Công nghiệp chếbiến gỗ ở Việt Nam

1.1. Thời kỳPháp thuộc 1858-1945

Theo tài liệu Lâm nghiệp Đông Dương của Paul Maurand, năm 1943 diện tích rừng

nước ta chiếm 14.352.000 ha trên tổng diện tích lãnh thổ33.090.000 ha, đạt độche phủlà

43,7% (ởBắc bộ độche phủlà 68%, Trung bộlà 44% và Nam bộlà 13%). Tuy nước ta có

nhiều rừng, nhiều gỗvà lâm sản nhưng chính sách lâm nghiệp của người Pháp trong thời kỳ

này chủyếu là quản lý rừng đểthu thuếvà khai thác rừng ởthuộc địa đem vềphục vụnhu cầu

chính quốc, không đầu tưnhiều vào công nghiệp chếbiến.

pdf108 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Công nghiệp chếbiến gỗ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP & ĐỐI TÁC CẨM NANG NGÀNH LÂM NGHIỆP Chương CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở VIỆT NAM KS. Nguyễn Tôn Quyền - Chủ biên KS. Trịnh Vỹ KS. Huỳnh Thạch TS. Vũ Bảo NĂM 2006 - 2 - Mục lục Phần 1: Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt nam ...........................................................................5 1. Sơ Lược về công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam qua các thời kỳ ........................................5 1.1. Thời kỳ Pháp thuộc 1858-1945.......................................................................................5 1.2. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945-1954 ..............................................................5 1.3. Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước 1954-1975 .....6 1.4. Chế biến gỗ ở vùng thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn (1955-1975)......9 1.5. Thời kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 1976-1980 và 1980-1985.......................9 1.6. Thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay).................................................................................9 2. Các cơ sở pháp lý và những chính sách hiện hành về phát triển công nghiệp chế biến gỗ................13 2.1. Các cơ sở pháp lý..........................................................................................................13 2.2. Quy định về nhập khẩu .................................................................................................16 2.3. Qui định bảo vệ và phát triển rừng ...............................................................................18 2.4. Vận chuyển kinh doanh lâm sản ...................................................................................19 2.5. Các chính sách hiện hành về phát triển công nghiệp chế biến gỗ ................................20 3. Định nghĩa về công nghiệp chế biến gỗ ...............................................................................21 3.1. Chế biến gỗ là khâu sản xuất quan trọng ......................................................................21 3.2. Kỹ thuật xẻ gỗ...............................................................................................................21 3.3. Công nghệ sấy gỗ..........................................................................................................22 3.4. Kỹ thuật bảo quản gỗ ....................................................................................................22 3.5. Công nghệ sản xuất đồ mộc ..........................................................................................23 3.6. Sự ra đời ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo.....................................................23 3.6.1. Ván dán .................................................................................................................23 3.6.2. Ván dăm ................................................................................................................25 3.6.3. Ván sợi ..................................................................................................................25 3.6.4. Chế biến gỗ bằng phương pháp hóa học ...............................................................26 4. Nguồn nguyên liệu gỗ ..........................................................................................................27 4.1. Nguyên liệu gỗ trong nước ...........................................................................................27 4.2. Phân nhóm gỗ ...............................................................................................................29 4.3. Khai thác và sử dụng rừng tự nhiên