Omega là một trong những hãng đồng hồ xa xỉ nổi tiếng nhất trên thế giới. Xuất hiện cùng với nhiều nhân vật nổi tiếng và sự kiện có tầm ảnh hưởng trên thế giới, từ James Bonds đến Tổng thống John F. Kennedy, từ NASA cho đến thế vận hội Olympic, đồng hồ Omega trở thành biểu tượng cho sự chính xác hoàn hảo của các máy thời gian. Những cái tên như Speedmaster, Seamaster và Constellation đã xứng đáng có được vị trí top đầu trong lòng các tín đồ đồng hồ khắp mọi nơi.
12 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cuộc “tái sinh” ngoạn mục của thương hiệu omega, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CUỘC “TÁI SINH” NGOẠN MỤC CỦA THƯƠNG HIỆU OMEGA
Omega là một trong những hãng đồng hồ xa xỉ nổi tiếng nhất trên thế giới. Xuất hiện cùng với nhiều nhân vật nổi tiếng và sự kiện có tầm ảnh hưởng trên thế giới, từ James Bonds đến Tổng thống John F. Kennedy, từ NASA cho đến thế vận hội Olympic, đồng hồ Omega trở thành biểu tượng cho sự chính xác hoàn hảo của các máy thời gian. Những cái tên như Speedmaster, Seamaster và Constellation đã xứng đáng có được vị trí top đầu trong lòng các tín đồ đồng hồ khắp mọi nơi.
Lịch sử ra đời và phát triển:
Ra đời:
là một trong những công ty hàng đầu của ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ chuyên sản xuất các loại đồng hồ cao cấp có trụ sở tại Bienne, Thụy Sĩ. Omega được thành lập vào năm 1848 bởi nhà chế tác đồng hồ Louis Brandt nổi danh với những chiếc đồng hồ bỏ túi. Vào cuối thế kỷ thứ 19, "Omega" - vốn là tên của một trong những cơ cấu chuyển động - đã được chọn làm tên của công ty và được phát triển cho đến tận ngày nay.
Omega hiện là thương hiệu đầu tiên được sở hữu bởi Swatch Group.
Là thương hiệu đồng hồ cao cấp đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Rolex.
Phát triển:
(Ý nghĩa của cái tên Omega: Năm 1848, Louis Brandt thành lập nên một công ty đồng hồ mang tên mình này ở La Chaux-de-Fonds, chính là tiền thân của Omega sau này. Năm 1877, hai con trai ông là Louis-Paul và César tham gia cùng, và công ty đổi tên thành Louis Brandt & Fils. Năm 1894, công ty này cho ra đời thế hệ movement mới, và đạt được sự thành công trên toàn thế giới, nhờ khả năng đo thời gian chính xác và dễ dàng sữa chữa. Movement này được gọi là tên là Omega Cal.. Nhờ thành công của nó, công ty một lần nữa đổi tên thành Louis Brandt & Frére – Omega Watch Co. vào năm 1903, và cái tên Omega ra đời từ đó.)
Công ty bắt đầu được biết đến khi vào năm 1917, Không quân Hoàng gia Anh và năm 1918 là lục quân Mỹ chọn hãng làm đồng hồ cho binh sĩ dùng trong chiến trận.
Sau khi Louis Brandt qua đời vào năm 1879 vì tuổi tác. Hai con trai ông là là Louis Paul và César đã lập xưởng sản xuất linh kiện trực tiếp thay vì nhập lẻ từ các công ty sản xuất khác. Công việc phát triển nên họ chuyển vào làm việc tại một nhà máy nhỏ đầu năm 1880.
Hai năm sau, công ty dời đến một nhà máy từng là nơi sản xuất sợi ở thành phố Bienne và cho đến ngày nay, trụ sở chính của Omega vẫn ở Bienne. Louis Paul và César cùng mất năm 1903, để lại công ty sản xuất đồng hồ lớn nhất của Thụy Sỹ (với 240.000 chiếc được sản xuất hàng năm và nhân công 800 người) cho 4 người trẻ tuổi, người nhiều tuổi nhất trong số đó Paul-Emile Brandt chưa đầy 24 tuổi. Brandt là một kỹ sư và là người gây dựng nên thương hiệu Omega trên toàn thế giới.
Uy tín của Omega tiếp tục lớn mạnh trong những năm đầu của thế kỷ 20 khi các bộ sưu tập của hãng dành được nhiều giải thưởng, đạt được những kỷ lục về độ chính xác và chưa bao giờ bị phá vỡ bởi thương hiệu nào. Trong Thế chiến thứ II, Omega đã cho ra mắt những chiếc đồng hồ có kiểu dáng thể thao, độ chính xác cao mà lính bộ binh và các lính không quân đều phải phụ thuộc vào nó. Cái tên Omega dần dần đồng nghĩa với sự khéo léo tinh tế đến từng chi tiết.
1932, chính thức được sử dụng trong mọi kì Thế vận hội Olympics. Những năm 30 của thế kỉ 20, OMG chính thức đặt chân sang thị trường Mỹ và được dân chúng nhiệt liệt hưởng ứng. Tuy nhiên kém theo đó là sự phản kháng của các nhà sản xuất đồng hồ Mỹ và đặc biệt là cơ quan thuế vụ. Sự thành công của OMG trên thi trường tân thế giới khiến giới chức Mỹ nổi giận và ban một luật hết sức kì quái: đánh thuế rất cao vào đồng hồ OMG). Sau này nhờ vào đâu OMG tồn tại được ở Mỹ? 1961, tổng thống Kennedy.
Trong những năm 1950, một số các dòng sản phẩm Omega tiêu biểu nhất đã được giới thiệu bao gồm Speedmaster Chronograph, Seamaster và Constellations độc đáo. Cuộc bán đấu giá Omegamania năm 2007 được bán sạch đã chứng minh những chiếc đồng hồ Omega cổ điển vẫn luôn được mọi người ưa chuộng đến thế nào.
1969, đồng hồ Omega Speedmaster vượt qua những thử nghiệm gắt gao của NASA và trở thành nhãn hiệu đồng hồ đầu tiên được đưa lên mặt trăng. 20/07/1969, đó là ngày Omega trở thành chiếc đồng hồ đầu tiên được lựa chọn để đi lên mặt trăng, với dây đeo bằng da trên cổ tay của nhà du hành vũ trụ Buzz Aldrin khi ông theo sau Neil Armstrong bước đi trên bề mặt của mặt trăng. Lúc đó chiếc Omega của Armstrong ở đâu? Nó được đặt trên tàu Lunar Module như một thiết bị sao lưu dự phòng cho hệ thống định thời gian điện tử của con tàu.
1995, trở thành nhà tài trợ chính cho loạt phim James Bond (diễn viên Daniel Craig ). Siêu mẫu Cindy Crowford trở thành gương mặt đại diện mới của Omega, mở ra kỷ nguyên các thương hiệu lớn dùng người nổi tiếng làm đại sứ. Hiện nay, hai minh tinh Hollywood là George Clooney(quý ông hoàn mỹ của H, là một diễn viên từng đoạt Giải Oscar và Giải thưởng Quả Cầu Vàng đồng thời còn là một đạo diễn, nhà sản xuất phim và tác giả kịch bản phim) và Nicole Kidman đang đóng vai trò đại sứ hình ảnh của Omega.
2015, OMG Speedmaster Apollo13 Silver Snoopy Award ra đời tưởng nhớ sứ mệnh 45 trước từng bị thất bại, sự kiện Apollo 13. Chuyến bay có người lái lần 3 lên mặt trăng, bị nổ 1 trong 2 bình oxy, 320.000km, đáp xuống TBD.Cơ trưởng James Lovell sử dụng chiếc đồng hồ Omega Speedmaster để tính giờ chính xác thời điểm khai hoả và kích hoạt các chức năng của động cơ dự phòng đưa phi hành đoàn trở về Trái đất an toàn. OMG được trao giải Snoopy Award bởi những phi hành gia tàu Apollo 13 cho sự “bền bỉ, chuyên nghiệp và những đóng góp tuyệt vời”
Những ưu điểm nổi trội của đồng hồ Omega:
Sự chính xác: Máy đồng hồ Omega 30i phá vỡ kỷ lục đo giờ chính xác tại thử nghiệm đài thiên văn Genenva 1950.
