Mục đích của nghiên cứu này là phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Diên Khánh, phát hiện ra những bất cập và nguyên nhân của chúng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu ngân sách, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội của địa phương. Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở địa bàn huyện, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện chính sách thuế
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Diên Khánh - Tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 221
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN DIÊN KHÁNH
- TỈNH KHÁNH HÒA
TAX MANAGEMENT FOR NON-STATE-OWNED ENTERPRISES
AT DIEN KHANH TAXATION DEPARTMENT - KHANH HOA PROVINCE
Nguyễn Thị Tươi1, Đỗ Thị Thanh Vinh2
Ngày nhận bài: 28/01/2013; Ngày phản biện thông qua: 16/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
trên địa bàn huyện Diên Khánh, phát hiện ra những bất cập và nguyên nhân của chúng. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu ngân sách, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở địa
bàn huyện, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện chính sách thuế.
Từ khóa: doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thuế, hiệu quả quản lý
ABSTRACT
The purpose of this study was to analyze the current status, advantages, limitations and the causes of weaknesses in
management of tax on non-state sector in Dien Khanh district, Khanh Hoa province. A number of solutions was proposed
in order to improve the effectiveness and effi ciency of tax management and to reduce the loss of local budget that contribute
to the success of local socio-economic development targets. Moreover, the awarenesses about tax law of organizations
and individuals were raised. The rights and responsibilities of taxpayers were protected, thereby to guarantee equal rights
between taxpayers on implementation of tax policies.
Keywords: non-state-owned interprise, tax, tax management effi ciency
1 Nguyễn Thị Tươi: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Đỗ Thị Thanh Vinh: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà
nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân,
thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ở Việt Nam,
hoạt động của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã
và đang ngày càng mở rộng trên khắp các địa bàn
trong từng địa phương và cả nước.
Song chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hóa
đơn còn thực hiện tùy tiện, chưa đúng chế độ, hiện
tượng khai man trốn thuế, lậu thuế còn nhiều từ đó
tạo ra sự bất bình đẳng và sự cạnh tranh không
lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Huyện Diên
Khánh cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó.
Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra những giải pháp để
nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với khối doanh
nghiệp ngoài quốc doanh (DN NQD) là cần thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng của nghiên cứu là những vấn đề có
liên quan đến quản lý thu thuế đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện
Diên Khánh.
Nghiên cứu đã sử dụng tổng hợp một số các
phương pháp như: Phương pháp thống kê, so
sánh: sử dụng số liệu của các kỳ trước để phân tích,
so sánh; phương pháp tổng hợp các số liệu thống
kê, các báo cáo của Chi cục để phân tích những ưu
điểm và những hạn chế còn tồn tại;
Nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp
điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi đối với
các khách hàng là các doanh nghiệp; phương pháp
chuyên gia, tham khảo ý kiến của các lãnh đạo
Đội và lãnh đạo Chi cục kết hợp phỏng vấn sâu để
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
222 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
đưa ra những đề xuất khảo sát cho bảng câu hỏi,
những giải pháp kiến nghị.
Để thu thập số liệu phục vụ cho phân tích, nhóm
tác giả đã tiến hành như sau:
+ Đối với số liệu sơ cấp: khảo sát một số khách
hàng là DN NQD trên địa bàn theo phiếu khảo
sát (được nhóm tác giả xây dựng có tham khảo ý
kiến của các chuyên gia là những người quản lý
trong lĩnh vực thuế). Số lượng mẫu khảo sát: 120
doanh nghiệp.
