1- Ngưcụvà công nghệchếtạo ngưcụ
Ngưcụlà tên gọi chung cho các dụng cụ đánh cá; mỗi loại có tên gọi riêng. Hình dạng và
cấu trúc mỗi loại khác nhau, phụthuộc vào tập tính đối tượng khai thác, nguyên lý khai thác, vùng
biển khai thác. . . Ngưcụcó cấu trúc là lưới có sản lượng khai thác chiếm trên 90%tổng sản lượng
các loại hình ngưcụhiện có. Tùy theo kiểu loại ngưcụ, đặc điểm đối tượng khai thác và phương
thức khai thác mà hình dạng làm việc của ngưcụkhác nhau, kết cấu chịu lực các phần lưới trong ngư
cụkhác nhau, cách sửdụng hình dạng và kích thước mắt lưới giữa các phần lưới cũng khác nhau.
33 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Công nghệ chế tạo ngư cụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ chế tạo
ngư cụ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Phần I: VẬT LIỆU NGHỀ CÁ
Chương I : Vật liệu xơ nghề cá ………………………………………………………..
1- Ngư cụ và công nghệ chế tạo ngư cụ ……………………………………..
2- Vật liệu nghề cá ……………………………………………………………..
3- Vật liệu xơ nghề cá …………………………………………………………
3.1- Tên gọi ……………………………………………………………….
3.2 - Các dạng xơ tổng hợp dùng trong nghề cá …………………………….
3.3 - Các đặc tính chủ yếu của xơ …………………………………………….
3.4 - Các phương pháp nhận biết xơ ……………………………………………..
4. - Các tính chất kỹ thuật cơ bản của xơ …………………………………….
4.1- Độ dài của xơ và cường độ kéo đứt của sản phẩm…………………………
4.2 - Khối lượng và trọng lượng vật liệu xơ……………………………………
4.3 - Tính chất giãn dài của xơ khi bị kéo ……………………………………..
4.4- Tính hút ẩm của xơ nghề cá……………………………………………..
Chương II: Sợi, chỉ nghề cá …………………………………………………………..
1.- Sợi và chỉ nghề cá…………………………………………………………
2.- Kết cấu chỉ lưới nghề cá ………………………………………………….
3.- Độ thô của xơ, sợi và chỉ lưới……………………………………………….
3.1 - Số Chi hệ mét……………………………………………………………
3.2 - Chuẩn số Tex……………………………………………………………….
3.3 - Chuẩn số Đenier…………………………………………………………….
3.4- Các chuẩn số biểu thị độ thô chỉ lưới…………………………………….
3.5- Tính xoắn của sợi và chỉ lưới ……………………………………………….
3.6- Độ bền của sợi và chỉ lưới…………………………………………………..
3.7 - Vật liệu chế tạo phụ tùng ngư cụ ………………………………………….
Chương III : Lưới tấm nghề cá …………………………………………………….
1. Các thông số kỹ thuật cơ bản…………………………………………………
2. Qui chuẩn về kích thước mắt lưới và kích thước tấm lưới ………………….
2.1- Kích thước mắt lưới ……………………………………………….
2.2- Qui chuẩn kích thước tấm lưới …………………………………………
3. Độ bền tấm lưới ……………………………………………………………
4. Ưu nhược điểm của lưới không gút ………………………………………….
5. Rút gọn tấm lưới …………………………………………………………
5.1- Biến hình mắt lưới ……………………………………………………….
5.2- Hệ số rút gọn ở mắt lưới hình 6 cạnh ……………………………………
5.3- Biến hình phẳng tấm lưới ………………………………………………..
5.4- Biến hình cong của mắt lưới hình thoi – Hệ số lắp ráp
5.5- Biến hình của tấm lưới hình tam giác - công thức Kuzơmin
Trang
3
5
6
6
6
6
7
8
10
11
11
12
13
14
17
17
17
18
19
20
20
20
26
28
30
32
32
34
34
36
37
39
40
40
42
43
44
45
2
5.6- Quan hệ giữa hệ số rút gọn với diện tích tấm lưới …………………..
6. Trọng lượng tấm lưới ……………………………………….
6.1- Tính trọng lượng tấm lưới theo diện tích kéo căng ………………..
6.2- Tính trọng lượng tấm lưới theo tấm lưới chuẩn ……………………..
6.3- Tính trọng lượng tấm lưới theo lượng chỉ tiêu hao …………………….
Chương IV : Thừng, cáp và phao chì nghề cá
1. -Thừng và cáp nghề cá …………………………………………
1.1- Phân loại thừng, dây nghề cá ……………………………………..