Khám phá tận cùng Trái đất:
Ai là người dẫn đầu cuộc thám hiểm Bắc Cực? Robert Peary? Hay Frederich Cook? Còn Ralph Plaisted thì sao? Ralph Plaisted có vẻ ít liên quan đến thám hiểm nhất – người bán bảo hiểm đến từ Minnesota, cùng 3 người khác (1 hoa tiêu, 1 kỹ sư cơ khí và 1 kỹ thuật viên). Cả 4 người đều đeo OMG Speedmaster Professional (1968)
2/1990, khám phá nơi tận cùng khác của thế giới, Arved Fuch và Reinhold Messner hoàn thành “chuyến thám hiểm địa cực cuối cùng trên TĐ” – Nam Cực 92 ngày, cũng là chiếc OMG Speedmaster
Omega từng theo các phi hành gia lên khám phá hành tinh gần Mặt trời nhất - sao Thủy .
1969, đặt chân lên mặt trăng – tàu Apollo 11
1948, Omega Seamaster ra đời.N ăm 1957, Omega ra mắt loại Professional trong dòng Seamaster cùng với lúc với Omega Seamaster 300. Nhóm của Jacques Cousteau đã đưa Seamaster 300 vào thử nghiệm “Pre Continent II” (nhằm chứng minh rằng thợ lặn có thể sống trong một con tàu ngầm bão hòa khí gas trong một thời gian dài mà không cần tác động ngược lại) tại Biển Đỏ vào mùa hè năm 1963.
Nhiều đơn vị quân đội, bao gồm cả British Special Boat Service cũng chon Seamaster 300 làm đồng hồ của mình.
Nhận thấy những thợ lặn sống và làm việc ở những độ sâu rất "khủng", Omega bắt tay vào nghiên cứu dòng “Ploprof” (PLOngeur PROFessionel, hay “Thợ lặn chuyên nghiệp”) Seamaster 600 và cho ra mắt công chúng năm 1970 sau 4 năm nghiên cứu, thử nghiệm. Trong suốt quá trình đó, Omega đã thử nghiệm PloProf ở độ cao 600m tại nơi sản xuất và 1000m tại bãi biển Marseilles. Tháng 9/1970, 4 thợ lặn COMEX đã đeo thử Ploprof trong 8 ngày, làm việc dưới nước 4h mỗi ngày, ở độ sâu 250m. Những thợ lặn của Cousteau cũng sử dụng những chiếc đồng hồ này ngoài khơi bãi biển Marseille trong một chuỗi thử nghiệm để kiểm tra những ảnh hưởng đối với hoat động lặn tại độ sâu đến 500m. Đến hôm nay, cái tên Omega Seamster cũng đã đồng nghĩa với môn lặn chuyên nghiệp.Kháng trọng lực tới 15000 gauss.
Omega cũng xuất hiện cùng rất nhiều nhân vật nổi tiếng khác trên thế giới. Giáo hoàng John Paul II đã từng mang một chiếc Omega De Ville “Classic”. Elvis Presley từng chụp ảnh mang một chiếc Omega lúc ông phục vụ trong quân đội tại Đức. Buddy Holly đã đeo chiếc Omega siêu mỏng từ vàng trắng khi máy bay của ông bị rơi vào tháng 2 năm 1959. Ringo Starr thì đeo một chiếc Omega Constellation khi biểu diễn với nhóm nhạc The Beatles.
Sai lầm của OMEGA
Tuần 7, các bạn đã nghe về sự phá sản của người hùng áo vàng Kodak, 1 trong những nguyên nhân chính là không chịu đổi mới theo cuộc cách mạng KHCN sản xuất máy ảnh kỹ thuật số mà vẫn bám vào máy ảnh cảm quang. Tuy nhiên thay đổi không phải bao giờ cũng đúng, trường hợp của OMEGA là một ví dụ.