+ Đối với số liệu thứ cấp: thu thập dựa vào các
báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế, báo cáo của các
doanh nghiệp, kho sách của ngành
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng công tác quản lý thuế đối với các
DN NQD tại Chi cục thuế huyện Diên Khánh
1.1. Những kết quả đạt được về công tác quản lý
thuế đối với các DN NQD tại Chi cục thuế huyện
Diên Khánh
Là một trong 8 Chi cục Thuế trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa, Chi cục Thuế huyện Diên Khánh nằm
trong hệ thống thu thuế Nhà nước chịu sự lãnh đạo
song trùng của ngành thuế và cơ quan chính quyền
địa phương. Là cơ sở trực tiếp tổ chức thu thuế
dựa vào kế hoạch được giao, quyết toán thuế và
đánh giá kết quả, kiểm tra xử lý các trường hợp vi
phạm luật thuế, giải quyết đơn thư khiếu nại theo
thẩm quyền.
Với tổng số 69 cán bộ công chức, trong đó trình
độ đại học chiếm 70%, trung cấp 23%, qua 3 năm
(từ năm 2009 đến năm 2011) Chi cục thuế đã đạt
được những kết quả như sau:
* Về kết quả thu ngân sách
Bảng 1. Tình hình thu thuế tại Chi cục Thuế Diên Khánh giai đoạn 2009 – 2011
STT Ngành nghề hoạt động
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2010
Số thuế thu được
(triệu đồng)
Tỉ trọng
(%)
Số thuế thu được
(triệu đồng)
Tỉ trọng
(%)
Số thuế thu được
(triệu đồng)
Tỉ trọng
(%)
1 Ngành sản xuất 5,125.4 34.76 9,726.3 44.55 11,505.0 36.65
2 Ngành xây dựng, lắp đặt 5,330.9 36.15 5,614.3 25.72 4,974.0 15.84
3 Ngành vận tải, kho bãi 403.6 2.74 857.9 3.93 1,781.4 5.67
4 Ngành bán buôn, bán lẻ 3,833.1 26.00 5,468.5 25.05 12,948.0 41.24
5 Ngành dịch vụ và lưu trú 52.0 0.35 163.7 0.75 185.1 0.59
Tổng cộng 14,745.0 100.0 21,830.7 100.0 31,393.5 100.0
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Diên Khánh, 2012)
Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Diên Khánh tăng dần qua các năm. Kinh tế - xã hội
trên địa bàn có bước chuyển biến tích cực, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 48%; cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành sản
xuất tăng từ 34,76% tăng lên 44,55%; năm 2011 tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 43,8%; ngành vận tải kho bãi
tăng từ 3,93% tăng lên 5,67%; ngành bán buôn bán lẻ
tăng từ 25,5% tăng lên 41,24%; thu hút đầu tư trong
nước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhiều dự
án, công trình trọng điểm được khởi công, hoàn thành
đi vào hoạt động, góp phần làm tăng nhanh số thu.
Chính vì vậy, thu ngân sách từ thuế và phí trên
địa bàn liên tục nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao, với số thu năm sau cao hơn
năm trước. Cùng với tăng thu về số tuyệt đối, chất
lượng nguồn thu được tăng lên, thu ngân sách từ
lĩnh vực sản xuất kinh doanh tăng lên. Năm 2009,
2010 tỷ lệ thu từ sản xuất kinh doanh chiếm 60%
tổng thu, năm 2011 chiếm 72% tổng thu và tốc độ
các nguồn thu từ sản xuất kinh doanh năm sau tăng
khá cao so với năm trước.
Bảng 2. Tình hình quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện Diên Khánh giai đoạn 2009 – 2011
STT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2009 2010 2011
1 Số thuế theo kế hoạch Trđ 12.744,2 20.065,0 28.696,0
2 Số thuế thực hiện được Trđ 14.745,0 21.830,7 31.393,5
3 Mức độ hoàn thành kế hoạch thu thuế % 115,70 108,80 109,40
4 Số thuế đã nộp vào NSNN Trđ 13.388,5 18.839,9 26.433,3
5 Tỷ trọng số thuế nộp vào NSNN % 90,8 86.3 84,2
6 Số thuế bình quân 1 cán bộ thu được Trđ/người 1002,3 1304,3 1765,1
7 Tần suất kiểm tra thuế tại DN Lần/DN 22,9 19,9 25
8 Tần suất tư vấn thuế cho DN Lần/DN 1,3 2,5 4,7
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Diên Khánh)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 223
Từ bảng 1 cho thấy các năm đều hoàn thành kế
hoạch. Một mặt do sự phát triển của nền kinh tế, các
doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có hiệu quả, từ
đó góp phần tăng số thu cho Ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó còn do sự cố gắng nỗ lực trong mọi
hoạt động của toàn thể cán bộ nhân viên Chi cục
Thuế huyện Diên Khánh để hoàn thành kế hoạch
được giao.
