Cá chép V1 là kết quả của chương trình chọn giống cá chép và lưu giữ nguồn gen
thuỷ sản, do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mai Thiên nguyên Viện trưởng chủ trì và tập
thể cán bộ công chức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I thực hiện.
Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý : Chất lượng thịt
thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt của cá chép Việt Nam. Thân ngắn và cao
cùng tốc độ tăng trọng nhanh của cá chép Hungary, đẻ sớm và trứng ít dính của cá
chép Inđônêxia.
9 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Công nghệ sản xuất giống cá chép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
COÂNG NGHEÄ SAÛN XUAÁT GIOÁNG CAÙ CHEÙP V1
Cá chép V1 là kết quả của chương trình chọn giống cá chép và lưu giữ nguồn gen
thuỷ sản, do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mai Thiên nguyên Viện trưởng chủ trì và tập
thể cán bộ công chức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I thực hiện.
Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý : Chất lượng thịt
thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt của cá chép Việt Nam. Thân ngắn và cao
cùng tốc độ tăng trọng nhanh của cá chép Hungary, đẻ sớm và trứng ít dính của cá
chép Inđônêxia.
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá đưa vào nuôi vỗ có ngoại hình đẹp, khoẻ mạnh không có biểu hiện mắc bệnh.
Cá đực từ 0,8 kg/cá thể trở lên, cá cái từ 1,0 kg/cá thể trở lên. Cá đực và cá cái được
nuôi riêng ở các ao khác nhau với mật độ 1 kg/4 - 5m2.
Thời gian nuôi vỗ:
Cá được nuôi vỗ từ cuối tháng 9 năm trước, đến tháng 2 năm sau cá có thể bắt
đầu sinh sản.
Chăm sóc:
Liều lượng thức ăn chiếm 3 - 5% trọng lượng quần đàn. Nuôi vỗ tích cực hàm
lượng thức ăn được giảm dần từ 5 - 3% tuỳ thuộc vào thể trạng cá qua kiểm tra định
kỳ (1 tháng một lần). Nuôi vỗ thành thục thường trước khi cho cá đẻ từ 30 - 45 ngày
đối với chính vụ và 10 - 15 ngày với cá đẻ tái phát. Trong thời gian nuôi vỗ thành
thục cần cho cá ăn thêm mầm thóc.
Chọn cá cho đẻ
Chọn cá cái có bụng mềm, phần phụ sinh dục màu hồng. Hạt trứng rời nhau,
căng đều, màu sáng trắng. Cá đực được chọn là những cá thể khi vuốt nhẹ bụng gần
phần phụ sinh dục thấy có sẹ màu trắng sữa.
Kích dục tố
Kích dục tố thường dùng là LRH-A kết hợp với DOM. Cá cái được tiêm kích
dục tố 2 lần. Lần 1 tiêm 1/4 - 1/5 lượng thuốc cần tiêm, sau khoảng 6 đến 8 giờ tiêm
hết số thuốc còn lại. Cá đực chỉ tiêm 1 lần, trước khi tiêm lần 2 cho cá cái khoảng 2
giờ.
Thu trứng và sẹ
Trứng cá được vuốt vào bát men hoặc nhựa có đường kính khoảng 18 - 22 cm,
lòng bát phải trơn bóng. Sau khi đã thu được trứng cần nhanh chóng vuốt sẹ vào bát
trứng để thụ tinh cho trứng. Trứng của mỗi cá cái cần được thụ tinh tối thiểu bởi tinh
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
2
của 3 cá đực.
Thụ tinh cho trứng
Sử dụng lông vũ khô của gia cầm khuấy nhẹ nhàng, đảo đều trứng với sẹ trước
khi cho 5 - 10 ml nước sạch vào bát trứng. Sau khi cho nước sạch vào tiếp tục khuấy
thêm 1 - 3 phút.
Khử dính cho trứng
Trứng được khử dính bằng dung dịch nước dứa (DDKD). Lượng DDKD thường
gấp 5 - 7 lần khối lượng trứng cần được khử dính.
