Cộng hoà nhân dân trung hoa (trung quốc) tiết 1. tự nhiên dân cư và xã hội

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ Trung

Quốc.

-Hiểu được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa 2 miền Tây và

Đông và các đăc điểm dân cư, xã hội.

-Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh

tế Trung Quốc.

2. Kỹ năng:

-Khai thác kiến thức từ lược đồ, tư liệu trong bài, bản đồ treo tường.

-Phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc.

3.Thái độ:

Có thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt - Trung.

pdf15 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cộng hoà nhân dân trung hoa (trung quốc) tiết 1. tự nhiên dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Tiết 1. TỰ NHIÊN DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI *** I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc. - Hiểu được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa 2 miền Tây và Đông và các đăc điểm dân cư, xã hội. - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc. 2. Kỹ năng: - Khai thác kiến thức từ lược đồ, tư liệu trong bài, bản đồ treo tường. - Phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc. 3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt - Trung. II. Thiết bị dạy học: - Bản đồ tự nhiên Châu Á, BĐ tự nhiên Trung Quốc (nếu có) - Một số tranh ảnh về công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc - Tập BĐ thế giới; Phiếu học tập trả lời hoàn chỉnh kẻ trên giấy A0. III. Trọng tâm bài: - Vị trí địa lí với đường bờ biển kéo dài tạo thuận lợi cho giao lưu với nước ngoài. - Sự khác biệt giữa miền Đông, miền Tây về tự nhiên và phân bố dân cư. - Thuận lợi và khó khăn do các đặc điểm tự nhiên và dân cư mang lại đối với sự phát triển đất nước. IV. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ: Bài thực hành - Mở bài: hôm nay chúng ta tìm hiểu đất nước có nhiều công trình kiến trúc cổ, có nhiều phát minh quan trọng trong phát triển của nhân loại, đất nước đang vươn lên trở thành nền kinh tế khổng lồ của thế giới. Tiết học này sẽ tìm hiểu về VTĐL, ĐKTN, dân cư và xã hội Trung Quốc. TG Hoạt động Thầy và Trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu về vị trí và lãnh thổ Trung Quốc. - GV cung cấp diện tích 10 nước có diện tích lớn nhất thế I. Vị trí địa lí và lãnh thổ: - Lãnh thổ rộng lớn: diện tích lớn thứ 3/ thế giới. giới và gọi HS nhận xét diện tích của Trung Quốc so với thế giới. - Gọi HS dựa vào bản đồ hành chính Châu Á nhận xét, chỉ BĐ: + Vị trí của Trung Quốc, tiếp giáp. + Toạ độ địa lí. ? Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển KT- XH Trung Quốc. - GV gọi HS nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức. Chuyển ý: đất nước rộng lớn trãi dài trên nhiều vĩ độ làm cho thiên nhiên phong phú và - Nằm trài dài trên nhiều vĩ độ từ 20- 530B: có khí hậu ôn đới và cận nhiệt. - Vị trí: nằm ở khu vực Trung và Đông Á. (Phía bắc, tây, nam tiếp giáp 14 nước, đường bờ biển mở rộng ở phía đông). => Thuận lợi quan hệ giao lưu, buôn bán với các nước bằng đường bộ và đường biển. => Cảnh quan thiên nhiên đa dạng. đa dạng đưa đến sự khác biệt về địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản giữa miền Tây và Đông như thế nào ? Tìm hiểu sang mục II. HĐ 2. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên Trung Quốc. - GV hướng dẫn HS xác định kinh tuyến 1050 Đ chia Trung Quốc làm 2 phần ở BĐ và lược đồ. Gợi ý HS dùng viết chì để kẻ ranh giới này vào SGK Tr. 87. - GV chia lớp 6 Nhóm và giao nhiệm vụ: + Nhóm 1,2,3 thảo luận: địa hình, khí hậu (phiếu học tập số 1) + Nhóm 4,5,6 thảo luận: II. Điều kiện tự nhiên: sông ngòi, khoáng sản (phiếu học tập số 2) - GV gọi đại diện Nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung và chuẩn kiến thức. ? Phân tích các yếu tố trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển KT - XH. Miền Tây Miền Đông Địa hình Gồm nhiều dải núi, cao nguyên xen bồn địa (dải Côn Luân, dải Himalaya, dảii Thiên Sơn, sơn nguyên Tây Tạng…) Đồi núi thấp và các đồng bằng màu mở (đồng bằng: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam) Khí hậu Khí hậu lục địa khắc nghiệt, ít mưa. - Phía bắc có khí hậu ôn đới gió mùa. - Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. → Cơ cấu nông sản đa dạng. Sông Ít sông. Tuy nhiên đây là Nhiều sông lớn: Liêu Hà, Hoàng Hà, ngòi nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn chảy về phía đông. Trường Giang, Tây Giang. Có giá trị nhiều mặt nhưng hay gây lũ lụt. Khoáng sản Than, quặng sắt, dầu mỏ, thiếc, đồng. Phong phú, nhiều loại: than, dầu khí, quặng sắt, bô-xit, mangan… TG Hoạt động Thầy và Trò Nội Dung - GV giải thích thêm chế độ nước của các dòng sông ở miền Đông và miền Tây Trung Quốc . ? Tại sao hệ thống sông ngòi của Trung Quốc có giá trị lớn về thuỷ điện. * Chuyển ý: Thiên nhiên phong phú, khoáng sản có trữ lượng lớn, khí hậu đa dạng => Thuận lợi cho khai thác phát triển KT-XH. Tuy nhiên Trung Quốc cũng có những khó khăn… cần đến lao động của con người để khai thác những thuận lợi cũng như hạn chế bớt những khó khăn do thiên nhiên gây ra. HĐ 3. Nghiên cứu đặc dân cư và xã hội Trung Quốc. ? Dựa vào thông tin, biểu đồ, lược đồ SGK nêu đặc điểm, phân bố dân cư. ? Có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế ? III. Dân cư và xã hội: 1. Dân cư: - Dân số đông nhất thế giới. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và ngày càng giảm (năm 2005: 0.6%). - Là quốc gia đa dân tộc, có 56 dân tộc khác nhau (người Hán chiếm hơn =>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức ? Gọi HS tính số dân thành thị của Trung Quốc (2005). Theo em hiện nay có xu hướng tăng hay giảm ở TQ. => Khoãng 481 triệu dân = 6 lần dân số Việt Nam. - GV kể chuyện về mặt tích cực trong thực hiện chính sách và những hạn chế. 94% dân số). - Tỉ lệ thị dân thấp (chiếm 37% dân số cả nước 2005) nhưng số lượng đông, tăng nhanh và có nhiều thành phố lớn. (TQ có nhiều TP trên 1 triệu dân: Thượng Hải: 17tr, Bắc Kinh: 12tr, Thiên Tân, Vũ Hán, Quảng Châu…) - Phân bố dân cư không đều: phần lớn tập trung ở miền Đông và thưa thớt ở miền Tây. (Miền Tây mật độ dân cư thưa thớt khoảng 40 người/km2). HĐ 4. Cả lớp - GV cho HS đọc nội dung SGK chứng minh Trung Quốc là nước có nền văn minh lâu đời và có nền GD phát triển. 