Cố vấn nghề nghiệp (Mentoring) là một kỹ năng thiết yếu của
người lãnh đạo. Bên cạnh việc quản lý và động viên tinh thần
làm việc, người lãnh đạo – cố vấn (mentor) còn có nhiệm vụ
giúp đỡ người được cố vấn (mentee) học hỏi, phát triển kỹ năng
và làm việc hiệu quả hơn.
Bạn có thể thực hiện việc này ngay trong công ty hoặc qua mạng
quan hệ cá nhân/nghề nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn xác định
liệu việc cố vấn có thích hợp với bạn hay không và những điều
một nhà cố vấn nghề nghiệp nên và không nên làm
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cố vấn nghề nghiệp Kỹ năng thiết yếu của người lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cố vấn nghề nghiệp Kỹ năng thiết yếu
của người lãnh đạo
Cố vấn nghề nghiệp (Mentoring) là một kỹ năng thiết yếu của
người lãnh đạo. Bên cạnh việc quản lý và động viên tinh thần
làm việc, người lãnh đạo – cố vấn (mentor) còn có nhiệm vụ
giúp đỡ người được cố vấn (mentee) học hỏi, phát triển kỹ năng
và làm việc hiệu quả hơn.
Bạn có thể thực hiện việc này ngay trong công ty hoặc qua mạng
quan hệ cá nhân/nghề nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn xác định
liệu việc cố vấn có thích hợp với bạn hay không và những điều
một nhà cố vấn nghề nghiệp nên và không nên làm
Làm cố vấn nghề nghiệp có lợi ích gì?
Việc làm cố vấn nghề nghiệp có thể mang lại những trải nghiệm
quý giá cho bạn, cả về mặt cá nhân và sự nghiệp. Bạn có thể
“mài bén” kỹ năng lãnh đạo và truyền đạt, học những lối tư duy
và cách nhìn nhận sự việc mới, vươn đến một tấm mới trong sự
nghiệp và đạt được sự thỏa mãn về cái “tôi” đã được chứng tỏ
trong công việc.
Tiêu chuẩn của một nhà cố vấn?
Ngay cả khi bạn hiểu rõ những lợi ích mà việc
cố vấn nghề nghiệp mang lại, bạn cũng cần cân nhắc xem nó có
phù hợp với mình không. Hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
- Bạn có muốn chia sẻ tri thức và kinh nghiệm của bạn với
người khác không
- Bạn thích khuyến khích và động viên người khác?
- Bạn có thể dễ dàng đặt ra những câu hỏi hóc búa?
- Bạn có muốn đóng góp vào sự phát triển và thành công của
người khác không?
- Bạn có sẵn lòng dành thời gian để giúp đỡ thường xuyên người
được cố vấn không?
- Cố vấn nghề nghiệp có giúp ích gì cho việc đạt được mục tiêu
nghề nghiệp của riêng bạn?
- Việc cố vấn sẽ nâng cao ý thức đóng góp cho cộng đồng của
bạn như thế nào?
- Bạn thích làm cố vấn cho kiểu người nào nhất? Bạn có thể mô
tả những phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp của kiểu người này
không? Bạn có muốn cố vấn cho một người làm cùng nghề hay
đi theo cùng con đường thăng tiến không?
- Bạn muốn làm cố vấn trong lĩnh vực nào? Có lĩnh vực nào bạn
e ngại không?
Hãy làm rõ lý do và động cơ thúc đẩy bạn trở thành một nhà cố
vấn nghề nghiệp. Việc này sẽ giúp bạn dễ đánh giá được sự phù
hợp của bạn với công việc này khi bạn gặp người cần được cố
vấn.
Suy nghĩ kỹ trước khi bắt tay vào việc
Mặc dù bạn có thể muốn “nhảy” ngay vào việc, nhưng trước tiên
hãy suy nghĩ về những điều sau:
- Tần suất gặp gỡ: Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho mối
quan hệ này? Các bạn sẽ gặp nhau mỗi tuần, mỗi nửa tháng hay
một lần một tháng? Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho mỗi
lần gặp gỡ? Nửa giờ, một giờ hay nhiều hơn? Bạn có muốn tiếp
xúc thêm ngoài những lần gặp gỡ chính thức không?
