Việc bị bệnh tâm thần sau lạm dụng thuốc không còn xa lạ. Tất cả là do sự
tuỳ tiện và không có sự cân nhắc trong sử dụng. Lúc này, người bệnh đã từ
một người bình thường thành một người bị các rối loạn tâm thần do thuốc.
Và nếu không được dừng lại, họ sẽ thành những bệnh nhân tâm thần thực
thụ
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Coi chừng bị bệnh tâm thần do thuốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Coi chừng bị bệnh tâm thần do thuốc
Việc bị bệnh tâm thần sau lạm dụng thuốc không còn xa lạ. Tất cả là do sự
tuỳ tiện và không có sự cân nhắc trong sử dụng. Lúc này, người bệnh đã từ
một người bình thường thành một người bị các rối loạn tâm thần do thuốc.
Và nếu không được dừng lại, họ sẽ thành những bệnh nhân tâm thần thực
thụ…
Tại sao thuốc có thể gây rối loạn tâm thần
Hoạt động tâm thần là một hoạt động của thần kinh chức năng. Nó có vai trò
giúp chúng ta nghĩ gì, nghĩ như thế nào, phản ứng ra sao. Chúng ta sống tức
là chúng ta phải nghĩ, phải phản ứng, phải nhận thức. Đó là một biểu hiện rất
chân thực của một hệ thần kinh sống, một hệ thần kinh cấp cao.
Tâm thần là kết quả hoạt động của hệ thần kinh, thế nên bất kỳ một chất nào
hay một thuốc nào tác động trên hệ thần kinh thì đều có thể làm ảnh hưởng
tới sức khoẻ hệ tâm thần. Các thuốc đó có thể là các thuốc nội tại điều trị
bệnh hệ thần kinh như thuốc chống động kinh, thuốc điều trị Parkinson,
nhưng nó cũng có thể là những thuốc điều trị bệnh lý ở các cơ quan xa hơn
như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống rối loạn nhịp tim...
Sự khác nhau giữa một bệnh tâm thần thực thụ và một rối loạn tâm thần do
thuốc là một bệnh chỉ mang tính chất tạm thời, còn một bệnh mang tính chất
lâu dài. Đối với bệnh tâm thần thực thụ, ví dụ như tâm thần phân liệt, sự tồn
tại của bệnh là mãi mãi nếu không có sự can thiệp điều trị. Các triệu chứng
ngày càng nặng lên. Nhưng với các rối loạn tâm thần do thuốc thì những rối
loạn này chỉ mang tính chất nhất thời do thuốc gây ra. Khi ngừng sử dụng
thuốc thì các biểu hiện tự khắc sẽ hết.
Tuy nhiên, có một điều không hay ở đây là nếu chúng ta không có chiến
lược dùng thuốc đúng đắn thì rất có thể các rối loạn tâm thần do thuốc sẽ
chuyển thành bệnh tâm thần thực thụ. Lúc này, nội dung câu chuyện đã đi
quá xa của một biện pháp điều trị thông thường.
Ecstasy là thuốc gây ra nhiều biến cố trên hệ tâm
thần.
Danh mục “đen”
Thuốc nổi tiếng nhất về chuyện gây thay đổi trên hệ tâm thần có lẽ là
amphetamin. Amphetamin là một thuốc kích thích thần kinh. Nó có nhiều
anh em họ hàng như methamphetamine, methcathinone, phentermine,
methylene dioxy amphetamine, 3,4-methylene dioxymeth amphetamine và
methylene dioxyethyl amphetamine. Những thuốc này đều có tác dụng giống
amphetamin.
Amphetamin được dùng trong nhiều trường hợp. Nó có thể là một thuốc
dùng trong chống sốc, nó cũng có thể được dùng như một thuốc chống mệt
mỏi. Nó cũng là thuốc có tác dụng làm tim đập nhanh trở lại trong những
trường hợp nhịp tim chậm quá mức. Đôi khi nó là thuốc được dùng thêm
trong những trường hợp trầm cảm, chữa béo phì. Chuyện tác dụng kích thích
hệ thần kinh thì không có gì phải nói vì nó có tác dụng kích thích giải phóng
một lượng lớn chất noradrenalin trong não bộ. Mà như chúng ta biết,
noradrenalin là một chất trung gian hoá học của hệ thần kinh giao cảm.