trong nước ...........................................................33 4.4. Khai thác sử dụng rừng trồng .......................................................................................33 4.5. Cơ cấu sử dụng gỗ nguyên liệu.....................................................................................34 4.6. Sử dụng gỗ gắn với môi trường và quản lý rừng bền vững ..........................................36 4.7. Cơ cấu và tỷ trọng tiêu thụ gỗ hiện nay và xu thế phát triển ........................................36 4.8. Đánh giá tiềm năng và sự đa dạng tài nguyên gỗ Việt nam .........................................37 - 3 - 4.9. Các lọai sản phẩm gỗ chế biến......................................................................................39 5. Hiện trạng ngành chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ .............................................................42 5.1. Quy mô ngành chế biến gỗ ...........................................................................................42 5.2. Thực trạng công nghệ và năng lực ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ............43 5.2.1. Các tỉnh phía Bắc và các Vùng khu IV cũ ............................................................43 5.2.2. Các tỉnh Nam bộ, Duyên hải Trung bộ và Tây nguyên ........................................43 5.3. Thực trạng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gỗ................................................................44 5.3.1. Tình hình chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ ......................................................44 5.3.2. Tình hình nhập khẩu nguyên liệu gỗ.....................................................................45 5.4. Đánh giá chung .............................................................................................................46 6. Thị trường gỗ và sản phẩm từ gỗ..........................................................................................47 6.1. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ ...............................................................................47 6.2. Thị trường nhập khẩu gỗ...............................................................................................49 Phần 2:Dự báo phát triển công nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2006-2020................................51 1. Phương hướng phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đến năm 2010 và 2020 ......51 2. Nhu cầu tiêu dùng gỗ............................................................................................................51 3. Các nhu cầu gỗ công nghiệp giai đoạn 2003 - 2020 theo phương án chiến lược.................52 Tổng nhu cầu gỗ .......................................................................................................................52 Tổng nhu cầu gỗ .......................................................................................................................53 4. Dự kiến Qui hoạch các nhà máy ván dăm, ván sợi từ nguồn gỗ rừng trồng tập trung........53 5. Tổng sản lượng sản phẩm gỗ, lâm sản và giá trị ..................................................................57 Phần 3: Tiềm Năng và Quy Trình Sử Dụng Gỗ Phế Liệu........................................................58 1. Khái niệm gỗ phế liệu...........................................................................................................58 2. Đặc tính của gỗ phế liệu .......................................................................................................59 3. Tình trạng sử dụng gỗ phế liệu hiện nay ..............................................................................60 4. Quy trình sử dụng gỗ phế liệu ..............................................................................................62 5. Khả năng và triển vọng sử dụng gỗ phế thải ở Việt Nam ....................................................63 6. Củi, than ...............................................................................................................................64 Phần 4: Khai Thác và Sử Dụng Củi .........................................................................................66 Phần 5: Sản Xuất Bột Giấy.......................................................................................................68 1. Nguyên liệu sản xuất bột giấy ..............................................................................................68 2. Công nghệ sản xuất bột giấy ................................................................................................70 2.1. Bột cơ học .....................................................................................................................74 2.2. Bột Sunphit ...................................................................................................................77 2.3. Bột sunphát (bột KRAFT) ............................................................................................79 - 4 - 3. Thiết bị nấu bột.....................................................................................................................81 3.1. Thiết bị nấu gián đoạn ..................................................................................................81 3.2. Thiết bị nấu liên tục ......................................................................................................83 4. Thu hồi tác chất từ dịch đen và xử lý bột sau nấu ................................................................84 4.1. Thu hồi tác chất từ dịch đen..........................................................................................84 4.2. Lò thu hồi kiềm.............................................................................................................85 4.3. Năng suất của hệ thống thu hồi kiềm............................................................................85 4.4. Phản ứng kiềm hoá xảy ra qua hai giai đoạn: ...............................................................86 4.5. Xử lý bột sau nấu ..........................................................................................................86 4.6. Tẩy trắng bột giấy .........................................................................................................89 4.7. Các loại giấy và công dụng...........................................................................................92 4.8. Tiêu chuẩn liên quan đến công nghiệp bột giấy và giấy...............................................94 - 5 - Phần 1: Công Nghiệp Chế Biến Gỗ Ở Việt nam 1. Sơ Lược về công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam qua các thời kỳ 1.1. Thời kỳ Pháp thuộc 1858-1945 Theo tài liệu Lâm nghiệp Đông Dương của Paul Maurand, năm 1943 diện tích rừng nước ta chiếm 14.352.000 ha trên tổng diện tích lãnh thổ 33.090.000 ha, đạt độ che phủ là 43,7% (ở Bắc bộ độ che phủ là 68%, Trung bộ là 44% và Nam bộ là 13%). Tuy nước ta có nhiều rừng, nhiều gỗ và lâm sản nhưng chính sách lâm nghiệp của người Pháp trong thời kỳ này chủ yếu là quản lý rừng để thu thuế và khai thác rừng ở thuộc địa đem về phục vụ nhu cầu chính quốc, không đầu tư nhiều vào công nghiệp chế biến. Để thực hiện mục tiêu này, người Pháp đã ban hành các qui chế lâm nghiệp, khai thác gỗ như: chế độ thể lệ lâm nghiệp ở Bắc kỳ (ban hành ngày 3/6/1902), Nghị định thiết lập chế độ độc quyền khai thác ở Bắc kỳ (27/3/1914) và Trung kỳ (26/8/1914), quyết định về điều kiện khai thác gỗ ở Nam kỳ (14/6/1866). Do vậy năm 1909 số lượng gỗ tròn còn khai thuế là 786.896 m3, ngoài ra nhân dân còn khai thác củi, tre nứa, đốt than. Từ 1910 đến 1931 tiền thu thuế lâm sản đã tăng từ 0,6 triệu đồng lên đến 33 triệu đồng. Thời kỳ này công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam phát triển chậm, số cơ sở ít, qui mô nhỏ, kỹ thuật thô sơ chủ yếu là cưa xẻ bằng máy, ở Hà nội có công ty cưa máy Đông Dương, ở Biên Hòa Đồng Nai có công ty BIF. Ngoài các cơ sở xẻ gỗ còn có một số nhà máy diêm ở Hà nội, Thanh Hóa, Nghệ An, 2 nhà máy giấy ở Việt Trì ( Phú Thọ) và Đáp Cầu (Bắc Ninh), các xưởng chế biến nhựa thông ở Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Lạt. Ở nông thôn cũng đã hình thành các làng nghề mộc truyền thống nổi tiếng ở Phù Khê, Đồng Kỵ, Từ Sơn-Bắc Ninh, La Xuyên - Nam Định. 1.2. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945-1954 Giai đoạn này chủ trương của Đảng và Chính phủ là tập trung lực lượng toàn quốc, toàn dân, các ngành, các điạ phương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tự cung tự cấp về mọi mặt, lúc đầu bao vây kinh tế địch sau đó có giao lưu kinh tế với các vùng địch tạm chiếm một cách linh hoạt, tích cực xây dựng kinh tế của ta. Trong giai đoạn này phần lớn các vùng rừng núi đều thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ ta và có vai trò quan trọng với công cuộc kháng chiến. Đảng và Chính phủ ta ngay từ những ngày đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chú ý đến việc thành lập cơ quan quản lý nông nghiệp và lâm nghiệp để thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với rừng và nghề rừng. Ngày 14/11/1945 Hội đồng Chính phủ ra quyết định về việc thành lập Bộ Canh Nông và ngày 1/12/1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành sắc lệnh 69 đưa cơ quan lâm chính thuộc Bộ Canh nông. Ngày 14/5/1950, Chính phủ lại ban hành sắc lệnh số 69 đổi tên Nha lâm chính thành Nha Thủy lâm. Đến ngày 9/2/1952 Bộ Canh nông ra Nghị định số 1 CN/QT/ND và số 2 CN/QT/CD tổ chức Nha Thủy lâm thành Vụ thủy lâm chỉ có chức năng tham mưu tư vấn cho Bộ, không còn chức năng chỉ đạo trực tiếp theo ngành dọc như Nha Thủy Lâm cũ. Dưới sự chỉ đạo của cơ quan chức năng tương ứng với từng thời gian nhất định, ngành lâm nghiệp trong đó có nhiệm vụ chế biến gỗ đã tích cực hoạt động theo nhiệm vụ đã được giao góp phần đưa kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. - 6 - Tuy nhiên thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ngành chế biến gỗ chỉ hạn chế ở mức tự cung tự cấp cho nhu cầu ở vùng tự do, năm 1947 khai thác gỗ ở Bắc bộ chỉ có 4.698 m3. Nhưng kháng chiến càng được đẩy mạnh, càng thu được nhiều thắng lợi, ngành lâm nghiệp cũng phải đẩy mạnh việc khai thác, chế biến gỗ để phục vụ nhu cầu cho các chiến dịch, nhu cầu quốc phòng, khôi phục giao thông vận tải, công nghiệp và thủ công nghiệp, thương mại và sau này cả nhu cầu cần xuất khẩu nữa... Thành tích nổi bật trong thời kỳ này là vào những năm 50 của thế kỷ 20, ngành lâm nghiệp đã tổ chức các công trường khai thác gỗ, sản xuất tà vẹt phục vụ việc khôi phục đường sắt (đoạn Yên Bái- Lang Thíp, Chu Lễ-Thanh Luyện-Hòa Duyệt), cung cấp gỗ để sửa chữa các tuyến đường giao thông (đường ô tô, đường xe thô sơ, cầu cống gỗ...) ở Việt Bắc, Tây Bắc và phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ… Từ năm 1951 tại Việt Bắc, ngành thủy lâm đã thành lập Doanh nghiệp quốc gia sản xuất than để cung cấp cho các nhà máy quân giới, nhà máy công nghiệp và ngành hỏa xa làm nhiên liệu. Doanh nghiệp quốc gia sản xuất than có các công trường sản xuất than đặt ở các tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái và Tuyên Quang. Do trong kháng chiến không có xăng dầu, than gỗ được dùng làm nhiên liệu, nhu cầu này cũng khá lớn lên tới hàng nghìn tấn/năm, nên nhiệm vụ này cũng là 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành thủy lâm. Sau chiến dịch biên giới thắng lợi Cao Bằng, Lạng Sơn được giải phóng vào cuối năm 1950 và nước ta ký Hiệp định Thương mại với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1952, nhân dân hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn đã tích cực tổ chức sản xuất được 230.000 thanh tà vẹt để xuất khẩu sang Trung Quốc. Về nhiệm vụ sản xuất và quản lý lâm sản, cuối năm 1952 Liên Bộ Canh Nông-Công thương đã ban hành Thông tư liên Bộ Canh nông- Công thương số 9 LB CN/CT ngày 24/12/1952 qui định sự phân công giữa hai ngành canh nông và công thương với nhiệm vụ quản lý rừng, khai thác lâm sản. Thông tư này đã qui định "Ngành Canh nông sẽ phụ trách tất cả mọi công việc liên quan đến quản trị lâm phần từ việc bảo vệ rừng, việc tu bổ rừng đến việc khai thác lâm sản. Ngành công thương sẽ phụ trách tất cả mọi việc liên quan đến công kỹ nghệ và thương mại lâm sản. . . " Sau chiến dịch biên giới việc xuất khẩu hàng hóa lâm sản từ nước ta sang Trung Quốc và các nước khác cũng như việc trao đổi hàng hóa lâm sản giữa vùng tự do và vùng địch tạm chiếm ngày càng được đẩy mạnh và mở rộng. Bộ Canh nông cùng với Bộ Công thương, Bộ Tài Chính đã đề xuất Chính phủ ban hành các cơ chế đẩy mạnh việc sản xuất, xuất khẩu lâm thổ sản và nhập khẩu vật tư hàng hóa cho kháng chiến và đời sống như qui định mặt hàng được hưởng thuế buôn chuyến, mặt hàng được miễn thuế xuất khẩu (có nhiều loại là lâm sản). Đặc biệt ngày 4/12/1954 Chính phủ đã ban hành Nghị định bãi bỏ các Sở Mậu dịch và thành lập Tổng công ty Lâm thổ sản là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên chuyên kinh doanh các mặt hàng lâm sản từ miền núi, có quan hệ chặt chẽ và tác động lớn đến rừng và sản xuất lâm nghiệp những năm 1950 và 1960. Năm 1954 Hiệp định Gienevơ được ký kết, hòa bình lập lại ở nước ta. Nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền và chuyển sang giai đoạn mới. 1.3. Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước 1954-1975 • Thời kỳ phục hồi kinh tế 1954-1960 - 7 - Năm 1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng với tổng diện tích tự nhiên khoảng 15.600.00 ha, trong đó có hơn 9 triệu ha diện tích rừng. Đảng và Chính phủ đã tổ chức lại ngành canh nông để phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tháng 2/1955 Hội đồng Chính Phủ ra Nghị Quyết đổi tên Bộ Canh Nông thành Bộ Nông lâm trong đó có Vụ lâm nghiệp. Trong thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước, gỗ là nguyên vật liệu quan trọng cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống, nên ngày 5/9/1956 Chính Phủ đã quyết định gỗ (bao gồm gỗ tròn và gỗ xẻ) là 1 trong 13 loại vật tư do Nhà nước quản lý và phân phối theo chỉ tiêu kế hoạch, không được tự do mua bán gỗ trên thị trường, mọi nhu cầu nhân dân do Mậu dịch quốc doanh sản xuất và bán theo chế độ phân phối như các hàng hóa tiêu dùng khác. Ngày 26/4/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 10/CP qui định chế độ tiết kiệm gỗ trong khai thác, sử dụng, cung cấp gỗ. Ngày 3/1/1959 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 19/TTg sát nhập bộ phận khai thác, phân phối các loại lâm sản trong Tổng Công ty lâm thổ sản thuộc Bộ Nội thương quản lý vào Bộ Nông lâm và giao Cục lâm nghiệp quản lý. Từ việc sát nhập này, bắt đầu hình thành các tổ chức sản xuất kinh doanh, chế biến, cung ứng gỗ, lâm sản trong ngành lâm nghiệp. Ngày 13/4/1959 Bộ Nông lâm ra Quyết định số 9NL/QĐ thành lập các Tổng kho lâm sản ở Hà nội, Hải phòng, Bến thủy Nghệ An làm nhiệm vụ cung ứng lâm sản cho các thành phố và các khu vực tiêu thụ lâm sản quan trọng. Tùy theo địa bàn, Thông tư 10/NL ngày 13/4/1959 của Bộ Nông Lâm qui định Tổng kho lâm sản được giao nhiệm vụ cụ thể về địa bàn tiếp nhận, cung ứng lâm sản, tổ chức các tuyến vận tải lâm sản cũng như gia công, chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ. Có thể thấy rất rõ là các hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản trong thời kỳ này nhằm cung cấp một khối lượng lớn gỗ và lâm sản cho nhu cầu khôi phục và xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Để phục vụ việc khôi phục tuyến đường sắt Hà nội- Mục Nam Quan, ngành lâm nghiệp đã tổ chức các công trường sản xuất tà vẹt ở Lạng Sơn, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, sau đó tiếp tục cung cấp tà vẹt xây dựng thêm đường sắt mới Đông Anh - Thái Nguyên. Về các cơ sở chế biến gỗ sau hòa bình lập lại chỉ có một vài xưởng chế biến gỗ của các nhà tư sản ở Hà nội, Hải phòng...sau này được cải tạo theo hình thức công tư hợp doanh. Mãi đến năm 1957 mới hình thành một số xí nghiệp quốc doanh như K42 Hà nội (quân đội), X85 Hà Bắc, xẻ mộc Bắc Giang, gỗ xẻ xây dựng Hà nội… Đến năm 1959 được sự giúp đỡ của Tiệp Khắc và Trung Quốc, Bộ Công nghiệp nhẹ (cũ) đã xây dựng và đưa vào sản xuất 3 nhà máy chế biến gỗ là: nhà máy gỗ dán Cầu Đuống, nhà máy gỗ Vinh và nhà máy Diêm Thống Nhất. Tháng 4 năm 1960, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết trình Quốc hội đề nghị tách Bộ Nông lâm thành Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường, Tổng Cục lâm nghiệp và Tổng Cục thủy sản. Nghị quyết này đã được Quốc hội thông qua, Tổng Cục lâm nghiệp được thành lập, là cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Trong bộ máy tổ chức Tổng Cục Lâm nghiệp có Cục chế biến lâm sản với chức năng quản lý, chỉ đạo các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản. • Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và chống chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965-1975) - 8 - Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Đảng và Chính phủ rất coi trọng việc phát triển nông, lâm nghiệp. Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 5 khóa III đã có Nghị quyết về vấn đề này. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa III đã xác định "phải đưa công nghiệp gỗ lên thành ngành công nghiệp quan trọng nhất ". Do vậy thời gian này nhiều nông trường, lâm trường đã được thành lập. Sản lượng gỗ khai thác cũng tăng liên tục, năm 1964 đạt sản lượng cao nhất thời kỳ là 1,1 triệu m3 gỗ. Nhiều cơ sở chế biến gỗ được hình thành, nhưng các cơ sở lớn ở vùng đồng bằng và các thành phố thị trấn đều do ngành công nghiệp nhẹ (cũ) quản lý. Từ năm 1965 miền Bắc bước vào thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chuyển từ thời bình sang thời chiến. Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng sản xuất để cung cấp đủ gỗ cho sản xuất và quốc phòng, đồng thời tranh thủ trồng rừng, kiến thiết cơ bản làm đường chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến. Do lượng gỗ khai thác hàng năm lớn, bình quân hàng năm là 800.000 m3, nên các cơ sở chế biến gỗ cũng phát triển, đến năm 1969 đã có 56 cơ sở. Nhưng các cơ sở lớn đều do các ngành công nghiệp nhẹ, ngoại thương quản lý, ngành lâm nghiệp chỉ quản lý các cơ sở xẻ gỗ qui mô nhỏ ở các lâm trường quốc doanh, cưa xẻ gỗ thủ công ở các lâm trường và các tổng kho lâm sản. Đặc biệt tại khu IV (cũ), nơi địch đánh phá ác liệt, ngành lâm nghiệp đã tổ chức hàng ngàn đội thợ xẻ tay cung cấp tà vẹt, gỗ xẻ để cung cấp cho việc phục hồi đường sắt, đóng tàu thuyền, sản xuất hòm đựng vũ khí nên sản lượng gỗ xẻ thời kỳ chiến tranh đã tăng hàng chục lần và nhiều mặt hàng sản xuất ở khu IV cũ vẫn được duy trì. Xuất phát từ thực trạng công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta phân tán ở nhiều Bộ ngành khác ngoài lâm nghiệp, gây khó khăn cho việc thống nhất quản lý nhà nước và mặc dù ngành lâm nghiệp có nhiệm vụ trồng rừng, khai thác cung cấp gỗ nguyên liệu, nhưng các cơ sở chế biến của ngành yếu kém về trang thiết bị và trình độ cán bộ công nhân, ngành chưa có đủ điều kiện quy hoạch phát triển các cơ sở chế biến gỗ hiện đại và tiên tiến. Nên ngày 3/2/1972 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 17-CP giao ngành lâm nghiệp quản lý thống nhất việc khai thác, thu mua phân phối gỗ và các cơ sở cưa xẻ gỗ. Quyết định nêu rõ "từ nay các cơ sở cưa gỗ đều do ngành lâm nghiệp quản lý thống nhất (trừ các cơ sở xẻ chuyên dùng do Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý). Các ngành ở Trung ương và địa phương có nhiệm vụ chuyển giao các cơ sở cưa xẻ cho ngành lâm nghiệp quản lý. Từ đó ngành lâm nghiệp tiến hành mở rộng, xây dựng mới một số cơ sở cưa xẻ gỗ, chế biến gỗ liên hợp, làm ván ép, bảo quản gỗ và ngâm tẩm gỗ. Thực hiện quyết định trên, năm 1973 ngành lâm nghiệp đã tiến hành tiếp nhận một số cơ sở chế biến gỗ như: nhà máy gỗ Vinh, các xí nghiệp chế biến gỗ thuộc các tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ...và thành lập Công ty Chế biến gỗ đồng bằng. Ở một số tỉnh đồng bằng và trung du miền núi, các Ty lâm nghiệp cũng tiếp nhận một số xưởng xẻ từ ngành thương nghiệp bàn giao. Nhưng nhiều ngành, nhiều địa phương vẫn không chịu bàn giao các cơ sở chế biến gỗ cho ngành lâm nghiệp với lý do đó là các cơ sở chế biến gỗ chuyên dùng của ngành, địa phương. Còn các cơ sở được bàn giao hầu hết có qui mô nhỏ, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nhà xưởng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nên sau khi tiếp nhận năng lực chế biến gỗ ngành lâm nghiệp tăng lên không đáng kể. Ngành đã tiến hành qui hoạch các trung tâm chế biến gỗ ở miền Bắc như: Việt Trì, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Vinh, Hải phòng và đầu tư để đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực chế biến gỗ nhưng do còn hạn chế về mặt quy họach, đầu tư và biện pháp thực hiện cụ thể nên kết quả đạt được còn hạn chế. Đến năm 1975 ở miền Bắc đã có 135 xí nghiệp chế biến gỗ, nghề mộc đã được chú ý phát triển phục vụ đời sống, nên nhiều xí nghiệp đã có phân xưởng sản xuất đồ mộc. Qui mô của xí nghiệp chế biến gỗ nước ta chủ yếu là vừa và nhỏ, trong 135 xí nghiệp trên chỉ có 8 xí - 9 - nghiệp qui mô từ 20-50.000 m3 tròn/năm, 35 xí nghiệp qui mô 5.000-10.000 m3 gỗ tròn/năm, 66 xí nghiệp qui mô 1.500-3.000 m3 gỗ tròn/ năm, 23 xí nghiệp qui mô dưới 1.000 m3 tròn/năm. 1.4. Chế biến gỗ ở vùng thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn (1955-1975) Tuy miền Nam có nhiều rừng, diện tích rừng là 8 triệu ha trong tổng số 16,8 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ 47,6%, sản lượng khai thác gỗ năm cao nhất đạt 750.000 m3 gỗ. Nhưng công nghiệp chế biến gỗ ở vùng thuộc quyền kiểm soát của Chính quyền Sài gòn cũng chưa phát triển mạnh. Chỉ có hệ thống trại cưa phát triển ồ ạt tại các khu rừng, đến ngày giải phóng còn 542 trại cưa hoạt động, đại đa số đều là xưởng cưa qui mô nhỏ, chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcam_nang_lam_nghiep_chuong_31_cong_nghiep_che_bien_go_o_viet_nam_7053.pdf
Tài liệu liên quan