2. Xã hội: - Trung Quốc chú ý đầu tư cho giáo dục, chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cao. - Trình độ dân trí, chất lượng lao động của dân cư ngày càng được nâng =>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức - GV cho HS xem một số công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc. *Trung Quốc rất chú ý đào tạo cán bộ quản lí và kĩ thuật. Nhà nước đề ra nhiều biện pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực, coi trọng chất xám khuyến khích Hoa kiều xây dựng đất nước. cao. - Là quốc gia có nền văn minh lâu đời: + Nhiều công trình kiến trúc cổ nổi tiếng: Vạn lí trường thành, Cố cung Bắc Kinh, Thiên đàn, Quảng trường Thiên An Môn… + Nhiều phát minh quan trọng: La bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, chữ viết, lụa tơ tằm… IV. Đánh giá: Gạch nối những đặc điểm tương ứng với tự nhiên miền Đông và miền Tây Trung Quốc: Miền Đặc điểm tự nhiên Miền Đông - Đại bộ phận là đồng bằng phù sa châu thổ rộng lớn. Miền Tây - Khí hậu ôn đới lục địa. - Nơi bắt nguồn của nhiều con sông. - Nổi tiếng với nhiều khoáng sản kim loại màu. - Địa hình chủ yếu núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa V. Hoạt động nối tiếp: xem bài trước ở nhà Tiết 2. Kinh tế Trung Quốc. VI. Phụ lục: Phiếu học tâpSố 1và 2: Miền Tây Miền Đông Địa hình Khí hậu Sông ngòi Khoáng sản 1. Sơ lược lịch sử và Lãnh thổ Trung Quốc: (Tr. 79 sách Thiết kế BG). Lãnh thổ Trung Quốc là tập hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và phát triển nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, cách đây ít nhất 3.500 năm. Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh khác nhau, nằm trên một hay nhiều quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nền văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh phát triển liên tục, lâu dài nhất của thế giới; hệ thống chữa viết ở đây có lịch sử lâu đời và tiếp tục được dùng cho đến ngày nay. Lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kì hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan rộng ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc và Trung Á. Trong hàng thế kỉ, Trung Quốc là một trong những nền văn minhvới kĩ thuật và khoa học tiên tiến nhất, có ảnh hưởng văn hóa lớn tới khu vực Đông Á và một số các quốc gia láng giềng khác. Tuy nhiên từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc giảm sút nhiều do tác động của sức mạnh phương Tây cũng như sức mạnh khu vực của Nhật Bản. Cuối thế kỉ XIX nhiều khu vực của Trung Quốc đã bị cắt hoặc nhường cho nước ngoài làm tô giới. Trong thế chiến lần thứ II, Nhật Bản đã xâm chiếm phần lớn đất nước này tách lãnh thổ Mãn Châu ra khỏ Trung Quốc, dựng nên chính phủ Mãn Châu quốc. Năm 1912 đánh dấu sự chấm dứt của chế độ quân chủ tại Trung Quốc. Trung Hoa Dân Quốc ra đời dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên; tuy nhiên Trung uốc trong suốt bốn thập kỉ của THDQ đã hổn loạn vì kiểu lãnh đạo quân phiệt, chiến tranh Trung –Nhật lần 2 và nội chiến Trung Quốc giữa Quốc dân đảngvà Cộng sản đảng. Đảng công sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông sau khi giành chiến tháng đã thành lập nước CHND Trung Hoa vào năm 1949. Chính phủ THDQ chạy dạt ra đảo Đài Loan và kiểm soát đảo này suốt từ đó đến nay. 2. Đại vận hà - công trình nhân tạo nổi tiếng thế giới: Đại vận hà-kênh đào có lịch sử từ cuối đời Xuân Thu (vào khoảng thế kỉ thứ V TCN), đến đời nhà Minh kênh được cải tạo và xây dựng lại. Đại vận hà bắt đầu ở phía bắc tại Bắc Kinh và kết thúc ở phía nam gần Hàng Châu, Chiết Giang với chiều dài 1794 km (gần 2000km). Con kênh này đi qua bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang, nối