Câu chuyện cáo và nhím trong cổ tích Hy Lạp:
“Loài Cáo biết nhiều thứ, nhưng loài Nhím chỉ biết một thứ lớn”. Cáo là một loài khôn ngoan, có thể nghĩ ra rất nhiều chiến lược phức tạp để lén tấn công Nhím. Ngày qua ngày, Cáo lẩn quẩn quanh hang Nhím, chờ đợi thời cơ thích hợp để tấn công. Nhanh nhẹn, đẹp đẽ, khéo léo, có vẻ như chắc chắn Cáo sẽ thắng. Nhím, ngược lại là một loài thấp kém. Nó lạch bạch đi lại tìm kiếm thức ăn và chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày.
Cáo lặng lẽ chờ đợi tại một ngã ba đường. Nhím đang chăm chú lo việc của mình, đi ngay vào con đường cáo đang chờ. Cáo nghĩ: “Ta sẽ bắt được mày”. Nó nhảy phóc ra và nhanh như chớp. Chú nhím bé nhỏ nhìn thấy nguy hiểm, nhìn lên và tự nghĩ: “Lại nữa rồi. chẳng lẽ hắn không học được bài học gì sao?” Nhím cuộn tròn mình lại, trông như một quả banh gai, các gai nhọn đâm ra từ phía sau. Cáo đang nhảy tới, gặp sự tự vệ của Nhím, phải ngừng ngay lại. Rút lui về chỗ cũ của khu rừng, cáo lại nghĩ cách tấn công khác. Mỗi ngày, Cáo và Nhím lại chiến đấu với nhau vài lần, mặc dù Cáo rất khôn ngoan nhưng Nhím luôn là người thắng cuộc.
Isaiah Berlin chia thế giới thành hai nhóm cơ bản: đó là Nhím và Cáo, dựa trên chính câu truyện trên. Cáo cố gắng theo đuổi nhiều thứ cùng lúc và nhìn thế giới một cách phức tạp. Berlin viết: “suy nghĩ của họ tản mạn, trên nhiều cấp độ”, và không bao giờ gắn kết suy nghĩ vào một khái niệm chung hay một tầm nhìn thống nhất. Nhím, ngược lại, đơn giản hóa thế giới phức tạp thành một ý tưởng tổ chức duy nhất, một nguyên lý căn bản hay một khái niệm có thể thống nhất và dẫn dắt mọi việc.
Theo tờ New York Times, cho tới cuối thập niên 1960, Omega vẫn là một cái tên vào hàng đẳng cấp nhất trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ của thế giới. Omega khi đó sở hữu tất cả mọi thứ để khẳng định ngôi vị này: một thương hiệu đã tồn tại suốt từ năm 1848, là chiếc đồng hồ đầu tiên được đưa lên mặt trăng, đồng thời cũng là chiếc đồng hồ chính thức đầu tiên sử dụng cho Thế vận hội.
Đến thập niên 1970, ngành sản xuất đồng hồ của thế giới trải qua những thay đổi chấn động, khi những chiếc đồng hồ điện tử đến từ Nhật Bản trở thành một hiện tượng mới,thị trường đồng hồ thế giới chứng kiến sự “xâm lăng” ồ ạt của những nhãn hiệu đồng hồ Nhật Bản như Casio, Timex, Seiko và Citizen. Chưa đến một thập kỷ sau, những chàng Samurai đã thu hẹp lại “đất sống” của cư dân vùng Alpe vốn đã quen nghĩ rằng thị trường ở đây hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của họ. Một kỷ nguyên khép lại, và nhiều người tin rằng, thế giới chuyển động cơ học của những chiếc đồng hồ cơ đã chấm dứt kể từ đây. Những chiếc đồng hồ điện tử chạy pin, với độ chính xác cao vào không đòi hỏi người dùng phải “lên dây”, có vẻ như sẽ khiến những chiếc đồng hồ cơ trở thành vô nghĩa.