* Về cải cách hành chính và hỗ trợ người nộp
thuế (NNT)
Đã hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ kịp thời, đầy
đủ cho tất cả đối tượng nộp thuế về các luật thuế,
hướng dẫn dưới luật và các nội dung có liên quan.
Thường xuyên thực hiện rà soát, đơn giản hóa thủ
tục hành chính và nhiều thủ tục hành chính được
cắt giảm, loại bỏ. Hàng năm tổ chức các hoạt động
tọa đàm, đối thoại, tuyên dương người nộp thuế tốt,
giải quyết kịp thời các vướng mắc của người nộp
thuế. Thực hiện kịp thời các chế độ miễn, giảm thuế
theo quy định cho người nộp thuế.
* Về công tác tham mưu, phối hợp ban hành
văn bản và thực hiện chính sách thuế
Cơ quan thuế các cấp chủ động tham mưu cho
cấp ủy chính quyền các cấp tháo gỡ kịp thời các
vướng mắc, rà soát làm rõ những khoản còn thất
thu, các nguồn thu có tiềm năng trên địa bàn để tăng
thu cho ngân sách.
1.2. Những hạn chế bất cập
Bên cạnh những kết qu ả đạt được như trên vẫn còn
tồn tại một số những hạn chế, bất cập cần khắc phục:
* Về đăng ký thuế
Trong những năm gần đây số lượng doanh
nghiệp và người nộp thuế trên địa bàn huyện Diên
Khánh tăng nhanh qua các năm.
Bảng 3. Số lượng doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Diên Khánh giai đoạn 2009 – 2011
STT Ngành nghề hoạt động
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2010
Số lượng
DN
Tỉ trọng
(%)
Số lượng
DN
Tỉ trọng
(%)
Số lượng
DN
Tỉ trọng
(%)
1 Ngành sản xuất 73 28,85 81 26,91 88 26,51
2 Ngành xây dựng, lắp đặt 48 18,97 64 21,26 79 23,80
3 Ngành vận tải, kho bãi 29 11,49 29 9,63 29 8,73
4 Ngành bán buôn, bán lẻ 90 35,57 108 35,88 115 34,64
5 Ngành dịch vụ và lưu trú 13 5,14 19 6,31 21 6,33
Tổng cộng 253 100 301 100 332 100
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Diên Khánh, 2012)
Mặc dầu áp dụng nhiều hình thức quản lý nhưng
vẫn còn một số doanh nghiệp, cá nhân không đăng
ký kinh doanh, không đăng ký thuế, nộp thuế; một
số trường hợp nghỉ bỏ kinh doanh, giải thể, phá sản,
mất khả năng thanh toán thuế không khai báo với
cơ quan thuế gây khó khăn cho công tác quản lý.
* Về kê khai doanh thu thấp, chi phí cao nhằm
mục đích trốn thuế
Thực hiện cơ chế quản lý doanh nghiệp tự tính,
tự khai, tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước và
chịu trách nhiệm trước pháp luật. Doanh nghiệp lợi
dụng cơ chế quản lý cố tình sử dụng hóa đơn không
hợp pháp, hoạch toán kê khai sai số thuế phát sinh,
không kê khai thuế, kê khai giảm doanh số đầu ra,
tăng chi phí đầu vào để giảm số thuế phải nộp, tăng
số thuế được khấu trừ hoặc chậm nộp tiền thuế vào
ngân sách nhà nước.
