Công tác xã hội với cá nhân

Một khi chúng ta thừa nhận tác động đến cá nhân được xem như là

một phương pháp làm việc thì Công Tác Xã Hội với cá nhân là một phương pháp

can thiệp để giúp một cá nhân (thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ

mà tự họ không có khả năng tìm ra lối thoát.Cần lưu ý là những nguyên nhân khó

khăn này không chỉ xuất phát từ một khiếm khuyết của cá nhân mà từ các điều

kiện xã hội của môi trường trong đó thân chủ sinh sống.

Mục đích của phương pháp này là thiết lập mối quan hệ tốtvới thân

chủ,giúp cho họ hiểu rõ về chính họ, xác định lại mối tương quan giữa họ với

những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội

(tài nguyên) và của bản thân để thay đổi. Nói một cách khác, Công Tác Xã Hội

với cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình thường của

chức năng xã hộicủa cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ

2

2

đang diễn ra và bị tác động.

pdf25 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Công tác xã hội với cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 1 CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN Th.S. Nguyễn Ngọc Lâm Phần 1 : Tổng quan về Công Tác Xã Hội với cá nhân 1.Khái niệm 2.Các thành tố của Công Tác Xã Hội với cá nhân 3.Tiến trình thực hành công tác xã hội với cánhân Phần 2 : Kỹ năng thực hành trong Công Tác Xã Hội với cá nhân 1.Mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp 2. Kỹ năng giao tiếp cơ bản 3.Kỹ năng đánh giá 4.Kỹ năng can thiệp 5.Kỹ năng bảo vệ lợi ích của thân chủ. 6.Kỹ năng tham vấn. Phần 3 : Kết luận Phần 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN 1. KHÁI NIỆM : Một khi chúng ta thừa nhận tác động đến cá nhân được xem như là một phương pháp làm việc thì Công Tác Xã Hội với cá nhân là một phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân (thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ không có khả năng tìm ra lối thoát.Cần lưu ý là những nguyên nhân khó khăn này không chỉ xuất phát từ một khiếm khuyết của cá nhân mà từ các điều kiện xã hội của môi trường trong đó thân chủ sinh sống. Mục đích của phương pháp này là thiết lập mối quan hệ tốt với thân chủ,giúp cho họ hiểu rõ về chính họ, xác định lại mối tương quan giữa họ với những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội (tài nguyên) và của bản thân để thay đổi. Nói một cách khác, Công Tác Xã Hội với cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình thường của chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ 2 2 đang diễn ra và bị tác động. Tóm lại, trong phương pháp này, đối tượng tác động là bản thân người được giúp đỡ còn công cụ tác động là mối quan hệ giữa người thực hành công tác xã hội( gọi là nhân viên xã hội) và đối tượng (thân chủ). Trong thời gian qua, đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả : - Cách tiếp cận tâm lý xã hội : mối quan tâm chính là thực tiển tâm lý xã hội nội tâm của con người ( cách nhìn về mình và cách nhìn vấn đề) và bối cảnh xã hội đang sống.Ví như một người cha thất bại trong cuộc sống, tự đánh gía thấp về mình, xem con cái như là những trỡ ngại cho sự tiến thân của mình và không tin