Ðổ khoảng 1/3 - 1/4 lượng DDKD vào bát trứng đã được thụ tinh khuấy đều cho
trứng tách rời nhau. Sau đó bổ sung số lượng DDKD còn lại, nhẹ nhàng khuấy đều từ
20 - 25 phút tuỳ thuộc vào nhiệt độ không khí tại thời điểm khuấy trứng. Sau 20 - 25
phút kiểm tra độ dính của trứng, nếu trứng không dính lại với nhau là được.
Ấp trứng
Trứng đã khử dính, rửa sạch được ấp trong bình vây có thể tích 300 lít với mật
độ tối đa 40.000 trứng/lít.
Lượng nước qua bình khoảng 4 lít/giây. Trong quá trình ấp trứng cần vệ sinh
mạng tràn thường xuyên, nhất là khi trứng nở.
Ương nuôi cá bột lên cá hương
Cá bột được ương nuôi trong ao với mật độ 100 - 150 cá thể/m2. Dùng bột đậu
tương nghiền mịn trong 7 ngày đầu, 7 ngày tiếp theo sử dụng thức ăn dạng bột mịn.
PHÂN HEO
MỘT LOẠI PHÂN BÓN AO CÓ HIỆU QUẢ TRONG
HỆ THỐNG NUÔI GHÉP CÁC LOÀI CÁ CHÉP
Giới thiệu
Nuôi trồng thuỷ sản bền vững là xây dựng hệ thống nuôi gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái và có hiệu quả kinh tế. Việc tái sử dụng các chất thải hữu cơ trong
nuôi cá đáp ứng cả hai mục đích là làm sạch môi trường và giảm chí phí để sử dụng
phân hoá học (thông thường chiếm khoảng hơn 50% tổng chi phí). Tuy nhiên, việc sử
dụng tuỳ tiện các loại phân bón trong ao hồ nuôi cá có thể gây ô nhiễm môi trường.
Bởi vậy, người nuôi cần phải biết các tiêu chuẩn sử dụng chất thải này qua các thông
số hoá lý của nước ao hồ để đảm bảo tỷ lệ sống và tăng trưởng cao của cá
Nguyên liệu và các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
3
Trọng lượng cá lần cuối - Trọng lượng cá ban đầu
TWG =
Trọng lượng cá ban đầu
Nghiên cứu được tiến hành tại trại nuôi cá của đại học Nông nghiệp Punjab,
Ludhiana trong thời gian 270 ngày (từ tháng 9/1997 đến 6/1998). Phân lợn đã được
sử dụng trong nuôi ghép các loài thuộc họ cá chép như một nguồn phân bón tốt với
mức 18T/ha/năm và 36 T/ha/năm cho một đợt nuôi khoảng 270 ngày mà không cần
cho ăn thức ăn bổ sung. Quan sát cho thấy phân lợn không làm biến đổi các thông số
hoá sinh của nước như độ pH, mức ôxy hoà tan và độ kiềm. Hàm lượng các chất dinh
dưỡng trong nước (photphat và nitrat) trong các ao hồ được bón phân lợn cao hơn các
ao đối chứng (không bón phân, chỉ cho ăn bổ sung). Ngoài ra, mật độ phù du sinh vật
cũng cao hơn đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng của cá Catla, cá trôi ấn Ðộ cũng cao hơn rõ rệt. Cá Mrigal
và cá chép thường trong ao được bón phân ở mức 18 tấn/ha/năm cũng lớn nhanh,
nhưng cá trắm cỏ lại lớn nhanh hơn trong ao nuôi đối chứng với ao có bón phân.
Chuẩn bị bể: Thí nghiệm được thực hiện với bể xi măng diện tích 20m2, độ sâu 1m.
Dưới đáy các bể có một lớp đất mỏng. Tất cả các bể được lắp đặt đường ống cấp
nước và thải nước.
Bón phân cho bể: Phân lợn được sử dụng ở mức 18 (PM18) và 36 (PM36) t/ha/năm,
tương ứng với mức 34,5 và 69,0 g/m2/tuần trong suốt quá trình thử nghiệm. Cá được
nuôi theo hai cách. Cách thứ nhất là cho ăn đối chứng, không bón phân vào ao và cá
được cho ăn thêm thức ăn chứa 50% cám gạo và 50% bánh dầu mù tạc đã khử dầu ở
mức chiếm 2% sinh khối cá. Cả hai phương pháp bón phân và đối chứng được tiến
hành 3 lần.