* Đối với ngành hàng kinh doanh thương mại,
dịch vụ
Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thương mại,
dịch vụ bán hàng cho khách hàng không cần phải
lấy hóa đơn nên thường không kê khai đủ doanh số
bán ra, lợi dụng nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ (thuế đầu ra trừ thuế đầu vào) kê khai thuê đầu
vào tăng, thuế đầu ra thấp để trốn thuế.
Doanh nghiệp không kê khai đúng thực tế kinh
doanh như: Hạch toán mua hàng trả tiền nhưng lại
áp dụng hình thức khai thuế bán hàng hưởng chiết
khấu để giảm số thuế phải nộp hoặc bán hàng giá
ghi trên hóa đơn thấp hơn nhiều giá thực tế bán ra
gây khó khăn trong công tác quản lý thuế và thất thu
cho ngân sách.
* Thành lập mới doanh nghiệp, chi nhánh với
mục đích trốn thuế
Xuất hiện việc xin cấp giấy phép kinh doanh
thành lập mới doanh nghiệp đầu tư nước ngoài,
doanh nghiệp trong tỉnh nhưng thực tế các
doanh nghiệp này không có năng lực tài chính, năng
lực sản xuất kinh doanh mà thành lập mới doanh
nghiệp chủ yếu là để hoạch toán vòng vèo, chuyển
giá giữa công ty mẹ và công ty con. Thành lập
doanh nghiệp ký hợp đồng sau đó chuyển nhượng lại
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
224 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
cho doanh nghiệp khác để hưởng lợi nhuận nhưng
doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế đúng
chênh lệch lợi nhuận, gây thất thu cho ngân sách.
* Về nợ thuế, không thanh toán được tiền thuế
Người nộp thuế không tự giác chấp hành
nghĩa vụ nộp thuế, tìm nhiều cách để lách luật như
trốn thuế.
Một số doanh nghiệp còn nợ thuế nhưng
giải thể, phá sản hoặc không có khả năng thanh
toán nợ thuế.
Thanh toán công nợ giữa các đối tác chậm,
việc giải ngân, thanh toán nguồn vốn ngân sách nhà
nước không kịp thời, kéo dài.
Tiền xử phạt nộp chậm tiền thuế theo quy định
thấp hơn so với lãi suất ngân hàng do đó dẫn đến
nhiều doanh nghiệp cố tình dây dưa nợ thuế kéo dài.
Bảng 4. Tình hình nợ thuế tại Chi cục Thuế Diên Khánh giai đoạn 2009 – 2011
STT Sắc thuế
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
1 Thuế thu nhập cá nhân 5,644 0,41 21,069 0,68 0,528 0,01
2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 23,044 1,66 391,981 12,74 139,697 2,78
3 Thuế tài nguyên 56,246 4,06 43,266 1,41 201,656 4,01
4 Thuế GTGT 829,694 59,94 981,415 64,42 3.220,071 64,09
5 Thuế môn bài 16,000 1,16 17,000 0,55 20,500 0,41
6 Phí bảo vệ môi trường 29,789 2,15 17,631 0,57 333,469 6,64
7 Phạt nộp chậm 423,697 30,61 603,434 19,62 1.108,334 22,06
Tổng cộng 1.384,11 100 3.075,80 100 5.024,26 100
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Diên Khánh, 2012)
* Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên
Nguồn thu trên địa bàn chưa ổn định, bền vững
và chưa có nguồn thu lớn tạo sự đột biến lớn cho
ngân sách. Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, lạm
phát, thời tiết, dịch bệnh vật nuôi, cây trồng, giá cả
nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, lãi suất tiền vay
tăng cao đã hạn chế rất lớn đến nguồn thu và công
tác quản lý thuế.
Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát hết
các đối tượng chịu thuế và một số nguồn thu phát
sinh trong quá trình phát triển của cơ chế thị trường.
