Di cư từ lâu đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự di chuyển của công dân của một nước trong phạm vi lãnh thổ hoặc qua biên giới quốc gia là một trong những chủ đề quan trọng về chính sách, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và
hội nhập quốc tế. Các dòng chảy của vốn, hàng hoá, thông tin qua biên giới giữa các quốc
gia là điều không thể tránh khỏi. Cùng với những dòng chảy đó, các làn sóng lao động rời quê
hương đi tìm những cơ hội kinh tế tốt hơn ngày càng gia tăng. Có thể nói so với các nhân tố
bất ổn chính trị, kinh tế - xã hội, chiến tranh, thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu thì các
yếu tố kinh tế như thu nhập thấp, nghèo đói, thiếu việc làm và các lựa chọn mưu sinh là động
lực chính trong quyết định di cư. Chênh lệch về mức sống, cơ hội có việc làm với thu nhập
cao hơn ở trong nước đã thúc đẩy người dân di cư tìm những cơ hội mới, cho dù chỉ là tạm
thời, ở nước ngoài. Di cư vì mục đích kinh tế là loại hình di cư nổi trội, đặc biệt trong điều kiện
toàn cầu hoá và tự do kinh tế.
98 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Công tác xã hội với người di cư và nạn nhân buôn bán người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xa, biên giới nơi mà nạn buôn người phổ biến hơn cả ( do ở đó tồn tại sự đói nghèo, sự hạn chế về nhận thức, về tiếp cận thông tin và không có việc làm ...). Vì thế xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm sẽ đẩy lùi các tệ nạn xã hội và trong đó có nạn buôn bán người, đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho những nạn nhân của buôn bán người có điều kiện hòa nhập tốt hơn khi trở về với cuộc sống bình thường trước đây của họ như hỗ trợ về vay vốn sản xuất kinh doanh, hướng dẫn về cách làm ăn, học nghề, giới thiệu việc làm
* Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm
Trong chương trình đề cập đến các tội phạm nói chung và trong đó có tội phạm buôn bán người nói riêng
Về nội dung Chương trình:
a) Phát động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư; vận động người phạm tội ra tự thú và truy bắt bọn tội phạm có lệnh truy nã.
b) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của công dân về bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.
c) Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các cộng đồng dân cư, trong từng hộ gia đình, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang.
d) Đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm có tính quốc tế, tội cướp, cướp giật và các hành vi côn đồ hung hãn, các tội hiếp dâm trẻ em, bắt cóc và mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm người chưa thành niên, tội chống người thi hành công vụ.
đ) Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và tạo điều kiện để họ tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
e) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
g) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, nhất là chống các tội phạm có tính quốc tế và tội phạm là người Việt Nam ở nước ngoài.
* Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015
Trong quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình có đề cập đến hai điểm liên quan đến công tác phòng chống nạn buôn bán người, đó là:
- Nhà nước xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm; đặt công tác phòng, chống mại dâm trong mối quan hệ với phòng, chống tội phạm về buôn bán người và bóc lột tình dục phụ nữ, trẻ em.
- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, trên thế giới về phòng, chống mại dâm; phối hợp phòng, chống mại dâm với phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích bóc lột tình dục và phòng, chống lây nhiễm HIV.
Về mục tiêu chung của chương trình:
Phòng ngừa, tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm dưới mọi hình thức, phòng, chống mua bán người vì mục đích mại dâm, bóc lột tình dục góp phần bảo vệ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân, dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội, xây dựng và phát triển con người Việt Nam.
Một trong những giải pháp thực hiện chương trình có đề cập đến việc:
Tăng cường hợp tác quốc tế, chú trọng hợp tác với các nước trong khu vực, các nước có chung biên giới trong công tác phòng, chống buôn bán người, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán trẻ em vì mục đích bóc lột tình dục; thực hiện các Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và quyền trẻ em và các khuyến nghị của Hội nghị toàn cầu năm 2008 về chống bóc lột tình dục trẻ em và người chưa thành niên.
