Bài viết đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CM 4.0)
và phân tích ảnh hưởng của nó đến giáo dục - đào tạo của Việt Nam. Trên cơ
sở đó, bài viết đưa ra hai giải pháp mới cho giáo dục. Giải pháp thứ nhất là
trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT ban hành, cùng
với các bộ sách giáo khoa mới, cần cho phép các trường phổ thông phát triển
chương trình nhà trường của mình cho phù hợp với thực tiễn địa phương.
Giải pháp thứ hai là cần nghiên cứu và xây dưng mô hình trường học thông
minh. Bài viết mới chỉ đưa ra ý tưởng và lợi ích của mô hình này, khuyến nghị
nghiên cứu, triển khai trước hết ở hệ thông giáo án điện tử, thư viện số và
lớp học trực tuyến ở giáo dục phổ thông.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với phát triển chương trình nhà trường và xây dựng trường học thông minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thức
truyền đạt và tiếp nhận, qua đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.
- Giới hạn về khả năng phát triển toàn diện: Học sinh sẽ có thêm các cơ hội để
phát triển các kỹ năng mềm như tư duy, làm việc nhóm, hùng biện, v.v. thông qua
các hình thức học tập và hoạt động mà nền tảng công nghệ Smartschool thiết kế.
- Giới hạn về khả năng định hướng liên tục: Nền tảng công nghệ của
Smartschool cho phép theo dõi tiến trình phát triển về tư duy, năng khiếu và tính
cách của học sinh qua các năm học. Phụ huynh, giáo viên và nhà trường sẽ có cơ
hội thấu hiểu hơn sự phát triển tâm lý của con em và đưa ra những định hướng và
lời khuyên phù hợp và kịp thời.
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
30
Smartschool tin tưởng rằng, khi được học tập trong một hệ sinh thái giáo dục
hiện đại như vậy, mỗi học sinh sẽ không chỉ học tập tốt. Thêm vào đó, các em sẽ
rèn luyện được những thói quen tốt, phẩm chất tốt để trở thành những công dân văn
minh, ưu tú, và tài giỏi trong nền kinh tế - xã hội 4.0.
Từ những trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra ý tưởng của mô hình Smartschool
qua bài giảng, thư viện số (tư liệu chữ, video, hình ảnh, bối cảnh, trang phục, lược
đồ, hoa văn, họa tiết, v.v.) và lớp học trực tuyến như sau:
- Về bài giảng
Đối với giáo viên: Giáo viên được sử dụng thư viện bài giảng được xây dựng
sẵn của Smartschool phục vụ giảng dạy. Giáo viên có thể tự tạo ra các bài giảng
mới hoặc chỉnh sửa trực tiếp lên bài giảng có sẵn.
Đối với học sinh: Học sinh xem lại và ôn tập bằng các bài giảng đã học trên
lớp; được tiếp cận và tự học với thư viện bài giảng online.
- Về thư viện số (tư liệu chữ, video, hình ảnh, bối cảnh, trang phục, lược đồ,
hoa văn, họa tiết, v.v.)
Đối với giáo viên: Giáo viên tạo ra các bài giảng mới hoặc chỉnh sửa
trực tiếp lên bài giảng có sẵn một cách linh hoạt thông qua Thư viện bài giảng.
Giáo viên tham khảo, tìm hiểu nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm
của bản thân.
Đối với học sinh: Học sinh chủ động ôn tập, mở rộng và nâng cao kiến thức;
sử dụng nguồn tư liệu tham khảo phong phú phục vụ cho việc học tập, luyện thi.
- Về lớp học trực tuyến
Đối với giáo viên: Giáo viên tạo ra các lớp học trực tuyến mà mình trực tiếp
giảng dạy. Giáo viên kết nối với học sinh nhanh chóng, dễ dàng.
Đối với học sinh: Học sinh chủ động lựa chọn và đăng ký tham gia các lớp học
trực tuyến do giáo viên trong cả nước giảng dạy.
Với hệ thống quản lý trực tuyến - Giáo viên theo dõi tiến độ và kết quả học tập
của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó đưa ra những điều chỉnh
cần thiết. Học sinh có thể theo dõi điểm số trong suốt quá trình học tập, từ đó đề ra
mục tiêu phấn đấu. Ngoài ra phụ huynh cũng có thể theo dõi kết quả học tập của
học sinh. Bên cạnh đó với tính năng của hệ thống có các công cụ hỗ trợ kiểm tra,
diễn đànmô hình trường học thông minh có nhiều lợi ích giúp cho giáo viên và
học sinh có thể trao đổi với nhau, giải đáp những thắc mắc trong quá trình học tập,
đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp
3. Kết luận
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ thông tin hóa và số hóa của nền
kinh tế 4.0, các cơ sở đào tạo phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung,
hình thức, phương pháp dạy - học, phương thưc đánh giá kết quả, bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên theo hướng thực nghiệm và định hướng vào công nghệ mới.
