"Cửa ải" lớp một

Mặc dù năm học mới đã khai giảng được hơn một

tháng, song nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 vẫn đang

trong tâm trạng lo lắng khi con chưa thích nghi được

với môi trường học đường.

“Cửa ải lớp 1” là cụm từ mà các nhà tâm lý học dùng để chỉ

một bước ngoặt trong quá trình phát triển của trẻ em.

pdf7 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu "Cửa ải" lớp một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
"Cửa ải" lớp một Mặc dù năm học mới đã khai giảng được hơn một tháng, song nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 vẫn đang trong tâm trạng lo lắng khi con chưa thích nghi được với môi trường học đường. “Cửa ải lớp 1” là cụm từ mà các nhà tâm lý học dùng để chỉ một bước ngoặt trong quá trình phát triển của trẻ em. Thậm chí, có bà mẹ từ khi bắt đầu năm học mới chẳng dám đi đâu xa nhà vì sợ thiếu người kèm, con sẽ không thể hoàn thành được bài tập về nhà. Chưa biết chữ đã phải... chép chính tả. Chị Thu Mai có con đang học lớp 1 khẳng định: “Nếu trẻ không biết đọc, biết viết từ trước, chắc chắn không thể theo nổi chương trình lớp 1 hiện nay. Bằng chứng là mới đầu học kỳ 1, cô giáo đã đọc chính tả cho bé chép (không biết đọc, biết viết thì chép chính tả bằng cách nào?). Mỗi ngày bé phải viết 1 trang rèn chữ. Cô giáo không viết vào vở của từng em mà viết lên bảng để bé viết lại chữ mẫu rồi tối về viết cả trang. Chỉ riêng chuyện rèn chữ mỗi tối đã mất đứt 2 tiếng, làm gì còn thời gian học các môn tự nhiên xã hội, tập đọc, toán, thủ công...”. Tương tự, chị Nguyễn Huyền Trang cũng có con vừa vào lớp 1 tâm sự, cháu được học trước 1 tháng và biết viết chữ cái đến phần âm và các số trong phạm vi 10 nhưng chẳng thấm vào đâu so với các bạn đã học trước từ cách đây gần 1 năm. Nhiều phụ huynh quá “nguyên tắc” khi tuân thủ đúng quy định “không cho con học trước chương trình” đã “té ngửa” khi biết, đa số trẻ trước khi vào lớp 1 đều đã biết đọc, biết viết, thậm chí cộng, trừ được. Vì thế, con họ rất vất vả khi học cùng lớp với những trẻ này. Khi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên thông báo năm nay học sinh sẽ hoàn thành bài ở lớp, ít cho bài về nhà. Ở nhà, phụ huynh tập cho các con luyện đọc, viết tùy ý, chứ không bắt buộc. “Thông báo là thế nhưng thực tế không phải vậy. Từ ngày con tôi bắt đầu đi học, tối nào cơm xong hai mẹ con cũng ngồi vào bàn học một mạch, chỉ nghỉ một lát giữa giờ nhưng cũng đến 22g30 mới tạm hoàn thành bài cô giao. Học cả ngày, tối lại nhồi nhét, viết quá nhiều, sáng hôm sau phải dậy sớm đi học nên cháu rất uể oải. Từ khi bắt đầu năm học mới, tôi không dám đi đâu xa nhà dù chỉ một tối vì nếu không có mẹ kèm, cháu sẽ không hoàn thành được bài cô giao. Kể cả được phân đi công tác tôi cũng tìm cách xin khất, phần vì lo con không theo kịp bạn, phần lo không hoàn thành bài con sẽ bị cô giáo trách mắng” - chị Trang chia sẻ. Chị Thu Mai thì bức xúc đặt câu hỏi: “Không biết những người biên soạn sách giáo khoa có hiểu nỗi khổ của phụ huynh, có hiểu sức trẻ không? Chương trình quá nặng khiến trẻ từ lúc thức dậy đến khi đi ngủ vẫn đau đáu nỗi lo bài vở”. Áp lực từ chính sự kỳ vọng của phụ huynh Cha mẹ không nên quá kỳ vọng tạo áp lực cho con. “Cửa ải lớp 1” là cụm từ mà các nhà tâm lý học dùng để chỉ một bước ngoặt trong quá trình phát triển của trẻ em. Đây cũng là thời điểm dễ nảy sinh những khó khăn tâm lý mà trẻ gặp phải khi bắt đầu bước vào cuộc đời học sinh, khi chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập...TS Nguyễn Thị Minh Hằng, Khoa Tâm lý học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), chỉ ra rằng: Trong số những trẻ có biểu hiện lo âu khi mới bước vào lớp 1 thì có tới 66,3% trẻ liên quan đến mối quan hệ với giáo viên. Kết quả này được khảo sát trong 4 tháng liên tục với 92 học sinh lớp 1 (42 em ở Hà Nội và 50 em ở Hải Dương). Theo bà Hằng, đối với trẻ lớp 1 nói riêng và tiểu học nói chung thì mối quan hệ với giáo viên được đặc trưng bởi cảm xúc khác nhau như trẻ rất yêu mến cô giáo của mình, hành động và lời nói của cô giáo gần như có uy quyền tuyệt đối với trẻ, có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và cảm xúc của trẻ... Mặt khác, sự tuyệt đối hóa hành động và lời nói của cô giáo tạo ra áp lực không nhỏ với chính bản thân các em. Bên cạnh đó, có 26,65% học sinh có mức độ lo âu cao ở các yếu tố liên quan đến các tình huống kiểm tra kiến thức. Bà Hằng cho rằng, có thể có những trải nghiệm kiểm tra kiến thức trên lớp hoặc áp lực về điểm số; tâm lý sợ đám đông, tính nhút nhát là những yếu tố đóng vai trò chủ đạo trong những lo âu của trẻ: “Con sợ bị cô giáo cho điểm thấp”; “Con sợ cô giáo mắng”; “Con sợ cô giáo và các bạn cười”; “Con sợ làm không đúng”... Theo bà Hằng, những xúc cảm này có sự liên quan đến sự “hụt hẫng nhu cầu đạt được thành tích” và đối với trẻ lớp 1 thì thành tích học tập là một áp lực rất lớn - xuất phát từ phía gia đình, giáo viên và từ chính bản thân các em khi phải lo đạt được kết quả cao để vừa lòng người lớn. Thực tế cho thấy, lo âu học đường là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Các chuyên gia tâm lý giáo dục cho rằng, cả giáo viên và phụ huynh đều không nên chê trẻ, tránh việc cho điểm kém, nhất là với môn tập viết. Không nên quá kỳ vọng vào điểm số của trẻ hay tỏ ra thất vọng, đánh mắng trẻ chỉ vì viết chưa đẹp. Nhẹ nhàng, động viên là cách tốt nhất để cổ vũ trẻ vượt qua “cửa ải” đầy gian khó này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcua_ai_5588.pdf
Tài liệu liên quan