Tóm tắt bài học:
Qua việc tìm hiểu về luật pháp, chính sách và các chương trình hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán ở trên cho thấy một số nội dung chính, đáng chú ý như sau:
Trong hệ thống luật pháp, chính sách và chương trình nêu trên có đề cập đến một số điều ước quốc tế có liên quan đến vấn đề và luật phòng chống mua bán người của một số quốc gia trên thế giới đã có những ảnh hưởng nhất định và làm cơ sở cho việc điều chỉnh trong dự án Luật PCMBN của Việt Nam. Bên cạnh đó việc nắm bắt hệ thống luật pháp quốc tế giúp chúng ta có cơ sở để thực thi và phối kết hợp trong điều tra, đấu tranh và phòng chống tội phạm buôn bán người xuyên quốc gia. Trên cơ sở luật, đồng thời xây dựng các dự án liên kết quốc tế về hỗ trợ cho các nạn nhân của buôn bán người.
Luật PCMBN ở nước ta được ra đời và chính thức có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lí trong việc phòng ngừa mua bán người, phát hiện xử lí các hành vi mua bán và hành vi có liên quan đến mua bán người; là cơ sở thực hiện các hoạt động tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ cho các nạn nhân, đồng thời qui định trách nhiệm của chính phủ, các bộ ngành, địa phương, thêm nữa là vấn đề hợp tác quốc tế về PCMBN.
Việc hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về hòa nhập cộng đồng được đề cập cụ thể trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống mua bán người đến năm 2015, với các nội dung chính: tiếp nhận, xác minh; bảo vệ nạn nhân, hỗ trợ nạn nhân; các hoạt động phòng chống tội phạm buôn bán người; thông tin, giáo dục truyền thông và tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề này.
Kết hợp phòng chống buôn bán người với việc thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ những chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan như : chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm; chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015. Những chương trình này ít nhiều có ảnh hưởng tới công tác phòng chống, ngăn ngừa mua bán người hoặc hỗ trợ cho các nạn nhân của nó.
Những nội dung cơ bản trên về pháp luật, chính sách, chương trình này làm công cụ hữu ích của nhà nước trong quản lí và điều phối hoạt động PCMBN nói chung; là điều kiện để các cấp ngành thực thi các hoạt động một cách hiệu quả và là cơ sở để thể hiện quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong phòng chống mua bán người và hỗ trợ các nạn nhân một cách hiệu quả bền vững và thiết thực.
Để luật pháp đi vào đời sống và đem lại hiệu quả điều đó không phụ thuộc vào một ai, không phụ thuộc vào riêng cấp ngành nào mà đó là sự chung tay của cả cộng đồng với ý thức thực thi pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
BÀI 4
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRỢ GIÚP NGƯỜI DI CƯ VÀ NẠN NHÂN BỊ BUÔN BÁN
(Thời gian: 13 tiết)
1. Các hoạt động của CTXH trợ giúp người di cư
1.1. Can thiệp giải quyết các vấn đề gặp phải của người di cư
1.1.1. Hỗ trợ về nhà ở và việc làm
Nhà ở và việc làm là một trong những vấn đề khó khăn đầu tiên mà người di cư gặp phải. Do đó, để trợ giúp cho họ trong vấn đề này, những người làm công tác xã hội cần phải có sự kết nối và huy động các nguồn lực trong xã hội tập trung vào việc thực hiện các chương trình hỗ trợ về nhà ở và việc làm cho người di cư
Về nhà ở: chúng ta cần khuyến khích mở rộng chương trình “nhà ở xã hội” dành cho những người không có đủ khả năng tự mua nhà cho các đối tượng lao động tự do. Ngoài ra, chúng ta có thể liên hệ và thiết kế một danh sách các địa điểm cho thuê nhà với các mức giá cả hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại, làm việc của người lao động theo từng khu vực để họ có thể lựa chọn, tránh việc bị lừa gạt và mất những chi phí không đáng có qua môi giới.
Về việc làm: thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm cho người di cư. Các trung tâm này ngoài việc cung cấp thông tin về các lĩnh vực việc làm cho người di cư, còn cần phải có sự kết nối với các đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ cho người di cư trong quá trình họ làm quen và tiếp xúc với công việc.
1.1.2. Trợ giúp pháp lý
Đối với người di cư, dù là di cư trong nước hay quốc tế thì những rắc rối và vướng mắc về pháp lý là một vấn đề mà họ thường gặp phải. Đa phần người di cư đều không có hiểu biết sâu về luật, do đó khi xảy ra những vấn đề tranh chấp hay liên quan đến quyền và lợi ích, họ thường phải chịu sự thiệt thòi. Chính vì vậy, tăng cường trợ giúp pháp lý cho người di cư là rất cần thiết, quan trọng và hữu ích trong việc bảo vệ họ.
- Thiết lập mạng lưới trợ giúp pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư yêu cầu trợ giúp pháp lý
Các trung tâm trợ giúp pháp lý cần phải thành lập chi nhánh ở các tuyến từ địa phương đến trung ương, tại các khu vực, địa bàn, các cơ quan, doanh nghiệp mà có người di cư sinh sống, làm việc. Nhân viên Công tác xã hội sẽ kết nối mạng lưới các trung tâm trợ giúp pháp lý và giới thiệu người di cư tiếp nhận sự hỗ trợ. Trong quá trình thực hiện dịch vụ, nhân viên Công tác xã hội hay luật sư có thể thay mặt thân chủ để đề nghị các yêu cầu trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, các trung tâm trợ giúp pháp lý sẽ có đường dây nóng để các đối tượng cần trợ giúp có thể liên lạc khẩn cấp. Việc nắm bắt được các thông tin về cuộc sống và công việc của người di cư càng sớm thì sẽ khiến cho việc xâm phạm quyền của người lao động di cư bị ngăn chặn trước khi các tranh chấp phát sinh.
- Phổ biến pháp luật cho người di cư, hướng dẫn họ sử dụng pháp luật khi giải quyết các tranh chấp
Để phát triển trợ giúp pháp lý cho người di cư cần phải dựa vào việc nâng cao ý thức của người di cư và tạo không khí để toàn xã hội quan tâm đến quyền lợi của nhóm đối tượng này. Bởi vậy, trò và nhiệm vụ của nhân viên Công tác xã hội trong việc này là phối hợp cùng các trung tâm trợ giúp pháp lý đẩy mạnh truyền thông về các nội dung luật pháp cơ bản, các thủ tục trợ giúp pháp lý đến người di cư. Tuỳ thuộc vào các loại tranh chấp và vấn đề phát sinh liên quan đến người di cư mà xuất bản sách hướng dẫn, tờ rơi liên quan đến thương lượng, bồi thường thương tật, luật lao động, luật hôn nhân gia đình để người di cư tham khảo.
1.1.3. Hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội
Những người di cư do không có nơi ở cố định, không có hộ khẩu (đối với người di cư trong nước), hay đối với những người di cư ở nước ngoài, với mức sống nhìn chung còn thấp và luôn phải tiết kiệm gửi tiền về nhà thì việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội như: y tế và giáo dục là rất hạn chế. Trong đó, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của vấn đề này chính là trẻ em, những đứa trẻ là con của các gia đình di cư. Các em đặc biệt gặp khó khăn trong cơ hội về giáo dục, không đủ các tiêu chí để được đến trường học như trẻ em cùng lứa ở nơi đến.
Nhằm giải quyết vấn đề này, nhân viên Công tác xã hội tìm kiếm và huy động các nguồn lực trong xã hội hỗ trợ về giáo dục và y tế cho người di cư, giới thiệu và kết nối họ đến các nguồn hỗ trợ nàỳ. Đối với vấn đề giáo dục, nhân viên công tác xã hội có thể đại diện liên hệ các cơ hội học tập cho trẻ em của các gia đình di cư. Đối với vấn đề y tế, có thể kêu gọi sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế mở các gói dịch vụ điều trị và chăm sóc sức khỏe dành cho người di cư, phù hợp với hoàn cảnh và mức sống của họ. Đồng thời, nhân viên công tác xã hội kết hợp với các ban, ngành trong việc đề xuất và kiến nghị điều chỉnh một số chính sách, quy định nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực và phát huy những tác động tích cực do di cư mang lại.
