Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học theo modun hofmann klaro

Nước là nguồn gốc của sự sống, giúp con người và muôn loài phát triển bền vững vì một

cuộc sống có chất lượng hơn. Nguồn nước của trái đất đang bị cạn kiệt vì nhiễm bẩn nghiêm

trọng. Hiểm họa, rủi ro và thách thức lớn nhất của Việt Nam trong 30 năm tới là thiếu nước,

ô nhiễm nước và nhiễm mặn nước. Nguyên nhân chính là do sự phát triển các đô thị, khu

dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch, sân golf một cách ồ ạt và sự thờ ơ với việc bảo vệ

nguồn nước, tích chứa nước, khai thác nước, sử dụng nước và xử lý nước thải, rác thải. Bên

cạnh đó là biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, nước, khí đòi hỏi các nhà quản lý, kiến trúc sư, kỹ sư, chủ

đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu và tất cả cộng đồng biết và hiểu rõ những tác hại, hiểm họa,

thảm cảnh, rủi ro khi nguồn nước bị ô nhiễm và cạn kiệt. Ô nhiễm nước đã làm chết các ao

hồ, sông và gây dịch bệnh cho con người.

Trong nhiều năm qua Công ty Cổ phần Tư vấn AA đã cùng với các bạn bè đồng nghiệp

của Việt Nam và quốc tế nghiên cứu ứng dụng công nghệ xanh để quản lý, khai thác, bảo

vệ, tích chứa, sử dụng và xử lý nước. Chúng tôi mong muốn được đóng góp cho sự phát

triển bền vững vì một cuộc sống có chất lượng hơn bằng các công nghệ xanh. Mục tiêu là sử

dụng lại tài nguyên nước, tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng và sống thân thiện với môi

trường. Được sự giúp đỡ của Tổng Hội Xây Dựng, Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công

trình Việt Nam, Chi hội Địa kỹ thuật miền Trung, Chi hội Địa kỹ thuật thành phố Hồ Chí

Minh, Hội KHKT Xây Dựng thành phố Hồ Chí Minh, Khoa công nghệ môi trường trường

Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Sở Xây Dựng thành phố Hồ Chí Minh và của các bạn đồng

nghiệp, Công ty cổ phần tư vấn AA và Công ty Hofmann tổ chức hội thảo “Xử lý nước thải

sinh hoạt bằng công nghệ sinh học theo mô đun Hofmann-Klaro” tại Hà Nội, Đà Nẵng

và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một phát minh của CHLB Đức, với các ưu điểm vượt

trội:

- Sử dụng các nguyên tắc, nguyên lý của dòng chảy tự nhiên và không khí để làm sạch

98% nước trong 6h. Đạt tiêu chuẩn Âu Châu về xử lý nước thải sinh hoạt.

- Có thể áp dụng cho các loại nhà ở, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu đô thị,. có

quy mô từ hộ gia đình đế hàng chục ngàn người. Ở Việt Nam đã sử dụng 2 hệ thống xử

lý nước thải có quy mô 70 người và 300 người.

- Không sử dụng hóa chất, màng lọc, thiết bị cơ khí. Tiết kiệm 75% điện năng so với các

hệ thống xử lý nước thải khác.