Nhưng đáng tiếc amphetamin lại gây ra những biến cố không mong muốn
trên hệ tâm thần. Tác hại trên hệ tâm thần lớn nhất là nó gây ra phụ thuộc và
không thể rời bỏ được amphetamin. Điều này được phát hiện ra từ năm
1938.
Biểu hiện của sự phụ thuộc tâm thần vào thuốc là người bệnh trở nên mệt
mỏi đến lạ thường, không dứt bỏ được việc dùng thuốc. Thêm vào đó là biểu
hiện lờ đờ, chậm chạp như người bị trầm cảm. Trong một số trường hợp, nó
làm thay đổi tính tình và hoạt động tâm thần
như người bệnh hoang tưởng.
Không phải chỉ ngày xưa câu chuyện biến cố
do amphetamin mới diễn ra mà ngay cả những
thời kỳ gần đây, nó vẫn tiếp tục xuất hiện.
Theo những con số thống kê năm 2005 thì số
người “nghiện” amphetamin đã lớn hơn cả số
người nghiện heroin. Nhiều nơi trên thế giới
coi amphetamin là thuốc gây nghiện.
Danh mục “đen” với hệ tâm thần được tiếp tục nối dài bằng các thuốc an
thần, gây ngủ, mà chúng ta cứ quen gọi là thuốc ngủ. Chúng là các thuốc
như benzodiazepin, barbiturat. Đây là các thuốc công hiệu cao trong điều trị
Sự khác nhau giữa một
bệnh tâm thần thực thụ và
một rối loạn tâm thần do
thuốc là một bệnh chỉ
mang tính chất tạm thời,
còn một bệnh mang tính
chất lâu dài.
các chứng bệnh mất ngủ, lo âu hay bệnh rối loạn lo âu. Chỉ cần sử dụng một
liều nhẹ là có tác dụng, thuốc sẽ gây ra trạng thái an thần nhẹ nhàng và một
giấc ngủ gần như giấc ngủ sinh lý.
Song chính vì tác dụng “ngọt ngào” của chúng như thế mà chúng lại hay bị
lạm dụng nhất. Cứ hơi trằn trọc là người bệnh tự mua thuốc về dùng. Và rất
tự nhiên, cứ uống không kiểm soát là bị phụ thuộc. Có khoảng 6% người
bệnh bị “dính” tác dụng phụ này, xuất hiện rõ nét khi người bệnh uống liên
tục 1 tháng liền. Thời gian này có thể ngắn hơn tuỳ thuộc vào người bệnh và
hệ thần kinh của họ. Khi bị “nghiện”, họ sẽ bị các chứng bệnh thuộc hệ tâm
thần như lo âu, lo lắng, sợ sệt, bi quan, mất ngủ trầm trọng hơn, ban đêm thì
ngủ ngắn nhưng ban ngày lại rất hay bị gà gật. Kèm theo đó là nhiều dấu
hiệu bệnh lý khác như run, mệt mỏi, nhịp nhanh, huyết áp tăng... Để tránh
được biến cố này, chúng ta không nên dùng thuốc một cách liên tục kéo dài,
nhất là khi dùng liều cao. Cần dừng thuốc ngay khi có thể.
Danh sách được tiếp nối bằng sự góp mặt của các steroid tổng hợp như các
dẫn xuất testosterol. Đây là các thuốc thường được sử dụng trong thể thao
nhằm làm tăng khối lượng cơ của cơ thể, giảm khối lượng mỡ, làm tăng
chuyển hoá. Nó cũng là thuốc làm tăng sức mạnh vận động mà vì thế nó là
thuốc dễ bị lạm dụng ở giới vận động viên.
Không giống như các testosteron chuyên dụng kích thích trên hệ sinh dục,
các thuốc dạng này rất ít làm thay đổi hoạt tính tình dục và hiệu ứng sinh
sản. Nhưng thay vào đó nó lại gây ra nhiều sự tác động trên hệ thần kinh tâm
thần. Khi sử dụng lạm dụng, liều cao chúng có thể gây ra các rắc rối cho hệ
tâm thần của chúng ta như ảo giác và tăng động. Khi không được sử dụng
tiếp thì người bệnh có thể có các triệu chứng phụ thuộc như trầm cảm, lo âu
và suy yếu hoạt động thể lực.