1.2- Cấu tạo……………………………………………………………….
1.3- Dây, cáp dùng trong nghề cá…………………………………….
2. Các tính chất kỹ thuật của thừng, cáp……………………………………..
2.1- Các tính chất kỹ thuật của thừng …………………………………………
2.2- Các tính chất kỹ thuật của cáp ……………………………………………
2.3- Phương pháp xác định các đặc trưng kỹ thuật …………………………….
2.4- Qui chuẩn thừng cáp ………………………………………………..
3. Phao chì nghề cá………………………………………………………
3.1- Phao nghề cá …………………………………………………………….
3.2- Chì sử dụng trong ngư cụ ……………………………………………
Chương V : Kiểm nghiệm vật liệu nghề cá
1- Kiểm nghiệm vật liệu lưới ……………………………………
2. Kiểm nghiệm dây nghề cá ………………………………………………
3. Kiểm nghiệm phụ tùng ngư cụ ……………………………………..
Phần II: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VÀ BẢO QUẢN NGƯ CỤ
Chương VI : Công nghệ chế tạo ngư cụ……………………………………….
1- Công nghệ chung về chế tạo ngư cụ …………………………………….
2- Đan tấm lưới …………………………………………………
3- Cắt lưới và lập kế họach cắt lưới. …………………………………….
4- Chuyển đổi từ chu kỳ đan sang chu kỳ cắt và ngược lại…………………..
5- Lắp ráp lưới ………………………………..
Chương VII: Nút dây nghề cá
1. Liên kết thừng cáp bằng nút…………………………………………….
2. Chầu dây………………………………………………………………..
Chương VIII : Đánh giá hao mòn vật liệu nghề cá và ngư cụ………………………………
1. Độ bền và hao mòn vật liệu nghề cá và ngư cụ…………………………..
2. Hao mòn vật liệu nghề cá và ngư cụ …………………………………….
3. Mức tổn thất độ bền vật liệu…………………………………………….
4. Mức hao mòn vật liệu……………………………………………………
5. Các phương pháp giảm hao mòn, nâng cao độ bền và bảo quản ngư cụ
Tài liệu tham khảo ……………………… …………………
107
108
109
111
112
118
119
120
103
94
103
64
70
70
71
71
72
81
91
62
60
60
59
58
46
47
47
48
49
53
53
54
55
56
56
58
Phụ lục …………………………………………………………
3
MỞ ĐẦU
Môn học công nghệ chế tạo ngư cụ là môn học cơ sở chuyên ngành nhằm cung cấp cho sinh
viên những kiến thức cơ bản về vật liệu nghề cá dùng để chế tạo ngư cụ; biết cách tiến hành kiểm tra
và nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu và ngư cụ, biết xác định và đánh giá đặc tính kỹ thuật của
chúng, sử dụng đồng bộ tài liệu kỹ thuật, quy phạm về vật liệu để chế tạo và sửa chữa ngư cụ. Môn
học cung cấp những phương pháp tính toán kỹ thuật, vật tư nhằm thực hiện công nghệ chế tạo ngư
cụ, biết tổ chức toàn bộ công nghệ chế tạo và lắp ráp ngư cụ, tổ chức các công đoạn riêng biệt của
quá trình và từng khâu sửa chữa các bộ phận ngư cụ. Môn học đề cập cơ sở lý thuyết và biện pháp
làm tăng tuổi thọ của ngư cụ, từ đó xây dựng chế độ bảo quản vật liệu và ngư cụ.
Công nghệ chế tạo ngư cụ là môn học cơ sở của chuyên ngành khai thác thuỷ sản, quản lý
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nội dung môn học đề cập các khái niệm và đặc trưng kỹ
thuật của vật liệu ngư cụ, cần thiết cho kiến thức về cơ sở lý thuyết và tính toán ngư cụ, đồng thời là
tiền đề về phương pháp chế tạo ngư cụ từng chuyên nghề.
Môn học được giảng trước các môn học chuyên ngành công nghệ khai thác thuỷ sản. Môn
học đề cập và lý giải khoa học những vấn đề biến dạng và độ bền vật liệu nghề cá, các bộ phận ngư
cụ ở dạng tĩnh và chuyển động trong nước. Môn học được học sau các môn học cơ bản và cơ sở như
toán, vật lý, hoá học, cơ học lý thuyết, cơ học chất lỏng, sức bền vật liệu...
