Từ ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu (giàn khoan Hải Dương 981) cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc còn hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu Cảnh sát biển của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn dùng hàng chục máy bay quần trên không phận thuộc lãnh hải Việt Nam để uy hiếp Cảnh sát biển Việt Nam.
Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2014 Chính quyền nhà nước Việt Nam đã tổ chức họp báo nhằm tố cáo hành động của Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Bất chấp thiện chí của Việt Nam và Pháp luật Quốc tế, phía Trung Quốc đã tố ngược lại Việt Nam dùng tàu Cảnh sát biển đâm, va vào tàu bảo vệ giàn khoan (Hải Dương 981) của Trung Quốc, và lên tiếng đe dọa dùng vũ lực và“dạy cho Việt Nam một bài học”
12 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh Trung học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI VIẾT DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình
Trường THPT Lương Thế Vinh
Địa chỉ: KP2 – Phường Ba Đồn – TX Ba Đồn – Quảng Bình
Điện thoại: 0523512462 hoặc 052 3514658
Email:http:
Thông tin về thí sinh (hoặc nhóm không quá hai thí sinh):
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Trang
Ngày sinh: 27-11-1998 Lớp: 11A1
2. Họ và tên: Nguyễn Văn Thương
Ngày sinh: 01-12-1998 Lớp: 11A6
1. TÊN TÌNH HUỐNG
“TRUNG QUỐC ĐẶT GIÀN KHOAN TRÁI PHÉP SÂU VÀO VÙNG THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM”
Từ ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu (giàn khoan Hải Dương 981) cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc còn hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu Cảnh sát biển của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn dùng hàng chục máy bay quần trên không phận thuộc lãnh hải Việt Nam để uy hiếp Cảnh sát biển Việt Nam.
Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2014 Chính quyền nhà nước Việt Nam đã tổ chức họp báo nhằm tố cáo hành động của Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Bất chấp thiện chí của Việt Nam và Pháp luật Quốc tế, phía Trung Quốc đã tố ngược lại Việt Nam dùng tàu Cảnh sát biển đâm, va vào tàu bảo vệ giàn khoan (Hải Dương 981) của Trung Quốc, và lên tiếng đe dọa dùng vũ lực và“dạy cho Việt Nam một bài học”
Rõ ràng, hành động trên của Trung Quốc không những xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam mà còn vi phạm Luật pháp Quốc tế và những Cam kết của Trung Quốc đối với khối ASEAN.
Hành động đó của Trung Quốc, đã thôi thúc chúng em có những suy nghĩ và hành động để khẳng định chủ quyền và bảo vệ lãnh thổ biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, xứng đáng với những gì cha ông ta đã dày công gây dựng.
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Lãnh thổ quốc gia, dân cư và Nhà nước có chủ quyền là 3 yếu tố cơ bản cấu thành một quốc gia, trong đó lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Lãnh thổ quốc gia xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và được xác định bởi đường biên rõ ràng. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia dân tộc, đặc biệt là Việt Nam “Dựng nước đi đôi với giữ nước”. Mỗi người dân Việt Nam đều ghi nhớ lời dặn của Bác Hồ kính yêu:
“ Các vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm thiêng liêng không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc và đất nước ta phát triển bền vững. Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi của dân tộc Việt Nam. Quan điểm tư tưởng đó được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, tập trung chủ yếu ở Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Trung Quốc là một nước lớn, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới hiện nay, nhưng Trung Quốc luôn có tham vọng bá quyền xâm lược đất nước Việt Nam. Từ thực tế lịch sử cho thấy: dân tộc Việt Nam ở mọi thời đại đều quật cường bất khuất, quyết tâm chống lại các thế lực xâm lược từ phương Bắc để giữ vững bờ cõi biên cương, duy trì nền độc lập tự chủ bảo vệ truyền thống văn hóa và lãnh thổ nước nhà.