Thả giống: Mỗi bể nuôi thả các loài cá bột khác nhau (2 con/m2): số cá thả gồm 8 cá
Catla (Catla catla), 10 cá trôi ấn (Labeo rohita), 8 Mrigal (Cirrhinus cirrhosus), 8 cá
chép thường (Cyprinus carpio) và 6 cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) vào tháng
9 năm 1997. Trọng lượng của các loài cá tại thời điểm thả giống là cá Catla: 3,5-5,0
g; cá trôi ấn: 5,0-12.0 g; cá Mrigal: 2,5-3.0 g; cá chép: 2,0-2,7 g và cá trắm cỏ: 2,2-
2,7 g.
Quan sát số liệu: Hằng tháng nước trong
bể được phân tích vào khoảng 7-8 giờ sáng
để đo các thông số lý hoá gồm: nhiệt độ, độ
pH, CO2 tự do, kiềm phenolphtalein, kiềm
methyl da cam và các loại kiềm, lượng
photphat hoà tan trong nước và nitrat-nitơ.
Hằng tháng cũng tiến hành phân tích số lượng và chất lượng phù du thực vật và phù
du động vật. Mẫu cá được theo dõi hằng tháng, ghi lại tốc độ tăng trưởng và ước tính
tổng trọng lượng (TWG) và tỉ lệ tăng trưởng đặc biệt (SGR) theo công thức:
ln (Trọng lượng cá lần cuối)
In (Trọng lượng cá ban đầu)
SGR = x 100
Số ngày nuôi
(ln : lôgarit tự nhiên)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
4
Thảo luận
Trong 270 ngày nuôi, nhiệt độ nước dao động từ 12 đến 35oC. Sự biến động
của các thông số lý - hoá của nước tại các ao nuôi khác nhau thể hiện trong bảng sau:
Các hình thức ao nuôi
Các thông số Ao đối chứng Ao bón phân
lợn ở mức 18
T/ha/năm
Ao bón phân lợn
ở mức 36
T/ha/năm
Nhiệt độ (oC) 23.30 2.39a
(13-35)
22.80 2.36a
(12-35)
22.80 2.38a
(12-35)
pH 8.61 0.13a
(8.10-9.20)
8.61 0.14a
(8.03-9.24)
8.47 0.11a
(8.13-8.94)
Mức ôxy hoà tan (mg/l) 9.28 0.74a
(6.25-13.50)
9.97 0.80a
(6.25-14.00)
9.70 0.80a
(6.25-13.60)
Mức CO2 tự do (mg/l) 16.40 16.40a
(0-164)
4.00 4.00a
(0-40)
10.60 5.49a
(0-42)
Ðộ kiềm
phenolphthalein
(mg/l)
78.30 8.92a
(0-98)
79.10 10.16a
(0-120)
59.80 13.36a
(0-100)
Ðộ kiềm metyl- da cam
(mg/l)
201.00 15.56a
(136-268)
187.80 15.32a
(128-264)
177.70 17.54a
(100-265)
Tổng độ kiềm (mg/l) 279.30 19.32a
(156-350)
266.90 19.98a
(144-331)
237.60 22.15
a(140-347)
Nitrat- nitơ (mg/l) 1.32 0.22a
(0.44-2.45)
1.06 0.18a
(0.70-2.45)
1.18 0.17a
(0.60-2.45)
Lượng photphat hoà tan
(mg/l)
1.31 0.31a
(0.07-2.65)
1.59 0.68a
(0.81-3.63)
3.57 0.95a
(0.94-9.38)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
5
Các thông số lý hoá cuả nước đóng vai trò đặc biệt trong sinh học và sinh lý cá.
