Cọp trong ký ức dân gian Nam Bộ

Nét chủ đạo của truyện đánh cọp, diệt sấu là tính chất hào hùng của cuộc chiến đấu

chốnglại những thế lự chắc ám của tự nhiên. Có thể xem những nhânvật đánh cọp

trong các truyện dân gian về cọp chính là sự tiếp nối những nhân vật văn hóa thuở

xưa. Những truyện này có nét gần gũi với chiến công của Lạc Long Quân diệt Mộc

tinh ởrừng núi, diệt Hồ tinh ở đồng bằng, diệt Ngư tinh ở biển trong thời dựng

nước. Ý nghĩa lớn laocủa truyện đánhcọp và giết sấu ở chỗ nó khẳng định quyền

làm chủ chân chính của người Việt trên mảnh đất mới. Những người đã chiến đấu

và chiến thắng cọp,sấu nơi rừng rậm, sông rạch sình lầy để biến đổi vùng đất

hoang vu này thành ruộng thành làng trở thành chủ nhân của những thành quả ấy.

pdf13 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cọp trong ký ức dân gian Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở vùng đất mới, yêu cầu bảo vệ cuộc sống, phát triển sản xuất và mở rộng địa bàn lân - ấp - làng - xã là rất bức thiết; việc đánh cọp, giết sấu là việc to lớn của thời kỳ đó. Đó là những việc làm và những thành tích của tập thể mà nổi bật là những cá nhân xuất sắc đại biểu cho lòng can đảm và ý chí chiến thắng của người dân Nam Bộ và nó trở thành những truyền thuyết phổ biến sâu rộng và bền bĩ trong ký ức người dân. Truyện kể về cọp bên cạnh những yếu tố hiện thực lại có cả yếu tố hoang đường. Các yếu tố hiện thực thể hiện ở tính chất chỉ định về tên người, tên đất và thời gian xảy ra câu chuyện. Những tên đất, tên người gắn liền với sự việc, chi tiết của mỗi truyện thường là những tên đất, tên người có thực, có địa chỉ. Còn yếu tố hoang đường là cơ sở hình thức, tức là phương thức nhận thức hiện thực và phản ánh hiện thực. Dù hiện thực hay pha chút ít truyền thuyết hoang đường, những câu truyện về cọp cũng bộc lộ những mơ ước, những ẩn chứa sâu sắc về sự ngoan cường, quả cảm, mưu trí và tinh thần nhân nghĩa của người đi mở đất. Đánh cọp là thành tích to lớn của thời kỳ ấy, do đó những người đánh cọp phải được khắc họa là những con người có khả năng võ nghệ đặc biệt, hay một thần lực nào đó khiến cọp phải nễ phục. Điều đáng lưu ý là yếu tố hoang đường bắt nguồn từ quan niệm đạo đức , đức độ của con người khiến cọp phải khuất phục. Chẳng hạn Tăng Ngộ là bậc chân tu, giàu lòng vì nghĩa; các bà Mụ tài giỏi hăng hái cứu đời, truyện Nghĩa Hổ kể về việc nuôi hổ được hổ trả ơn, khi chủ chết hổ đập đầu chết theo chủ... vì đức độ như vậy đã cảm hóa được cọp. Nét chủ đạo của truyện đánh cọp, diệt sấu là tính chất hào hùng của cuộc chiến đấu chống lại những thế lực hắc ám của tự nhiên. Có thể xem những nhân vật đánh cọp trong các truyện dân gian về cọp chính là sự tiếp nối những nhân vật văn hóa thuở xưa. Những truyện này có nét gần gũi với chiến công của Lạc Long Quân diệt Mộc tinh ở rừng núi, diệt Hồ tinh ở đồng bằng, diệt Ngư tinh ở biển trong thời dựng nước. Ý nghĩa lớn lao của truyện đánh cọp và giết sấu ở chỗ nó khẳng định quyền làm chủ chân chính của người Việt trên mảnh đất mới. Những người đã chiến đấu và chiến thắng cọp, sấu nơi rừng rậm, sông rạch sình lầy để biến đổi vùng đất hoang vu này thành ruộng thành làng trở thành chủ nhân của những thành quả ấy. Ởû tất cả các loại truyện, đã xuất hiện những nét cơ bản làm tiền đề cho tính cách và tâm lý của người Việt ở Nam Bộ, đó là tinh thần trọng nghĩa: hai thầy trò nhà sư Hồng Aân và