Chúng em là thế hệ trẻ, đang ngồi trên ghế nhà trường, vô cùng bất bình và căm phẫn trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, hành động đó đã làm rạn nứt mối quan hệ truyền thống tốt đẹp của Việt Nam và Trung Quốc được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong 16 chữ vàng "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" và “4 tốt”: "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt". Nghiêm trọng hơn là đã xâm phạm đến chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam. Vì vậy, chúng em muốn lên tiếng và có những hành động cụ thể xứng đáng với truyền thống và công lao to lớn của cha ông, xứng đáng là thế hệ trẻ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của học sinh trường THPT Lương Thế Vinh mang tên danh nhân văn hóa đất Việt.
3. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Sử dụng các phương pháp chính:
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, thống kê.
Phương pháp điều tra thực địa.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình, sự kiện.
Phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia, các thầy cô giáo.
Tìm kiếm nguồn thông tin, tư liệu từ Internet, báo chí, thư viện.
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết tình huống, ta có:
Môn Lịch sử: Những bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền lãnh thổ quốc gia (bao gồm cả chủ quyền biển đảo (Lịch sử khối 10 ban cơ bản ở các bài 14, 15,17). Cùng những hiểu biết về truyền thống lịch sử của bản thân.
Môn Địa lý: Đặc điểm địa lý lãnh thổ, chủ quyền biển đảo Việt Nam và những tiềm năng lớn.
Môn Văn học: Những bài thơ, áng văn của cha ông ta khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia (Ngữ văn lớp 7(cơ bản), bài 5 “Nam quốc sơn hà”; Ngữ văn 10 (cơ bản), bài “Đại cáo bình Ngô”)
Môn GDCD: Tính chính nghĩa của Luật pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam và Luật pháp Quốc tế. Tuyên truyền những thông tin, bằng chứng về chủ quyền lãnh thổ và hướng giải quyết khi có tình huống tương tự xảy ra (GDCD lớp 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc...).
Âm nhạc - nghệ thuật: Sử dụng các bài hát về biển đảo Việt Nam.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
a. Thực trạng:
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có mối quan hệ “núi liền núi, sông liền sông”, có đường biên giới trên đất liền và trên biển Trải qua nhiều triều đại phong kiến từ thời Tần, Hán đến thời Minh, Thanh và cho đến thời hiện đại, các chính quyền Trung Quốc có truyền thống gây hấn, can thiệp và xâm lược với Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với tham vọng độc chiếm Biển Đông, biến tuyên bố đường biên giới “lưỡi bò” trên biển thành hiện thực, Trung Quốc không ít lần có những hành động ngang ngược, ảnh hưởng đến môi trường hòa bình, gây mất an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông, trong khu vực và trên thế giới.
Đặc biệt từ ngày 1/5/2014, Trung Quốc bất chấp Luật pháp và thông lệ Quốc tế, đơn phương đưa, hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại toạ độ 15 độ 29’58” vĩ Bắc - 111 độ 12’06” kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 nằm sâu trong thềm lục địa Việt Nam
Rõ ràng, hành động trên vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, trực tiếp đe dọa độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, cũng như an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, môi trường hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
b. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam, chủ quyền biển đảo bằng những bằng chứng lịch sử, địa lý và pháp luật.
Nói về chủ quyền biển đảo, khi giải thích về tên gọi biển Đông của Việt Nam, GS Nguyễn Quang Ngọc cho hay: “Tên gọi Biển Đông của Việt Nam xuất hiện từ thời kỳ đầu dựng nước, gắn liền với phạm vi đường bờ biển phía Đông của các quốc gia cổ đại đầu tiên và có xu hướng được tích hợp dần vào dòng chảy chủ đạo của lịch sử với công cuộc Nam tiến được mở đầu vào năm 1069, được căn bản hoàn thành vào năm 1757 và được quy về một mối, thống nhất, ổn định, đầy đủ và trọn vẹn với sự ra đời của vương triều Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX.... tên gọi biển Đông là thành quả của công cuộc dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của Việt Nam, chắc hẳn sẽ không có sự thay đổi dù chỉ trong quan niệm”.