Kẻ thay đổi cuộc chơi, kẻ dẫn đầu cũng là kẻ mở ra kỉ nguyên mới của đồng hồ điện tử là Casio G – Shock do kỹ sư Kikuo Ibe cùng đội ngũ của mình tốn 3 năm để nghiên cứu
Omega khi đó đã đón nhận công nghệ mới bằng đôi cánh tay dang rộng. Những chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên của hãng được tung ra thị trường vào năm 1970.
Omega đã sai khi nhảy vào lĩnh vực đồng hồ điện tử, xu hướng của thời điểm đó. Với Omega, mục tiêu luôn là dẫn đầu ở bất kỳ một xu hướng mới nào, nhưng chiếc đồng hồ điện tử không bao giờ đem lại kết quả như mong đợi. Cho tới khi Omega nhận thức được sai lầm, thì tác hại của việc sản xuất đồng hồ điện tử đối với uy tín của hãng đã hiện rõ. Từ thập niên 1970 cho tới hết những năm 1990, Omega không còn được nhìn nhận với tư cách là một hãng đồng hồ hạng sang nữa. Thay vào đó, sản phẩm của hãng bị đánh đồng với sự bình dân. Doanh số sụt giảm, và tên gọi Omega mất đi hấp lực vốn có.
Phân tích sai lầm của Omega và các thương hiệu khác khi đa dạng hóa sản phẩm:
Liên quan đến câu hỏi của cô: Có phải công ty nào lớn khi thành công rồi đa dạng hóa sản phẩm sẽ thất bại?
Đa số mọi người trả lời là không.
Trên thực tế cũng có những công ty rất thành công, nhưng hầu hết là thất bại, sở dĩ tại sao như vậy?
Wall Street đã từng nói: “Đừng bao giờ bỏ hết trứng vào một giỏ”. Nhiều doanh nghiệp đã hiểu sai ý trên là “làm mỗi thứ một ít”, đó là một sai lầm. Điều này không chỉ xảy ra với các doanh nghiệp Việt Nam như Tân Hiệp Phát hayVinamilk,. Có những doanh nghiệp nước ngoài đa quốc gia như Kmart cũng đã từng thất bại do sự đa dạng hóa mà không có sự tập trung. Điều này chứng minh kinh nghiệm, thị trường như các bạn trả lời tuần trước không phải là tất cả, vậy mấu chốt ở đây là gì?
Mình đưa ra một số ví dụ sau đó tổng hợp cho các bạn thấy rõ:
+ Sony: tham gia hầu hết mọi mảng kinh doanh: máy tính, trò chơi điện tử, máy nghe nhạc, sản xuất điện ảnh, âm nhạc, dịch vụ tài chính, chuỗi cung ứng dịch vụ, ngân hàng, hóa chất,.. => rất nhiều trong số đó thất bại, thậm chí nhiều mảng kd của Sony chúng ta k biết đến.
+HAGL: công ty chuyên về đồ gỗ bỗng một ngày đẹp trời nhảy sang kinh doanh bất động sản, khu nghỉ dưỡng.
+FPT: cốt lõi là lĩnh vực phần mềm bỗng nhiên tham gia giáo dục, truyền thông, tài chính, chứng khoán, ngân hàng các thể loại
=>Tất cả chưa đến mức tổn thất nghiêm trọng đến mức phá sản nhưng nó khá mờ nhạc trong lòng khách hàng.
Đa dạng hóa không phải sai lầm mà sai lầm là ở cách làm. Liên quan đến câu chuyện “Cáo và nhím” mình đã kể, các doanh nghiệp đó đã vô tình trở thành những con cáo mà không hay biết.Các doanh nghiệp trên phát triển đa dạng hóa nhưng quá rời xa cái gốc của mình (cái gốc của 3 doanh nghiệp trên là gì?). Đó là lý do khi lên làm CEO của FPT, Trương Đình Anh dã cắt giảm tất cả những ngành không hiệu quả.
