Công dụng tuyệt vời của dầu olive

Ô-liu là loại quảcủa mùa hanh lạnh. Dầu ô-liu được chếbiến từtrái ô-liu không

chỉlà món ăn ngon, mà còn rất tốt cho sức khoẻvà sắc đẹp.

Giá trị đối với sức khỏe

Làm khỏe hệtim mạch: Các axít béo, chất chống ôxy hóa và silicium có trong

dầu ô-liu giúp cân bằng hàm lượng cholesterol và bảo vệ động mạch. Vì thế, hãy

thay thếdầu ăn hằng ngày bằng dầu ô-liu kết hợp với nhiều loại khác nhằm đa

dạng hóa nhu cầu của cơthể.

Giúp tiêu hoá tốt: Trước khi ăn tiệc, nên dùng vài quảô-liu cho món khai vịgiúp

tráng dạdày mà không làm no. Ngoài ra, đểkích thích quá trình chuyển hoá và

cân bằng của ruột hãy kết hợp với dầu ô-liu với chất xơvà chếphẩm từsữa lên

men đồng thời uống thêm nhiều nước.

Chống táo bón: Dầu ô-liu còn có khảnăng chống táo bón, thích hợp với người ít

vận động và bịstress. Có thểsửdụng từ1 đến 2 muỗng cà phê dầu ô-liu đểuống

vào lúc sáng sớm trước bữa điểm tâm hoặc dùng thuốc uống dạng viên nang.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Công dụng tuyệt vời của dầu olive, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công Dụng Tuyệt Vời Của Dầu Olive Ô-liu là loại quả của mùa hanh lạnh. Dầu ô-liu được chế biến từ trái ô-liu không chỉ là món ăn ngon, mà còn rất tốt cho sức khoẻ và sắc đẹp. Giá trị đối với sức khỏe Làm khỏe hệ tim mạch: Các axít béo, chất chống ôxy hóa và silicium có trong dầu ô-liu giúp cân bằng hàm lượng cholesterol và bảo vệ động mạch. Vì thế, hãy thay thế dầu ăn hằng ngày bằng dầu ô-liu kết hợp với nhiều loại khác nhằm đa dạng hóa nhu cầu của cơ thể. Giúp tiêu hoá tốt: Trước khi ăn tiệc, nên dùng vài quả ô-liu cho món khai vị giúp tráng dạ dày mà không làm no. Ngoài ra, để kích thích quá trình chuyển hoá và cân bằng của ruột hãy kết hợp với dầu ô-liu với chất xơ và chế phẩm từ sữa lên men đồng thời uống thêm nhiều nước. Chống táo bón: Dầu ô-liu còn có khả năng chống táo bón, thích hợp với người ít vận động và bị stress. Có thể sử dụng từ 1 đến 2 muỗng cà phê dầu ô-liu để uống vào lúc sáng sớm trước bữa điểm tâm hoặc dùng thuốc uống dạng viên nang. Giá trị trong làm đẹp Dưới tác động của không khí lạnh, ô nhiễm môi trường, mệt mỏi và stress da thường trở nên khô ráp, xỉn màu, tóc và móng yếu ớt, dễ gãy… Thành phần axít béo, chống ôxy hóa của dầu ô-liu như polyphenols, vitamin A và E sẽ làm ẩm và bảo vệ cho da. Làm đẹp da cơ thể Thoa đều dầu ô-liu lên cơ thể trước khi tắm giúp da trở nên mượt mà. Thoa dầu lên phần đầu gối, khuỷu tay và chân giúp làm mềm da; thoa lên ngực giúp da không bị nhăn. Có thể dùng nửa trái chanh tươi thấm thêm dầu ô-liu để thoa lên khuỷu tay bị khô sần trong 5 phút, sau đó rửa sạch sẽ rất công hiệu. Làm đẹp da mặt Sử dụng kem dưỡng và tái tạo da sau những lần tẩy trang giúp sạch da. Để làm sáng da, sau khi rửa mặt sạch sẽ, xông hơi cho lỗ chân lông nở ra và dùng bông gạc thấm dầu ô-liu để thoa đều lên mặt trong 15 phút. Sau đó, dùng khăn giấy lau sạch và rửa mặt lại. Nếu môi bị khô, hãy thoa vài giọt dầu ô-liu sẽ rất công hiệu. Làm đẹp tóc Nếu tóc bị khô, hãy pha chế hỗn hợp gồm 1/2 ly bia, 1 muỗng súp dầu ô-liu, 1 lòng đỏ trứng gà và nước