Mô hình đào tạo theo tín chỉ được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1872 tại Trường
Đại học Harvard danh tiếng của Hoa Kì. Từ đó đến nay, mô hình này phát triển rộng
khắp trên thế giới và được coi là mô hình đào tạo tiên tiến nhất cho đến thời điểm này.
Tại Châu Á, học chế tín chỉ cũng đã được áp dụng và mang lại rất nhiều thành công
cho các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước đang phát
triển như Trung Quốc, Indonésia, Thái Lan, Malaisia Tại Châu Ân, hầu hết các
nước vẫn áp dụng học chế niên chế. Tuy nhiên, nhằm tạo sự linh hoạt trong giáo dục
đại học, 29 nước Châu Âu đã nhóm họp vào năm 1999 và kí Tuyên bố Bologna nhằm
xây dựng Không Gian Đại Học Chung Châu Âu và tiến tới áp dụng học chế tín chỉ bắt
đầu từ năm 2010. [1].
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ thì vai trò của Cố vấn học tập rất quan trọng
và ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công trong học tập, rèn luyện của sinh viên.
Mỗi cố vấn học tập sẽ là cầu nối giữa sinh viên - chương trình đào tạo và nhà trường.
Phần lớn các trường đại học và một số trường cao đẳng hiện nay đã có những văn bản
quy định ghi rõ nhiệm vụ, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cố vấn học tập. Tuy
nhiên, kết quả thực hiện theo các văn bản cũng như nhiệm vụ và vai trò của cố vấn
học tập ở mỗi trường lại rất khác nhau.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cố vấn học tập và thành tích học tập của sinh viên trong đào tạo tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49
CỐ VẤN HỌC TẬP VÀ THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
Trịnh Thị Phan Lan1
1. Dẫn nhập
Mô hình đào tạo theo tín chỉ được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1872 tại Trường
Đại học Harvard danh tiếng của Hoa Kì. Từ đó đến nay, mô hình này phát triển rộng
khắp trên thế giới và được coi là mô hình đào tạo tiên tiến nhất cho đến thời điểm này.
Tại Châu Á, học chế tín chỉ cũng đã được áp dụng và mang lại rất nhiều thành công
cho các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước đang phát
triển như Trung Quốc, Indonésia, Thái Lan, Malaisia Tại Châu Ân, hầu hết các
nước vẫn áp dụng học chế niên chế. Tuy nhiên, nhằm tạo sự linh hoạt trong giáo dục
đại học, 29 nước Châu Âu đã nhóm họp vào năm 1999 và kí Tuyên bố Bologna nhằm
xây dựng Không Gian Đại Học Chung Châu Âu và tiến tới áp dụng học chế tín chỉ bắt
đầu từ năm 2010. [1].
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ thì vai trò của Cố vấn học tập rất quan trọng
và ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công trong học tập, rèn luyện của sinh viên.
Mỗi cố vấn học tập sẽ là cầu nối giữa sinh viên - chương trình đào tạo và nhà trường.
Phần lớn các trường đại học và một số trường cao đẳng hiện nay đã có những văn bản
quy định ghi rõ nhiệm vụ, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cố vấn học tập. Tuy
nhiên, kết quả thực hiện theo các văn bản cũng như nhiệm vụ và vai trò của cố vấn
học tập ở mỗi trường lại rất khác nhau.
2. Ý nghĩa của cố vấn học tập đối với đào tạo theo học chế tín chỉ trong các
trƣờng cao đẳng, đại học Việt Nam hiện nay
Phương thức đào tạo tín chỉ khác biệt với đào tạo theo niên chế ở chỗ: đặt sinh
viên vào trung tâm ; do đó, cũng đò hỏi tính chủ động rất cao ở sinh viên. Sinh viên
phải tự thiết kế cho mình kế hoạch học tập, tự xây dựng thời khóa biểu của riêng mình
dựa vào chương trình đào tạo của nhà trường. Sinh viên phải dành nhiều thời gian để
tự học, đọc thêm những tài liệu giảng viên yêu cầu để có thể nắm bắt toàn bộ nội dung
học phần. Ngoài ra, còn phải thực hiện các bài tập nhóm được phân công mà hầu như
học phần nào cũng có. Thời gian dành cho tự học nhiều hơn, (theo qui định mỗi tiết
lên lớp sinh viên phải dành 2 tiết tự học).