1.1.4. Hỗ trợ hòa nhập
Trong số các vấn đề gặp phải, việc hòa nhập được với môi trường làm việc cũng như cuộc sống hàng ngày ở nơi đến là một thách thức đối với người di cư. Phần nhiều những người di cư đều cảm thấy khó khăn trong hòa nhập, hoặc một số ít người trong đó phải trải qua một thời gian dài mới bắt đầu thích nghi được với nơi mới đến. Vì nhiều lý do, bản thân người di cư bị rơi vào tình trạng cô lập về xã hội. Tình trạng cô lập đó là điều bất lợi, thậm chí nguy hiểm cho người di cư. Do vậy, bằng nhiều phương pháp và cách can thiệp, nhân viên Công tác xã hội sẽ cố gắng kết nối người di cư với mạng lưới xã hội và duy trì sự gắn kết này. Bên cạnh đó là thành lập các trung tâm sinh hoạt cộng đồng dành cho người di cư theo khu vực hay các câu lạc bộ, hội, nhóm sinh hoạt định kỳ để người di cư có thể gặp gỡ, chia sẻ, trao đổi và cùng tương trợ nhau. Ngoài ra, nhân viên Công tác xã hội giúp người di cư trang bị một số kỹ năng sống để có thể tự cân bằng và điều tiết cuộc sống của mình.
1.1.5. Hỗ trợ tâm lý
Cuộc sống phải đối mặt với nhiều áp lực và khó khăn khiến không ít người di cư có vấn đề về tâm lý như: stress, thường xuyên lo lắng, bất an...Ngoài ra, những người di cư là nạn nhân của buôn bán người hay bị ngược đãi, bạo lực lại càng có nguy cơ gặp phải những vấn đề tâm lý trầm trọng như khủng hoảng, trầm cảm, muốn tự tử... Việc hỗ trợ tâm lý cho người di cư được nhân viên công tác xã hội thực hiên qua tiến trình tham vấn tâm lý và các biện pháp can thiệp hỗ trợ khác.
1.1.6. Thực hiện các chương trình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
Đại đa số những người di cư khi trở về thường gặp trở ngại trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Với những người trở về bình thường, họ gặp khó khăn trong chính việc bắt đầu lại các mối quan hệ với người thân, gia đình, bạn bè, hàng xóm sau một thời gian dài xa cách cũng như việc quay trở lại với nếp sinh hoạt và thói quen nơi quê nhà. Một số người không thích ứng được với sự biến đổi của hoàn cảnh gia đình trước và sau khi họ di cư trở về: bố/mẹ họ đã qua đời, con cái đã lớn và không thân thiện được với họ, vợ/chồng phai nhạt tình cảm... Còn với những người đi xuất khẩu lao động không thành công, hay hôn nhân thất bại, những người đã bị lừa gạt thành nạn nhân của buôn bán người, họ phải đối mặt với dư luận xấu và sự kỳ thị, phân biệt của cộng đồng quê nhà. Đây đều là những thách thức mà người di cư sau khi trở về phải trải qua.
Chính vì vậy, để hỗ trợ cho người di cư trở về hòa nhập cộng đồng, các nhân viên công tác xã hội sẽ phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương thực hiện các chương trình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, qua một số các hoạt động như: tham vấn gia đình, truyền thông giảm kỳ thị với những người di cư không may trở thành nạn nhân của buôn bán người, kết nối các nguồn lực nhằm giúp họ tìm việc làm trở lại ở quê hương, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình...