vào những người xung quanh. - Cách tiếp cận “giải quyết vấn đề”: việc thân chủ chịu dấn thân (nhờ sự tác động của nhân viên xã hội) vào tiến trình giải quyết vấn đề tự nó là một cách trị liệu. Cách tiếp cận theo chức năng : tích cực tác động vào chức năng hoạt động tâm lý xã hội của một cá nhân trong giai đoạn khủng hoảng ( can thiệp khi khủng hoảng).Cách này tập trung vào việc giúp thân chủ đạt một mục tiêu cụ thể do họ chọn vàø thực hiện mục tiêu ấy trong một thời gian giới hạn cũng chính là trị liệu. Công tác xã hội ngày nay có xu hướng mang tính tổng quát nhiều hơn, tức là nhấn mạnh đến sức mạnh của thân chủ nhiều hơn là chỉ chú ý đến những khó khăn của họ.Vì khi họ gặp khó khăn thường họ bị rối, chỉ thấy sự yếu kém của mình và có cái nhìn tiêu cực về bối cảnh xung quanh mình.Chỉ khi nào họ nhận thấy được, nhờ sự phân tích của nhân viên xã hội, các mặt tích cực của mình và của những người xung quanh thì họ mới có thêm động lực vượt khó và đó cũng là cơ sở để xây dựng phương hướng cho cách giải quyết vấn đề. Ví dụ một trường hợp cụ thể : Cô N,16 tuổi, hành nghề mại dâm, sống với người chồng hờ M,18 tuổi, bụi đời từ Bắc vào Nam.N học đến lớp 3 phải nghỉ học, có ngoại hình đẹp, sức khỏe tốt.Chồng là tay ma cô, thường đưa cô đi đón khách trên đường phố.Mẹ N trước đây cũng hành nghề mại dâm, có 4 đời chồng, chồng thứ 3 là cha ruột của N đã mất (lúc N 3 tuổi), ba người chồng còn lại cũng lần lượt bỏ đi, mẹ N thường hay cờ bạc. Lúc 15 tuổi, N bị mẹ bán trinh cho người Đài Loan lấy 4 chỉ vàng để trả nợ.N chấp nhận vì cho đó là hành động trả hiếu. Sau đó, 2 chị ruột đưa N vào con đường mại dâm.Một lần đứng đón khách, N bị bắt đưa vào Trường Phụ Nữ 2 Thủ Đức. Khi ra trường , N tiếp tục hành nghề.Có lần gặp phải khách làng chơi quá 3 3 bạo dâm, N phải nằm viện ba ngày mới phục hồi sức khỏe.Hiện N vẫn sống với gia đình trong một khu ổ chuột Bến Chương Dương Quận 1, tp.HCM. Mẹ N 45 tuổi, có bốn người con của bốn ông chồng.N có hai chị gái và một em trai cùng mẹ khác cha.Mẹ và hai chị đã bỏ nghề mại dâm và đang bán vé số và thu nhập chỉ đủ nuôi cậu con trai 13 tuổi đang học lớp 4,lớp tình thương của phường.Hai chị của N đã có chồng, có con ,ø ở riêng và được chính quyền địa phương hổ trợ vốn bán hoa tươi ở chợ. Sau sự kiện bị bạo dâm, N muốn từ bỏ nghề mại dâm và muốn chính quyền địa phương hổ trợ vốn để bán trái cây ở chợ gần nhà.Cô cũng muốn dứt khoát không sống chung với người chồng hờ, nhưng rất khó vì anh ta cứ bám theo cô luôn. Phân tích : Sức mạnh của thân chủ : - còn trẻ, khỏe, có sắc đẹp, có hiếu, - có chồng, nhưng chưa có con, - muốn bỏ nghề mại dâm. Sức mạnh của gia đình thân chủ: - mẹ và hai chị đã bỏ nghề mại dâm, - mẹ và hai chị đang có công ăn việc làm, - đoàn kết, Sức mạnh của cộng đồng : - quan tâm đến gia đình thân chủ, - có hổ trợ vốn cho mẹ và 2 chị buôn bán, - giúp em trai đi học. 2. CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN. Công Tác Xã Hội với cá nhân có bốn yếu tố chính : - con người thân chủ, - vấn đề, - tổ chức xã hội, - tiến trình, 2.1. Con người thân chủ : Vì mục đích của công tác xã hội là giúp cá nhân và gia đình hoạt động hiệu quả hơn trong các mối quan