Trong nghiên cứu này, các thông số lý hoá của nước trong cả hai hình thức nuôi đều
duy trì trong khoảng cho phép đáp ứng yêu cầu nuôi. Sự khác nhau giữa các thông số
lý hóa ở hai phương pháp nuôi này là không lớn. Ðiều này gợi ý rằng nếu bón một
lượng phân lợn lớn hơn (36 T/ha/năm) cũng không có ảnh hưởng xấu tới các thông số
lý hoá của nước. Thậm chí trong trường hợp có một lượng chất hữu cơ đáng kể chiết
ra từ phân lợn cũng không làm giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước. Nồng độ nitrat-
nitơ trong nước không khác nhau đáng kể giữa các phương pháp nuôi. Tuy nhiên,
lượng photphat hòa tan trong nước ở phương pháp nuôi có bón phân cao hơn trong
phương pháp nuôi cho ăn thêm. Ðiều này có lẽ là do sự có mặt của photphat trong
phân lợn.
Ngoài ra, lượng thực vật nổi trong ao PM36 là cao nhất, tiếp đó là ao PM18 và
cuối cùng là ao đối chứng, nhưng sự khác biệt không nhiều lắm.
Năng suất sinh học của bất kỳ cơ thể thuỷ sinh nào cũng được đánh giá chung
qua chất lượng và số lượng của sinh vật phù du vốn là thức ăn tự nhiên của cá. Chất
thải động vật làm tăng khả năng sinh học của ao hồ qua các cách khác nhau dẫn tới sự
tăng sản lượng cá. Trong nghiên cứu này, các thông số sinh học của nước bao gồm
các sinh vật phù du và các nhóm tảo lam và tảo lục (riêng tảo Silic ít hơn nhiều trong
ao có bón phân) và lượng phù du động vật trong ao bón phân lợn cao hơn nhiều trong
ao đối chứng. Ðiều này có thể do lượng photphat có trong phân lợn hoà tan trong
nước cao hơn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt lớn về sức sản xuất của ao hồ giữa
hai mức bón phân lợn. Sức sản xuất của phù du sinh vật trong các hồ tái sử dụng
phân lợn cao góp phần tạo năng suất của ao tiếp tục cao trong một thời gian dài. Phân
lợn cung cấp cho phù du động vật nguồn thức ăn bổ sung từ vi khuẩn có từ nguồn
phân hữu cơ. Thành phần của phân lợn ảnh hưởng tới cấu trúc quần thể sinh vật phù
du, trong số thực vật phù du, tảo lam là nhóm chiếm ưu thế, tiếp theo là tảo lục, còn
tảo silic có rất ít. Trong số phù du động vật, luân trùng là nhóm nhiều nhất, theo sau
là lớp phụ chân chèo và lớp râu ngành ở tất cả các loại hình nuôi.
Mức tăng trưởng của các loài cá nuôi khác nhau như sau: Ðối với cá Catla và cá trôi
ấn, mức TWG, SGR ở ao sử dụng phân lợn PM18 và PM36 cao hơn nhiều so với
nuôi trong ao đối chứng. Trong khi đó đối với cá Mrigal (Cirrhinus cirrhosus) và cá
chép thường (Cyprinus carpio) mức TWG và SGR trong ao đối chứng lại cao hơn
nhiều và ao PM18 cao hơn ao PM36. Sức tăng trưởng cao của các loại cá chép này
trong ao bón phân lợn có thể là do trong các ao này có nhiều nguồn thức ăn hơn.
Ngoài ra, một vài loại cá chép thậm chí còn nuốt thẳng các mảnh không tiêu hoá
được có lẫn trong các loại phân bón. Các mảnh thức ăn này tuy có giá trị dinh dưỡng
thấp nhưng các vi sinh vật bám vào chúng lại có lượng protein cao. Hơn nữa, việc
cho ăn trực tiếp phân lợn có thể làm cho cá chép tăng trưởng mạnh hơn vì hơn 70%
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
6
lượng thức ăn của lợn vẫn chưa được tiêu hoá và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, phân
lợn ở cả hai mức sử dụng trong nghiên cứu này lại không có kết quả tốt như dự kiến
đối với sự tăng trưởng của cá trắm cỏ vì chúng là loại ăn cỏ
Naga, The ICLARM Quaterly (Vol.25, no.1) January- March 2002
KỸ THUẬT CHO CÁ CHÉP ĐẺ TỰ NHIÊN TRONG AO
Cá chép thuần chủng có thể tự sinh sản
được trong ao. Tuy vậy, ở nhiều nơi, do cá trong
ao bị lai tạp và thoái hoá, ảnh hưởng đến năng
suất và sản lượng cá nuôi. Trong bài này sẽ giới
thiệu cách cho cá chép đẻ tự nhiên theo phương
pháp đơn giản để các hộ gia đình có thể chủ động
sản xuất được con giống chất lượng cao, đúng thời
vụ.