Trí Năng thấy cọp ở chợ Tân Kiểng liền xin vào đánh cọp giúp dân; Tăng Ngộ thấy rừng rậm hùm beo cản trở công việc làm ăn của dân làng thì nghỉ cách chặt cây, đắp lộ cho dân... giống như tinh thần nhân nghĩa thời Nguyễn Trãi “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” vậy. Truyện bà Mụ đỡ đẻ cho cọp đề cập đến ba vấn đề lớn: tài hộ sản của bà Mụ, đức tính vì nghĩa không phân biệt đối tượng cứu 10 giúp của bà Mụ, tinh thần trọng ơn nghĩa của loài thú dữ (cọp đem heo rừng đền ơn cho bà Mụ). Cả ba vấn đề ấy đều có những yếu tố tiềm ẩn đằng sau là tập trung đề cao tinh thần vì nghĩa, cụ thể là y đức của bà Mụ - người thầy thuốc có vai trò quan trọng và cần thiết ở bất cứ làng xã nào trong thời kỳ khai hoang lập ấp lúc bấy giờ. Ở đây nghĩa nhân và đạo lý xử thế ở đời quyện lại thành chủ đề lớn của câu truyện có phần hư cấu, nhưng được truyền tụng như một sự kiện có thật. Đây cũng là một nét văn hóa lớn của người Việt nói chung và người Nam Bộ nói riêng. Chính những nguồn truyện này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam ở vùng đất mới. Hình tượng và biểu tượng cọp Đối với cư dân Nam Bộ thời xa xưa, cọp không có nghĩa dữ dằn mà chỉ là con vật hiền lành như mọi thú nuôi khác, cọp gần gũi với người nông dân, nên đồng dao có câu: “Cọp rừng Sác moi ốc bắt cua Cọp rừng thưa săn rùa ví thỏ Cọp đồng cỏ đuổi chó rình chim Cọp rừng sim ăn ong hút mật”... Cọp ngoài đời trở thành con vật gần gũi, nhưng khi trở thể hiện qua hình tượng nghệ thuật, cọp còn mang cả yếu tố tâm linh, được thần thánh hóa, vẽ thành tranh thờ cúng. Tượng hổ làm bằng đá vôi ở lăng Trần Thủ Độ dài 1,40 mét, phô diễn một sức mạnh kiêu dũng, như bừng lên chất sử thi bi tráng của người có công tạo dựng triều Trần. Phù điêu hổ ở nước ta có từ thời Trần, Lê trên nhang án đá chùa Đại Bi (Hà Tây, năm 1361) như hiện thân của thần... một biểu tượng văn hóa tâm linh. Người Nam Bộ hãy còn tôn thờ cọp, hoặc kiêng kỵ cọp, như gọi cọp là Ông để tránh xưng danh cọp: cọp ưa đi đêm gọi là Ông Ba mươi, cọp ba chân gọi là Ông Ba cụt, cọp ba móng gọi là Ông Ba ngoe, cọp thành tinh gọi là Ông Chằng hay Ông Kẹ. Cọp còn được thờ phượng như Chúa sơn lâm hay Sơn thần. Dân gian có tục lệ là vào ngày mồng ba tết nguyên đán, sau khi cúng đưa ông bà xong, thường dán trước cửa nhà mảnh giấy hồng điều có hình cọp với lòng tin là Ông Ba mươi sẽ trấn giữ không cho những thứ hiểm độc vào nhà. Ôâng già, bà cả còn truyền dạy: nếu trẻ con khóc đêm thì người mẹ phải lén “ăn trộm” hình vẽ Chúa sơn lâm để trong gối nằm của trẻ thì chúng sẽ hết khóc. Trong tín ngưỡng có tranh thờ hổ như: Hắc hổ, Bạch hổ, Ngũ hổ. Tranh Ngũ hổ còn gọi là tranh Ôâng Năm Dinh tượng trưng cho năm vị thần tướng ngự trị ngũ phương, dân gian vẽ thành năm màu: Hoàng hổ tướng quân màu vàng trấn nhậm trung tâm, Hắc hổ tướng quân màu đen trấn nhậm phương bắc, Bạch hổ tướng quân màu trắng trấn nhậm phương tây, Xích hổ tướng quân màu đỏ trấn nhậm phương nam, Thanh hổ tướng quân màu xanh trấn nhậm phương đông. 11 4. Kết luận Cơ sở hình thành ký ức về cọp Nam Bộ gắn liền với tiến trình con người khai phá vùng đất này, thực ra không hơn 3 thế kỷ. Nhưng con người đến lập nghiệp ở vùng đất mới thời ấy có cội nguồn văn hóa dân tộc từ đồng bằng sông Hồng, khi di cư đến vùng đất mới đã phải ứng xử với một hoàn cảnh thiên nhiên mới cùng với quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác và những vốn văn hóa cội nguồn mang theo như đã được nảy lộc đâm chồi. Những câu truyện dân gian, những tín ngưỡng về cọp đã thể hiện điều đó. Đối với nhân dân miền Nam, cọp trong ký ức của họ tuy kinh khủng nhưng chỉ tồn tại trong ký ức xa xưa, còn trong tình cảm cọp vẫn có sự gần gũi, thân thương như chính sự gắn bó giữa thiên nhiên với con người. Cọp vẫn mãi là hình tượng đẹp để trang trí, để tôn thờ, để ngợi ca về sự dũng mãnh, về sức mạnh kiêu hùng và đôi khi cũng để sẻ chia nỗi lòng của hổ: “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua, Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm... ... Ta sống mãi trong tình thương nổi nhớ Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây gia,ø Với tiếng gió gào, với giọng nguồn hét núi Mỗi khi thét khúc trường ca dữ dội, Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng, 12 Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”... (Nhớ rừng, Thế Lữ) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Mạnh Nhị, Truyện cười dân gian Nam Bộ.- NXB TP. HCM. ,1989. 2. Đại Nam nhất thống chí. Lục tỉnh Nam Việt: Tập thượng: Biên Hòa – Gia Định.- PQVKĐTVH tái bản, 1973. 3. Đại Nam nhất thống chí. Lục tỉnh Nam Việt: Tập hạ: Định Tường – Vĩnh Long.- PQVKĐTVH tái bản, 1973. 4. Huỳnh Minh, Tây Ninh xưa.- H: Thanh niên,...... 5. Huỳnh Minh, Vũng Tàu xưa.- H: Thanh niên, 2001 .- 250 tr 6. Huỳnh Minh, Bạc Liêu xưa .- H: Thanh niên, 2002.- 245tr. 7. Monographie de la province de Hà Tiên.- Imprimerie L. Ménard .- Sài gòn, 1901 8. Nghê Văn Lương, Huỳnh Minh, Cà Mau xưa.- H: Thanh niên, 2003 .- 215 tr. 9. Sổ tay hành hương Đất phương Nam / Viện nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam.- NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 2002.- 446tr. 10. Sơn Nam, Đất Gia Định - Bến Nghé xưa & người Sài gòn.- TP HCM: Trẻ, 2004.- 511tr 11. Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa.- NXB TP. Hồ Chí Minh, 1985.- 12. Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa & văn minh miệt vườn.- TP HCM: Trẻ, 2004.- 423 tr. 13. Thạch Phương, Đoàn TưÙ (chủ biên, Địa chí Bến Tre .- H.: KHXH, 1991.- 818tr. 14. Thanh Phương, Những trang về An Giang: Sách địa chí.- An Giang: Văn nghệ An Giang, 1984.- 286tr. 15. Từ điển bách khoa Việt Nam: T.2.- H.: NXB Từ điển Bách khoa, 2002.- 1035tr. 16. Trần Hiếu Minh, Bút ký miền Nam.- H.: Văn học, 1966.- 197tr. 17. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí / Tu Trai Nguyễn Tạo dịch.- PQVKĐTVH xb, 1972. 18. Văn Đình Hy, Đình làng ở Long An // Tạp chí VHDG, [3+4 /1985].- Tr.64 – 68. 13 SUMMARY TIGERS IN THE SOUTHERNER'S MIND Bùi Ngọc Diệp Southern land is new one which has a developing process of more than 3 centuries (1698 – 2004). Its history was attached closely to a process of southward roadening. During initial time of cultivating land, tigers are one of the most fierce animals that Southerners had to confront with. At present, Southern people are no longer meet or face with tigers but tiger’s image still remain deeply in memory, concept, custom religion etc.. of the Southerner. Basing on existing documents as well as records which are written from folk stories of Southern people, this paper try to study the tiger image in the Southerner’s mind in the angel of culture.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhtduifjopiadgjiadugoierugihadpgo (45).pdf
Tài liệu liên quan