cốt của 1 trái chanh tươi và thoa đều lên tóc, sau đó rửa sạch và gội lại với dầu gội bình thường, sẽ giúp tóc trở nên mềm mại hơn. Trường hợp tóc khô và dễ gẫy, hãy thêm vào 1 trái bơ, dầu ô-liu 1 lòng đỏ trứng gà, thoa đều hỗn hợp này lên tóc khi còn ướt, dùng khăn bịt kín tóc lại trong khoảng 20 phút, sau đó gội lại với dầu gội bình thường. Lưu ý, cần chọn dầu ô-liu nguyên chất khi pha chế các chế phẩm làm đẹp để bảo đảm hiệu quả cao. Làm đẹp tay và móng tay Nếu da tay bị khô sần, hãy pha hỗn hợp gồm 1/2 trái bơ nghiền nát thêm 1 muỗng súp dầu ô-liu để thoa lên tay trước khi đi ngủ, sau đó rửa sạch tay và lau khô. Nếu móng tay thường bị gãy, hãy ngâm móng tay trong 1 chén dầu ô-liu được đun ấm lên trong lò viba 1 lần /tuần. Nếu muốn không làm hại da tay do thường xuyên rửa chén, hãy thoa lên tay từ 1 đến 2 giọt dầu ô-liu sau khi đã rửa sạch và lau khô tay. Công Dụng Của Hoa Hồng Từ xưa nay, hoa hồng được coi là loài hoa đẹp và quí giá, là "Bà chúa của muôn hoa", là biểu tượng của tình yêu, sự tôn trọng, lòng thành kính và của những điều tốt đẹp, cao thượng. Ở Nhật Bản, trong các cuộc triển lãm, hoa hồng bao giờ cũng chiếm ngôi vị "Nữ hoàng của các loài hoa". Ở Bungari, đất nước được mệnh danh là "Xứ sở của hoa hồng" vì trồng nhiều hoa hồng nhất thế giới, người ta có câu châm ngôn "Quí như tinh dầu hoa hồng" để đánh giá một vật nào đó có giá trị rất lớn. Bởi vì phải cần đến 30 đóa hoa hồng người ta mới cất được một giọt tinh dầu (giá trị hơn cả vàng ròng). Người Hy Lạp cổ đại cho rằng hoa hồng là tặng phẩm quí báu mà nữ thần Kibela đã gởi đến cho loài người để tôn vinh những tình cảm cao đẹp, từ đó hoa hồng được mang tên "Quà tặng của thiên thần". Chính nhờ vào mùi hương dịu dàng, thanh thoát, sang trọng và hình dáng tao nhã, hài hòa, yêu kiều đẹp đẽ một cách tự nhiên mà hoa hồng được coi là vẻ đẹp của người mẹ, của nữ giới nói chung. Tinh dầu hoa hồng là một trong những tinh dầu thơm nhất và nhiều công dụng nhất. Các nhà khoa học phân tích trong hoa hồng có tinh dầu với tỉ lệ 0,013- 0,15% mà thành phần chủ yếu gổm geraniol 12,78%, 1-citronellol 23,89%, phenethyl alcol 16,36%, stearoptenes 22,1%. Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm,tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã dùng hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đời. Loại hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết thương sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch hầu. Loại hoa hồng trắng (hồng bạch) chứa nhiều tanin, đường, chất nhầy, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu ; ngoài ra còn làm nhuận trường. Tinh dầu hoa hồng là chất an thần,làm dịu các chứng bệnh về tiêu hóa, trị đau nhức, căng thẳng thần kinh, suy nhược, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt. Ngoài tác dụng kích thích tuần hoàn máu, nó còn là chất sát khuẩn nhẹ, ít độc nhất trong các loại tinh dầu nên có thể dùng cho trẻ nhỏ. Nước hoa hồng có tác dụng như một loại sữa làm mát dịu và sạch sẽ làn da, có tính sát khuẩn nhẹ và làm hưng phấn tinh thần. Các nhà nghiên cứu ở khoa Dược, trường Đại học UM’S Malaysia cho biết có