Vai trò của khoa học kỹ thuật rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công nghệ chế
tạo ngư cụ. Công nghệ chế tạo vật liệu mới cho phép lựa chọn vật liệu cho ngư cụ theo từng chuyên
nghề một cách hợp lý, hiệu quả. Trước đây vật liệu dùng để chế tạo dây, lưới thường lấy trong tự
nhiên như các loại sợi bông, đay, gai, xơ dừa.. Vật liệu tự nhiên, ngoài chất lượng không đảm bảo
theo yêu cầu của dụng cụ nghề cá, qui trình chế tạo qua nhiều công đoạn và tốn nhiều công sức. Việc
ứng dụng vật liệu tổng hợp dùng cho nghề cá cùng với các thiết bị dệt lưới và chế tạo phụ tùng làm
cho công nghệ chế tạo ngư cụ càng ngày càng hoàn thiện, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm vật
liệu, ngư cụ đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
Nghề khai thác cá ở nước ta xuất hiện khá sớm; tuy nhiên việc lựa chọn vật liệu theo đặc
điểm cấu trúc của từng dạng ngư cụ chưa được chuẩn hóa, thi công chế tạo ngư cụ chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm của thuyền trưởng, chủ tàu hoặc người chỉ huy thi công. Cả nước chỉ có một vài trung
tâm nghề cá phát triển mạnh hoặc các xí nghiệp đánh cá, các doanh nghiệp khai thác có xưởng dệt
lưới và xưởng chế tạo ngư cụ.
Ngoài những công ty, xí nghiệp sản xuất dây lưới và phụ tùng ngư cụ; hiện nay còn tồn tại
một số cơ sở sản xuất do máy móc thiết bị đã cũ và lạc hậu chưa được kiểm nghiệm chặt chẽ cũng đã
ảnh hưởng đến chất lượng chỉ lưới, lưới tấm và ngư cụ khi làm việc.
Với chiến lược phát triển ngành kinh tế thuỷ sản đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020,
thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế
chung của các nước trong khu vực và các nước phát triển, ngoài việc đầu tư tàu thuyền công suất lớn,
trang bị hiện đại đủ sức vươn xa khai thác ngư trường mới, cần thiết phải đầu tư và đổi mới công
nghệ khai thác, công nghệ chế tạo ngư cụ.
4
Cùng với sự phát triển của ngành vật liệu học hiện nay, lĩnh vực vật liệu nghề cá thế giới
phát triển rất nhanh, đã xuất hiện một số chủng loại vật liệu mới đáp ứng riêng cho từng loại hình
ngư cụ khác nhau.
Giáo trình biên soạn lần này là cố gắng của các tác giả, tuy nhiên không tránh khỏi thiếu sót.
Rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc.
Nha trang, tháng 10 năm 2007
5
PHẦN I VẬT LIỆU NGHỀ CÁ
Chương I: VẬT LIỆU XƠ NGHỀ CÁ
1- Ngư cụ và công nghệ chế tạo ngư cụ
Ngư cụ là tên gọi chung cho các dụng cụ đánh cá; mỗi loại có tên gọi riêng. Hình dạng và
cấu trúc mỗi loại khác nhau, phụ thuộc vào tập tính đối tượng khai thác, nguyên lý khai thác, vùng
biển khai thác. . . Ngư cụ có cấu trúc là lưới có sản lượng khai thác chiếm trên 90% tổng sản lượng
các loại hình ngư cụ hiện có. Tùy theo kiểu loại ngư cụ, đặc điểm đối tượng khai thác và phương
thức khai thác mà hình dạng làm việc của ngư cụ khác nhau, kết cấu chịu lực các phần lưới trong ngư
cụ khác nhau, cách sử dụng hình dạng và kích thước mắt lưới giữa các phần lưới cũng khác nhau.
Liên quan đến vật liệu nghề cá sử dụng tấm lưới trong kết cấu ngư cụ phải kể đến tính bền
vững trong môi trường nước. Các loại vật liệu xơ tổng hợp đã chiếm lĩnh toàn bộ vật liệu làm lưới
đánh cá do tính bền trong nước so với các vật liệu tự nhiên khác. Kết cấu độ bền ngư cụ là việc lựa
chọn loại vật tư nghề cá phù hợp, lựa chọn độ to nhỏ của chỉ lưới làm ra lưới, dây lưới làm khung
định hình ngư cụ. Hiểu biết đặc điểm cơ lý của vật liệu lưới sẽ lựa chọn được lưới tấm phù hợp với
đặc điểm khai thác của mỗi loại hình ngư cụ. Vật liệu lưới được thể hiện qua các thông số cơ - lý, kết
cấu chỉ lưới theo quy chuẩn quốc tế và khu vực. Trên các bản vẽ ngư cụ không thể thiếu được sự thể
hiện vật liệu từng phần lưới và biểu diễn chúng bằng quy ước chung. Nhìn vào đó, người thi công
ngư cụ có thể phán đoán được ý đồ của người thiết kế và có thể mua bán vật tư chuẩn xác để chế tạo
ngư cụ. Trao đổi, mua bán, đặt hàng, thanh toán tài chính vật tư nghề cá cả trong nước và ngoài nước
cũng cần có kiến thức về vật liệu nghề cá.