Thuốc tiếp theo không thể không nhắc tới khi nói về biến cố bệnh lý tâm
thần là các thuốc gây ảo giác mà chúng ta thường gọi chúng là các thuốc gây
giảm đau khẩn cấp. Điển hình của nhóm thuốc này là lysergic acid
diethylamin và ketamin..
Đây là những thuốc có tác dụng làm thay đổi nhận thức của đối tượng về
môi trường xung quanh theo hướng giảm nhận thức làm đối tượng đang tạm
thời quên đi những gì hiện hữu, quên đi những cảm giác đau nhưng không
gây ngủ. Đây cũng là những thuốc có thể được sử dụng trong hỗ trợ điều trị
những bệnh nhân trầm cảm, buồn rầu, bi quan.
Song sự lạc quan yêu đời thái quá của những thuốc này lại gây ra những
biến đổi thái quá trên các chức năng tâm thần. Sau khi dùng một thời gian,
thuốc sẽ gây ra phụ thuộc. Biểu hiện là khi có thuốc thì người bệnh hoạt
động bình thường nhưng khi không có thuốc thì người bệnh tỏ ra là người bi
quan, chán nản, buồn rầu và các dấu hiệu của hoang tưởng. Đồng thời kèm
theo đó là hiện tượng xuất hiện các ảo giác, ảo thính, ảo thị và rối loạn nhân
cách. Người bệnh liên tục than phiền là nhìn thấy kẻ thù trước cổng hay
những thứ đại loại như thế mà trên thực tế là không hề có. Đó là một ví dụ
cụ thể của ảo thị. Tất nhiên, không thể thiếu được các biểu hiện bệnh lý khác
như tim nhịp nhanh, hồi hộp, run, vã mồ hôi..
Các chất khác quen thuộc gây “sứt mẻ” hệ tâm thần là cafein, cocain, thuốc
phiện và các dẫn xuất dạng ma tuý khác. Những chất này đều có thể gây ra
nghiện, lệ thuộc và những dấu hiệu của hội chứng cai.
Biện pháp phòng ngừa
Làm thế nào để dùng các thuốc trên an toàn. Và câu trả lời chính xác nhất là
dùng quy chuẩn. Dùng quy chuẩn có nghĩa là chúng ta chỉ dùng thuốc khi
cần thiết, nên tiến hành dừng ngay thuốc khi có thể. Tránh lạm dụng, dùng
thuốc sai mục đích mà có thể dẫn đến hậu quả phải nhập viện điều trị vì
bệnh tâm thần.
Thời gian tối đa dùng các thuốc trên được khuyên dùng là không quá 2 tuần.
Kể cả đó là các thuốc tăng đồng hoá như dẫn xuất của testosteron. Chúng ta
cũng không được dùng các thuốc nhóm an thần, giải lo, gây ngủ quá thời
gian này. Vì câu chuyện phụ thuộc thuốc an thần có thể xảy ra và việc khắc
phục chúng đôi khi là rất khó khăn.
Bất kỳ khi nào bạn có biểu hiện thay đổi hoạt động tâm thần của mình sau
dùng thuốc, bạn cũng phải đến gặp bác sĩ ngay. Những biểu hiện sau đây cần
lưu tâm: chán nản thường xuyên vô cớ, trầm cảm, buồn rầu vô cớ, lo âu quá
mức cần thiết. Các biểu hiện ở các cơ quan khác như mất ngủ, tim nhịp
nhanh, vã mồ hôi là những dấu hiệu phụ trợ minh hoạ. Đến lúc này, bạn cần
đi khám bác sĩ tâm thần ngay mà không cần biết lý do.
Tuyệt đối không sử dụng hay thử nghiệm với các thuốc có hoạt tính hấp dẫn
tâm thần cao như ma tuý. Vì một khi bạn đã lỡ “kết tóc” với nó thì bạn khó
lòng mà gỡ bỏ ra được. Điều này vẫn là một nhức nhối của xã hội chúng ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- coi_chung_bi_benh_tam_than_do_thuoc_4228.pdf