1.1.8. Xây dựng mạng lưới các văn phòng hỗ trợ giải quyết vấn đề người di cư
Trên thực tế, để trợ giúp cho người di cư, dù là trong nước hay quốc tế, các nhân viên Công tác xã hội không thể hoạt động đơn lẻ mà cần phải liên kết mạng lưới song song với việc phối hợp cùng các ban ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cùng tham gia. Sự liên kết mạng lưới trong hoạt động trợ giúp của ngành Công tác xã hội là cơ sở để có thể thiết lập một hệ thống các văn phòng chuyên trách hỗ trợ giải quyết các vấn đề người di cư. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay
Đối với người di cư trong nước, về mặt tổ chức, không có cơ quan chính phủ nào chịu trách nhiệm trực tiếp về các vấn đề liên quan đến di cư tự do. Sự thiếu hụt và chia tách rời rạc các chức năng của các đơn vị có liên quan làm trở ngại cho việc trợ giúp người di cư. Đối với người di cư quốc tế, cũng chưa có cơ quan nào đảm trách giải quyết vấn đề của người di cư theo một quá trình quản lý, theo dõi trường hợp tổng thể, từ đầu đến cuối.
Việc thành lập hệ thống văn phòng hỗ trợ giải quyết các vấn đề người di cư với sự liên kết hoạt động của mạng lưới nhân viên Công tác xã hội ở trong nước và quốc tế sẽ giúp chia sẻ thông tin và nắm bắt được tình hình người di cư tại mỗi địa phương, kịp thời phát hiện các nguy cơ, các vấn đề nảy sinh của người di cư và can thiệp hiệu quả.
1.2. Kiến nghị, vận động chính sách
Vận động chính sách, đóng góp ý kiến cho quá trình xây dựng hoặc điều chỉnh và thực thi các chính sách pháp luật sao cho hợp lý và bao quát được tình hình thực tiễn đến các đối tượng người dân là một việc rất quan trọng và có ý nghĩa lớn lao. Đây cũng là một trong những vai trò, chức năng của ngành Công tác xã hội.
Với các vấn đề của người di cư, mặc dù đã có những thay đổi đáng kể trong quan điểm của nhà nước và cộng đồng đối với vấn đề di cư nhưng nhìn chung các quan điểm tiêu cực vẫn còn phổ biến với hệ quả là các chính sách và rào cản thể chế được xây dựng để hạn chế di cư, đặc biệt là trong việc hạn chế người di cư tiếp cận các cơ hội việc làm và dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Những chính sách và hạn chế này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các khó khăn trong cuộc sống của người di cư cũng như gây trở ngại trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề của nhóm đối tượng này. Vì vậy, cần phải có những điều chỉnh thay đổi về mặt chính sách ở một số vấn đề sau:
Gỡ bỏ những rào cản về hộ khẩu đối với người di cư trong nước
Tại Việt Nam, việc thiết kế và thi hành các chương trình và chính sách xã hội vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nơi cư trú. Điều này không cho phép người di cư hay người không đăng ký hộ khẩu cư trú tiếp cận đến nhiều quyền lợi kinh tế xã hội khác nhau. Trừ khi những nguyên tắc dựa trên cơ sở nơi cư trú của hệ thống an sinh xã hội quốc gia hiện tại được xóa bỏ, người di cư vẫn tiếp tục bị loại trừ và cách ly khỏi sự tiến triển xã hội.
Cần xây dựng và hoàn thiện một hệ thống chính sách pháp luật toàn diện về di cư quốc tế
Hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam đã và đang dần được hoàn thiện và đã có một số lĩnh vực tiếp cận được chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn rất thiếu các quy định, chính sách đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong suốt quá trình di cư quốc tế (trước khi xuất cảnh – khi ở nước ngoài - khi hồi hương và tái hòa nhập). Quy định liên quan đến các loại hình du cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài còn thiếu và phần lớn chưa được luật hóa, nằm rải rác trong các văn bản dưới luật, nên còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, kém hiệu lực, hiệu quả, thậm chí gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng. Ngoài Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật nuôi con nuôi, Luật Phòng, chống mua bán người, hầu hết các quy định khác liên quan đến di cư đều nằm dưới dạng nghị định, quyết định thông tư liên quan đến nhiều Bộ, ngành.
