô bé sẽ kiếm được sau
khi tốt nghiệp. Sau 4 năm, cô bé sẽ về Việt Nam làm việc với mức lương khởi
điểm là 400 đô la/tháng, nghĩa là 4,800 đô la/năm. Cô bé cũng tin rằng với năng
lực của mình, mỗi năm cô bé sẽ được tăng lương trung bình 25%/năm (bản thân
tôi nằm mơ cũng không dám nghĩ mình có được mức tăng lương như vậy, nhưng
không sao, phụ nữ thường hay mơ mộng mà). Nghĩa là, đến năm thứ hai, cô bé sẽ
kiếm được 6,000 đô la; năm kế tiếp là 7,500 đô la.
Nhưng cô bé chỉ muốn làm việc trong 6 năm thôi, sau đó cô bé sẽ lấy chồng và
nghỉ việc! Vậy số tiền tổng cộng sau 6 năm làm việc là:
4,800 + 6,000 + 7,500 + 9,380 + 11,730 + 14,660 = 54,070
Bỏ ra 40 ngàn và thu được 54 ngàn, vậy đây là quyết định đầu tư đúng đắn?
Không hẳn, ở đây cô bé cần lưu ý rằng giá của đồng tiền sẽ thay đổi theo thời gian.
Chẳng hạn, nếu tôi có 100 đồng và quyết định bỏ vào ngân hàng với lãi suất 8%,
thì sau 1 năm tôi sẽ có 108 đồng (100 đồng vốn + 8 đồng lãi suất). Hay nói cách
khác, số tiền 108 đồng ở tương lai 1 năm sau sẽ chỉ tương đương với 100 đồng ở
hiện tại thôi. Nếu có 2 lựa chọn: 1) nhận 100 đồng ngay bây giờ, hoặc 2) nhận 100
đồng sau 1 năm; thì tôi sẽ chọn ngay cách 1, vì có được 100 đồng trong tay tôi sẽ
bỏ vào ngân hàng để 1 năm sau có được 108 đồng, thay vì chỉ có 100 đồng nếu
chọn cách 2.
Vì vậy, 4,800 đô la ở 5 năm sau (4 năm học + 1 năm làm việc), tính theo lãi suất
8%/năm thì chỉ tương đương 3,267 đô la ở hiện tại, tương tự cho các năm sau đó.
Để đánh giá khoản đầu tư một cách chính xác, ta cần phải quy đổi dòng tiền trong
các năm ở tương lai về hiện tại, để so sánh với số tiền 40 ngàn bỏ ra ban đầu. Cô
bé đã thực hiện bảng tính toán sau:
Giá trị hiện tại (GTHT) của tổng số tiền giờ đây chỉ còn 29,150 đô la thôi. Rõ ràng
nếu chỉ xét về khía cạnh kinh tế thì đây là một quyết định đầu tư quá tồi. Lời
khuyên: cô bé nên đi tìm khóa học khác, hoặc thậm chí có thể xem xét việc lấy
chồng ngay bây giờ.
Ở trên là một ví dụ hết sức đơn giản khi phân tích theo trường phái đầu tư giá trị
(Benjamin Graham được xem như là tổ sư của trường phái này). Khi phân tích một
doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng tương tự: 40 ngàn chính là số tiền phải bỏ ra (thị
giá); còn số tiền lương kiếm được trong tương lai chính là dòng tiền từ lợi nhuận
mà doanh nghiệp đó sẽ sinh ra trong tương lai, bạn sẽ dự đoán dòng tiền và từ đó
tính ra giá trị của khoản đầu tư đó.
Khắc phục điểm yếu lớn nhất của người Việt
Benjamin Graham có nói ngay ở đầu cuốn sách rằng: kẻ thù lớn nhất của nhà đầu
tư chính là bản thân anh ta. Nghĩa là, phần lớn những sai lầm mà nhà đầu tư mắc
phải không phải xuất phát từ những nguyên nhân khách quan (công ty đột nhiên
phá sản, ban lãnh đạo gian dối, rủi ro thị trường,...) mà là do chính sai lầm chủ
quan mà nhà đầu tư tự gây ra. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam: phần lớn mọi
người thường lo lắng và đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan (có thể xem các bài
phỏng vấn trực tuyến gần đây) hơn là tự nhìn lại chính bản thân mình.