Quá trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay.
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam
hiện nay
Trong các cuộc kháng chiến chống các triều đại xâm lược của phong kiến Trung Quốc, cha ông ta đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của nước ta, tiêu biểu là Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt tuyên bố chủ quyền với quân xâm lược Tống, đây được xem như là Bản Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam.
Nam quốc sơn hà
(Lý Thường Kiệt)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Tinh thần đó cũng được thể hiện trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
Đại cáo bình Ngô
(Nguyễn Trãi)
... Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Qua các cuộc kháng chiến chống Pháp (1858-1954), chống Mĩ (1954-1975), Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975 - 1979) cha ông ta đã chiến đấu kiên cường, anh dũng để bảo vệ lãnh thổ chủ quyền quốc gia Việt Nam như hiện nay.
Xét về mặt luật pháp:
Theo Công ước luật Biển năm 1982, quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Mặt khác: Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2003) quy định biên giới quốc gia như sau: Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 1 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
Theo đó chủ quyền lãnh thổ quốc gia được thể qua sơ đồ sau:
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam gồm
Các hải đảo
Vùng biển
Vùng trời
Vùng đất
Vùng nội thủy
Vùng ngoài lãnh hải
Vùng lãnh hải
Vùng đất liền
Vùng lòng đất
Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng thềm lục địa
Đó là những bằng chứng chứng minh chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam và đó là chủ quyền bất khả xâm phạm.
c. Từ chủ quyền biển đảo nước Việt Nam, vạch trần hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Trung Quốc.
Biển đảo Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
Từ kiến thức địa lý cho thấy: nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đông, với bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy, cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển). Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. Với vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên hết sức to lớn, biển đảo ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ nền độc lập dân tộc hiện nay.
Đầu triều Nguyễn, chủ quyền biển đảo Việt Nam được khẳng định rõ hơn. Tấm bản đồ này do
J. L. Taberd vẽ năm 1838, trên đó chú thích rõ quần đảo ở vị trí Hoàng Sa là "Paracel seu Cát Vàng ”. Phần chú thích đã được khoanh tròn.
Như những nội dung trên cho thấy: biên giới quốc gia trên biển đảo Việt Nam được xác định bằng pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia hữu quan.
Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (thường được gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982) được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca vào ngày 10-12-1982. Công ước đã có hiệu lực và hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây.
Theo Công ước, các vùng trên biển liên quan đến một quốc gia ven biển được quy định như sau:
Quy định của Công ước 1982 Chủ quyền biển đảo Việt Nam
Tương ứng với quy định Công ước,
chúng ta xác định được chủ
quyền tương ứng trên
lược đồ.
Thế nhưng, việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 và tự tuyên bố đường “lưỡi bò” không chỉ xâm phạm đến vùng biển của Việt Nam mà còn có nhiều nước khác.
Xét từ cơ sở pháp luật trên cho thấy: Hành vi của Trung Quốc đã vi phạm Điều 3, Điều 15, 16, 17, 18 Luật Biển Việt Nam, vi phạm Điều 1, 11 Hiến pháp Việt Nam, đồng thời vi phạm Điều 4, Điều 5 COC. Hơn nữa, hành động trắng trợn đó của Trung Quốc còn vi phạm trực tiếp Điều 55 đến Điều 77 Công ước Luật Biển năm 1982. Công Ước này đã có hiệu lực với 162 quốc gia tham gia ký kết trong đó có Trung Quốc, theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc có nghĩa vụ thực hiện và tuân thủ các cam kết mà quốc gia đã ký kết. Hành động đi ngược lại với những cam kết của chính mình từ phía Trung Quốc là vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, quy định của Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Do đó, hành động này không chỉ bị nhân dân Việt Nam mà toàn bộ nhân dân thế giới cực lực phản đối.
