Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với đào tạo nguồn nhân lực ngành Kế toán

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới cơ cấu nguồn nhân lực của xã hội, trong đó

có ngành kế toán. Kế toán là một nghề tồn tại song song với sự tồn tại của nền kinh tế. Do đó, nhu cầu

nhân lực của ngành kế toán sẽ không bao giờ “bão hòa”. Nguồn nhân lực kế toán có sự dịch chuyển mạnh

mẽ giữa các nước ASEAN và các nước trong khu vực. Do đó, áp lực cạnh tranh nguồn nhân nhân lực có

chất lượng cao là rất lớn. Để có thể cạnh tranh được với nguồn lao động của các nước trong khu vực, Việt

Nam cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực về kế toán, kiểm toán đủ về số lượng, đảm bảo về chất

lượng trên cơ sở đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời kết hợp giữa đào tạo, bồi

dưỡng chuyên sâu theo chuyên ngành và đào tạo nâng cao học vấn nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng

cao. Đồng thời, việc tăng cường hội nhập quốc tế, tạo dựng mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa

Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, trên thế giới và các tổ chức quốc tế.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với đào tạo nguồn nhân lực ngành Kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
311 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KẾ TOÁN Ngô Ngọc Nguyên Thảo, Thái Thị Nho Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới cơ cấu nguồn nhân lực của xã hội, trong đó có ngành kế toán. Kế toán là một nghề tồn tại song song với sự tồn tại của nền kinh tế. Do đó, nhu cầu nhân lực của ngành kế toán sẽ không bao giờ “bão hòa”. Nguồn nhân lực kế toán có sự dịch chuyển mạnh mẽ giữa các nước ASEAN và các nước trong khu vực. Do đó, áp lực cạnh tranh nguồn nhân nhân lực có chất lượng cao là rất lớn. Để có thể cạnh tranh được với nguồn lao động của các nước trong khu vực, Việt Nam cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực về kế toán, kiểm toán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cơ sở đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo chuyên ngành và đào tạo nâng cao học vấn nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, việc tăng cường hội nhập quốc tế, tạo dựng mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp; nguồn nhân lực; chất lượng đào tạo; kế toán; kiểm toán. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có quy mô dân số trên 96 triệu người, đứng thứ 14 thế giới, thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Theo Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 4/2018 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam ước tính khoảng 55.1 triệu người, chiếm khoảng 57% tổng dân số. Như vậy, Việt Nam có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, và đang trong thời kỳ dân số vàng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0. Với số lượng nhân lực đông, dồi dào thì chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo của Việt Nam cũng có thể được xem là thế mạnh trong quá trình CMCN 4.0. Việt Nam có gần 12 triệu nhân lực đã qua đào tạo, có trình độ từ đào tạo nghề trở lên trong đó nhân lực có trình độ từ đại học trở lên có khoảng hơn 5 triệu người, chiếm 44% trong tổng số nhân lực đã qua đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng lao động đã qua đào tạo, nguồn nhân lực chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ khá cao (78.3%). Đây thực sự là rào cản, hạn chế lớn của nhân lực Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0 này. Đồng thời, những hạn chế này đã đưa đến nhiều hệ lụy khác như năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh cũng như giá trị nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường lao động không cao. Mặc dù, nguồn nhân lực Việt Nam luôn được Nhà nước quan tâm sâu sắc bằng những định hướng phát triển, có thể kể đến như: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-20120 (Quyết định số 597/QĐ-TTg ngày 19 tháng 04 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ); Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 (Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ), tuy nhiên, tính cụ thể và hiệu quả thực thi những chủ trương, chính sách này vẫn chưa cao. Để đáp ứng nhân lực cho nền kinh tế sáng tạo, đòi hỏi phải thay đổi các hoạt động đào tạo, nhất là phương thức và phương pháp đào tạo. Công tác đào tạo môn học kế toán, kiểm toán hiện nay chỉ mới dừng lại ở 312 việc đào tạo chuyên sâu về nội dung lý thuyết các chuẩn mực, các nguyên tắc cơ bản về kế toán, kiểm toán; chưa có nhiều chương trình kết hợp giữa thực hành và lý thuyết. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với người làm kế toán, kiểm toán cũng như các bạn sinh viên ngành kế toán, kiểm toán mới ra trường càng khó khăn hơn. Như vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường, các bạn phải trau dồi kiến thức lý thuyết và thực tế, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Bảng 1. Nguồn nhân lực Việt Nam năm 2018 phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Đơn vị: nghìn người Trình độ chuyên môn kỹ thuật 2018 (ƣớc tính) Đại học trở lên 5,264.48 Cao đẳng chuyên nghiệp 1,567.03 Trung cấp chuyên nghiệp 2,110.85 Dạy nghề từ 3 tháng trở lên 2,957.68 Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 42,867.23 TỔNG 54,767.25 Nguồn: Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 4/2018 2. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Một nền kinh tế muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải dựa trên ba trục cơ bản đó là: áp dụng khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng. Trình độ phát triển nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, vấn đề này được các nước trên thế giới rất quan tâm và coi trọng. Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đang trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), vấn đề nguồn nhân lực được xem là khâu đột phá, phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Thế giới đã trải qua ba cuộc CMCN và đang trong giai đoạn CMCN 4.0. Nếu như CMCN lần thứ nhất là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước, thì CMCN lần thứ hai sử dụng động cơ điện và dây chuyền lắp đặp, sản xuất hàng loạt, tiếp đến là kỷ nguyên máy tính và tự động hóa trong CMCN lần thứ ba, và hiện nay là các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo của cuộc CMCN lần thứ tư. Có thể tóm lược lại, CMCN 4.0 là sự hội tụ của một loạt các công nghệ mới xuất hiện dựa trên nền tảng kết nối và công nghệ số và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Các công nghệ, lĩnh vực mới có thể kể đến như: Internet kết nối vạn vật (IoT); Cơ sở dữ liệu tập trung (Big data); Trí tuệ nhân tạo (AI); Năng lượng tái tạo/ Công nghệ sạch (Renewable energy/ Clean tech); Người máy (Robotics); Công nghệ in 3D (3D printing); Vật liệu mới (graphene, skyrmions, bio-plastic,...); Blockchain; Kết nối thực ảo (Virtual/Augmented Reality); Thành phố thông minh (Smart cities); Công nghệ màng mỏng (Fintech); Các nền kinh tế chia sẻ (Shared economics); v.v. Mỗi cuộc CMCN diễn ra đều dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu nguồn nhân lực, việc làm. Và cũng giống như ba cuộc CMCN trước đó, CMCN 4.0 có tiềm năng đem lại nhiều lợi ích cho người lao động thông qua việc tăng năng suất lao động dẫn tới tăng thu nhập, nhiều sản phẩm, dịch vụ mới được ra đời 313 giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, và đặc biệt là việc mở cửa thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới. Trong CMCN 4.0 lần này, cơ hội dành cho tất cả mọi người là như nhau. Ai có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng và có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, người đó sẽ thành công. Đối với các trường đại học, CMCN 4.0 đòi hỏi phải đào tạo ra nguồn nhân lực có các kỹ năng mới và trình độ giáo dục cao hơn so với những thập kỷ trước, bởi thị trường đòi hỏi lao động có trình độ giáo dục và đào tạo cao hơn. Thực tế hiện nay, giáo dục đại học về tổng thể vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. CMCN 4.0 tác động mạnh mẽ đến nguồn nhân lực của cả nước. CMCN 4.0 đặt ra nhu cầu cao về lao động có khả năng thích nghi và sáng tạo công nghệ, hay nói cách khác cần “tài năng” nhiều hơn là “kỹ năng”. Cần nguồn nhân lực có năng lực vượt trội, có năng lực chuyên môn, có khả năng làm việc với công nghệ thông minh và khả năng ngoại ngữ. CMCN 4.0 sẽ làm cho danh mục ngành nghề đào tạo phải điều chỉnh liên tục vì các ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh; sẽ hình thành những nghề đào tạo mới, đặc biệt là những nghề liên quan đến sự tương tác giữa con người và máy móc tự động. Nội dung chương trình đào tạo nguồn nhân lực cũng sẽ có nhiều thay đổi, phải trang bị cho người học cả những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục. Cuộc cách mạng này cũng đòi hỏi thay đổi phương pháp đào tạo nguồn nhân lực. 3. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN HIỆN NAY Việt Nam hiện có khoảng 53,7 triệu người trong độ tuổi lao động. Đến năm 2025, dự kiến có thêm 14 triệu việc làm. Sự kiện hình thành AEC tạo cho VN nhiều cơ hội và các yêu cầu đối với người lao động: Các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng máy tínhViệc nhập khẩu lao động đang đắt hơn nhiều việc đào tạo lao động tại chỗ. Do vậy, Việt Nam cần nâng cao kỹ năng cho lao động trong nước. Ngoài người lao động, các chủ doanh nghiệp cũng phải nâng cao kỹ năng trong việc quản lý Việt Nam có 5.000 kế toán, kiểm toán viên có chứng chỉ của các Hiệp hội quốc tế. Số ít trong đó làm cho hãng nước ngoài có lương tháng từ vài chục tới cả trăm triệu đồng. Phần còn lại lương chỉ hơn 10 triệu đồng, chỉ bằng 1/5 – 1/10 so với đồng nghiệp trong khu vực ASEAN. Về quy mô và năng lực cạnh tranh của công ty kiểm toán, thị trường kiểm toán Việt Nam. Ngoại trừ, các công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài thì phần lớn các công ty kiểm toán Việt Nam đều có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, năng lực về tài chính bị giới hạn nên thị phần cung cấp dịch vụ chủ yếu chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Về chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ kế toán, kiểm toán viên hành nghề: Hiện nay vẫn thiếu so với nhu cầu do có khoảng gần 1.500 người có chứng chỉ kiểm toán viên không đăng ký hành nghề kiểm toán; số lượng người có bằng đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán ngày càng tăng (số lượng sinh viên tốt nghiệp trung bình khoảng 2.000 người, đứng thứ 5 trong số 10 nước ASEAN), nhưng chất lượng đào tạo chưa cao do các trường chậm đổi mới chương trình đào tạo và đặc biệt trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Số lượng kế toán, kiểm toán viên có chứng chỉ của các hiệp hội quốc tế còn ít (khoảng 5.000 người), chiếm gần 3% tổng số nhân lực kế toán, kiểm toán của 10 quốc gia ASEAN (gần 190.000 người). Ngoài ra, quá trình hội nhập tạo cơ hội cho thành viên các nước trong khối ASEAN có thể tự do trao đổi nhân lực lao động. Các nước ASEAN khác trong khối như Singapore, Thái Lan, Malaysia với số lượng kiểm toán viên lớn và trình độ ngoại ngữ tốt sẽ chuyển sang Việt Nam làm việc và tạo ra áp lực cạnh tranh trực tiếp với đội ngũ kế toán, kiểm toán trong nước. Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể nhận rõ rằng nhu cầu đối với nguồn nhân lực có kỹ năng cao trong ngành kế toán – kiểm toán khi Việt Nam là rất lớn, cả về số lượng và chất lượng, điều này đặt ra nhiệm vụ nặng nề đối với các cơ sở đào tạo trong việc thiết lập tiêu chuẩn đầu ra đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đồng thời xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù hợp, đảm bảo được kiến thức, kỹ năng cho người học trước môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao. Nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh thì kể cả các công việc mà nhân lực Việt Nam đang thực hiện trong nước 314 cũng sẽ bị nhân lực chất lượng cao hơn, kinh nghiệm và chuyên môn tốt hơn của các nước trong khu vực tìm đến cạnh tranh, điều này có thể làm giảm thu nhập, ảnh hưởng đến việc làm của nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong nước. Số lượng nhân sự ngành kế toán, kiểm toán được đào tạo hàng năm của các cơ sở đào tạo là rất lớn nhưng trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác của đội ngũ cán bộ kế toán, kiểm toán chưa cao, chưa đạt được đến mặt bằng chung của khu vực. Phần lớn các công ty Việt Nam có quy mô nhỏ, năng lực tài chính giới hạn, đội ngũ nhân viên thiếu về số lượng và chất lượng nên chưa đủ tiềm lực để cung cấp dịch vụ sang nước ngoài mà chỉ mới cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong nước. 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Các cơ quan chức năng cần xây dựng bổ sung một số chuẩn mực kế toán phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Để thực hiện được điều này, các chuyên gia kế toán hàng đầu của Việt Nam từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Hội nghề nghiệp, các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán, các trường đại học cần phải hợp tác về mặt chuyên môn nhằm xây dựng chuẩn mực kế toán chất lượng cao. Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam đang có nhiều chuyển biến và phát sinh nhiều nghiệp vụ phức tạp nhưng các chuẩn mực hỗ trợ cho việc ghi nhận một số loại hình công cụ tài chính vẫn thiếu vắng. Vì vậy, giải pháp cho giai đoạn trước mắt là việc cần thiết ban hành các chuẩn mực còn thiếu so với nhu cầu thực tế, trong đó tiền đề là việc hợp tác quốc tế. Các cơ quan Nhà nước cần nỗ lực hợp tác quốc tế trong việc trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới; kết hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức về kế toán - kiểm toán quốc tế. Cần nghiên cứu chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn hành nghề, tích cực trong quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, tích cực trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm từ các học viên ở những quốc gia có hệ thống kế toán phát triển cũng như các tổ chức ban hành chuẩn mực quốc tế. Nhà trường cần thúc đẩy các nhóm nghiên cứu khoa học về những lĩnh vực kế toán , kiểm toán nêu trên, các sản phẩm cần được phát hành và phổ biến để làm nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo. Chương trình đào tạo của Nhà trường về lĩnh vực kế toán cần được đổi mới theo hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng cho học viên vừa phù hợp với thực trạng Việt Nam và chuẩn bị cho những bước tiền đề hội tụ với kế toán quốc tế. Hệ thống chương trình cũng như tài liệu giảng dạy nên được thiết kế lại phù hợp và có cập nhật thường xuyên các chuẩn mực kế toán ban hành. Các trường đại học, cao đẳng, các nơi đào tạo chuyên ngành cần trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp và việc áp dụng các văn bản pháp quy mới về kế toán trong vai trò hướng dẫn và thu thập các ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp. Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, IFRS. Mạnh dạn phối hợp và tăng cường hợp tác với ACCA, CPA Úc, CIMA... để đổi mới giáo trình đào tạo. Tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để sinh viên có thể chuyển đổi sang bằng cấp quốc tế (ACCA, CPA Úc, CIMA...) dễ dàng hơn. Đối với sinh viên chuyên ngành kiểm toán cần quy định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ nâng cao hơn nữa so với hiện nay. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành như Bộ Tài chính, Hội nghề nghiệp trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới qua đó giúp nhà trường đẩy nhanh việc đổi mới giáo trình một cách toàn diện và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tế, cho sinh viên tiếp cận thực tế thường xuyên để nâng cao khả năng thực hành. Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn, tổ chức đào tạo nên tổ chức các buổi Hội thảo về kế toán bàn về những văn bản mới ban hành có sự tham gia của các đơn vị hành nghề. Hội thảo sẽ giúp trao đổi thông tin giữa cơ sở đào tạo và đơn vị hành nghề nắm tường tận các quy định mới của Bộ Tài Chính về Kế toán. 315 Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý. Nâng cao năng lực giảng viên thông qua việc cử đi học tập, nghiên cứu các chương trình học từ các nước có nền giáo dục phát triển. Tăng cường quan hệ doanh nghiệp: Thông qua việc đẩy mạnh quan hệ doanh nghiệp, Nhà trường có thể không ngừng điều chỉnh, cập nhật, bổ sung chương trình đào tạo, làm cho chương trình đào tạo thực sự sát với nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp trong thực tế. Sinh viên sẽ có cơ hội tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp thông qua các chuyến đi thực tế tại doanh nghiệp, giao lưu, trao đổi với các Lãnh đạo doanh nghiệp, được nghe Lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ, nhân viên tại doanh nghiệp báo cáo, chia sẻ về những chủ đề cụ thể gắn liền với môn học, với chương trình đào tạo từng chuyên ngành cụ thể. 5. KẾT LUẬN Ngày nay, kế toán là một trong những ngành nghề được đánh giá cao trong lĩnh vực kinh doanh. Mặc dù các khía cạnh truyền thống của nghề nghiệp kế toán như thuế, kiểm toán luôn được duy trì và phát triển, tuy nhiên vai trò của kế toán đã được mở rộng sang các khía cạnh khác như kế toán điều tra, lập kế hoạch chiến lược, nhà tư vấnCho dù thực tế một sinh viên lựa chọn ngành học kế toán với mục tiêu ban đầu thế nào đi nữa thì thế giới công việc mà ngành nghề này mở ra luôn phong phú và hấp dẫn. Với doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực cần rất nhiều yếu tố. Chúng ta cần có chương trình đào tạo phù hợp với Việt Nam và thông lệ quốc tế. Quá trình đào tạo ấy không chỉ diễn ra trong Nhà trường mà phải liên tục sau khi làm nghề. Với người lao động, chúng ta cần tự trang bị những kiến thức và kỹ năng cho mình. Chỉ khi kỹ năng lao động gia tăng, chất lượng và năng suất được nâng cao cũng như mang lại nhiều giá trị của doanh nghiệp thì cơ hội phát triển nghề nghiệp mới đến với chúng ta. Kế toán, kiểm toán viên phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, kỹ năng và trình độ ngoại ngữ, nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ đồng thời phải rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để thực sự là các kiểm toán viên chuyên nghiệp, uy tín, sẵn sàng cạnh tranh. Như vậy mới tận dụng được các cơ hội, vượt qua được các thách thức trong quá trình hội nhập đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ (2013), Chiến lược kế toán-kiểm toán đến năm 2020 -Tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 2. Đinh Thị Thủy, (2014), Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Việt Nam, Tạp chí tài chính,3(1),20-25 [2] Trần Khánh Lâm & Lê Thị Bích Hải (2015). Tác động của việc hình thành cộng đồng kinh tế Asean đến nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán Việt Nam. [3] VACPA (2016), Bản tin tóm tắt Những ảnh hưởng của TPP và AEC đến thị trường tài chính Việt Nam. [4] World Bank Group (2014). Current status of the Accounting and Auditing Profession in Asean Countries.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_va_nhung_van_de_dat_ra_doi_vo.pdf
Tài liệu liên quan