Việc thiếu một hệ thống chính sách pháp luật hiệu quả trong lĩnh vực này dẫn đến nhiều khoảng trống trong hệ thống pháp luật và chính sách, trong hợp tác song phương, khu vực và quốc tế khiến cho di cư diễn ra không an toàn và công dân Việt Nam gặp nhiều rủi ro khi lao động, học tập, sinh sống và cư trú ở nước ngoài.
Chính phủ cần ban hành một Nghị định về quản lý hoạt động di cư quốc tế
Việc ban hành Nghị định này sẽ tạo khung pháp lý cho việc quản lý hoạt động di cư, xác định rõ cơ quan đầu mối, cơ quan phối hợp. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho việc giám sát các hình thức di cư.
Bên cạnh việc điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau:
Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong các hoạt động di cư
Cần tăng cường việc thanh tra các hoạt động di cư nhằm kịp thời phát hiện và trấn áp, triệt phá các đường dây đưa người di cư bất hợp pháp. Đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động và mua bán người, cũng như sát sao kiểm soát cửa khẩu để phát hiện việc đưa người ra nước ngoài bất họp pháp.
Xây dựng hồ sơ, cơ sở dữ liệu về di cư
Trong đó, quan trong nhất là chuẩn hóa cơ sở dữ liệu và xây dựng cơ chế hợp tác chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ban, ngành để quản lý tốt hơn hoạt động di cư vì mục tiêu phát triển và kịp thời ứng phó với các vụ việc nảy sinh cần đến công tác bảo hộ và cứu trợ.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan cùng tham gia
Cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại thúc đẩy di cư an toàn, phòng chống di cư trái phép, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người di cư.
1.3. Hỗ trợ các nhóm nguy cơ
1.3.1. Hỗ trợ ổn định cuộc sống
Đối với những nhóm, gia đình có khả năng di cư, việc trước tiên là giúp họ phân tích được hoàn cảnh hiện tại của mình để từ đó có thể đưa ra được những quyết định đúng. Nhân viên Công tác xã hội có thể cùng phối hợp với các cá nhân, đơn vị, tổ chức có liên quan trợ giúp họ một số điều kiện để ổn định cuộc sống như: giới thiệu việc làm, học nghề, cho vay vốn, tư vấn việc làm, phát triển kinh tế gia đình...
1.3.2 Cung cấp kiến thức và hướng dẫn để di cư an toàn
Với những người dân có mong muốn và đã quyết định việc di cư, việc cần làm là cung cấp cho họ những hiểu biết và kiến thức cần thiết để di cư an toàn, bao gồm: các hình thức di cư; thế nào là di cư an toàn, di cư bất hợp pháp, không an toàn; các thủ tục pháp lý cần phải thực hiện khi di cư; các thủ đoạn của bọn buôn người; các thủ đoạn lừa gạt của bọn môi giới; nội dung các văn bản luật, chính sách, nghị định về người di cư và các quyền, lợi ích của người di cư; tìm hiểu thông tin về nơi đến; một số những vấn đề khó khăn thường gặp khi di cư; danh sách các địa chỉ và đường dây nóng trợ giúp người di cư trong những trường hợp khẩn cấp... Đây đều là những kiến thức tối cần thiết mà người dân trước khi di cư cần phải biết. Việc cung cấp thông tin cho người có ý định di cư có thể được thực hiện bằng cách chia sẻ, trao đổi và hướng dẫn theo các nhóm đích đồng thời kết hợp với truyền thông tại cộng đồng nói chung.
Ngoài ra, nhân viên Công tác xã hội có thể phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành để hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiên di cư, đặc biệt là những người di cư quốc tế để đảm bảo được tính hợp pháp về di cư và sự an toàn của người di cư.
