Công tác quản lý ngành giáo dục mầm non

Theo quy luật tự nhiên, mọi loài động vật trên trái đất từ bé đến lớn

đều có một con đầu đàn đóng vai trò “thủ lĩnh” hướng dẫn cả đàn sinh sống,

tự vệ

Loài người cũng nằm trong quy luật ấy. Người đứng đầu một tập đoàn

(bầy đàn) xưa kia gọi là thủ lĩnh thì ngày nay gọi là các nhà quản lý (QL).

Trong xã hội loài người, quản lý là một đặc trưng, ra đời khi xã hội có

phân công lao động, đòi hỏi có sự hợp tác trong lao động chung, có tổ chức,

có ý thức tập thể xã hội. Mỗi con người dù cá nhân hay tập thể, dù trực tiếp

hay gián tiếp luôn mang tính chất tập thể xã hội và hướng tới những giá trị xã

hội nhất định. Đây chính là phương thức và hình thức tồn tại của con người .

pdf22 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Công tác quản lý ngành giáo dục mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp hành chính sự tác động trực tiếp của người quản lý đến cán bộ công nhân viên của mình bằng những mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý(có tính chất văn bản) bắt buộc người dưới quyền phải thi hành nhiệm vụ. Phương pháp hành chính – tổ chức được cấu thành từ 3 yếu tố: - Hệ thống luật và các văn bản pháp quy đã được ban hành. Ví dụ: Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em; Điều lệ trường mầm non. - Các mệnh lệnh hành chính được ban bố từ người lãnh đạo như: Nội quy nhà trường, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, chương trình công tác, chức năng, nhiệm vụ giao cho từng bộ phận, cá nhân - Kiểm tra việc chấp hành các văn bản, các mệnh lệnh hành chính. Đặc trưng của phương pháp hành chính tổ chức là mang tính pháp lệnh bắt buộc và tính kế hoạch rõ ràng, được thể hiện trong các văn bản: luật, điều lệ, chỉ thị, nghị quyết, thông tư Đó là những văn kiện mang tính chất hành chính, pháp quy quy định rõ ràng dứt khoát: Ai làm? Làm thế nào? Đó là những điều bắt buộc phải thực hiện không ai có quyền lựa chọn, thay đổi. Phương pháp này giúp cho người cán bộ quản lý dễ điều hành cán bộ, giáo viên, công nhân viên của mình và dễ dàng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của người thừa hành. Đồng thời, giúp cho người cán bộ quản lý chỉ đạo tập thể của mình thực hiện đúng chủ trương đường lối, chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước. Phương pháp hành chính tổ chức rất cần thiết trong quản lý giáo dục, thiếu phương pháp này thì không thể chỉ huy trực tiếp, không thể quản lý được. Ưu điểm của phương pháp hành chính tổ chức là: Đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong mọi hoạt động. Tập trung điều hành nên thực hiện kịp thời các quyết định của người lãnh đạo. Tuy nhiên, có nhược điểm là: Do có sự áp đặt của các mệnh lệnh nên làm cho người bị quản lý dễ rơi vào tình trạng bị động, 17 hạn chế tính chủ động sáng tạo khi thừa hành công việc. Nếu lạm dụng phương pháp “hành chính hoá’’ sẽ dẫn tới lối quan liêu, giấy tờ máy móc, xa rời thực tế, mệnh lệnh cửa quyền trong quản lý . 5.2.2. Phương pháp giáo dục- thuyết phục. Đây là phương pháp tác động bằng tinh thần của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm giúp họ hiểu biết, tin tưởng và tích cực thi hành những công việc được giao. Nhiệm vụ cơ bản của phương pháp giáo dục là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác, năng lực sáng tạo của mọi người, huy động các khả năng tiềm tàng của mỗi cá nhân để họ nhận thức rõ ý nghĩa, được kích thích về tinh thần mà hăng hái hoàn thành công việc. Đồng thời tạo ra trong quá trình hoạt động không khí phấn khởi, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ nhau vươn lên. Để giáo dục thuyết phục có hiệu quả, người quản lý cần sử dụng ba phương tiện cơ bản sau: 1. Người quản lý dựa vào những chỉ thị, những nghị quyết có tính chất văn bản để giảng giải thuyết phục cấp dưới khi giao nhiệm vụ cho họ, cũng như khi kiểm tra đánh giá kết quả công việc của họ. 2. Uy tín về năng lực chuyên môn, cũng như năng lực quản lý và các phẩm chất tính cách là điều kiện quan trọng để giáo dục thuyết phục người khác. 3. Sử dụng dư luận tập thể lành mạnh để điều khiển điều chỉnh hành vi, thái độ của mỗi thành viên. Khi có được dư luận tập thể lành mạnh, có thể sử dụng phương