hệ tâm lý xã hội nên nhân viên xã hội cần phải có những hiểu biết cơ bản về hành vi con người. Con người luôn luôn thay đổi, bị thúc đẩy bởi những nhu cầu cơ bản, các hoạt động cá nhân phải chịu những ảnh hưởng sinh lý,tâm lý,văn hóa xã hội.Nhân viên xã hội cần tìm hiểu hành vi quá khứ và dự báo hành vi tương lai của thân chủ, tìm hiểu và giúp tạo động lực, phát huy khả năng sẳn có và tiềm tàng của thân chủ vì chính thân chủ là người phải hành động để giải quyết vấn đề của họ và trong khả năng của chính họ. 4 4 Để làm được điều trên, nhân viên xã hội phải thừa nhận có sự khác biệt về giá trị giữa mình và thân chủ, tin rằng mỗi người phải có nhu cầu cơ bản để mà sống và mọi thân chủ đều phải được chấp nhận, cho dù họ là ai ( cần lưu ý : chấp nhận giá trị chứ không phải chấp nhận hành vi ).Chỉ có nhân viên xã hội là người phải tôn trọng gía trị của thân chủ và không thể mong đợi thân chủ đối xử với chúng ta theo cách ta mong muốn. 2.2. Vấn đề : Vấn đề mà thân chủ gặp phải có thể là vấn đề thuộc lãnh vực tâm lý xã hội hoặc do tác động của môi trường sống hoặc do sự kết hợp của cả hai ( ví dụ : trẻ bỏ học do mặc cảm(yếu tố tâm lý), do bạn bè,thầy cô kinh chê(yếu tố môi trường sống) và do gia đình sống trong khu vực thiếu điều kiện sinh sống .Chính những vấn đề này làm cản trở thân chủ thực hiện mục đích,chúc năng,vai trò của mình trong hoạt động tâm lý và xã hội của họ.Có thể nêu các dạng vấn đề mà thân chủ gặp phải : - nhu cầu cơ bản không được đáp ứng : nghèo đói,thiếu ăn,thất nghiệp... - khó khăn về mối quan hệ xã hội : thiếu tình thương,bị bỏ rơi, mâu thuẩn trong gia đình, khó khăn khi thực hiện vai trò xã hội...(như vai trò làm cha, làm mẹ, vai trò làm học sinh…). - khó khăn do thiếu kỹ năng, trình độ học vấn thấp, do thiếu tài nguyên kinh tế (vốn )hay xã hội (dịch vụ xã hội hỗ trợ )... - khó khăn về mặt thể chất : bệnh hoạn, khuyết tật... - khó khăn do cảm xúc trước một thử thách nặng nề,thất bại trong cuộc sống... - khó khăn do hành vi làm trái pháp luật ,vv... 2.3. Tổ chức xã hội: Nhân viên xã hội là người đại diện cho tổ chức xã hội ( như Hội Chử Thập Đỏ) trực tiếp cung cấp dịch vụ và tài nguyên mà thân chủ cần đến.Tổ chức xã hội có thể thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ tùy theo nguồn tài trợ.Mỗi tổ chức xã hội đều có triết lý và chức năng riêng biệt,ø phục vụ cho một hay nhiều loại đối tượng như trẻ em đường phố, trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi, tín dụng cho phụ nữ nghèo, người nghiện, người gìa neo đơn , giáo dục hoặc đào tạo kỹ năng, giáo dục sức khoẻ, phát triển cộng đồng, môi trường... Các dịch vụ do tổ chức xã hội cung cấp hổ trợ cho thân chủ đều nằm trong phạm vi chức năng và tài nguyên giới hạn của mình . Tổ chức xã hội cần đóng thêm vai trò môi giới, giới thiệu thân chủ đến nơi mà họ cần đến mỗi khi họ có nhu cầu vượt ngoài phạm vi chức năng của mình. 2.4. Tiến trình : 5 5 Tiến trình giải quyết vấn đề trong phương pháp công tác xã hội với cá nhân bao gồm 7 bứơc : 1. Tiếp cận thân chủ 7. Đánh giá 2. Xác định vấn đề 6. Trị liệu 3. thu thập dữ kiện 5. kế hoạch trị liệu 4.Chẩn đoán 2.4.1. Tiếp cận thân chủ : Việc tiếp cận thân chủ được thực hiện có thể do phía nhân viên xã hội chủ động do phạm vi hoạt động theo chức năng của mình hoặc do phía thân chủ chủ động tìm đến nhân viên xã hội vì có nhu cầu muốn được giúp đỡ và vì biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức xã hội, nơi nhân viên xã hội làm việc.Nếu bước tiếp cận đầu tiên này mà nhân viên xã hội tạo được ấn tượng ban đầu tích cực ( cởi mở,thaí độ sẳn sàng,đón nhận ) thì các bước sau sẽ có nhiều thuận lợi. 2.4.2. Xác định vấn đề của thân chủ : Ở bước này, mối quan hệ giữa thân chủ và nhân viên xã hội bắt đầu thật sự định hình vàphát triển dần. Chính ở bước này đòi hỏi ở nhân viên xã hội nhiều kỹ năng để thiết lập mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp.Trước khi xác định vấn đề của thân chủ, nhân viên xã hội cần xác định ai thật sự là thân chủ, tức là người đang bị hụt hẳng và không có lối thoát vì người đến với nhân viên xã hội có thể là nạn nhân hoặc có liên quan đến thân chủ thật(trẻ bụi đời - người cha nghiện rượu hay đánh đập con, nên con bỏ đi bụi, vậy chính người cha mới là thân chủ thật).Xác định thân chủ có thể kéo dài tới giai đoạn tiếp theo là thu thập thông tin.Tuy nhiên, xác định thân chủ không có nghĩa là loại bỏ tất cả những người khác còn lại mà chỉ có nghĩa là xác định trọng tâm của việc giải quyết vấn đề. 2.4.3. Thu thập dữ kiện : Đây là tiến trình thu thập thông tin để có cái nhìn tổng thể về vấn đề của thân chủ.Nhưng những thông tin ban đầu cũng có nhiều mập mờ, tương phản hay 6 6 sai lạc cần được làm sáng tỏ hoặc được kiểm chứng lại với thân chủ, có thể do truyền thông không được tốt, cũng có thể do chính thân chủ đang ở trong tình trạng mập mờ, mâu thuẩn.Nhân viên xã hội cần hổ trợ thân chủ từ từ nhìn rõ lại vấn đề và thường những mâu thuẩn này bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa. Công việc thu thập và kiểm chứng các thông tin được duy trì liên tục trong thời gian thực hành công tác xã hội vì con người thân chủ và hoàn cảnh của thân chủ luôn thay đổi, nhất là từ khi có sự can thiệp của nhân viên xã hội. Nguồn thu thập thông tin : - chính thân chủ tự bộc lộ. i - người thân, bạn bè, - trường học, nơi làm việc, tổ dân phố, đoàn thể, - tài liệu, biên bản có liên quan(ví dụ trường hợp phạm pháp...) - v.v... 2.4.4. Chẩn đoán : Chẩn đoán là xác định trọng tâm vấn đề dựa trên cơ sở các dữ kiện thu thập được, tức là ghi nhận : - các điểm mạnh và giới hạn của thân chủ, - các điểm thuận lợi và bất lợi của hoàn cảnh, - tâm trạng, nhận thức, mong đợi của thân chủ, Nhân viên xã hội phải phân tích, soi rọi và phản ảnh các trạng thái, cảm nhận, sự kiện, tình huống để thân chủ chủ động nhận diện tâm tư, ước muốn, vấn đề của chính mình. Cần có thời gian và khoảng cách để thân chủ có thể nhìn lại chính họ.Trong giai đoạn này, các dữ kiện có được thẩm định sâu hay không còn tùy vào mối tương quan giữa nhân viên xã hội và thân chủ .Nhân viên xã hội cũng cần ý thức rõ về giới hạn của chính mình cũng như của tổ chức xã hội mà mình đang làm việc . 