Nếu chủ động, sinh viên có thể sắp xếp chương trình học phù hợp với hoàn cảnh,
năng lực và điều kiện của mình để có thể hoàn thành khóa học một cách tốt nhất. Tuy
nhiên, điều này hoàn toàn mới mẻ đối với các em, đặc biệt là sinh viên mới bước chân
vào ngưỡng cửa đại học. Trong bối cảnh đó, cố vấn học tập là người có ảnh hưởng
1ThS – Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
50
trực tiếp đến sự thành công trong học tập và rèn luyện của sinh viên. Một cách cơ bản
nhất, cố vấn học tập là người:
1) Tư vấn và định hướng quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của
sinh viên.
2) Giám sát quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên.
3) Tham mưu cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn các vấn đề liên quan
đến công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo theo nhu
cầu xã hội.
Trong đào tạo niên chế, hệ thống giáo dục Việt nam đã tồn tại chức danh „giáo
viên chủ nhiệm‟. Thực chất, vai trò của Giáo viên chủ nhiệm và Cố vấn học tập khá
giống nhau. Một là, cả cố vấn học tập và giáo viên chủ nhiệm đều là cầu nối giữa sinh
viên và nhà trường. Hai là, họ đều là người đồng hành cùng sinh viên trong suốt bốn
năm học đại học. Và cuối cùng, họ là trợ thủ đắc lực giúp lãnh đạo các cấp trong nhà
trường ra quyết định quản lý phù hợp.
Vậy thì tại sao phải đổi từ « giáo viên chủ nhiệm » sang « cố vấn học tập »?
Trong cuộc thi nghiệp vụ cố vấn học tập của Trường ĐHKHXH & NV, thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội (tháng 5/2011), PGS.TS Nguyễn Kim Sơn (nguyên Phó hiệu trưởng
trường) đã làm rõ lý do gọi chức danh Giáo viên chủ nhiệm ở bậc Đại học là cố vấn
học tập: “Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo tín chỉ tức là đã có sự chuyển đổi
về “chất” trong đào tạo sinh viên, sinh viên có được sự chủ động và đặc biệt là chủ
động thể hiện hoạt động học tập của mình. Cố vấn học tập là người định hướng, tư
vấn, giám sát hoạt động học tập của sinh viên. Khi sinh viên muốn học vượt, học sớm
thì chính vai trò của cố vấn học tập lúc đó là phải giúp sinh viên được hiện thực hóa
nhu cầu này của họ” [2]
3. Giải pháp nâng cao vai trò của cố vấn học tập đối với thành tích học tập và rèn
luyện của sinh viên trong đào tạo tín chỉ
Các trường hiện đã có văn bản ghi rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của cố vấn
học tập, tuy nhiên, chưa có trường nào có được một tài liệu (hoặc gọi là cẩm nang cố
vấn học tập) hướng dẫn quy trình hoạt động cố vấn học tập. Ví dụ: Quy trình và nội
dung tư vấn của cố vấn học tập; cố vấn học tập sẽ làm gì sau khi tư vấn cho sinh viên
mới nhập học, họ sẽ làm gì tiếp theo trong tiến trình giúp đỡ sinh viên và họ sẽ tư vấn
gì cho sinh viên năm cuối... Để thuận tiện, tác giả xin đề xuất các công việc mà cố vấn
học tập nên thực hiện theo trình tự các năm như sau
3.1. Đối với sinh viên năm thứ nhất
Với năm đầu tiên, các sinh viên còn rất bỡ ngỡ với hình thức học tập khác hẳn
với lúc còn học phổ thông, bạn bè mới, thầy cô mới....Phần lớn các sinh viên vẫn còn
rụt rè, thụ động và chưa xác định rõ ràng phương hướng học tập. Đặc biệt là hoàn toàn
51
xa lạ với cách thức đào tạo tín chỉ. Trong năm học này, một số công việc trọng tâm
của cố vấn học tập như sau:
3.1.1.Giới thiệu khung chương trình đào tạo
Đây là công việc quan trọng hàng đầu của cố vấn học tập hướng dẫn cho sinh
viên tìm hiểu chương trình đào tạo của khoá - ngành và cách lựa chọn học phần.