1. Mùa vụ cho đẻ:
Mùa đẻ chính của cá chép là mùa xuân và mùa thu. Trong thời gian này, vào
những ngày mưa rào, có thể nhìn thấy từng đàn cá chép vật đẻ. Theo từng nhóm, cứ 2
- 3 con đực kèm sát 1 con cái, bơi lội ven bờ sông hoặc đầm ao, nơi có nhiều cây cỏ,
rong, bèo để làm chỗ dựa vật đẻ. Các con đực tranh nhau đến cọ thân mình vào con
cái. Cá cái được kích thích sinh dục uốn mình vật vã làm cho trứng phọt ra ngoài. Vỏ
trứng cá chép có chất dính nên bám vào cỏ cây, rong, bèo. Ðồng thời lúc đó, cá đực
phun ngay tinh dịch, tinh trùng bơi trong nước gặp trứng làm cho trứng thụ tinh. Dựa
vào tập tính sinh đẻ của cá chép trong tự nhiên, người ta đã nghiên cứu cho cá chép
đẻ theo ý muốn bằng cách tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi tương tự.
Yêu cầu của phương pháp cho cá chép đẻ tự nhiên: Vào đầu mùa xuân phải
tuyển chọn trong ao nuôi vỗ cá chép bố mẹ những cá đạt tiêu chuẩn sau:
- Cá bố mẹ phải béo khoẻ, toàn thân trơn bóng, không rách vây, không trớt
vảy, không bệnh. Có đủ cá đực và cá cái.
- Trứng cá phải căng tròn và rời. Sẹ cá phải trắng và đặc (vuốt xuôi hai bên
bụng cá, thấy sẹ
trắng chảy ra như sữa).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
7
Thời vụ cho cá chép đẻ tốt nhất vào mùa xuân. Trứng cá vụ xuân thường nhiều
và tốt, nên nhân dân thường cho cá chép đẻ vào vụ xuân là chính (vụ thu chỉ tranh thủ
cho đẻ những cá tái phát dục).
Những trạm trại cá giống thường ít quan tâm đến kế hoạch sản xuất cá chép
giống, vì sản xuất vài chục triệu cá bột mè, trôi, trắm không khó, nhưng để sản xuất
vài triệu cá chép bột trong một vụ lại không dễ, vì số lượng trứng của cá chép ít, phải
nuôi vỗ một lượng khá lớn cá bố mẹ, gây tốn kém và mất nhiều diện tích ao. Vì thế,
các hộ gia đình nuôi cá ở địa phương nên nắm vững kỹ thuật cho cá chép đẻ tự nhiên
để chủ động sản xuất giống cá nuôi.
2. Cho cá đẻ tự nhiên:
* Chọn thời tiết thích hợp:
Nhiệt độ cho cá chép đẻ thích hợp nhất từ 18- 25oC. Trời lạnh dưới 18oC cá
chép không đẻ. Trước khi cho cá đẻ, phải nghe dự báo thời tiết để tránh những đợt có
gió mùa đông bắc sắp tràn về. Tốt nhất là những ngày đầu xuân, hôm nào trời ấm áp,
đêm nằm chỉ đắp chăn đơn, bên ngoài ếch nhái kêu inh ỏi là hôm ấy cho cá chép đẻ
tốt.
* Tuyển chọn cá cho đẻ:
Trước khi cho cá đẻ phải kiểm tra cá bố mẹ. Nếu thấy cá có hiện tượng nhô
vây, hở đuôi, hay lượn sát ven bờ là trứng, sẹ của cá đã già, cá đã muốn đẻ. Ta bắt vài
con lên để kiểm tra cho chính xác. Cách kiểm tra như sau:
Con cái: Khi sắp đẻ, bụng to kềnh, lật ngửa cá lên thấy giữa bụng có một ngấn
hằn lõm vào kéo dài từ vây ngực đến tận hậu môn (dọc theo giữa hai buồng trứng).