pdf34 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học theo modun hofmann klaro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó quá nhiều bất cập. Thiếu một chiến lược phát triển đúng tầm nhìn. Chúng ta đang lãng phí tài nguyên nước. 1.2. Việc tập trung các nhà máy khai thác nước ngầm trong thành phố với tổng công suất khoảng 635 ngàn m3/ngđ đã và đang làm mực nước ngầm bị hạ thấp. Hiện chưa có biện pháp để phục hồi mực nước ngầm. Việc nước ngầm bị hạ thấp đã làm: - Lún sụt bề mặt đất. - Gây hư hỏng công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật. - Cần nhiều năng lượng hơn để bơm nước ngầm. - Chất lượng nước bị suy giảm. - Tăng giá thành nước - Vì vậy dừng những nhà máy có mực nước hạ sâu, chuyển sang dự phòng, nhất là những nhà máy ở phía Nam và trung tâm nội thành. 1.3. Nước; không khí và đất bị ô nhiễm nặng đặc biệt là sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu và 26 hồ. Chúng ta không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. 1.4. Hệ thống thoát nước quá kém đã gây úng lụt cho thủ đô, lòng sông Tô Lịch lại thu hẹp. 1.5. Không có kế hoạch khai thác các dòng chảy tự nhiên và tích chứa nước dưới lòng đất. 2. Kiến nghị các giải pháp khai thác nước Tác giả đồng ý với các kiến nghị về khai thác nước ngầm đã được TS. Nguyễn Văn Túc, TS. Tô Văn Nhụ, PGS.TS. Phan Vĩnh Cẩn, GS.TS. Đặng Hữu Ơn và một số tác giả đề xuất từ nhiều năm nay. Hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống và các sông của Hà Nội nên được sử dụng để xây dựng các nhà máy khai thác nước ngầm. Nước ngầm tại khu vực Nam Hà Nội và Đông Hà Nội là rất phong phú và có chất lượng rất tốt. Đặc biệt là khu vực Đông Anh và Cổ Loa. Tác giả xin được kiến nghị: Theo điều 6 Luật tài nguyên nước (1998) quyết định “Nhà nước đầu tư cho việc điều tra cơ bản tài nguyên nước”, vì vậy 2.1. Nên có một chương trình quốc gia đánh giá chính xác tài nguyên nước ngầm và nước mặt của thủ đô Hà Nội. 2.2. Lập quy hoạch sử dụng tài nguyên nước. Lập quy hoạch chi tiết khai thác và sử dụng nước ngầm và nước mặt. 2.3. Lập các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để bổ sung nước ngầm cho đô thị Hà Nội. Khắc phục hiện tượng lún sụt đất do khai thác nước ngầm. 2.4. Nên xây dựng các nhà máy khai thác nước ngầm ở phía Đông, phía Bắc và dọc bờ sông Hồng 2.5. Hoàn chỉnh hệ thống quan trắc nước ngầm và nước mặt của thủ đô. 2.6. Cải tạo các sông, hồ để chứa nước mặt. 2.7. Có các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để tích chứa nước mưa vào lòng đất (thoát nước tại chỗ, công nghệ của Đức). 3. Xử lý nước thải 3.1. Nên áp dụng trạm xử lý nước thải phi tập trung cho các công trình, khu dân cư, khu đô thị, khách sạn, nhà hàng Nên quay vòng dùng nước và xứ lý nước. 3.2. Nên áp dụng công nghệ xử lý nước sinh hoạt theo phát minh sáng chế của Đức. 3.3. Xây dựng các dự án cụ thể để xử lý nước thải các sông, hồ bằng công nghệ sinh học. 3.4. Xây dựng chương trình xử lý nước thải cho toàn bộ thành phố. 3.5. Thay đổi giáo trình đào tạo và các tiêu chuẩn không phù hợp về thoát nước và xử lý nước thải. 3.6. Xây dựng dự án Hầm Tô Lịch dưới dòng sông Tô Lịch với mục đích : thoát nước, xử lý nước thải, tích chứa nước và giao thông ngầm. 3.7. Thăm dò, đánh giá trữ lượng nước và thúc đẩy khai thác nước ngầm ở các dải đất ven sông vừa tránh lún sụt ở vùng trung tâm vừa khai thác được lượng nước ngầm lớn hơn, kinh phí đầu tư ít và kinh phí khai thác sử dụng giếng 3.8. Xây dựng hầm Tam Đảo và vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội để phục vụ giao thông, thoát nước, cấp nước, tích chứa nước và bảo vệ an ninh quốc phòng. 