Một số chính sách thuế và cơ chế quản lý còn lồng
ghép nhiều chính sách xã hội liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ của nhiều ngành, nhiều cấp nhưng
chưa được thực hiện đồng bộ, kịp thời. Chế tài xử lý
về thuế chưa được quy định rõ ràng, nhất là quyền
hạn của cơ quan thuế trong việc điều tra, xác minh
và xử lý vi phạm về thuế. Các quy định về quản lý
thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp
thuế và minh bạch trong quản lý thuế nhưng vẫn
còn những hạn chế làm cho người nộp thuế lợi dụng
trốn thuế và gây khó khăn cho công tác quản lý của
ngành thuế.
Công tác quản lý của ngành thuế tuy đã có
những chuyển biến tích cực, nhưng công tác chỉ
đạo, quản lý có lúc có nơi chưa thật sự quyết liệt
và thường xuyên. Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra
việc chấp hành chính sách thuế của người nộp thuế
vẫn còn hạn chế và xử lý vi phạm áp dụng chế tài
xử lý chưa đủ mạnh nên tình trạng người nộp thuế
không khai thuế, chậm khai thuế, nộp chậm tiền
thuế vào ngân sách nhà nước vẫn xảy ra.
Một bộ phận cán bộ thuế trình độ, năng lực, tinh
thần trách nhiệm còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến
hiệu quả công tác quản lý thuế.
Một bộ phận người nộp thuế chưa ý thức đầy
đủ trách nhiệm và chưa chấp hành nghiêm túc các
luật thuế, tìm nhiều cách để trốn thuế dưới các hình
thức không khai thuế, chậm kê khai, nộp chậm tiền
thuế vào ngân sách, lách luật để giảm số thuế phải
nộp, được hưởng các ưu đãi về thuế, vi phạm sử
dụng hóa đơn, v.v.
1.3. Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng
Để có được đánh giá khách quan phản ánh
thực trạng hiệu quả công tác quản lý thuế của
Chi cục Thuế huyện Diên Khánh, nhóm tác giả
đã tiến hành điều tra ý kiến của khách hàng là
giám đốc hoặc chủ doanh nghiệp hoặc nhân viên
kế toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
ở huyện theo phiếu câu hỏi đã được soạn thảo
và hiệu chỉnh thông qua thảo luận nhóm với các
chuyên gia.
Số mẫu phát ra là 140 phiếu, số mẫu thu về là
122 phiếu chiếm 37% trên tổng số DN NQD Chi cục
đang quản lý, trong đó có 120 mẫu hợp lệ và kết quả
được thể hiện qua bảng 5.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 225
Từ kết quả thể hiện ở bảng 5 cho thấy:
Số lượng DN không đồng ý và không có ý kiến
gì (chiếm 60 doanh nghiệp) về tính kịp thời của công
tác tuyên truyền các luật thuế đến với doanh nghiệp
và các văn bản, chính sách về thuế đến với NNT ở
trên mức trung bình khá cao. Điều đó chứng tỏ công
tác tuyên truyền các luật thuế đến với các doanh
nghiệp còn chưa tốt.
Việc trả lời những thắc mắc của DN: đa số các
doanh nghiệp đồng ý, số còn lại là không đồng ý
và hoàn toàn không đồng ý vẫn ở trên mức trung
bình khá cao (chiếm 21,7%), tỷ lệ này không phải là
con số nhỏ, điều đó cho thấy Chi cục cần xem xét
lại việc trả lời những vướng mắc của doanh nghiệp
để cho công tác phục vụ doanh nghiệp ngày một
tốt hơn.
Số lượng các DN đồng ý, hoàn toàn đồng ý và
không có ý kiến gì về việc kiểm tra xử lý nghiêm túc
việc khai man trốn thuế tạo sự công bằng đối với
các DN ở trên mức trung bình rất cao. Trong cơ chế
tự khai tự nộp nên việc một số DN khai không đúng,
không đủ với số thuế thực tế phát sinh thì việc kiểm
tra các DN nhằm tìm ra số thuế trốn và xử lý số thuế
trốn đó sẽ tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp.