Sờ bụng thấy mềm nhũn, da bụng mỏng, nhất là phía cuối. Lỗ sinh dục đỏ thẫm và
hơi lồi. Nếu vuốt nhẹ vào thành bụng, trứng sẽ chảy ra, màu vàng sẫm, trong suốt và
rời thành từng cái là trứng đã già. Những cá này có thể cho đẻ ngay đợt đầu.
Kinh nghiệm ở một số cơ sở cho cá chép đẻ cho biết: Những con cá cái bụng to
quá mức bình thường, bành ra như bụng cóc, sờ vào thấy mềm nhão thường rất khó
đẻ (cá đã thoái hoá). Ngược lại, những con cá cái khi vuốt thấy trứng màu vàng đục
hoặc vàng xanh dính vào nhau từng chùm là trứng còn non.
Cá đực: Lúc sắp phóng tinh trùng, nếu vuốt nhẹ hoặc cầm mạnh cá, tinh dịch
cũng chảy ra, có màu trắng như nước vo gạo và đặc sền sệt như sữa hộp. Trường hợp
tinh dịch còn loãng, tuy vẫn có màu trắng nhưng không đặc quánh là sẹ còn non.
3. Chọn nơi cho cá đẻ:
* Chọn ao cho cá đẻ: Diện tích ao rộng hay hẹp tuỳ theo số lượng cá cho đẻ nhiều
hay ít. Chọn ao có đáy trơ, tốt nhất là cát pha sét. Nguồn nước đưa vào ao phải sạch,
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
8
không chua mặn, không ô nhiễm. Ao được tẩy dọn kỹ, có mức nước sâu khoảng 1m.
Có thể dùng bể đẻ cá mè, trôi, trắm, bể ấp hoặc bể chứa nước để cho cá chép đẻ.
* Chọn ruộng cho cá chép đẻ: Nhiều nơi ở miền núi phía Bắc đã có tập quán cho cá
chép đẻ tự nhiên ngoài ruộng. Ruộng cho cá chép đẻ thường có diện tích 150- 200m2,
đáy đất pha cát, có thể lấy nước vào dễ dàng và luôn giữ được nước. Ruộng cho cá
chép đẻ phải được cày bừa san phẳng và phơi nắng mấy ngày cho se cứng đáy (không
được nứt nẻ). Bờ ruộng đắp cao hơn mức nước, cao nhất khoảng 50 - 60cm, có máng
dẫn nước và cống tiêu nước thuận tiện. Cửa cống dẫn nước phải chắn phên để ngăn
cá tạp theo vào ruộng. Trước khi cho cá đẻ, tháo nước vào ruộng sâu khoảng 40 -
50cm. Nếu ruộng đó còn dùng để ương trứng, nên đào sẵn ở góc ruộng một cái hố
khoảng 4m2, sâu 0,6m và có xẻ mương sâu 0,2m làm đường cho cá đi lại lên xuống
kiếm ăn. Mặt hố có che lá cọ hoặc làm giàn trồng mướp, bầu, bí để che nắng cho cá.
4. Chuẩn bị ổ đẻ:
Thường chọn các loại xơ mềm có nhiều lông tơ nhỏ để làm ổ cho cá chép đẻ
trứng cá dễ bám, như: bèo tây, xơ dừa, sợi nilông. Phổ biến nhất là dùng bèo tây, nếu
dùng bèo phải chọn loại rễ bánh tẻ. Bỏ hết rễ bèo thối, rửa sạch đất, cặn bám ở rễ và
sát trùng bằng nước muối 5% (0,5kg muối ăn pha trong 10 lít nước) hoặc xanh
malachit nồng độ 3mg/lít ngâm 15 phút rồi vớt ra thả vào ổ đẻ. Dùng cây nứa quây
bèo thành khung hình chữ nhật, để khi cá vật đẻ không làm bèo tản mát. Kết quả
nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I cho thấy: Số lượng trứng của
mỗi cá mẹ tỷ lệ thuận với khối lượng cá. Cá nặng 1kg thường đẻ 120.000 - 140.000
trứng; cá nặng 1,5kg đẻ 180.000 - 210.000 trứng. Tỷ lệ trứng nở thành cá bột thường
đạt 30- 40% (100 trứng nở được 30 - 40 con cá bột). Một khung bèo rộng 1m2
thường có khoảng 180 cây bèo. Mỗi cây bèo thường có 700 trứng bám, vậy cứ 1 con
cá cái cỡ 1kg cho đẻ cần 1m2 khung bèo. Bèo thả kín vào khung, khung đặt cách bờ
ít nhất 1m ở chỗ nước sâu để khi cá vật đẻ không làm nước bị đục.