4. Kết luận 4.1. Nên thay đổi nhận thức, phương pháp luận và phương pháp ứng xử với tài nguyên nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn của loài người trong thế kỷ XXI. Mọi sự tranh chấp trong tương lai là có nguyên nhân từ nước. 4.2. Nên có sự ưu tiên quốc gia cho các chương trình nghiên cứu về: a. Đánh giá trữ lượng nước ngầm và nước mặt. b. Giải pháp tích chứa nước. c. Quy hoạch khai thác nước. d. Giải pháp kỹ thuật và công nghệ khai thác nước và bảo tồn nguồn nước. e. Xử lý nước thải và dùng quay vòng nước. 4.3. Nên khai thác nước ngầm một cách khôn ngoan, thông minh và biết vì: a. Chi phí đầu tư thấp. b. Chất lượng nước cao. c. Được tự nhiên bù đắp. d. Ít sử dụng hóa chất và năng lượng. e. Ít bị nhiễm bẩn. 4.4. Lập lại một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về quy hoạch, quản lý, khai thác, xử lý, sử dụng và kinh doanh nước. 4.5. Đào tạo các kỹ sư chuyên ngành nước và môi trường. 4.6. Hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ nước. 4.7. Nâng cao dân trí và xã hội hóa các công tác liên quan đến nước. 4.8. Khuyến khích các dự án khai thác nước và xử lý nước sinh hoạt theo mô hình PPP (công tư hợp tác). 4.9. Nên phát huy vai trò của các hội nghề nghiệp và các chuyên gia giỏi. Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam, Viện Địa kỹ thuật và Công ty cổ phần tư vấn AA sẵn sàng tham gia vào các dự án và các chương trình về nước của Hà Nội. Trong hơn 20 năm qua các Hội viên của Hội chúng tôi đã tham gia vào nhiều dự án, đề tài nghiên cứu, điều tra khảo sát và nghiên cứu tiền khả thi nhiều nội dung liên quan để quản lý, khai thác sử dụng nước, lún sụt mặt đất do khai thác nước ngầm, xử lý nước thải, thoát nước và quy hoạch giao thông đô thị. Chúng tôi cũng sẵn sàng hợp tác với các đơn vị, tổ chức, công ty, cá nhân để phát triển các công nghệ và dự án nêu trên. Xin chân thành cảm ơn. Phụ lục A: Bảng giá trạm xử lý nước thải theo công nghệ Hofmann Klaro Trong phụ lục A trình bày bảng giá trạm xử lý nước thải theo công nghệ Hofmann – Klaro. Đây là các số liệu và bảng giá được lập theo: + Thay đổi quy mô (công suất xử lý), phụ thuộc vào số lượng người sử dụng + Các hợp đồng đã được Hofmann thực hiện + Hệ thống xử lý nước thải do Hofmann và Klaro sản xuất, cung cấp và lắp đặt. + Tính chi phí đầu tư theo đầu người. Số lượng người sử dụng càng nhiều, suất đầu tư càng giảm. Ghi chú: + Nhà cung cấp có thể giám sát theo các điều kiện hợp đồng cụ thể + Tổng chi phí có thể được điều chỉnh phù hợp với điều kiện xây dựng thực tiễn. + Giá có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng trạm xử lý nước và điều kiện hợp đồng. + Khách hàng có thể đề nghị công ty AA và công ty Hofmann tư vấn từ khâu quy hoạch, thiết kế và lựa chọn quy mô trạm xử lý nước thải với các thiết kế tối ưu. Chi phí tối thiểu và hiệu quả tối đa. Quy mô hệ thống (tính theo số người sử dụng) Giá USD Giá trung bình (USD/người) 70 43909,7 627,3 100 45607,1 456,1 120 50982,1 424,9 200 59570,1 297,9 240 70481,9 293,7 260 73715 283,5 325 71957 221,4 360 74442,8 206,8 635 115362 181,7 725 125364 172,9 1000 160318 160,3 Phụ lục B: Các câu hỏi của khách hàng 1. Cặn (bùn đặc) bao lâu được tách ra khỏi ngăn? Từ khi tiêu chuẩn DIN được phê chuẩn, bình thường quý khách cần tách bùn ra khi được yêu cầu. Ví dụ như khi mức độ bùn đặc cao đến 70% được đo trong lúc bảo dưỡng, khi đó ngăn chứa phải được làm rỗng. Cặn nổi cũng được tính khi đo lường. 2. Ngăn chứa cặn có thể đảm bảo hệ thống vận hành tốt được trong bao lâu khi hệ thống hoạt động liện tục với trọng tải đầy? Tất cả hệ thống xử lý nước thải của chúng tôi được thiết kế sao cho bảo đảm chức năng của hệ thống vận hành liên tục ở trọng tải đầy ít nhất là 12 tháng và với sự đồng ý của người sử dụng cũng như các quy định về bảo dưỡng cho phép. Thời gian này được kéo dài nếu trọng tải nhẹ hơn. Ngoài ra quý khách có thể chọn một container (thiết bị chứa) với một ngăn chứa cặn lớn hơn để cặn có thể được tích chứa trong thời gian lâu hơn. 3. Cặn có phải được bơm ra khỏi ngăn thông gió SBR để đảm bảo việc vạn hành trôi chảy của hệ thống xử lý nước thải Hofmann không? Không! Cặn liên tục tự động trực tiếp quay trở về sàn của ngăn chứa cặn để tránh việc một lượng cặn lớn tụ lại trong ngăn thông gió SBR. Đội ngũ chuyên gia có thể điều chỉnh trong quá trình bảo dưỡng bằng cách thay đổi các chu kỳ tháo dỡ cặn. 4. Tại sao hệ thống của Hofmann Klaro làm việc theo từng phần mặc dù không có bộ phận nổi trong hệ thống? Thời gian hoạt động được cài đặt của thiết bị nén