Lãnh thổ chủ quyền biển đảo này cũng được chính các triều đại phong kiến Trung Quốc thừa nhận:
Bản đồ cổ của Trung Quốc
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”
Ngày 01 tháng 08 năm 2012, tại phòng trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa biển Việt Nam” của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đã chính thức trưng bày tấm bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904, bản đồ này được nghiên cứu trong khoảng thời gian gần 200 năm, bắt đầu từ thời vua Khang Hy.
Những thông tin trên tấm bản đồ cho thấy cực Nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đó có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa (được Việt Nam thực thi quyền chủ quyền từ trước đó) nằm ngoài phạm vi Trung Quốc.
Trung Quốc không chỉ ngang ngược tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền” trên vùng biển, thềm lục địa Việt Nam; mà còn dựng chuyện “Việt Nam khiêu khích, gây gia tăng căng thẳng”, đòi Việt Nam phải “rút hết các tàu đang ngăn chặn hoạt động của Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ra khỏi khu vực này”, để “đàm phán hòa bình, giảm căng thẳng trong tranh chấp”.
Hình ảnh dưới đây là bằng chứng tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính Trung Quốc là sử dụng vòi rồng áp lực mạnh xịt vào tàu Việt Nam, gây vỡ kính, hỏng hóc thiết bị, thẩm chí đâm húc chìm tàu.
Đảng, chính phủ và nhân dân ta đã đấu tranh kiên quyết dưới nhiều hình thức, đặc biệt dựa vào cơ sở pháp lý, luật pháp quốc tế, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của công luận. Kết quả, sau 75 ngày hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 15/7/2014, Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn về phái đảo Hải Nam của Trung Quốc với lý do thời tiết.
Nhưng, với truyền thống gây hấn của các chính quyền Trung Quốc, không ai dám quả quyết rằng Trung Quốc sẽ không lặp lại một hành động tương tự như vậy với nước ta.
d. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền có hiệu quả.
Ý thức chủ quyền quốc gia bao gồm cả chủ quyền biển đảo luôn tồn tại trong mỗi trái tim người Việt, căn bản là ý thức đó có được phát huy cao nhất không, vì vậy phải thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ như chúng em.
* Yêu cầu:
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mỗi người dân và học sinh trong toàn trường hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tình hình an ninh, quốc phòng trên biển, đảo.
Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật Việt Nam, Pháp luật quốc tế về biển đối với học sinh các vùng ven biển và có người lao động trên biển; tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của học sinh đối với cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
* Các biện pháp tuyên truyền:
Phổ biến các loại tài liệu, tư liệu lịch sử, bản đồ, phim ảnh ... khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam để mọi người nhận thức rõ, đầy đủ về tình hình biển đảo; quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề Biển Đông.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị, các ban ngành đoàn thể ở địa phương chủ động triển khai công tác tuyên truyền biển đảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Đối với chúng em, sự kết hợp đó là giữa các chi đoàn với nhau.
Tham gia đầy đủ các buổi truyền truyền về chủ quyền biển đảo trong các buổi chào cờ, nghe thông tin thời sự, cập nhật kiến thức liên quan đến biển đảo do các các thầy cô cung cấp, tìm hiểu nguồn thông tin từ kho thư viện của nhà trường, internet. Gắn công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo với việc đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong phong trào thi đua của học sinh.
Tổ chức truyền truyền thường xuyên thông qua các hoạt động tập thể của lớp, giao lưu giữa các chi đoàn, các đợt tình nguyện ở vùng khó khăn, lồng ghép tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo; tổ chức chuyên đề bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
Tuyên truyền chủ quyền biển đảo, nêu cao tình yêu quê hương đất nước thông qua các buổi sinh hoạt văn nghệ thôn xóm, sinh hoạt lớp, chào cờ... tập và hát những bài hát về biển đảo, như các bài: Nơi đảo xa(sáng tác Thế Song), Tổ quốc nhìn từ biển (sáng tác Hợp Quỳnh)....Hay bài Bâng khuâng trường sa do Lê Đức Hùng sáng tác, bài hát có đoạn:
.........Bao xương máu đắp hình hài Tổ quốc
Vang vọng về dòng máu Lạc Hồng xưa.