Ở đây tôi thử phân tích điểm yếu lớn nhất của người Việt khi đầu tư. Vâng, nói
một cách ngắn gọn là thế này: người Việt rất hám của rẻ. Trong con mắt người
nước ngoài, người Việt rất hà tiện, chứ không biết tiết kiệm.
Người hà tiện là người chỉ biết nghĩ đến thị giá. Còn người tiết kiệm là người biết
dung hòa giữa thị giá và giá trị.
Phần trình bày ngay phía sau đặc biệt quan trọng cho bất kỳ ai muốn bước vào thế
giới đầu tư. Thậm chí nếu bạn không quan tâm đến đầu tư, bạn cũng cần biết đến
những điều sau đây để có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc mua sắm, tiêu xài. :-D
Ví dụ 1. Trước kia tôi thường rất hay bị bạn bè và đồng nghiệp chê cười vì cách
tôi bỏ tiền cho các bữa ăn sáng ở bên ngoài. Bữa ăn sáng của tôi tốn khoảng 6-8
ngàn đồng, trong khi những người đó khoe rằng họ chỉ ăn xôi, bánh,... mất 1-2
ngàn đồng. Với những bữa sáng rẻ như vậy, chẳng trách họ mới làm việc hoặc học
tập đến 10 giờ sáng là hoa mắt, buồn ngáp, uể oải. Điều hài hước nữa là sau bữa
sáng họ tiếp tục phải bỏ thêm tiền để mua thêm nhiều thứ khác để ăn cho đỡ đói và
mệt! Nghĩa là nếu tính số tiền thực sự đã bỏ ra, và xét thêm việc năng suất lao
động bị giảm vì ham của rẻ lúc đầu, cái giá 1-2 ngàn đồng chẳng còn hời một tí
nào. Tôi ước họ có thể tham khảo bữa ăn của người Nhật: rất mắc, nhưng nhờ ăn
uống như vậy mà người Nhật có thể làm việc với 100% khả năng cho đến 70 tuổi
mà vẫn chạy tốt; còn phần lớn người Việt không đủ sức làm 50% của khả năng
cho đến năm 35 tuổi. Cho dù điều kiện kinh tế khó khăn đến thế nào, người Nhật
cũng sẵn sàng đầu tư thích đáng cho bữa ăn.
Ví dụ 2. Một số bạn của tôi khi mua xe gắn máy đều chọn xe Trung Quốc. Lý do
duy nhất: giá rẻ. Họ lý luận rằng xe Trung Quốc chỉ có 5 triệu, còn xe Nhật
(second-hand) thì mắc gấp đôi. Về thị giá thì đúng là xe Trung Quốc hấp dẫn.
Nhưng nếu xét đến chất lượng thì khác. Nếu xét đến số tiền phải bỏ ra để tút và
sửa để xe Trung Quốc có thể chạy được, rồi xét đến tuổi thọ sử dụng, xét đến độ
an toàn cho người lái,... tất cả cấu thành nên một con số gọi là “giá trị” cho chiếc
xa, và đem so sánh với thị giá bỏ ra, kết quả không hẳn là xe Trung Quốc lúc nào
cũng hấp dẫn hơn.
Qua hai ví dụ trên, chúng ta thấy rằng người Việt thường chỉ nghĩ đến thị giá khi
mua món đồ gì đó. “Phương pháp” phân tích được nhiều người áp dụng là: so sánh
thị giá của các món đồ với nhau để lựa chọn cái tốt nhất. Ngoài ra còn một “trường
phái” nữa cũng rất phổ biến, nhất là ở phái nữ: so sánh giá của từng thời điểm. Ví
dụ 3: phần lớn những thứ hàng hiệu như điện thoại di động, quần áo thời trang,
giày dép đều có giá bán cao hơn rất nhiều so với giá trị sử dụng thực sự mà chúng
đem lại. Bạn gái của tôi chưa muốn mua đôi giày có giá 1 triệu đồng vì quá mắc,
nhưng nếu chỉ cần nghe thông tin sale off 30% (giá chỉ còn 700 ngàn đồng) thì bảo
đảm sẽ đứng ngồi không yên liền. Thay vì so sánh thị giá và giá trị, thì bây giờ bạn
gái của tôi chỉ suy nghĩ giữa giá bán trước và sau khi giảm giá!