5. Thành lập nhóm cá đẻ:
Sau khi kiểm tra cá thấy trứng, sẹ đạt yêu cầu cho đẻ, chuẩn bị xong ao và ổ
cho cá đẻ, nếu thời tiết thuận lợi thì bắt cá cho vào nơi vật đẻ. Trước khi cho cá đẻ,
cần xác định tỷ lệ đực cái thích hợp, để lượng tinh dịch đủ đảm bảo cho số trứng đẻ ra
được thụ tinh hoàn toàn. Cá chép thụ tinh ngoài, tinh dịch của cá đực phóng vào nước
bị pha loãng, nếu ít tinh dịch sẽ không đảm bảo cho tinh trùng gặp được trứng để thụ
tinh. Trong điều kiện nuôi vỗ tốt có thể ghép 1 cá cái + 2 cá đực, cũng có nơi ghép 2
cá cái + 3 cá đực, tỷ lệ trứng thụ tinh vẫn cao. Khi ghép cá đực vào nhóm đẻ nên xen
kẽ giữa con to và con nhỏ để tăng cường kích thích khi cá vật đẻ, tỷ lệ trứng rơi vãi ít
hơn vì bèo không đảo lộn và nước không bị xoáy nhiều như khi dùng toàn bộ cá đực
to.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
9
Cho cá chép đẻ tự nhiên cần lưu ý:
- Trước khi cho cá đẻ, phải kiểm tra lại ao, ruộng - nơi cho cá đẻ, xem nguồn
nước chảy vào có sạch không, mức nước đủ chưa. Nếu đạt yêu cầu sẽ thả ổ bèo
xuống. Theo dõi thời tiết để thả cá bố mẹ đúng lúc. Nếu gặp gió mùa đông bắc, trời
rét đột ngột nên tạm ngừng việc thả cá. Thời tiết ấm áp, nhiệt độ nước đạt 18 - 250C
mới tiếp tục cho cá đẻ. Khi thả, nên thả cá cái vào buổi sáng, thả cá đực vào buổi
chiều cùng ngày. Nếu thời tiết thuận lợi, cá có thể đẻ từ 3 - 4 giờ tới 7 - 8 giờ sáng.
- Nếu 5 giờ sáng chưa thấy cá vật đẻ phải bơm nước vào ao hay ruộng (nếu
dùng vòi phun làm mưa nhân tạo càng tốt). Thời gian bơm nước 1 - 2 giờ. Có nước
mới, cá được kích thích và đẻ. Cá có thể đẻ 2 đêm liên tục. Khi trứng bám vừa phải
thì thay ổ mới. Nếu để 2 đêm liền cá vẫn không đẻ, phải bắt cá trở lại ao nuôi vỗ tiếp,
khoảng 20 - 30 ngày sau lại cho đẻ.
- Thời gian từ khi cá đẻ đến khi kết thúc thường kéo dài 2 ngày liền và thường
đẻ mạnh vào ngày đầu.
Có thể tính số trứng cá đẻ tự nhiên một cách tương đối bằng công thức sau:
Số trứng đẻ được = (P- P' x 60.000).
Trong đó: P là khối lượng tổng số cá cái trước khi đẻ
P là khối lượng tổng số cá cái sau khi đẻ.
Có thể ước tính số cá bột thu được bằng 30- 40% số trứng, để quyết định diện tích
trứng ương thành cá bột.
(Phạm Văn Trang)
(Viện nghiên cứu NTTS I)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_nghe_san_xuat_giong_ca_chep_3728.pdf