Giữa đảo xa lá cờ bạc nắng gió
Bỗng trong tôi mắt lệ dâng trào...
* Như vậy: để giải quyết vấn đề thực tiễn trên, chúng ta phải thật bình tĩnh để đưa ra các biện pháp thật linh hoạt và có hiệu quả:
Sử dụng kiến thức địa lý, lịch sử (cả lịch sử Trung Quốc), văn học, luật pháp Việt Nam và luật pháp Quốc tế để chứng minh chủ quyền lãnh thổ(bao gồm cả chủ quyền biển đảo) của nước ta, chủ quyền không ai có thể xâm phạm.
Vạch trần hành động xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc (hay bất kỳ một nước, một thế lực nào khác) đối với chủ quyền biển đảo nước ta.
Tuyên truyền với nhân dân trong nước và cả nhân dân Quốc tế thấy sự hợp pháp của nhân dân ta và sự bất hợp pháp của Trung Quốc.
Tranh thủ sự ủng hộ của các nước anh em và dư luận Quốc tế dưới nhiều hình thức hợp pháp: bằng chứng chủ quyền, tranh ảnh, sách báo....
Trước những hành động xâm phạm của Trung Quốc, chúng ta phải thật bình tĩnh, đặc biệt là thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường, không được quá kích động, gây mất hiệu quả trong quá trình đấu tranh, ngược lại tạo cơ hội cho các thế lực phản động lợi dụng gây rối.
Thể hiện lòng yêu nước, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng những hành động đẹp, có ý nghĩa và có hiệu quả.
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Qua nghiên cứu tình huống này, chúng em thấy rằng việc kết hợp các môn học để giải quyết tình huống thực tiễn là một điều hết sức cần thiết. Từ đó chúng em có thể tổng hợp các kiến thức để thực hành, củng cố kiến thức đã học.
Xã hội ngày nay "học đi đôi với hành" thì việc giải quyết vấn đề nào đó giúp chúng em vừa vận dụng kiến thức đã học vừa củng cố kiến thức một cách khoa học mà toàn diện về mặt lí thuyết lẫn thực tiễn.
Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn giúp chúng em hình thành một tư duy năng động, nắm bắt một cách linh hoạt kiến thức đã học. Không chỉ dừng lại ở đó việc vận dụng kiến thức đã giúp cho nhóm chúng em linh hoạt trong việc giải quyết tình huống giúp trí não thêm nhạy bén, linh hoạt... góp phần phục vụ lợi ích con người ngày càng tốt hơn
Đối với tình huống này: Chúng em cảm thấy mình đã có một nghiên cứu có hiệu quả, có tiếng nói tốt, thể hiện ý chí bảo vệ tổ quốc thiêng liêng Việt Nam, đồng thời góp phần đẩy lùi các hoạt động xâm phạm lãnh thổ của các nước hoặc các thế lực phản động. Chúng em tự cảm thấy tình yêu quê hương biển đảo trong mỗi chúng em sôi sục hơn với một nhiệt huyết cháy bỏng.
Từ nghiên cứu này, em thấy tự tin hơn về trách nhiệm của một người học sinh, một người dân Việt và chúng em sẽ truyền niềm tin, trách nhiệm thiêng liêng đó tới bạn bè, người thân.
Là thế hệ trụ cột của đất nước sau này, chúng em phải có cố gắng thật nhiều, nhiều hơn nữa, phải có những hành động đẹp, xứng đáng với những hy sinh của cha ông, truyền thống dân tộc và xứng đáng là thế hệ trẻ của nước Việt Nam tươi đẹp/.
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam
hiện nay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cuoc_thi_van_dung_kien_thuc_lien_mon_de_giai_quyet_cac_van_de_thuc_tien_dat_giai_3_quoc_gia_572.doc