Hình dáng tấm lưới không gian của ngư cụ rất khác nhau, tuy thế chúng lại được chế tạo từ
những tấm lưới nguyên liệu theo quy chuẩn, sản xuất từ nhà máy dệt lưới. Mỗi phần lưới của ngư cụ
có hình dáng nguyên liệu, độ bền vật liệu và khả năng làm việc theo chức năng bộ phận trong ngư cụ
khác nhau. Để tạo thành những phần lưới riêng có hình dạng khác nhau được tiến hành bằng công
nghệ cắt lưới từ tấm lưới nguyên liệu. Để cắt được tấm lưới có hình dạng mong muốn, tiết kiệm
nguyên liệu, phải có phương pháp tính toán đặc thù nghề cá, lựa chọn phương án cắt lưới phù hợp.
Lắp ráp các tấm lưới lại với nhau và buộc lưới vào dây lưới để tạo thành ngư cụ hoàn chỉnh
cũng cần có phương pháp tính toán lắp ghép riêng, kỹ năng riêng từng phần việc trong chế tạo ngư
cụ, để đảm bảo mối ghép chắc bền và ngư cụ làm việc trong nước có hiệu quả.
Trong thiết kế, thi công chế tạo ngư cụ hiệu quả, cần chú ý tới kích thước mắt lưới và độ mở
mắt lưới khi làm việc. Chọn kích thước mắt lưới dễ dàng thực hiện được khi chọn tấm lưới nguyên
liệu. Tạo ra độ mở mắt lưới phù hợp cần biết được phương pháp tính toán riêng và cách lắp ráp lưới
vào dây lưới phù hợp. Kiến thức trên được trình bày trong nội dung môn học công nghệ chế tạo ngư
cụ.
Trong quá trình sử dụng ngư cụ, tùy theo trạng thái làm việc trong nước, trên boong tàu hay
trên bờ, độ bền từng phần lưới hay toàn bộ ngư cụ theo thời gian sẽ hao mòn khác nhau. Đánh giá
mức hao mòn ngư cụ, có thể sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Các cách tính toán riêng đã giúp
6
cho người sử dụng ngư cụ có cơ sở đánh giá khả năng hoạt động tốt của vật liệu lưới và cần thay thế
từng phần lưới hoặc toàn bộ ngư cụ.
Cũng như các công trình dân dụng và thiết bị kỹ thuật khác, ngư cụ cần phải bảo quản nhằm
tăng thời gian sử dụng bằng những cách riêng, phù hợp với đặc điểm vật tư, điều kiện làm việc và
trình độ sử dụng ngư cụ đó. Với cách tính toán riêng và biện pháp đặc thù, giúp cho người quản lý và
sử dụng ngư cụ hạn chế được tai nạn ngư cụ, tăng khả năng làm việc của ngư cụ và cuối cùng là tăng
hiệu quả sản xuất.
Kiến thức trong nội dung môn học Công nghệ chế tạo ngư cụ không chỉ giúp cho cán bộ kỹ
thuật trực tiếp khai thác và chế tạo ngư cụ mà cho cả những cán bộ quản lý sản xuất nghề cá, thương
gia mua bán vật tư nghề cá.
2 - Vật liệu nghề cá
Dạng vật liệu quan trọng nhất dùng để chế tạo lưới nghề cá là các dạng xơ. Quá trình phát
triển nghề khai thác cá, lưới đánh cá thường được chế tạo từ 2 nguồn vật liệu xơ: Tự nhiên và tổng
hợp.
Xơ tự nhiên để chế tạo lưới đánh cá được làm từ thực vật và động vật. Xơ thực vật lấy từ vỏ
cây, lá cây, trái cây… như bông, đay, gai, lanh, xơ Manila, xơ dứa v.v... Xơ động vật lấy từ tơ tằm
lông thú (cừu, dê…) chế biến thành sợi đan lưới. Vài chục năm trước, lưới và dây nghề cá thường
làm bằng xơ đay, gai, tơ tằm. Hiện nay những vật tư này ít dùng trong nghề cá do độ bền kém, dễ
mục nát khi bị ẩm và không kinh tế.