Số lượng các doanh nghiệp đồng ý cho rằng
các thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện giúp
cho NNT giảm thời gian và chi phí và cơ quan thuế
có các dịch vụ hỗ trợ NNT ở trên mức trung bình
rất cao (chiếm 82,5%). Kể từ khi thực hiện cơ chế
một cửa liên thông tạo cho NNT thuận lợi trong việc
mở mã số thuế, nộp hồ sơ khai thuế và các thủ tục
hành chính khác và bên cạnh đó các dịch vụ hỗ trợ
NNT cũng tốt: chương trình quét mã vạch trên hồ
sơ khai thuế, các chương trình quản lý thuế giúp
giảm thời gian nhận hồ sơ khai thuế, dễ dàng phát
hiện ra các sai sót của hồ sơ khai thuế để kịp thời
chỉnh sửa, điều đó chứng tỏ công tác tại bộ phận
một cửa của Chi cục làm rất tốt.
Về năng lực của cán bộ thuế và thái độ phục vụ
của cán bộ thuế đối với NNT, tác phong tư cách đạo
đức của cán bộ thuế: đa số các doanh nghiệp cho
rằng năng lực và thái độ của cán bộ thuế là rất tốt.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có số ít doanh nghiệp
không đồng ý với nhận định trên. Do đó, đề nghị Chi
cục Thuế phải xem xét lại đối với năng lực và thái độ
phục vụ của một số cán bộ công chức.
Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp đều hài
lòng về chất lượng và dịch vụ cung cấp của cơ quan
thuế. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp có ý
kiến về vấn đề này, do đó Chi cục Thuế cần xem xét
lại khâu cải cách hành chính để phục vụ người nộp
thuế được tốt hơn.
Bảng 5. Kết quả điều tra ý kiến khách hàng
STT Câu hỏi khảo sát
Hoàn toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường Đồng ý
Hoàn toàn
đồng ý Trung bình
1 2 3 4 5 6
1 Công tác tuyên truyền các luật thuế đến với các DN rất kịp thời
4 20 40 48 8 3,30
3.3% 16,70% 33,30% 40% 6,70%
2 Việc trả lời những thắc mắc của DN rất thỏa đáng
10 16 30 40 24 3,43
8,30% 13,40% 25% 33,30% 20%
3 Kiểm tra xử lý nghiêm túc việc khai man trốn thuế tạo sự công bằng đồi với các DN
5 3 50 40 22 3,59
4,20% 2,50% 41,70% 33,30% 18,30%
4 Các văn bản, chính sách về thuế đến với người nộp thuế kịp thời
2 24 40 48 6 3,27
1,70% 20% 3,30% 40% 5%
5 Các thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện giúp cho người nộp thuế giảm thời gian và chi phí
3 18 36 50 13 3,43
2,50% 15% 30% 41,70% 10,80%
6 Cơ quan thuế có các dịch vụ hỗ trợ NTT rất tốt
3 18 36 48 15 3,45
2,50% 15% 30% 40% 12,50%
7 Năng lực phục vụ của cán bộ thuế rất tốt
6 12 36 48 18 3,50
5% 10% 30% 40% 15%
8 Thái độ phục vụ của cán bộ thuế đối với người nộp thuế rất tốt
2 8 30 60 20 3,73
1,70% 6,70% 25% 50% 16,60%
9 Tác phong, tư cách đạo đức của cán bộ thuế đúng mực
4 10 36 48 22 3,62
3,33% 8,33% 30% 40% 18,40%
10 Nhìn chung, quý vị hài lòng với chất lượng và dịch vụ cung cấp của Chi cục Thuế huyện Diên Khánh
9 12 39 45 15 3,38
7,50% 10% 32,50% 37,50% 12,50%
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
226 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2. Giải pháp đề xuất
Trên cơ sở các nhận định nêu trên, nhóm tác
giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý thuế như sau:
- Nâng cao chất lượng tuyên truyền, tư vấn hỗ
trợ các đối tượng nộp thuế.
- Tiếp tục làm tốt cải cách hiện đại hóa hệ thống
thuế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, công
khai hóa quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan
thuế theo hướng tạo điều kiện cho người nộp thuế.
- Thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng nộp
thuế, đưa hết đối tượng nộp thuế vào diện quản lý
của cơ quan thuế.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giám
sát tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
- Tăng cường công tác quản lý nội bộ ngành
thuế, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có tinh
thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cao.
- Thực hiện tốt các ứng dụng công nghệ thông
tin hỗ trợ tích cực cải cách hành chính và công tác
quản lý thuế.
IV. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy những kết quả đã
đạt được trong công tác quản lý thuế đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những nguyên
nhân đạt được những kết quả đó.
Huyện Diên Khánh là huyện nằm trên địa bàn
có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, công tác quản
lý thuế trong thời qua tuy đã có nhiều sự thay đổi
tích cực nhưng cũng bộc lộ một vài hạn chế và
bất cập như: nạn buôn bán hóa đơn vẫn còn, tình
trạng các doanh nghiệp nợ thuế vẫn còn nhiều.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được nguyên nhân
của những hạn chế đó: ảnh hưởng của suy giảm
kinh tế cũng tác động đến công tác quản lý thuế,
hệ thống chính sách thuế chưa bao quát được
đối tượng chịu thuế, chế tài xử lý chưa nghiêm,
trình độ; năng lực của một số cán bộ thuế còn hạn
chế, một bộ phận người nộp thuế chưa chấp hành
nghiêm pháp luật thuế...
Đồng thời nghiên cứu đã đưa ra một số chỉ tiêu
để đánh gia hiệu quả công tác quản lý thuế và khảo
sát ý kiến khách hàng là các doanh nghiệp về chất
lượng dịch vụ để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thuế tại địa phương.
Qua các bất cập trong công tác quản lý thuế
tại địa bàn Chi cục Thuế huyện Diên Khánh, nghiên
cứu đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu
quả công tác quản lý thuế như: phải nâng cao chất
lượng tuyên truyền; đơn giản hóa các thủ tục hành
chính; đẩy mạnh công tác kiểm tra; xây dựng đội
ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn cao;
tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính
quyền các cấp...
Cuối cùng nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trên
ba giác độ: cơ quan Nhà nước - người ban hành
chính sách, ngành thuế - người thực thi công tác
quản lý thuế, và đối tượng nộp thuế.
- Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước cần phải nghiên cứu và có nhiều
chính sách tăng cường sức mạnh, quyền lợi thực
sự cho bộ máy ngành thuế, có những quyền cũng
như trang thiết bị cần thiết để thi hành nghiêm và
hiệu quả hơn nữa về luật thuế xứng đáng là công
cụ cần thiết, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
Nhà nước.
Kiến nghị sửa đổi và bổ sung một số điểm còn
sơ hở trong các qui định của luật doanh nghiệp
Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hóa
đơn tự in khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất
Cần có qui định cụ thể buộc các cấp, các ngành
có liên quan có trách nhiệm và nghĩa vụ hỗ trợ, giúp
đỡ cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Kiến nghị với ngành Thuế
Kiện toàn bộ máy ngành thuế: Phải tổ chức bộ
máy quản lý thuế nhằm mục tiêu tổ chức thực thi tốt
các chính sách thuế hiện hành, đồng thời có xem
xét đến xu hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống
chính sách thuế hiện hành cũng như hệ thống quản
lý thuế trong tương lai.
Nâng cao năng lực cán bộ thuế: Xây dựng
tiêu chuẩn cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện
từng chức năng quản lý thuế, đảm bảo tính chuyên
nghiệp để có căn cứ đánh giá phân loại và bồi
dưỡng cán bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội, 2006. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2006
2. Chi cục Thuế huyện Diên Khánh, 2009. Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2009.
3. Chi cục Thuế huyện Diên Khánh, 2010. Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010.
4. Chi cục Thuế huyện Diên Khánh, 2011. Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_tac_quan_ly_thue_doi_voi_cac_doanh_nghiep_ngoai_quoc_do.pdf