2.4.5. Lên kế hoạch trị liệu : Đây là giai đoạn lập kế hoạch giải quyết vấn đề.Dựa trên sự chẩn đoán chi tiết của giai đoạn trước, nhân viên xã hội giúp thân chủ hướng tìm lối thoát cho họ.Giai đoạn này nhằm xác định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ thể (ví như biết tiết kiệm, bỏ rượu chè, biết cách làm ăn…) để đạt được mục đích ( thoát khỏi cảnh nghèo).Nhân viên xã hội hỗ trợ bằng cách phản ảnh, phân tích, tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ và chính thân chủ là người chủ động trong sự lựa chọn giải pháp. Sự lựa chọn mục đích cuối cùng phụ thuộc vào : - sự mong muốn của thân chủ, - điều mà nhân viên xã hội cho là cần thiết và khả thi, - có thuộc phạm vi chức năng của tổ chức xã hội không. 7 7 Tóm lại, 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương cách trị liệu : - tính chất của vấn đề, - các tài nguyên có được và cần thiết, - động cơ và năng lực của thân chủ. Ngoài ra, cũng không nên quên các yếu tố khác như giá trị của thân chủ, cách họ đánh giá vấn đề(nhân viên xã hội cần giúp họ đánh gía vấn đề đúng với thực trạng đang có thực vì thân chủ thường đánh gía méo mó vấn đề theo chủ quan của họ) 2.4.6. Trị liệu : Các mục tiêu của trị liệu bao gồm : - thay đổi hoặc cải thiện hoàn cảnh của thân chủ : ví dụ như giúp đỡ tài chính,tạo công ăn việc làm... - thay đổi môi trường sống hoặc cải thiện mối quan hệ: ví dụ gởi trẻ bị bạo hành đi nơi khác hay giải quyết mâu thuẩn trong gia đình... - giúp thân chủ thay đổi thaí độ, hành vi trong hoàn cảnh trước mắt :ví dụ giúp người nghiện ma túy thấy nguy cơ lây nhiểm HIV... - hoặc có thể thực hiện nhiều mục tiêu cùng lúc. Trong giai đoạn giải quyết vấn đề này,thân chủ là người vừa chèo chống vừa định hướng mục tiêu cho mình.Nhân viên xã hội là chổ dựa, chia sẻ niềm vui khi thân chủ có tiến bộ và an ủi, khuyến khích khi thân chủ cảm thấy mệt mỏi.Khả năng đáp ứng của thân chủ đối với tiến trình trị liệu phụ thuộc vào tâm lý, thể trạng, nhân cách của họ, sự tự ý thức về bản thân, các tài nguyên và cơ hội mà thân chủ đang có. Chỉ khi nào thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề thì những khó khăn, cản trở mới xuất hiện và chính lúc này , nhân viên xã hội phát huy năng lực của mình để cùng thân chủ đánh giá lại vấn đề để tìm một hướng giải quyết khác. 3.7. Đánh giá : Đánh giá là động tác đo lường, thẩm định các biến chuyển, xem sự can thiệp của nhân viên xã hội có đem lại kết quả mong muốn hay không.Việc đánh giá giúp nhân viên xã hội xem các mục tiêu đãû được đề ra đạt đến mức nào để điều chỉnh lại phương cách trị liệu.Nếu kết quả của việc đánh giá cho thấy có chiều hướng tích cực , sự tăng trưởng của thân chủ sẽ thu hẹp vai trò của nhân viên xã hội và vai trò này cần sớm chấm dứt để sự tăng trưởng của thân chủ càng được hoàn hảo hơn.Trong chiều hướng tiêu cực, cần thẩm định rõ mức độ chuyển biến xấu để có thể nhờ sự giúp sức của các đồng nghiệp khác, của các chuyên gia hay của các cơ quan chức năng khác. Điều bắt buộc là phải có hồ sơ ghi chép lại tiến trình giải quyết vấn đề để có quyết định cuối cùng cho giai đoạn này.Việc tiếp tục hay chấm dứt mối quan 8 8 hệ nhân viên xã hội - thân chủ này tùy thuộc vào những tình huống : - dịch vụ của cơ quan đã hoàn tất, - mục đích đã đạt được hay chưa, - thân chủ đã được chuyển đi đến một cơ quan khác, - thân chủ muốn chấm dứt, - nhân viên xã hội nhận thấy việc tiếp tục không còn cần thiết nữa. Dù sao,mọi quyết định đều dựa trên nhu cầu và quyền lợi của thân chủ. Phần 2 : CÁC KỸ NĂNG THỰC HÀNH TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN. Để có thể giúp các thân chủ của mình theo các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, nhân viên xã hội là người cần có các yếu tố : thiện chí, quyết tâm, kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp .Các lọai kỹ năng thiết yếu ấy là : - Kỹ năng trong mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp, - Kỹ năng giao tiếp cơ bản, - Kỹ năng đánh giá, - Kỹ năng can thiệp, - Kỹ năng bảo vệ lợi ích của thân chủ. - Kỹ năng tham vấn. 1. MỐI QUAN HỆ GIÚP ĐỠ CHUYÊN NGHIỆP. 1.1.Giúp đỡ là giải quyết vấn đề. Con người trong hoàn cảnh khó khăn, không thể tự giải quyết vấn đề vì : - thiếu thông tin, - thiếu kỹ năng, - thiếu cơ hội hoặc tài nguyên, - mâu thuẩn trong cảm xúc, - hoàn cảnh khủng hoảng làm tê liệt khả năng ưng phó. 1.2. Quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp . Trong khi thực hành công tác xã hội, nhân viên xã hội luôn luôn phải nhận thức rằng mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ là mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp , khác với mối quan hệ xã hội bình thường. Công cụ chính thực thi nghề nghiệp trong công tác xã hội của nhân viên xã hội là chính bản thân con người nhân viên xã hội, kèm theo kiến thức và kỹ năng.Vì thế chúng ta dễ quên khi hành nghề và ứng xử theo lối bình thường (phản ứng theo cảm xúc tự nhiên).Mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp đòi hỏi : - Kỹ năng quan hệ cá nhân, nhóm và cộng đồng, - Kỹ năng tham vấn,vấn đàm, - Tạo sự thay đổi, 9 9 - Khả năng hiểu và làm chủ bản thân mình, tức biết sử dụng cái “tôi” trong nghề nghiệp ( thể hiện cảm xúc có kềm chế ). - Có kiến thức về con người, nhóm, các tác động xã hội... 1.3.Sự khác biệt giữa mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp và quan hệ xã hội bình thường. Quan hệ chuyên nghiệp Quan hệ xã hội bình thường Đặc tính của mối quan hệ: - nhu cầu được giúp đỡ - Một bên có kiến thức, nghề nghiệp, kỹ năng, thái độ cần thiết để đáp ứng. - Do chọn lựa vì lợi ích, tùy theo giá trị cá nhân. Lý do để có mối quan hệ : - Cần sự giúp đỡ. - Theo yêu cầu của vấn đề và theo chức năng, khả năng của tổ chức xã hội. - Nhu cầu muốn được thỏa mãn : như giúp đỡ vì thương người. Nơi giúp : - Được chọn sao cho phù hợp, - Tùy theo tổ chức xã hội. -Tùy theo loại sinh hoạt, đa dạng hơn. Cách làm: - Có phương pháp, tìm hiểu, tiến trình, theo dõi, lượng giá, có nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, quan hệ bình đẳng. - có mục tiêu rõ ràng - Tùy hứng, tự phát - Quan hệ không bình đẳng - không có mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu : - Nhu cầu - Nhiều mục tiêu cùng lúc : thể thao,vui chơi, bạn bè... 2. KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN. Nhu cầu của thân chủ là cần được giúp đỡ và họ trông cậy vào khả năng giải quyết vấn đề của nhân viên xã hội.Nhưng, điều mà thân chủ rất quan tâm đầu tiên khi tiếp cận với nhân viên xã hội là chính sự quan tâm của nhân viên xã hội đối với họ.Và cũng chính nhân viên xã hội là người chủ động thiết lập mối quan hệ tốt giữa hai con người vì mối quan hệ này là cơ sở để chấp nhận, thay đổi, và trưởng thành. 