thể phòng ngừa ung thư và làm hạ huyết áp bằng nước ép của hoa hồng, vì trong cánh hoa có chứa một chất tỗng hợp đặc biệt. Người ta đang nghiên cứu chế biến loại trà và nước giải khát từ hoa hồng để điều trị bệnh cao huyết áp. Ở Nhật Bản, hoa hồng được chế biến thành mỹ phẩm bảo vệ sắc đẹp của phụ nữ. Người ta pha trà bằng cánh hoa, lấy nước để rửa mặt vừa tẩy sạch da vừa bảo vệ da rất tốt. Hoặc ngâm cánh hoa vào dấm chua để có một dung dịch khử mùi hôi và sát trùng. Hoặc sắc thuốc từ hoa hồng để làm nước rửa mặt và thuốc bỗ giàu vitamin A để làm trắng da, dưỡng da. Hoa hồng phơi khô trong im (âm can), tán bột dùng để cầm máu, chữa băng huyết, tiêu chảy (người có thai không nên dùng) . Ngày dùng 15-20g bột, hoặc phối hợp với gừng, trà... Y học cổ truyền Ấn Độ cho rằng nước sắc hoa hồng hoặc tinh dầu hoa hồng hòa với nước (1 giọt hoa hồng + 10 giọt nước) dùng để xoa bóp hoặc cho vào bồn nước để tắm sẽ làm an thần, chữa bệnh ngoài da và làm phấn chấn tinh thần, lạc quan yêu đời. Một số bài thuốc từ hoa hồng : Chữa ho trẻ em : Lấy cánh hoa hồng trắng còn tươi, một quả quất chín (bỏ cuống), 1/2 muỗng cà phê đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén nhỏ, hấp cơm hoặc chưng cách thủy. Đem ra nghiền nát, trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Làm nhuận trường, chống táo bón : Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20-40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15-30 phút, thêm 1/2 muỗng cà phê mật ong hoặc đường, uống 2-3 lần trước bữa ăn. Cầm máu, chữa băng huyết : Lấy hoa hồng đỏ mới nở 20-30g ngâm với 1lít nước sôi khoảng 30 phút, lọc lấy nước hòa với 50g đường khuấy đều. Mỗi lần uống 200ml, uống cho đến khi cầm mới thôi. Chữa giộp lưỡi, loét lợi, lở miệng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2-4 lần. Dung dịch mật - hoa hồng này pha với nước sạch, thêm vài hạt muối làm thuốc súc miệng chữa viêm họng rất tốt. Công Dụng Của Quả Lê Một quả lê trung bình có thể cung cấp 100 calo với nguồn vitamin C dồi dào. Nhưng đấy chưa phải tất cả; tác dụng giảm cân và chữa táo bón của quả lê nằm ở lượng chất xơ của nó. Một quả lê trung bình có 5 g chất xơ, bằng 1/4 lượng chất xơ cơ thể cần có trong một ngày, theo tiêu chuẩn dinh dưỡng. Vì sao người muốn giảm cân lại cần ăn nhiều thực phẩm có chất xơ? Theo bác sĩ Lola O’Rourke, người phát ngôn của Hội Dinh dưỡng Mỹ, chất xơ có tính xốp sẽ nhanh chóng làm đầy bao tử và cảm giác no sẽ giúp hạn chế ý muốn ăn thêm các loại thực phẩm khác. Đặc biệt, vỏ của trái lê cũng chứa một lượng lớn chất xơ và dinh dưỡng, vì vậy nếu không sợ cứng thì đừng nên bỏ vỏ khi ăn lê. Trái lê khi đã gọt vỏ hoặc cắt miếng, nếu không ăn ngay sẽ có thể bị thâm lại. Hãy khắc phục điều này bằng cách ngâm những miếng lê đã cắt vào nước nguội có pha chút chanh tươi. Chất axit trong chanh sẽ ngăn chặn quá trình ôxy hóa là nguyên nhân làm đổi màu, đồng thời có thể tăng thêm mùi vị nhờ hương chanh. Thêm một chút muối biển rắc lên bề mặt miếng lê, vị ngọt sẽ được tăng thêm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcong_dung_tuyet_voi_cua_dau_olive_0875.pdf
Tài liệu liên quan