Cần đầu tư nhiều hơn về công nghệ giáo dục tiên tiến, áp dụng đào tạo online,
kết nối mạng để bồi dưỡng năng lực nghề cho sinh viên, giáo viên trong hệ
thống nối mạng mở rộng và thống nhất trong toàn quốc và trên toàn cầu.
Những việc nói trên có quan hệ mật thiết đến việc cần đẩy mạnh và thực hiện
phát triển chương trình nhà trường trong quá trình thực hiện chương trình và
sách giáo khoa phổ thông mới từ năm học 2019 - 2020. Song song với giải
pháp trên là cần nghiên cứu, xây dựng trường học thông minh (Smartschool)
trong thời đại CM 4.0 với hi vọng nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực
hiện đổi mới giáo dục.
(Bài báo là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Tên đề
tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo
trường học thông minh ở Việt Nam hiện nay”. Mã số: QG.18.32)
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu phục vụ Hội thảo “Cách mạng công nghiệp 4.0 với Giáo dục” do Hiệp hội các
trường ĐH & CĐ Việt Nam phối hợp Tập đoàn công nghiệp PhoenixContact, Đức tổ
chức tại Hà Nội và Quảng Ninh từ 21-23/10/2016.
2. Weinberger, Fischer, & Mandl (2002). Fostering individual transfer and knowledge
convergence in text-based computer-mediated communication. In G. Stahl (Ed.),
Computer support for collaborative learning: Foundations for a CSCL community.
Proceedings of CSCL 2002. Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum.
3. Weller & Anderson (2013) Digital resilience in higher education. European Journal of
Open, Distance and E-Learning, 16 (1): 53. (2)
4. Lentell ( 2003). The Importance of the Tutor in Open and Distance Learning, in A.
Tait & R. Mills (eds). Rethinking Learner Support in Distance Education, pp. 64–76.
London: RoutledgeFalmer. (6)
5. Shah ( 2014). The Future of classroom: the role of teachers needs a relook in digital
era. Retrieved from
the-role-of-teachers-needs-a-relook-in-digital-era/99/print/ (5)
6. Bộ GD&ĐT - Ngân hàng Phát triển Châu Á (2011). Kinh nghiệm quốc tế về phát triển
chương trình giáo dục phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2013). Đề án “Thí điểm phát triển chương trình
31CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
32
giáo dục nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại trường
PTCS và THPT thực nghiệm Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam”.
8. Hà Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Đoan Huy (2014). Kinh nghiệm quốc tế về phát
triển chương trình giáo dục nhà trường. Hội thảo toàn quốc về phát triển chương trình
nhà trường ở Thái Nguyên.
9. Nguyễn Văn Khôi (2013). Phát triển chương trình giáo dục. NXB Đại học Sư phạm.
10. Phạm Hồng Quang (2013). Phát triển chương trình đào tạo giáo viên – Những vấn đề
lý luận và thực tiễn.
11. Lương Việt Thái (2011). Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực người học. Đề tài NCKHGD cấp Bộ, mã số B2008-37-52TĐ.
33
THE SCHOOL BASED CURRICULUM DEVELOPMENT
AND BUILDING “SMART SCHOOLS” IN THE 4th
INDUSTRIAL REVOLUTION CONTEXT
Nghiem Thi Duong 1
Nguyen Phuong Huyen
Duong Thi Hoang Yen
Le Thi Thanh Huyen
Abstracst: The paper mentions the 4th Industrial Revolution and and analyzes
its impact on education and training in Vietnam. Based on these, the paper
proposes two new solutions for education. The first solution is that, based on
the curriculum of general education issued by the Ministry of Education and
Training, together with the new textbooks, should allow schools to develop
their own school curriculum. The second solution is to research and buil a
smart school model. The paper only provides ideas and the benefits of this
model, suggests researching and implementing in e-learning, digital libraries
and online classes in general education.
Keywords: Industrial Revolution 4.0; Curriculum Development, School
Curriculum; Electronic Textbooks; Electronic Lessons plan.
1 University of Education;
Email: nghiemthiduong@gmail.com;
Tel: 0983033811.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_voi_phat_trien_chuong_trinh_n.pdf