1.3.3. Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng
Khi di cư, cuộc sống hàng ngày của những người di cư sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực, các yếu tố gây stress, những nguy cơ rủi ro và những nguy hiểm. Vì vậy giáo dục các kỹ năng là một việc cần thiết và là cả một quá trình, với mục đích trang bị cho người di cư cách thức để đương đầu với cuộc sống nhiều nguy cơ và các tình huống xảy đến. Có rất nhiều loại kỹ năng có thể giúp ích cho người di cư. Theo tổ chức di cư Thế giới IOM, một số kỹ năng tối cần thiết nên trang bị cho người di cư là: Kỹ năng ứng phó và tự quản lý bản thân, Kỹ năng quản lý cảm xúc, Kỹ năng quản lý stress, Kỹ năng truyền đạt thông tin và giao tiếp cá nhân, Kỹ năng thuyết phục/từ chối, Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, Kỹ năng vận động, Kỹ năng ra quyết định/giải quyết vấn đề, Kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe... Những kỹ năng này cần được trang bị cho người dân trước khi họ bắt đầu di cư đến nơi mới. Điều này sẽ mang lại hiệu quả hơn khi chúng ta tập trung vào chương trình phòng ngừa những vấn đề gặp phải cho người di cư.
1.4. Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về di cư an toàn và phòng tránh những rủi ro trong di cư
1.4.1. Mục tiêu
Truyền thông là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao nhận thức của người dân nói chung, trong đó có nhóm nguy cơ nói riêng, giúp họ hiểu rõ các vấn đề về di cư và có quyết định phù hợp. Hoạt động giáo dục truyền thông cho cộng đồng về di cư nhằm mục đích:
- Phổ biến thông tin cho các cán bộ lãnh đạo chính quyền ở tất cả các cấp, nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về di cư và các cách giải quyết những hệ quả khi di cư cho người dân
- Cung cấp cho người dân các kiến thức về di cư an toàn và cách phòng tránh những rủi ro trong quá trình di cư
- Phổ biến các chính sách, pháp luật về di cư và vấn đề xử lý nghiêm minh những hoạt động di cư trái phép và buôn bán người
1.4.2. Một số hình thức tổ chức truyền thông cộng đồng
Quá trình truyền thông về di cư an toàn tại cộng đồng có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như:
- Tổ chức chiến dịch: Hình thức chiến dịch có khả năng tác động nhanh tới cả cộng đồng, mang lại hiệu quả tuyên truyền sâu rộng. (Vd: chiến dịch thi viết, vẽ, sáng tác, sưu tầm tranh có nội dung về di cư an toàn vừa khuyến khích năng khiểu nghệ thuật vừa giáo dục được kiến thức)
- Tổ chức các hoạt động vui chơi: Hoạt động này nhằm kích thích tâm lý tích cực của người tham gia tìm hiểu thông tin. Các trò chơi vừa có tác dụng giải trí, vừa nâng cao kỹ năng sống.
- Tổ chức các buổi phát thanh: Các xã phường đều có hệ thống loa phát thanh tới từng thôn xóm, khu phố. Địa phương có thể tận dụng cơ sở vật chất này để tuyên truyền các kiến thức về di cư an toàn. Việc tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh cho phép tiếp cận đông đảo các tầng lớp người dân cộng đồng. Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cũng là cách đơn giản để cập nhật các thông tin về thủ đoạn đưa người di cư trái phép, buôn bán người, hậu quả và giúp người dân phòng tránh.
- Tổ chức Câu lạc bộ: Tạo cơ hội để các thành viên CLB tham gia các hoạt động vui chơi, tìm hiểu và thảo luận về luật pháp, về định hướng nghề nghiệp, về kỹ năng sống có liên quan đến nội dung di cư an toàn.
- Tổ chức các cuộc thi kiến thức: Tổ chức các cuộc thi nhằm kích thích tính tích cực người dân. Người tham gia có cơ hội thể hiện mình qua các cuộc thi. Điều này sẽ khích lệ họ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động mang nội dung di cư an toàn.
- Tổ chức giao lưu về chủ đề di cư an toàn: Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho cộng đồng được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những người đã có những chuyến di cư điển hình (an toàn hoặc không an toàn) để chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu về hướng nghiệp với các trung tâm giới thiệu việc làm hoặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_liu_mon_cong_tac_xa_hi_vi_ngi_d_7212.doc