pháp giáo dục song song: Vừa trực tiếp tác động, thuyết phục người được giáo dục vừa tác động đến họ thông qua dư luận tập thể. Sự kết hợp linh hoạt sáng tạo giữa nhà giáo dục và tập thể khi tác động đến đối tượng giáo dục sẽ có hiệu quả cao. 5.2.3. Phương pháp dùng “đòn bẩy’’ kinh tế. 18 Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp lên đối tượng quản lý bằng việc tạo ra sự quan tâm nhất định về lợi ích vật chất để người lao động điều chỉnh hành động nhằm hoàn thành nhiệm vụ. Đặc trưng của phương pháp này là khuyến khích việc hoàn thành nhiệm vụ bằng lợi ích kinh tế để kích thích tính tích cực của người lao động. Trong quản lý giáo dục, phương pháp này thể hiện bằng các chế độ, chính sách khuyến khích vật chất và thường được kết hợp với phương pháp hành chính tổ chức trong việc xác định định mức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu. Ưu điểm của phương pháp kinh tế là nhanh chóng tạo nên động cơ mạnh cho hoạt động vì nó mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động. Đồng thời phát huy được tính chủ động, tự giác, sáng tạo của mỗi người trong công việc, giảm nhẹ việc giám sát kiểm tra của người quản lý. Nhược điểm dễ thấy của phương pháp này là dễ dàng dẫn tới khuynh hướng vụ lợi, chỉ quan tâm đến cá nhân mình mà không quan tâm đến đồng nghiệp, nếu tuyệt đối hoá kích thích vật chất. 5.2.4. Phương pháp tâm lý – xã hội. Phương pháp tâm lý xã hội trong quản lý giáo dục là cách thức tác động vào đối tượng quản lý bằng các biện pháp lôgích và tâm lý nhằm biến những yêu cầu do người lãnh đạo đề ra thành nghĩa vụ tự giác, thành nhu cầu của người thực hiện. Nhiệm vụ của phương pháp tâm lý – xã hội là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác của mọi người, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Sự tác động tâm lý tới nhận thức, tình cảm, lòng tự trọng của mỗi thành viên đã kịp thời động viên tinh thần, giúp họ vượt qua mọi khó khăn để làm tốt công việc được giao. Phương pháp tâm lý - xã hội đòi hỏi người lãnh đạo một mặt phải tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi thành viên, mặt khác phải có sự hiểu biết sâu sắc tâm tư nguyện vọng của mỗi người, 19 tôn trọng ý kiến của họ và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp trong nhà trường. Ưu điểm của phương pháp này là do được kích thích về mặt tinh thần mà mọi thành viên phát huy được tính tích cực, chủ động, hăng hái làm việc, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau. Nhược điểm của phương pháp này là nếu người lãnh đạo thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống và sử dụng phương pháp này không đúng lúc, đúng chỗ, đúng người thì dễ dẫn tới hiện tượng tiêu cực trong quản lý. 6. Phong cách quản lý giáo dục. Phong cách: Đây là một khái niệm dùng để chỉ những cách thức đặc trưng của con người trong việc biểu hiện những (tư tưởng, tình cảm) những hành vi ứng xử hằng ngày cũng như trong việc tiến hành những hoạt động chuyên môn nghề nghiệp nào đó. Mỗi người có một phong cách riêng. Phong cách là lề lối, cung cách tiêu biểu trong sinh hoạt, làm việc, hoạt động, cách xử sự, tạo nên cái riêng của mỗi con người hoặc của một kiểu người nào đó. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách của mỗi con người như: hoàn cảnh gia đình, môi trường, văn hóa, hoàn cảnh xã hội, giáo dục, nghề nghiệp, địa vị xã hội, kinh nghiệm của người đó. Phong cách của mỗi người không những được biểu hiện ra bằng cử chỉ, hành vi cụ thể của từng người mà còn phản ánh cả quan điểm, tư tưởng, lập trường, đạo đức, phẩm chất, nhân sinh quan, thế giới quan... của người đó. Phong cách quản lý: Là hệ thống cách thức tác động đặc trưng của người quản lý đối với người thừa hành. Trong TLH QL, khái niệm phong cách quản lý được đề cập đến từ hai khía cạnh: Một mặt: phong cách qản lý phải dựa trên cơ sở tính khách quan của công việc (tính quy luật, tính nguyên tắc, đặc điểm, phạm vi hoạt động cụ thể, những yêu cầu đối với người lao động). Mặt khác, thể hiện phong cách cá nhân, mang dấu ấn tính cách cá nhân của người quản lý. 6.1. Phong cách quản lý dân chủ: phong cách này được vận dụng và trở thành xu thế của thời đại ở khía cạnh nhân văn và nâng cao năng suất lao 20 động. Thể