Công cụ đòn bẩy tài chính được sử dụng “hết công suất”
khiến một số CTCK rơi vào tình trạng thiếu nguồn để phục
vụ khách hàng.
Dịp cuối những năm gần đây cuộc chiến lãi suất giữa các ngân
hàng thường diễn ra nhằm thu hút tiền gửi trong dân. Năm nay
giữa lúc “cuộc chiến” này đang tái diễn thì bất ngờ xuất hiên kẻ
thứ ba là các công ty chứng khoán.
Nửa tháng trở lại đây, TTCK bất ngờ tăng vọt khiến giới đầu tư
“mạnh tay” hơn trong việc gia nhập thị trường. Công cụ đòn bẩy
tài chính được sử dụng “hết công suất” khiến một số CTCK rơi
vào tình trạng thiếu nguồn để phục vụ khách hàng.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Công ty chứng khoán "lấn sân" ngân hàng huy động vốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CTCK "lấn sân" ngân hàng
huy động vốn
Công cụ đòn bẩy tài chính được sử dụng “hết công suất”
khiến một số CTCK rơi vào tình trạng thiếu nguồn để phục
vụ khách hàng.
Dịp cuối những năm gần đây cuộc chiến lãi suất giữa các ngân
hàng thường diễn ra nhằm thu hút tiền gửi trong dân. Năm nay
giữa lúc “cuộc chiến” này đang tái diễn thì bất ngờ xuất hiên kẻ
thứ ba là các công ty chứng khoán.
Nửa tháng trở lại đây, TTCK bất ngờ tăng vọt khiến giới đầu tư
“mạnh tay” hơn trong việc gia nhập thị trường. Công cụ đòn bẩy
tài chính được sử dụng “hết công suất” khiến một số CTCK rơi
vào tình trạng thiếu nguồn để phục vụ khách hàng.
Một vài CTCK đã tìm cách “huy động” tiền nhàn rỗi của nhiều nhà
đầu tư dưới danh nghĩa là “hợp đồng hợp tác đầu tư”. Nguồn tiền
“huy động” với lãi suất cạnh tranh (cao hơn lãi suất ngân hàng)
được một số CTCK cho vay lại những người ưa mạo hiểm với lãi
suất cao hơn. Khách gửi tiền của CTCK thường là các nhà đầu
tư đã có sẵn tài khoản và số dư tiền tại CTCK nhưng đang có ý
định rút ra.
Việc trả lãi đủ hấp dẫn cho các khoản tiền này để được sử dụng
chúng vừa giúp CTCK có tiền cho vay nhà đầu tư khác, vừa giữ
chân được số khách hàng trên, thường là khách VIP.
Bản chất của hợp đồng hợp tác đầu tư
Theo Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, chỉ có các TCTD mới
có chức năng thực hiện các nghiệp vụ như nhận tiền gửi; cấp tín
dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản; huy động vốn
từ các tổ chức và dân cư. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không
phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao
dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của CTCK.
Tuy nhiên, các CTCK đã tìm cách ký một phụ lục hợp đồng hợp
tác đầu tư với khách hàng, theo đó khách hàng nộp tiền vào tài
khoản tại CTCK, cho phép CTCK sử dụng số tiền này để đầu tư
(cho nhà đầu tư khác vay để mua chứng khoán...), sau một thời
gian nhất định, khách hàng sẽ được CTCK trả cả gốc lẫn lãi vào
tài khoản. Về bản chất, đây là một hình thức huy động tiền gửi
“trá hình”.
Trong một thông báo gửi khách hàng, CTCK T thông báo thay đổi
mức thu nhập cho khoản tiền hợp tác kinh doanh chứng khoán
của khách hàng kể từ ngày 21/2.
Theo đó, với khoản tiền tối thiểu từ 500 triệu đến 5 tỷ đồng, mức
lãi mà khách hàng nhận được thấp nhất từ 12% đến 16,5%/năm
tương ứng với kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng. Với khoản tiền trên
5 tỷ đồng, khách hàng được cộng thêm 0,5%/năm lãi suất.
Ngoài ra, nếu khách hàng thanh lý hợp đồng trước hạn, vẫn có
thể nhận được mức lãi suất từ 7% đến 13%/năm tuỳ theo kỳ hạn.
Bản thông báo này chẳng khác mấy các thông báo của nhiều
ngân hàng gần đây nhằm đẩy mạnh huy động tiền gửi.
Theo giải thích của CTCK, việc đẩy mạnh cung cấp sản phẩm
này nhằm mục đích giúp khách hàng tối đa hóa thu nhập từ
nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi hiện có trong tài khoản của khách
hàng với mức lợi suất dầu tư hấp dẫn. Vì vậy, thay vì gửi tiền
ngân hàng, khách hàng có thể chuyển vốn hợp tác đầu tư chứng
khoán với CTCK để được hưởng lợi suất cao hơn.
Mức thu nhập sẽ được điều chỉnh trong từng giai đoạn cho phù
hợp với điều kiện của thị trường. Khách hàng gửi tiền với giá trị
lớn có thể đàm phán thêm về mức thu nhập được hưởng.
Đáng chú ý, đây không phải là trường hợp cá biệt mà được khá
nhiều CTCK áp dụng từ lâu, nhưng đang được nhân rộng khi thị
trường vào giai đoạn nóng như hiện nay.
Ở CTCK V, mức lãi suất còn được đẩy lên cao nhất là 18%/năm
với khoản tiền từ 500 triệu trở lên, kỳ hạn 2 tháng. Tuy nhiên, nếu
rút tiền trước thời hạn thì nhà đầu tư chỉ dược hưởng lãi suất
không kỳ hạn.
Nhận diện rủi ro
Khi được hỏi về rủi ro của nhà đầu tư khi gửi tiền ở CTCK, nhân
viên môi giới giải thích, CTCK chỉ sử dụng tiền để thực hiện các
nghiệp vụ như margin, cầm cố... và đều có quy trình quản lý rủi
ro. Các điều khoản trách nhiệm và nghĩa và đều được quy định rõ
trong hợp đồng hợp tác.
Đến hạn thanh toán, tiền của khách gửi sẽ được tự động chuyển
vào tài khoản tại CTCK. Do đó nhà đầu tư có thể yên tâm gửi tiền
nếu tin tưởng vào uy tín của CTCK.
Tuy nhiên, việc quản lý rủi ro tiền gửi của CTCK không thể so
sánh được với ngân hàng. Hơn nữa, nếu gửi tiền ở các tổ chức
tín dụng, người gửi tiền còn được hưởng bảo hiểm tiền gửi.
Rủi ro trong trường hợp trên thường xảy ra khi TTCK xấu đi. Nếu
các CTCK lạm dụng nghiệp vụ này và “mắc cạn” trong nghiệp vụ
cho NĐT vay tiền, rủi ro không thu lại được vốn sẽ rất lớn đối với
những người đã coi CTCK là “ngân hàng”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ctck.pdf