- Cách tiếp xúc: Bạn thích gặp trực tiếp, gọi điện hay gửi e-mail
hơn? Nếu bạn thích dùng điện thoại, ai sẽ chủ động gọi? Liệu cả
2 bên có thể dùng dịch vụ điện thoại Internet như Skype không?
- Thời gian cố vấn: Bạn muốn giới hạn khoảng thời gian làm cố
vấn? Bạn muốn có những khoảng nghỉ định kỳ để xem xét liệu
bạn có thấy ổn với công việc này hay không? Hay bạn chỉ chăm
chăm muốn đánh giá ngầm thành quả của việc cố vấn ngay khi
công việc đang được tiến hành?
- Kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm: Những kiến thức chuyên
môn nào bạn có thể đem đến cho người được bạn cố vấn?
- Sự bảo mật: Bạn sẽ gìn giữ thông tin kinh doanh bí mật bằng
cách nào? Hãy tìm ra phương cách đề cập những khái niệm và
tình huống tổng quát mà vẫn giữ được tính bảo mật của thông
tin.
Giới hạn của việc cố vấ
Khi tạo dựng quan hệ với người cần được cố vấn, hãy xác định
rõ những việc bạn có thể và không thể làm cho họ.
Bạn hãy tự trả lời những câu hỏi nêu trên để giúp bản thân xác
định rõ những điều này. Sau đó, khi bạn gặp người cần được cố
vấn, bạn sẽ hiểu rõ hơn những lĩnh vực nào mình thích cố vấn
cũng như những việc bạn sẽ làm và không làm.
Hãy chủ động kiểm soát những giới hạn của mối quan hệ cố vấn
và lĩnh vực mà bạn sẽ chịu trách nhiệm. Hãy chú trọng vào kiến
thức và kinh nghiệm chuyên môn của bạn. Nếu gặp một vấn đề
nằm ngoài tầm hiểu biết của bạn, hãy giới thiệu một chuyên gia
khác cho người được cố vấn.
Ví dụ, nếu một cuộc thảo luận về vấn đề nhân quyền có đề cập
đến luật lao động, hãy giới thiệu người được cố vấn với một luật
sư hay chuyên gia trong công ty về lĩnh vực này. Nếu cuộc đối
thoại về những vấn đề trong công việc liên quan đến khúc mắc
của cá nhân hay trong gia đình, người được bạn cố vấn có thể
cần thêm sự giúp đỡ từ một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ
chuyên khoa.
Với vai trò cố vấn, bạn có thể đồng thời là người bạn thân và
chuyên gia tư vấn cho người được cố vấn. Người ta có thể nhờ
bạn cho ý kiến về tất cả những vấn đề và mối bận tâm mà họ
gặp phải. Vì thế, hãy chuẩn bị trước cách bạn xử trí những tình
huống khó khăn và “ngoài chính sự”.
Tóm lại, một mối quan hệ cố vấn nghề nghiệp sẽ đem lại cho
bạn một trải nghiệm rất bổ ích. Bạn có thể nâng cao kỹ năng
lãnh đạo và truyền đạt của bạn cũng như vươn đến một tầm mới
trong sự nghiệp.
Việc cố vấn cũng có thể đem lại cho bạn sự hài lòng và thỏa
mãn vì bạn biết mình đang giúp người khác học hỏi và trưởng
thành cả trong sự nghiệp và cuộc sống riêng tư của họ.
Trước khi bạn bắt đầu cố vấn nghề nghiệp cho một ai đó, bạn
cần suy nghĩ về lý do mình nên trở thành nhà cố vấn cũng như
kế hoạch tiến hành công việc này. Nếu bạn thật sự yêu thích việc
cố vấn, thời gian và công sức bạn dành cho nó có thể sẽ mang
lại những thành quả to lớn vượt xa sự mong đợi của bạn.
(Quantritructuyen.com – Theo vietnamworks.com)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_van_nghe_nghiep_ky_nang_thiet_yeu_cua_nguoi_lanh_dao_8721.pdf