cho quá trình bơm quyết định lượng nước tối đa tùy theo chu kỳ thời gian. Nhờ có thiết kế đặc biệt của bộ phận nâng khí nén, múc nước trong ngăn chứa bộ đếm không thể nào giảm xuống mức tối thiểu được. Vì điểm hút của bộ phận nâng thấp hơn mức thấp nhất rất nhiều, cần nối sẽ không bị hút vào. Tất cả những quá trình này hoạt động không cần có thiết bị nạp, van, cơ học, bơm điện hay phao (bộ phận nổi). Chúng tôi tuyệt đối tuân theo nguyên tắc không dùng cơ học hay thực vật trong nước thải. Điều này đảm bảo tin cậy tối đa của hệ thống khi hoạt động. 5. Phải chú ý đến điều gì khi hệ thống liện tục hoạt động ở trọng tải thấp? Trong trường hợp này, quý khách nên sử dụng hệ điều khiển Zkplus với bộ phận phát hiện tự động trọng tải thấp. Hệ thống chỉ hoạt động êm khi dòng nước thải được ghi lại. Nếu lượng nước thấp đặc biệt hoặc nếu bạn đi vắng thời gian dài, nước sẽ chỉ chạy quanh, các vi khuẩn cần cho quá trình làm sạch được tự động kích hoạt và không bị giết. 6. Lợi ích của việc đặt chế độ kỳ nghỉ cho hệ thống? Việc chuyển sang chế độ kỳ nghỉ tiết kiệm năng lượng cho phép bạn tiết kiệm tiền vào thời điểm đặt đó trong năm. Hệ điều khiển ZK yêu cầu quý khách phải tự đặt chế độ nghỉ, trong khi hệ Zkplus tự động chuyển sang chế độ này. 7. Cứ bao lâu thì hệ thống phải được bảo dưỡng và chi phí bảo dưỡng như thế nào? Theo sự đồng ý của các cơ quan thẩm định, hệ thống với thiết bị phát hiện sự cố về năng lượng chỉ cần được bảo dưỡng 2 lần trong một năm. Việc bảo dưỡng bao gồm kiểm tra chức năng của hệ thống, điều khiển, đặt lại chu kỳ thời gian nếu cần thiết và lấy một lượng nước thí nghiệm để xác định chất lượng nước thải. Khái niệm của HTXLNT của chúng tôi hoạt động chỉ dựa trên khí nén để bảo dưỡng, có chi phí thấp, không chứa cơ học hay các thành phần điện lực và cặn được chứa trong bể cặn. Chúng tôi luôn hoạt động theo nguyên tắc của hệ thống không được có cơ học hay thành phần sống ở trong nước thải dẫn đến chi phí bảo dưỡng thấp. 8. Một hệ thống xử lý nước thải của Hofmann cần bao nhiêu năng lượng? So với nhiều hệ thống khác sử dụng SBR, hệ thống của Hofmann có thể tiết kiện tới 75% năng lượng nhờ vào sử dụng hệ điều khiển và thiết bị phát hiện trọng tải thấp tự động. Với mục đích tiêu thụ năng lượng thấp hơn 10usd/người/năm, hệ thống của Hofmann là một trong những hệ thống XLNL kinh tế nhất toàn cầu. 9. Cần bao nhiêu thời gian để làm lại một hệ thống XLNT? Nếu quý khách muốn làm lại một hệ thống đã sẵn có, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách. Chúng tôi sẽ tiến hành đo đạc và đánh giá xây dựng, chia cách phần bên ngoài và phần giữa các ngăn. Có vậy mới đảm bảo được những chỉ tiêu về chất lượng nước thải đạt yêu cầu về lâu dài. Chúng tôi xin đảm bảo sự an toàn và trách nhiệm lắp đặt cao nhất. Chúng tôi trung thành với nguyên tắc đánh giá, đo đạc, tư vấn và lắp đặt chuyên nghiệp, kỹ lưỡng và cẩn thận ở mức cao nhất. 10. Nếu có gẫy, vỡ bộ phận nào, làm sao có thể ước lượng chi phí sửa chữa? Chi phí sửa chữa cực kỳ thấp. Vì phần kỹ thuật và phần nước hoàn toàn riêng rẽ, chỉ cần thay thế một bộ phận kỹ thuật ở cabin kiểm soát. Không cần phải cho người vào trong hệ thống hoặc phải nới lỏng bất cứ thiết bị nối nào. Chúng tôi trung thành với nguyên tắc sử dụng quá trình phản ứng mẻ để tạo sự hài lòng cao nhất nơi khách hàng. Phụ lục C: Giới thiệu thiết bị ZFG 3000 Phụ lục D: Giới thiệu thiết bị PANDA 2 Tài liệu tham khảo: 1. Báo cáo về tài nguyên nước của Ngân hàng thế giới 2. Báo cáo về nhiễm bẩn nước của tổ chức Y tế thế giới 3. Báo cáo về xử lý nước thải ở Việt Nam của JICA (Nhật) 4. Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học của Nhật 5. Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học của Đức 6. Hội thảo về quản lý đất và nước 2002 (Việt Nam – Cuba) 7. Hội thảo về xử lý nước thải và cấp nước (Việt Nam - Nhật) 8. Hội thảo về xử lý nước thải và rác thải (Việt Nam – Thụy Điển) 9. Phương pháp tư duy minh triết bằng triết học Việt Nam và Văn minh tâm linh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffiledl_0879.pdf
Tài liệu liên quan