Kế hoạch thực hiện:
- Giới thiệu kế hoạch học tập toàn khóa theo một vài kịch bản khác nhau để các
sinh viên làm mẫu. Đặc biệt là cách sắp xếp môn học trong các kỳ sao cho hợp lý giữa
các kỳ.
- Hướng dẫn sinh viên về cách đăng ký học phần cho từng học kỳ, tư vấn chọn
học phần tự chọn phù hợp với chuyên ngành đang học.
3.1.2. Tư vấn định hướng lựa chọn nghề nghiệp bước đầu
Không phải sinh viên nào cũng hiểu rõ ngành mình học vì đôi khi các em đăng
ký chọn ngành học theo phong trào, theo ý kiến bố mẹ hay đơn giản vì không đủ điểm
học ngành khác. Thậm chí, sau khi học xong 4 năm, nhiều sinh viên không rõ mình có
thể đảm nhiệm những vị trí nào, trong các cơ quan tổ chức nào. Do đó, nếu được tư
vấn từ cố vấn học tập ngay từ năm thứ nhất, sinh viên sẽ có ý thức hơn về lựa chọn
nghề nghiệp liên quan đến ngành đào tạo, cũng như sẽ có ý thức tìm hiểu về các cơ
hội nghề nghiệp đến với mình ngay từ năm thứ nhất để có thể chuẩn tốt khi ra trường.
Kế hoạch thực hiện: Yêu cầu sinh viên truy cập internet, tìm tất cả các nghề
nghiệp có liên quan đến ngành học, yêu cầu của nhà tuyển dụng để từ đó định hướng
ra một vài công việc phù hợp với bản thân.
3.1.3. Thành lập ban cán sự lớp
- Cách 1: Dựa vào kết quả thi tuyển sinh ĐH để chọn ra người có điểm cao vào
ban cán sự lớp. Tuy nhiên, sinh viên được chọn chưa hẳn là người yêu thích hay có
kinh nghiệm trong công việc mới được giao, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt
động phong trào của lớp sau này.
- Cách 2: Thông báo chung cho cả lớp biết việc lựa chọn ban cán sự lớp và đề
nghị các sinh viên tự nguyện đăng ký khả năng có thể tham gia chức vụ nào trong ban
cán sự lớp qua hình thức gửi email cho cố vấn học tập. Hạn chế của cách này là có
thể có rất nhiều sinh viên gửi email, việc này cũng gây lúng túng cho cố vấn học tập;
hoặc các em quá rụt rè, không có em nào gửi email thì việc tập hợp lại sinh viên để
thống nhất ban cán sự lớp rất khó khăn.
- Kế hoạch thực hiện:
+ Nên phổ biến chi tiết của công tác đánh giá điểm rèn luyện ngay từ học kỳ đầu
tiên, nhấn mạnh những ảnh hưởng của điểm rèn luyện đến kết quả học tập chung như
thế nào, xét chọn học bổng ra sao.
52
+ Lấy ý kiến xung phong của sinh viên ngay trên lớp hoặc nhờ sự hỗ trợ của các
thành viên khác trong lớp thông qua đề cử. Trong lớp sẽ có các nhóm sinh viên đã
quen biết nhau từ trước nên việc đề cử tương đối chính xác.
3.1.4. Nắm rõ sơ yếu lý lịch của từng sinh viên
Nắm rõ sơ yếu lý lịch của từng sinh viên là điều rất quan trọng đối với cố vấn
học tập. Thông qua sơ yếu lý lịch để bước đầu cố vấn học tập có thể tìm hiểu và đánh
giá sơ bộ nhân cách của các sinh viên. Nói chung đây chỉ là đánh giá sơ bộ ban đầu
nhưng nhờ vào sơ yếu lý lịch sẽ giúp cho cố vấn học tập linh hoạt hơn trong cách tiếp
xúc với từng thành viên của lớp và liên hệ với gia đình khi cần thiết.