Trong trường hợp của Omega cũng vậy. Đồng hồ Omega cái gốc của họ là đồng hồ cơ, cái gốc và thế mạnh của người Thụy Sĩ là sự tỉ mỉ, tinh tế, họ chuyên về cơ học -> liệu khi cho ra đời đồng hồ điện tử, người tiêu dùng có tin những chip điện tử, những vi mạch của Thụy Sĩ có qua những nước hàng đầu về công nghệ như Mỹ Nhật?
Al Ries – nhà quản trị markerting nổi tiêng bật nhất trên thế giới hiện nay đã viết: “Thương hiệu có sức mạnh nhưng chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà nó đã định hình trong tâm trí khách hàng. Bước ra khỏi lĩnh vực của mình thương hiệu mất đi sức mạnh. Càng nhiều sản phẩm được đặt dưới cũng một tên, thương hiệu sẽ mất đi tính tập trung”
Điều này tức là bạn đa dạng hóa nhưng k được xa rời cái gốc của mình (TH), hoặc nếu bạn chấp nhận xa rời cái gốc của mình thì sản phẩm đa dạng hóa đó phải được đứng dưới một thương hiệu riêng của nó ( vd Unilever, Apple chia ra 2 thương hiệu riêng Iphone và Ipad). Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm luôn cần có một chiến dịch đa thương hiệu đi kèm.
Thứ 2, do ấn tượng về sản phẩm gốc quá lớn, nó trở thành cái bóng cản trở sự phát triển của sp sau.
Thứ 3, như t đã nói một trong những ưu điểm của đồng hồ điện tử lúc bấy giờ là rẻ, giá cả giữa đồng hồ sang với đồng hồ rẻ nhất lại không chênh lệch bao nhiêu. Omega chạy theo trào lưu đó, giảm giá của mình đã vô tình làm mất đi vị trí sang của mình, thay vào đó bị khách hàng đánh đồng với những sản phẩm bình dân khác.
Thứ 4, Omega phát triển đồng hồ điển tử trong tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh đồng hồ điện tử đã ồ ạt ra đời, quá nhiều, Omega trở thành kẻ đi sau, đi sau lại thua kém về danh tiếng công nghệ ->cạnh tranh có nỗi k? Mỹ Nhật là những đất nước hàng đầu về công nghệ. Thời Minh Trị, giai đoạn Mỹ đang đóng quân ở Nhật, hỗ trợ Nhật về quân sự, để Nhật chỉ tập trung vào kinh tế, mà chính sách hàng đàu của Nhật ngay từ khi bước ra khỏi Chiến thế 2 là đồi mới và phát triển công nghệ.
Vấn đề đa dạng hóa sản phẩm dặt ra ở đây là phải có tầm nhìn, nhanh chóng và chớp lấy thời cơ. Bạn không thể là người đi sau, nếu buộc phải là người đi sau bạn phải xuất sắc hơn gấp trăm lần hoặc bạn hãy bỏ cuộc. Nếu cảm thấy có 1 sản phẩm, dịch vụ có thể tạo nên 1 thị trường trong tương lai, hãy sẵn sàng nhảy vào nó và phải có một thương hiệu mới. Thương trường giống nhưu nghệ thuật vậy, hay nói thẳng ra thương trường chính là nghệ thuật, nó giống như văn học, âm nhạc, mỹ thuật , bạn phải độc đáo, bạn phải là duy nhất, bạn không ăn theo. Đa dạng nhưng phải tập trung.
Cuộc “tái sinh” thần kì: (OMG đã tái sinh ntn? Ai là người góp công sức trong sự tái sinh thần kì đó?)
Để “tái sinh” thương hiệu, quay về cái gốc của mình là sản xuất đồng hồ cơ, Omega đã quyết định làm chuyện lớn. Và hãng này đã làm được.
Vào đầu thập niên 1990, ông Nicolas G. Hayek,người sáng lập và cũng là Chủ tịch tập đoàn Swatch Group - hãng mẹ của Omega - mua bản quyền mô hình cơ cấu hồi Co-Axial do một người thợ làm đồng hồ Anh quốc có tên George Daniels phát minh.