Được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp từ các đơn chất như fênon, benzen, axêtilen, axít
hydrôcianic, clorin. . còn gọi là xơ tổng hợp hay xơ nhân tạo. Đặc tính vượt trội của loại xơ tổng hợp
là tính bền cao, không hoặc ít hút nước, dễ bảo quản trong điều kiện môi trường khai thác cá và cuối
cùng là tính kinh tế cao. Hiện nay, người ta sử dụng chủ yếu lưới đánh cá bằng các loại vật liệu nhân
tạo.
Các vật liệu khác để chế tạo phụ tùng như phao, chì. Phao lưới được sử dụng từ vật tư dễ
kiếm, có sẵn trong tự nhiên như gỗ có độ nổi cao (gỗ thông). Hiện nay, các loại phao lưới đánh cá
cũng được chế tạo chủ yếu bằng vật liệu tổng hợp. Chì của nhiều loại lưới làm bằng đá, đất nung,
kim loại dễ kiếm. Hiện nay, một vài loại vẫn còn được dùng trong ngư cụ hiện đại. Ngoài ra, chì lưới
đánh cá còn làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như thép, gang, chì, cao su …
3 - Vật liệu xơ nghề cá
3.1– Tên gọi
Xơ tổng hợp để chế tạo lưới đánh cá, thường sử dụng các dạng pô-li me gốc sau:
- Polyamide Ký hiệu viết tắt là PA
- Polyester ‘’’ PES
- Polyethylene ‘’’ PE
- Polypropylen ‘’’ PP
- Polyvinyl clorit ‘’’ PVC
- Polyvinyl iden ‘’’ PVD
7
- Polyvinyl alcohol ‘’’ PVA.
Tuỳ theo mỗi nước, mỗi hãng sản xuất đặt tên khác nhau. Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật
người ta chế tạo chỉ lưới kết hợp từ các loại xơ, sợi khác nhau nên tên gọi cũng khác nhau (bảng 1).
3.2- Các dạng xơ tổng hợp dùng trong nghề cá
Xơ tổng hợp thường được sản xuất dưới một vài dạng trong 4 dạng chính sau:
- Xơ dài: Là xơ có chiều dài lớn, bề ngoài trông giống như tơ tằm. Xơ dài có chất lượng cao,
đẹp, cường độ cao. Độ thô trong khoảng 0,2tex (xơ dài 1.000m có trọng lượng 0,2g). Xơ dài đáp ứng
được những yêu cầu kỹ thuật dùng để chế tạo sợi và chỉ lưới dùng trong nghề cá.
- Xơ ngắn: Bề ngoài giống như xơ bông, độ thô giống như xơ dài. Chiều dài được cắt theo
yêu cầu chắp nối xe xoắn thành sợi thường ( 40 ÷ 120 )mm; xơ ngắn chủ yếu dùng trong công nghệp
dệt may, ít dùng trong nghề cá.
- Xơ đơn: Còn gọi là cước, được tạo ra bằng cách ép kéo nóng từ nguyên liệu dạng hạt. Xơ
đơn còn gọi là sợi đơn. Sợi đơn có chiều dài tùy ý, mặt ngoài trơn bóng, màu sắc đa dạng, mặt cắt
thường tròn. Sợi đơn có thể sử dụng trực tiếp để đan dệt thành lưới hoặc qua quá trình xe xoắn, bện
tết thành chỉ lưới để đan lưới, gia công dây lưới.
Do yêu cầu sử dụng, người ta có thể sản xuất các loại dây câu, dây lưới có độ bền, độ bóng
với các cở đường kính khác nhau. Mặt cắt một số loại sợi đơn như thế có dạng hình ô van hoặc hình
vuông nhưng không phổ biến.
Lưới nghề cá chế tạo từ sợi đơn, khi chuyển động trong nước, có lực cản nhỏ, độ bền ma sát
cao và có giá thành hạ.
- Xơ băng: Mới phát triển gần đây, giống như một băng phim ảnh nhỏ. Xơ băng dùng ở dạng
nguyên hoặc khi xoắn với độ căng nhất định, thành phẩm có cường độ kéo dọc cao. Trong nghề cá,
xơ băng gia công thành dây giềng, dây neo và dây lưới.