hiện: Người lãnh đạo luôn công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình với động cơ trong sáng vì lợi ích chung và thường xuyên trao đổi, bàn bạc với tập thể, biết phê bình đúng đắn, không né tránh trách nhiệm của mình và không bỏ qua khuyết điểm của người dưới quyền. Ưu điểm: Phát huy tối đa tính sáng tạo, chủ động phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực của người dưới quyền. Đem lại bầu không khí thoải mái, dễ chịu, có tình người, tạo ra sự đoàn kết. Nhược điểm: Trong những tập thể có trình độ thấp, trì trệ, mất đoàn kết thì phong cách này khó đem lại hiệu quả mong muốn vì thiếu kỷ cương và nguyên tắc tạo cơ hội cho các cá nhân chủ nghĩa. 6. 2. Phong cách quản lý tự do( thả nổi, thả lỏng). Người lãnh đạo theo phong cách này thường giành cho cấp dưới nhiều quyền tự do, không giao cho họ những nhiệm vụ rõ ràng hoặc giao nhiệm vụ một cách tùy tiện, ngẫu hứng, không thường xuyên kiểm tra công việc của họ. Ưu điểm: Đem lại cho cấp dưới một sự tự do, thoải mái. Nhược điểm: Làm cho người dưới quyền bị mất phương hướng, kỷ cương của đơn vị lỏng lẻo vô kỷ luật, dẫn đến năng suất lao động kém. 6. 3. Phong cách quản lý độc đoán. Biểu hiện: Người lãnh đạo giao nhiệm vụ cho cấp dưới chủ yếu bằng mệnh lệnh, chỉ thị, ép buộc bằng quyền uy, đe dọa, thiếu tôn trọng nhân cách, thiếu tin tưởng cấp dưới, thậm chí còn chi tiết hóa công việc bắt buộc cấp dưới chấp hành tuyệt đối. Người lãnh đạo không tranh luận, bàn bạc, tập trung hóa, tuyệt đối quyền hành, tự mình quyết định những vấn đề lớn của tập thể. Đòi hỏi người dưới quyền quá cao, quá khắt khe không quan tâm đến thái độ, đời sống tình cảm của người khác. Thái độ ứng xử trịch thượng, hống hách, kiêu căng, khen chê, nhận xét thiếu khách quan. Không chịu nghe ý kiến phê bình đóng góp, ai nói trái ý mình thì nhân danh tập thể tìm cách trừng trị, trù dập... Nhược điểm: hạn chế óc sáng tạo, tri 21 thức, kinh nghiệm và năng lực của người dưới quyền. Tạo ra bầu không khí thiếu nhân văn, căng thẳng nặng nề trong tập thể, dẫn đến mất đoàn kết. Tuy nhiên, trong tình huống đặc biệt phong cách này cũng có thể đem lại hiệu quả về khía cạnh công việc cho dù hiệu quả đó chỉ mang tính tạm thời chứ không hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Hướng dẫn tự học Đọc giáo trình cần tập trung các vấn đề sau: - Nắm được khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm của quản lý nói chung. - Nắm được mục đích, đối tượng, các loại chức năng của quản lý GDMN. - Nắm được các loại phong cách quản lý GD. - Nắm được hệ thống các nguyên tắc và phương pháp quản lý GDMN. Câu hỏi ôn tập chương I: 1.Tại sao nói: Quản lý là công việc khó khăn phức tạp nhất trong xã hội? 2. Trình bày đối tượng, mục đích của quản lý giáo dục mầm non. 3. Trình bày các loại chức năng của quản lý giáo dục. 4.Tại sao nói: Quản lý là một khoa học, một nghề và là một nghệ thuật? 5. Nguyên tắc quản lý là gì? Nêu các nguyên tắc quản lý giáo dục. Nguyên tắc nào quan trọng nhất, tại sao? 6. Trình bày nguyên tắc tập trung dân chủ. Đánh giá ưu điểm của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý. 7. Trình bày phương pháp hành chính tổ chức. Làm thế nào để vận dụng phương pháp này một cách có hiệu quả? 8. Trình bày phương pháp giáo dục thuyết phục. Làm thế nào để vận dụng phương pháp này một cách có hiệu quả? 9. Trình bày phương pháp kinh tế. Làm thế nào để vận dụng phương pháp pháp này một cách có hiệu quả? 22 10. Trình bày phương pháp tâm lý xã hội. Làm thế nào để vận dụng phương pháp này một cách có hiệu quả? 11. Tại sao cần sử dụng phối hợp, kết hợp các phương pháp quản lý? 12. Trình bày các phong cách quản lý giáo dục. Cần vận dụng các loại phong cách này như thế nào ? Bài tập thực hành. Khái quát các nguyên tắc và phương pháp quản lý của hiệu trưởng, liên hệ thực tế với đơn vị trường mình, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm. Tài liệu đọc thêm 1. Đinh Văn Vang - Một số Vấn đề Quản lý Trường Mầm non 2. Phạm Thị Châu - Công tác Quản lý GDMN - NXB Giáo dục - 1993 3. Phạm Thị Châu (Chủ biên) - Một số Vấn đề Quản lý Giáo dục Mầm non. NXB ĐH quốc gia Hà Nội 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0007_p1_7065.pdf
Tài liệu liên quan