Trong nhiều năm sau đó, ông Hayek đầu tư hàng triệu Franc Thụy Sỹ để đưa phát minh này trở nên hoàn hảo, rồi giới thiệu với thế giới vào năm 1999 trong chiếc đông hồ Omega De Ville. Hayek trở thành vị cứu tinh của toàn bộ lĩnh vực kinh doanh đồng hồ Thụy Sĩ.
Cơ cấu hồi của đồng hồ là một bộ phận truyền năng lượng từ bộ phận lưu trữ năng lượng đến bánh răng của chiếc đồng hồ một cách chính xác theo nhịp thời gian. Hầu hết các cơ cấu hồi đều cần được bôi trơn để vận hành êm ái, nhưng cặn dầu nhờn có thể khiến chuyển động của bộ phận hồi bị chậm lại.
Tuy nhiên, thiết kế hồi Co-Axial của Daniels không cần tới dầu nhờn, nên luôn đảm bảo độ chính xác của đồng hồ. Cơ cấu hồi này đóng một vai trò lớn đưa Omega trở lại vị trí đỉnh cao.
Giới phân tích thì đánh giá rằng, Co-Axial đã đem đến cho Omega sự khác biệt và giúp những chiếc đồng hồ mang thương hiệu này trở thành lựa chọn của những nhà sưu tập khó tính.
Tuy nhiên, cơ chế chuyển động cơ học mang tính cách mạng này vẫn chưa đủ để khôi phục hình ảnh thương hiệu của Omega.
Sau khi nhận định, phân tích thị trường, Hayek đưa ra câu trả lời cho ngành sản xuất đồng hồ:” Chất lượng cao, giá thấp, có tính khiêu khích, phá cách và tràn đầy niềm vui sống”. Theo ý kiến của Hayek, người tiêu dùng mua loại đồng hồ mới này không phải chỉ để xem giờ, mà chính sự sở hữu món hàng sẽ làm cho họ cảm thấy vui thích. Ông bắt đầu hướng nền công nghiệp đồng hồ sang thế hệ trẻ, những người luôn coi thời trang và phong cách quan trọng hơn chất lượng và truyền thống.
Để làm được điều này, hãng phải nhờ tới sự hỗ trợ của siêu mẫu Cindy Crawford.
Vào năm 1995, siêu mẫu Crawford trở thành gương mặt đại diện mới của Omega, mở ra kỷ nguyên các thương hiệu lớn dùng người nổi tiếng làm đại sứ. Người có công khai phá ra hướng marketing mang tính chất thay đổi cuộc chơi này là Jean-Claude Biver.
Trong thời gian 1 thập kỷ mà Biver làm việc tại Omega, doanh thu của hãng tăng gấp 3 lần. Về sau, Biver chuyển sang giúp một hãng đồng hồ nổi tiếng khác là Hublot xây dựng hình ảnh mới.
Ngoài siêu mẫu Crawford, nam tài tử Sean Connery, người thủ vai điệp viên 007 James Bond, cũng từng đại diện cho thương hiệu đồng hồ này.
Sự xuất hiện của đồng hồ Omega trên tay của những người nổi tiếng tiếp tục đóng một vai trò chủ chốt trong sự công nhận và tăng trưởng doanh số toàn cầu của thương hiệu này. Hiện nay, hai minh tinh Hollywood là George Clooney và Nicole Kidman đang đóng vai trò đại sứ hình ảnh của Omega.
Những tiến bộ công nghệ liên tục được đưa ra cũng là bằng chứng cho cam kết trở lại đỉnh cao của Omega. Vào năm 2007, hãng đưa vào sử dụng cơ chế chuyển động cơ học mang tên 8500, cơ chế chuyển động đầu tiên hoàn toàn do hãng phát triển trong vòng 20 năm.
Trong 15 năm trở lại đây, Omega cũng có những bước tiến quan trọng trong phát triển hệ thống phân phối. Hãng cắt giảm số nhà bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu, trong khi mở thêm nhiều cửa hàng của chính mình. Vào năm 2000, Omega mở gian hàng lớn đầu tiên tại Thụy Sỹ, và hiện đã có hơn 100 cửa hiệu chính hãng trên toàn thế giới.