Tên gọi xơ nghề cá tại các nước được trình bày trong bảng 1
Bảng 1: Tên gọi xơ, sợi tổng hợp của các nước:
Polyamide (PA ):
Nylon (nhiều nước), Enkalon
(Hà lan, Anh), Nailonsix
(Brazin), Amilan (Nhật),
Relon (Rumani), Forlion,
Lilion, Nailon (Ý),
Kapron, Anid (LB Nga),
Roblon (Đan mạch),
Caprolan (Mỹ), Perlon, Platil
(Đức), Denderon ( Đ. Đức.),
Kenlon, Knoxlock (Anh )
Azalon (Hà lan), Silon (Séc)
Polyethylen ( PE ):
Akvaflex ( Na uy ), Flotten,
Sainthene ( Pháp), Cerfil
Corfiplaste (Bồ đào Nha),
Hostalen G (T. Đức), Rigidex,
Norfil, Courlene, Drylene 3
(Anh), Laveten ( Thuỵ điển ),
Etylon, Hiralon, Hi-Zex (Nhật)
Levilene ( Ý ), MarlinPE
(Icelan), Nymplex (Hà lan),
Northylen, Trofil, Vestolen A
(Đức ), Velon PS (LP) (Mỹ)
Polypropylen (PP):
Akaflex PP (Na uy ), Meraklon
( Ý ), Hostalen PP, VestolenP
(Đức), Prolen (Argentina )
CourlenePY, Nufil, Ribofil,
Ulstron, Drylene 6 (Anh)
Velon P ( Mỹ )
Danaflex, Multiflex ( Đan mạch)
Polyvinyl alcohol (PVA):
Cremona, Kanebia, Kuralon,
Kuremona, Manryo, Mewlon,
Trawlon, Vinylon (Nhật.)
8
Polyester ( PES ):
Dacron (Mỹ), Diolen (Đức), Trevira
(D.Đức), Grisuten (T. (Đức)
Tetoron (Nhật), Terylene(Anh)
Tergal (Pháp), Terital (Ý )
Terlenka (Hà lan, Anh))
Copolymers (PVD):
Clorene (Pháp), Velon, Dymel (Mỹ)
Kurehalon, Tiviron (Nhật)
Wynene(Canada), Saran (Nhật, Mỹ)
* Tên gọi chỉ lưới từ xơ, sợi kết hợp:
Kyokurin, Livlon, Marlon B, Marlon D, Saran-N
= xơ dài PA + Saran
Marlon A, Marumoron = xơ dài PA + xơ ngắn PVA
Marlon C = xơ dài PA + xơ dài PVC
Marlon E = xơ ngắn PA + xơ ngắn PVA (hoặc PVC )
Polex = PE + Saran
Polysaran = PE + Saran
Polytex = PE + xơ dài PVC
Ryolon = xơ dài PES + xơ dài PVC
Tailon ( Tylon P) = xơ dài PA + xơ ngắn PA
Temimew = xơ ngắn PVA + xơ ngắn PVC
3.3 - Các đặc tính chủ yếu của xơ
3.3.1- Xơ tự nhiên
Trong thành phần cấu tạo của xơ tự nhiên từ nguồn gốc thực vật có thành phần Xenlulo, các
hợp chất dạng sáp (parafin).... Trong môi trường nước, hoặc ẩm dễ bị vi khuẩn, vi sinh vật phá hoại,
dẫn đến mục nát. Để hạn chế tính dễ mục khi ẩm, người ta nhuộm lưới bằng các chất tự nhiên như vỏ
cây, củ nâu…nhằm ngăn cản nước ít hoặc không thấm vào lõi chỉ lưới.
Xơ tự nhiên có tính trương nở cao, trọng lượng tăng nhanh khi ngấm nước hoặc hơi nước
trong không khí, còn gọi là khả năng hút ẩm cao của xơ sợi tự nhiên.
Phần lớn xơ tự nhiên có chiều dài xơ ngắn. Độ bền kéo và tính đàn hồi thấp, tính uốn cong
kém.
Gia công chế tạo xơ tự nhiên tuy đơn giản nhưng nặng nhọc, tốn nhiều công sức và thời gian.
Xơ sợi tự nhiên có nhiều nhược điểm về độ bền làm việc, chỉ bằng 40 đến 60 % độ bền xơ
nhân tạo có độ thô tương ứng. Hơn nữa rất khó bảo quản trong điều kiện môi trường sản xuất nghề
cá, nên ngày nay không được sử dụng để chế tạo ngư cụ một cách phổ biến.