Kế hoạch thực hiện: Xây dựng một mẫu sơ yếu lý lịch ngắn gọn, thông tin phù
hợp.
MẪU SƠ YẾU LÝ LỊCH SINH VIÊN
Họ tên
sinh
viên
Ngày
tháng
năm
sinh
Sức
khỏe
Nơi
thường
trú
Nơi
tạm trú
Số ĐT
liên lạc
ĐT
người
thân
Năng
khiếu
Lê Văn A
Trần Thị C
Nguồn: [3]
3.1.5. Lắng nghe và dự họp thường xuyên
Sinh viên hoặc rụt rè không dám hỏi cố vấn học tập hoặc cứ gặp vấn đề cũng hỏi
mà không đọc các văn bản tài liệu có liên quan. Điều này có thể gây khó khăn cho cố
vấn học tập do không nắm được tâm tư nguyện vọng của sinh viên (trong trường hợp
sinh viên không dám hỏi) hoặc phải trả lời quá nhiều câu hỏi của sinh viên vào những
thời điểm không thích hợp.
Tuy nhiên, mọi lúc, mọi nơi, cố vấn học tập cần tỏ thái độ lắng nghe và thấu
hiểu nguyện vọng của sinh viên.
Kế hoạch thực hiện: Nên trao đổi và thống nhất những vấn đề sau với sinh
viên:
- Thời gian có thể gặp sinh viên trong tuần.
- Thời gian có thể nhận và nghe điện thoại.
- Công việc và trách nhiệm của ban cán sự, ban chấp hành chi đoàn.
53
- Thời gian họp lớp định kì: dự lớp định kỳ, sự xuất hiện của cố vấn học tập sẽ
là nguồn khích lệ rất lớn với ban cán sự lớp và tạo sự gần gũi với các sinh viên.
3.2. Đối với sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba
Bước sang năm thứ hai & ba sinh viên đã quen thuộc với các hoạt động của
trường, lớp, cách đăng ký các học phần....Trong 2 năm này, phần lớn các vấn đề phát
sinh có thể xảy ra đối với sinh viên liên quan đến việc chọn lựa các học phần phù hợp,
định hướng làm luận văn tốt nghiệp, định hướng tương lai... Nhiệm vụ của cố vấn học
tập cụ thể như sau:
3.2.1. Tư vấn học tập và nghiên cứu khoa học
Sinh viên vẫn còn chưa xác định rõ phương pháp học tập đúng đắn nhất là các
sinh viên bị điểm yếu kém trong năm học thứ nhất thường cảm thấy mất tự tin. Mặt
khác sinh viên thường có xu hướng đăng ký tối đa số tín chỉ cho phép của một học kỳ
(20TC) mà không nghĩ đến năng lực của mình và quan trọng hơn sinh viên thường có
xu hướng chạy theo số tín chỉ đạt được chứ không quan tâm kiến thức mình học được
bao nhiêu. Trên thực tế, với 137 tín chỉ phải trả trong 4 năm, thì mỗi năm sinh viên
chỉ cần đăng ký 35 tín chỉ.
Kế hoạch thực hiện:
- Dựa vào kết quả học tập của năm trước đó để đánh giá sơ bộ năng lực học tập
của từng sinh viên từ đó giúp họ lập ra kế hoạch học tập phù hợp.
- Giúp sinh viên nhận thức rõ cố vấn học tập chỉ là người tư vấn cho các sinh
viên chọn hướng đúng đắn chứ không phải là người “dắt tay chỉ việc”, nên đặt ra
những câu hỏi gợi ý để giúp sinh viên bỏ đi những thói quen thụ động ít chịu tìm tòi
suy nghĩ.
- Tư vấn sinh viên tự nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học gợi ý cho sinh viên
thấy rõ trình độ ngoại ngữ và tin học cũng là một trong những tiêu chuẩn để xét chọn
việc làm.