liền các sông Tiền Đường, Trường Giang, Hoài Hà, Hoàng Hà, và Hải Hà. Nó được chia thành 7 đoan với tên gọi khác nhau. Trong thời phong kiến Đại vận hà được coi là tuyến giao thông huyết mạch để vận chuyển lương thực từ sông Trường Giang tới Bắc Kinh; là cầu nối văn hóa giữa 2 miền Nam, Bắc. Trải qua nhiều biến cố do thiên nhiên và không được duy trì, tu bổ, nhiều đoạn kênh đã bị hư hỏng nặng. Từ năm 1949 chính phủ Trung Quốc đã cho cải tạo kênh. Hiện nay đoạn từ Tế Ninh tới Hàng Châu tàu thuyền có thể đi lại dễ dàng. 3. Vạn lí trường thành - bức tường vạn dặm: Vạn lí trường thành là công trình phòng thủ nổi tiếng thời cổ đại ở Trung Quốc. Bắt đầu xây dựng từ năm 420 đến 221 TCN, dài 6700km; nằm trên địa bàn 6 tỉnh miền Tây, Tây bắc và Đông Bắc Trung Quốc (phía Tây từ cửa Gia Cốc, Cam Túc đến phía Đông từ cửa Sơn Hải, Hà Bắc để chống lại sự xâm lăng của các dân tộc ở phía bắc Trung Quốc. Lúc đầu là những đoạn thành không liên tục, nhưng đến đời Tần Thủy Hoàng (Qin Shihuang) đã có đợt huy động lớn về nhân lực (30 vạn người), cho nối các đoạn của các nước Yên, Triệu, Tần lại. Các triều đại sau cũng đều góp sức tu bổ, đặc biệt vào Triều Minh, xây thêm thành một bức tường thành liên tục, có chỗ đến 2-3 lớp. Công trình được xây bằng gạch vồ, đá tảng, đất. Cấu trúc thành có tường thành, cửa ải, đài thành, phong hỏa đài…chạy liên tục vượt qua cả những đỉnh núi cao, là một trong những công trình có qui mô lớn nhất của loài người được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới (1987). Ngày nay, Trường thành là nơi tham quan du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Người Trung Quốc có câu “Bất đáo Trường thành phi hảo hán” (Chưa đến Trường thành chưa phải là hảo hán) nên Vạn lí trường thành luôn là nơi thu hút rất đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. 4. Cố cung - tử cấm thành: Cố Cung là cung điện của hai triều đại Minh -Thanh, xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Cố cung nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, được xây dựng từ năm 1.406 đến năm 1.420. Trước sau đã có 14 vị hoàng đế nhà Minh và 10 vị hoàng đế nhà Thanh lần lượt lên ngôi chấp chính ở đây. Cố Cung đã trải qua nhiều lần tu sửa do bị cháy hoặc hư hỏng, nhưng vẫn giữ được bố cục ban đầu. Cố Cung là quần thể có qui mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao, được bảo tồn tốt nhất ở Bắc Kinh. Khuôn viên Cố cung hình chữ nhật, chiếm diện tích 720 nghìn m2. Bao quanh Cố Cung là một bức tường màu đỏ tía cao 10m với chu vi dài 3.400m. Bên ngoài tường thành là sông Hộ Thành rộng 52m, sâu khoảng 4m. Bón góc tường thành dựng 4 vọng lâu, là những pháo đài canh gác cho Cố Cung. Ở chính giữa 4 mặt tường thành có 4 cổng, trên có lầu gác cổng. Cổng phía nam gọi là Ngọ Môn, phía bắc là Thần Vũ Môn, đông là Đông Hoa Môn, tây là Tây Hoa Môn. Cố Cung có khoảng 100 tòa cung điện với 8.600 gian lớn nhỏ. Cố Cung là một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mỹ của Trung Hoa thời Trung đại, nó thể hiện tài năng kiến thúc và thẩm mỹ của người Trung Hoa, tượng trưng cho nền văn minh rực rỡ của người Trung Hoa xưa. - Đất nước này hiện nay có tới 35 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. - Chấp chính: lên nắm chính quyền.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29_9031.pdf