3.3.2. Xơ tổng hợp
Ngày nay, xơ tổng hợp được sử dụng chế tạo chỉ lưới và dệt lưới nghề cá. Xơ tổng hợp là
sản phẩm sản xuất công nghiệp. Quá trình gia công thành phẩm từ xơ tổng hợp cũng là quá trình
công nghiệp hóa, tự động hóa, nên các thông số cơ - lý và cấu trúc chuẩn hóa cao.
Xơ tổng hợp nghề cá có một số tính chất cơ bản sau:
- Xơ tổng hợp nhẹ hơn xơ tự nhiên (xem bảng 2). Các loại xơ tổng hợp dùng trong nghề cá có
trọng lượng riêng từ (920 ÷ 1.440)Kg/m3, còn xơ tự nhiên có trọng lượng riêng từ (1.480 ÷
1.540)Kg/m3.
Độ nặng nhẹ của xơ dùng trong nghề cá có ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của ngư cụ, đặc
biệt ảnh hưởng đến độ chìm của lưới. Ngoài tính chất trên còn ảnh hưởng xấu đến quá trình lao động,
sản xuất như thao tác nặng nề, gây cản trở ngư cụ chuyển động.
Lưới nhuộm có ảnh hưởng đến tốc độ chìm của lưới. Lưới nhuộm bằng hoá chất có tốc độ
chìm nhanh hơn là lưới chưa nhuộm. Bảng 3 cho ta biết các số liệu thí nghiệm tốc độ chìm của lưới
nhuộm và không nhuộm.
9
Bảng 2. Một số thông số kỹ thuật của xơ tổng hợp
Độ giản tương đối
khi đứt (%) Loại polime Loại xơ
Trọng
lượng
Riêng
(g/m3)
Giới hạn độ
bền đứt
(N/mm2)
Tổn thất
độ bền
trong nước
(%)
Xơ khô Xơ ẩm
Kapron 1,14 450 - 800 10 - 15 15 - 20 20 -25
Nilon 1,14 500 -700 10 - 15 16 -22 20 -27
Nilon 1,15 600 - 800 10 - 15 19 - 24 21 - 28
Anit 1,15 600 - 800 10 - 15 19 -24 21 - 28
Poliamit
Perlon 1,15 400 - 700 10 - 15 16 - 22 20 - 27
Lapsan 1,38 550 - 800 0 - -
Terilen 1,38 500 - 800 0 19 - 23 19 - 23
Polieste
Tetoron 1,38 600 - 800 0 7 - 13 7 - 13
Polivinin ancohol Vinilon 1,30 400 - 700 20 - 25 17 - 25 20 - 30
Polivinin clorit Clorin 1,44 200 - 250 0 25 - 40 25 - 40
Polivinin iden Saran 1,70 200 - 300 0 18 -30 18 - 30
Polipropilen Polipropilen 0,92 500 - 800 0 18 - 23 -
Polietilen Polietilen 0,95 300 - 500 0 10 - 25 -
Bảng 3: Tốc độ chìm của lưới
Loại xơ Không nhuộm (m/s) Nhuộm cứng (m/s)
Poliamit 3,5 6,5
Polivinin ancohon 4,5 7,3
Polieste 7,0 -
Polivininclorit 8,0 9,0
Saran 10,5 11,5
- Độ bền của xơ tổng hợp: Độ bền của xơ tổng hợp khi khô và khi ẩm cao hơn so với xơ tự
nhiên từ 1,3 đến 2 lần. Đặc biệt xơ tổng hợp không bị thối rữa khi bị ẩm do vi khuẩn phá hoại. Tuy
nhiên, dưới ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, xơ tổng hợp lại bị giảm cường độ nhanh hơn so với xơ
tự nhiên. Qua thực nghiệm, nếu chiếu trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong 150 ngày, giới hạn độ
bền của xơ Poliamit giảm đi từ 15 đến 25% trong đó sợi bông chỉ giảm 18%. Xơ Polietilen cũng có
hiện tượng như vậy. Đây là nhược điểm cần chú ý đối với xơ tổng hợp. Trong sản xuất, khi sử dụng
lưới bằng xơ tổng hợp, cần chú ý không để lưới phơi nắng quá lâu, cần che nắng cho lưới trong thời
gian không làm việc.
Độ bền của xơ tổng hợp giảm đi khi nhiệt độ cao. Khi để xơ Poliamit ở nhiệt độ 1500C trong
khoảng 25 đến 30 phút; hoặc để ở 600C đến 800C trong 60 ngày, xơ bị biến màu từ màu trắng sang
vàng nhạt. Ở nhiệt độ khoảng 500C đến 600C, độ bền của xơ sợi giảm đi khoảng 18 đến 20%. Đặc
điểm này cần chú ý để bảo quản lưới. Trong những ngày hè, ngoài che nắng cho lưới, cần tưới nước
để hạ nhiệt độ trong đống lưới, hoặc treo lưới trên sào ở chỗ thoáng khí nhưng ít ánh sáng khi không
sử dụng lưới thời gian dài.