2.1.Aán tượng ban đầu khi gặp nhau,giữa nhân viên xã hội và thân chủ, bao giờ cũng quan trọng và ảnh hưởng đến các diễn biến sau đó, trực tiếp hoặc gián tiếp.Nó là kết quả của sự đánh giá của thân chủ đối với nhân viên xã hội có quan hệ với mình.Phong thái thanh thản, tự tin, lời nói và giọng nói nhẹ nhàng, vững chải, mạch lạc, cách ăn mặc gọn sạch, nơi làm việc có trật tự...có thể giúp 10 10 thân chủ an tâm hơn và dễ hợp tác hơn.Chỉ có người cởi mở, tự tin mới tạo được ấn tượng tích cực này.Các kỹ năng truyền thông sẽ giúp duy trì và phát triển mối quan hệ này tốt hơn, cụ thể là : 2.2.- Sự hiểu biết về bản thân mình giúp nhân viên xã hội nhận thức rõ về cách nhìn các vấn đề bên ngoài theo kinh nghiệm bản thân, theo ta cảm thụ thế giới riêng bên ngoài.Cách nhìn vấn đề thường ở 3 mức độ : - Mức độ cá nhân : cách nhìn tùy theo kinh nghiệm đã trải qua trong qúa khứ và đó cũng là cách ta nhìn thế giới bên ngoài. - Mức độ văn hoá :mỗi người cảm thụ thế giới bên ngoài theo cách riêng của mình và do ảnh hưởng văn hoáa khác nhau, - Mức độ nghề nghiệp : do được đào tạo chuyên nghiệp, nên nhân viên xã hội đã thay đổi cách nhìn : * Kỹ năng nhìn nhận : nhìn nhận một cách khách quan, dẹp bỏ cái tôi sang một bên.Nhân viên xã hội cần biết nhiều điều và phải sẳn sàng với những điều mà mình chưa biết . * Kỹ năng nhìn cái cũ với con mắt mới. * Kỹ năng nhìn vấn đề từ nhiều gốc cạnh khác nhau.Chúng ta nên thay đổi chổ đứng để nhìn vấn đề và thay đổi nhận thức trong đầu để nhìn vấn đề.Đồng thời, nhân viên xã hội cũng giúp thân chủ có một cái nhìn từ góc độ mới đối với mình cũng như với những người có liên hệ đến thân chủ. 2.3.Kỹ năng truyền thông. Nhân viên xã hội phải là người biết truyền đạt rõ ràng các thông điệp bằng lời và khôâng lời, biết quan sát và cảm nhận ý nghĩa bên trong từ các thông điệp bằng lời và không lời, phát ra từ thân chủ và biết cách phản hồi để thân chủ nhận thức về vấn đề và bản thân họ rõ hơn. Nhân viên xã hội cần phản hồi bằng cách: - Diễn đạt bằng lời tâm trạng của thân chủ sau khi nó đã được biểu lộ bằng cử chỉ, nét măêt, câu chuyện...Có người có thể nói về sự kiện, hậu quả, nguyên nhân, nhưng về tâm trạng của chính họ thì lại khó diễn đạt bằng lời và đó cũng đầu mối của những hành vi làm cho vấn đề của họ thêm phức tạp.Khi thân chủ biết rõ chính mình và hoàn cảnh của mình hơn thì khả năng tự giải quyết vấn đề của họ mới được tăng sức. - Động viên thân chủ nếu thấy được sức mạnh và tiềm năng của thân chủ, không động viên những điều hoàn toàn ngoài khả năng của thân chủ hay quá xa vời với thân chủ. Ví dụ : Nên nói :” Em đã trưởng thành và chín chắn hơn nhiều sau mấy tháng sống tự lập.Chúng ta đã phân tích và hiểu rõ những khó khăn này.Tôi nghĩ là việc em quyết định trở về nhà lúc này là hợp lý và em sẽ đủ sức ứng phó ổn thỏa”. Không nên nói :” Em cứ về nhà.Nhà đó là nhà của ba em tạo dựng.Ba ghẻ 11 11 có khó khă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfctxh_n_6465.pdf
Tài liệu liên quan