Bước đầu tiên để đầu tư khôn ngoan là phải biết mua rẻ. Mua rẻ có nghĩa là mua
với thị giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị. Chú ý: thị giá cao không có nghĩa là
mắc, và thị giá thấp càng không có nghĩa là rẻ. Thị giá giảm đi đáng kể (giày sale
off, hàng xách tay trốn thuế, chứng khoán rớt giá,...) cũng không có nghĩa là nó đã
rẻ để đầu tư
Ví dụ 4. Gần đây tôi được biết những người mua xôi giá 1-2 ngàn ở ví dụ 1 đang
chơi chứng khoán. Khỏi nói chắc bạn cũng đoán được họ mua bán thế nào. Họ
chê cổ phiếu trên sàn tập trung có thị giá mắc quá (có mã lên đến 300-400 ngàn/cổ
phiếu), nên ào sang chơi thị trường OTC (có thể hiểu là chợ đen), vì ở đó thị giá
cổ phiếu còn rất rẻ (có cái chỉ 10-20 ngàn/cổ phiếu). Hoặc là nếu các cổ phiếu
Blue Chip (những cổ phiếu được thị trường kỳ vọng như Kinh Đô, REE,
Vinamilk,...) có thị giá quá cao thì họ sẽ ào sang chơi các cổ phiếu Penny Stock
(những cổ phiếu có thị giá siêu rẻ) .
Tôi đã thử tìm hiểu cách “phân tích” cổ phiếu của những người mới bắt đầu chơi,
và phát hiện ra nhiều điểm lý thú. Thông tin đầu tiên mà họ tìm đến là bảng giá
chứng khoán vào cuối mỗi ngày (trên báo, website, bản tin chứng khoán...). Bất kỳ
bảng giá nào cũng có ít nhất 2 cột: mã cổ phiếu và thị giá trong ngày. Và đó chính
là thông tin duy nhất mà họ dùng để “phân tích”. Chỉ có 2 cột thì họ phân tích thế
nào? Rất đơn giản: họ so sánh các dòng trong bảng giá với nhau! Ví dụ họ so sánh
2 dòng sau:
Cp Giá
BBC 48
KDC 220
Và họ kết luận rằng Bánh kẹo Biên Hòa (BBC) hấp dẫn hơn Kinh Đô (KDC)!
(Còn nhớ những người bạn mua xe Trung Quốc chứ không mua xe Nhật
chứ?)
Một số người thì “hàn lâm” hơn, ngoài bảng giá thì họ còn nhìn vào biểu đồ thị giá
của từng cổ phiếu. Khi họ thấy thị giá hiện thời của cổ phiếu nào đó đang xuống
thấp nhất so với 3 tháng trước, họ sẽ đinh ninh rằng cổ phiếu đó đang rất rẻ! (Còn
nhớ người bạn gái ham mua đồ sale off chứ?).
Phân tích đầu tư không phải như vậy! Đừng bao giờ phí hết thời gian để đọc bảng
giá hoặc xem đồ thị, vì chúng chỉ cho ta biết một biến duy nhất: thị giá. Bạn không
thể nhìn thấy cột giá trị trong bất kỳ bảng giá nào cả.
Bà Năm bán phở có dạy tôi rằng: đừng hà tiện, thay vì vậy hãy biết tiết kiệm. Vì
nếu hà tiện thì cả đời của cháu sẽ mãi nghèo khổ, cho dù cháu có kiếm được nhiều
tiền đi nữa. Nhưng nếu cháu biết tiết kiệm, cháu sẽ luôn sung túc, cho dù cháu
không kiếm được nhiều tiền như người khác.
Bà Năm còn dạy rằng người xưa thường khuyên mình khi mua cái gì cũng
phải xét đủ cả 3 yếu tố: rẻ, bền, đẹp. Nếu cháu chỉ chăm chăm nghĩ đến “rẻ”,
chắc chắn cháu sẽ thất bại khi đầu tư cổ phiếu.
Phần 1 của bài viết đã giới thiệu khái niệm cơ bản về đầu tư giá trị, đồng thời giúp
cho bạn khắc phục được điểm yếu lớn nhất của mình: tâm lý chỉ nghĩ đến thị giá
chứ không cần xét đến giá trị. Phần kế tiếp sẽ giúp bạn áp dụng phương pháp đầu
tư giá trị vào cổ phiếu cụ thể như thế nào.