Một việc làm rất thông minh nữa của Omega là 2007, cuộc đấu giá Omegamania, những chiếc Omega nổi tiếng 1950s như Speedmaster Choronograph, Seamaster hay Constellation được bán sạch. Đây là hành động khẳng định, nhắc nhớ người tiêu dùng về một Omega đỉnh cao, một Omega đạt được những thành tựu mà cho đến bây giờ vẫn chưa một doanh nghiệp sản xuất đồng hồ nào làm được, nhằm lấy lại lòng tin khách hàng.
Người tiêu dùng giờ đây hiểu biết về đồng hồ nhiều hơn trước kia. Mỗi ngày, có 35.000 lượt xem trên website của chúng tôi. Đó là lượng truy cập của những người muốn hiểu thêm về thương hiệu Omega (số liệu của năm 2000)
Đã xây dựng được một chỗ đứng vững chắc ở thị trường châu Á, Omega hướng tầm nhìn sang thị trường Mỹ. 2012, hãng mở 23 cửa hiệu tại Mỹ.
Omega đang có chỗ đứng như thế nào trong Swatch Group nói riêng và ngành công nghiệp đồng hồ nói chung?
“Với tư cách một thương hiệu trong Swatch Group, thì Omega được định vị ở dưới JaquetDroz, Blancpain và Breguet. Tuy nhiên, về tầm quan trọng thương mại thì có lẽ Omega đứng đầu”, ông Thomas Mao, một chuyên gia trong lĩnh vực sưu tập đồng hồ, nhận xét.
Đến nay, quan niệm về thương hiệu Omega về cơ bản đã được thay đổi. Kỷ nguyên đồng hồ Omega điện tử chỉ còn là một trang đen tối trong lịch sử lâu đời của hãng. Omega đã lấy lại được địa vị của một thương hiệu hạng sang, nhưng không giống như một số thương hiệu khác thuộc Swatch Group, Omega là một thương hiệu có thể được tiếp cận trên phạm vi toàn cầu.
“Omega không có sức hấp dẫn kiểu ‘hàng độc’ như một số thương hiệu đối thủ khác, nhưng xem ra đây lại là một ưu thế. Omega là một thương hiệu hạng sang, nhưng không nằm ngoài tầm với”
Chiến lược học hỏi: (sáng tạo)
Thay đổi nhưng vẫn là chính mình
Xác định, phân tích đối thủ cạnh tranh(Đồng hồ Nhật thu hút người tiêu dùng bằng chi tiết nào, nếu không nói đến giá cả? Khách hàng mua được những gì bên cạnh việc sở hữu chiếc đồng hồ mới: phong cách, tâm trạng, hay đẳng cấp?) và xu hướng thị trường (Hướng nền công nghiệp đồng hồ sang thế hệ trẻ, những người luôn coi thời trang và phong cách quan trọng hơn chất lượng và truyền thống và sử dụng hình ảnh người nổi tiếng)
Hayek khẳng định: “Mỗi thương hiệu sẽ có điểm khác biệt và có số phận riêng. Công việc của tôi là ngồi trong công sự với khẩu súng trong tay và bảo vệ tất cả những thương hiệu của mình”. Câu nói đầy tính khiêu khích này được ông sử dụng như triết lý kinh doanh của công ty Swatch.
“Chúng tôi muốn làm cả xã hội giật mình bằng việc treo chiếc đồng hồ rẻ tiền lên toà nhà của ngân hàng giàu có và danh giá nhất quốc gia này”
Thức thời, sáng tạo, có tầm nhìn.
Khai thác thế mạnh của mình.
Khẳng định, nhắc nhớ lại giá trị của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
Lập ý tưởng xuất phát từ nhu cầu: đơn giản -> tinh vi phức tạp, sang trọng -> trẻ trung năng động (câu chuyện bán bút, bạn hãy bán cho t cây bút này?)
Không hạ thấp giá trị sản phẩm (không hạ giá, không khuyến mãi)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toan_canh_ve_thuong_hieu_omega_3813.docx