- Độ hút ẩm của xơ tổng hợp thấp hơn so với xơ tự nhiên từ 1.5 đến 2 lần, độ ngậm nước ít
hơn, độ thoát nước nhanh hơn so với xơ tự nhiên.
- Nhiệt độ nóng chảy của xơ tổng hợp từ 125 đến 2500C. Trong nước sôi, xơ tổng hợp bị
mềm và co ngắn, chú ý khi nhuộm cần phải thử mẫu để xác định nhiệt độ làm mềm vật liệu lưới
nhuộm dưới nhiệt độ này.
10
- Xơ tổng hợp, nói chung không bị hóa chất thông thường phá hỏng. Tuy nhiên, một số hóa
chất ở nhiệt độ cao, xơ tổng hợp bị hòa tan. Axitclohydric (HCl) ở nồng độ 37%, axit sulfuaric
H2SO4 từ 97 đến 98% có thể hòa tan được xơ Poliamit, còn xơ Polietylen không bị tác dụng.
3.4 - Các phương pháp nhận biết xơ
Có 3 phương pháp cơ bản nhận biết xơ nghề cá: Nhận biết bằng dấu hiệu bên ngoài, nhận
biết bằng phương pháp đốt ngửi và nhận biết bằng hoá chất.
- Nhận biết bằng dấu hiệu bên ngoài. Dựa vào màu sắc, hình dáng bên ngoài, mức mềm của
xơ để nhận biết. Cách này, chỉ có thể thực hiện được đối với các loại xơ tự nhiên như bông, đay, gai.
Tuy thế, cũng khó khăn, có khi còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của người kiểm định. Nhận biết bằng
màu sắc và hình dáng hầu như không thực hiện được đối với xơ sợi tổng hợp, do xơ của các vật liệu
này đều có độ bóng, độ mềm, màu sắc và hình dáng không khác nhau nhiều. Tuy nhiên đối với một
loại vài vật liệu chủ yếu dùng để chế tạo ngư cụ cũng có thể nhận biết bằng cách so sánh tỷ trọng hay
kết cấu thường dùng. Chẳng hạn, xơ gốc Poliamit đều có tỷ trọng lớn hơn 1; riêng xơ gốc Polietilen (
0,98) và Polipropilen ( 0,90 ) lại nhỏ hơn 1, nên nổi trong nước. Hơn nữa xơ Polietilen chỉ sản xuất
dạng sợi đơn và sợi xe từ sợi đơn, còn xơ gốc Polipropilen thường sản xuất dạng xơ băng để làm dây
giềng (Bảng 4).
Nhận biết bằng đốt ngửi: Vật liệu được tổng hợp từ các đơn chất như phenon, benzen,
axêtylen, axit hyđrôxianic, clorin… Vì thế khi đốt cháy, mỗi loại có đặc trưng riêng, hình dáng và
màu sắc ngọn lửa khác nhau, khi cháy mùi toả cũng sẽ khác nhau (Bảng 4).
Nhận biết bằng hoá chất: Vật liệu tổng hợp có các hoá chất nhận dạng. Vật liệu có thể tác
dụng với hoá chất này mà không tác dụng với hoá chất khác với mức độ cũng khác nhau (Bảng 5).
Phương pháp xác định bằng tỷ trọng vật liệu, bằng cách đốt ngửi hoặc dùng hóa chất để nhận
dạng được tiến hành trong phòng thí nghiệm.
Bảng 4: Nhận dạng vật liệu xơ sợi tổng hợp bằng dấu hiệu và đốt ngửi:
Đặc tính PA PES PE PP
Tính nổi Không Không Có Có
Biểu hiện chế tạo:
-Xơ dài
-Xơ ngắn
-Sợi đơn
-Dạng xơ băng
X
(X)
(X)
==
X
(X)
(X)
==
==
==
X
(X)
X
(X)
(X)
X
Đốt cháy
Khó cháy, đốt nóng thời
gian ngắn chảy thành giọt
tròn ở đầu xơ sợi, màu
hơi vàng
Nóng chảy và cháy
chậm với ngọn lữa
màu vàng sáng
Nóng chảy và
cháy chậm với
ngọn lữa màu
xanh nhạt
Nóng chảy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_i_ii_xo_soi_chi_1095.pdf