- Khuyến khích sinh viên học tập theo nhóm và có hình thức thưởng điểm rèn
luyện cho nhóm nào có sự tiến bộ tốt.
- Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học và chỉ rõ các lợi ích của sinh viên
khi tham gia hoạt động này.
2.1.2. Tư vấn kỹ năng giao tiếp
- Các sinh viên vẫn chưa tỏ ra có ý thức cao về hành vi, nhân cách của mình,
chẳng hạn như thường gây mất trật tự nơi công cộng, vào lớp không chú ý nghe giảng
54
làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu của người khác. Tinh thần giữ gìn vệ sinh nơi công
cộng kém, vi phạm luật an toàn giao thông.
- Một bộ phận sinh viên khi giao tiếp với giảng viên hay cố vấn học tập bằng
email chưa tốt, thể hiện ở cách xưng hô hay cách hành xử chưa đúng mực khi viết
email.
Kế hoạch thực hiện:
+ Nhắc nhở sinh viên về ý thức bảo vệ môi trường và ý thức nơi công cộng. Nên
thông qua các câu chuyện hài hước để việc nhắc nhỏ trở nên nhẹ nhàng.
+ Khuyến khích cấc em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường vì cộng đồng
Đoàn thanh niên tổ chức.
3.1.3. Tư vấn làm luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp là một học phần khá quan trọng đối với sinh viên năm cuối.
Tuy nhiên, thời gian dành cho thực hiện luận văn tốt nghiệp không nhiều, trong khi đó
sinh viên do không chuẩn bị từ trước nên thay đổi đề tài, đề cương liên tục ảnh hưởng
đến chất lượng luận văn.
Kế hoạch thực hiện:
Cố vấn học tập cần tư vấn trước với sinh viên học phần này, tư vấn kỹ tầm quan
trọng của học phần đồng thời hướng dẫn sinh viên chuẩn bị những đề tài yêu thích
để có thể viết luận văn.
3.3. Đối với sinh viên năm cuối
Mặc dù có sự gợi ý, định hướng từ năm thứ nhất, nhưng không phải sinh viên
nào cúng có sự chuẩn bị tốt về nghề nghiệp cho mình trong 3 năm ở đại học. Hầu hết
sinh viên vẫn chưa định hướng nghề nghiệp, rất hoang mang lo lắng khi nghĩ về tương
lai.
Thời gian này, cố vấn học tập cần:
+ Tư vấn cho sinh viên thấy được tính đa dạng của những công việc có thể tìm
được ở bối cảnh hiện tại và các điều kiện làm việc mà có thể gặp phải.
+ Giáo dục sinh viên thấy rõ giá trị quan trọng của một người làm việc có tinh
thần trách nhiệm, kỷ luật cao có đạo đức trong công việc.
+Tư vấn cho sinh viên hoàn thiện các kỹ năng mềm cần có, tác phong, trang
phục khi đi phỏng vấn.
55
4. Điều kiện thực hiện
4.1. Có cố vấn học tập chuyên trách
Phần lớn cố vấn học tập hiện nay vẫn thường đảm nhiệm nhiều công việc một
lúc, họ vừa làm giảng viên, vừa đi dạy, nghiên cứu khoa học, vừa làm cố vấn học tập,
làm trợ lý, đảm nhận các vị trí khácViệc gánh vác cùng lúc nhiều vai trò sẽ không
tạo ra được hiệu suất cao nhất cho các công việc mà họ tham gia.
Tốt nhất các trường nên có cố vấn học tập chuyên trách trực thuộc phòng đào
tạo. Nếu không thể đủ nhân lực thì cũng nên có một vài cán bộ chuyên trách cùng với
các cố vấn kiêm nhiệm.
Trên website nhà trường nên có một góc dành cho HỎI – ĐÁP – TƯ VẤN.
Danh sách các lớp đều được đưa lên, các câu hỏi, đáp, tư vấn sẽ trả lời theo lớp. Tuy
nhiên, sinh viên lớp khác có thể vào xem mà không cần mã. Điều này sẽ giúp sinh
viên tham khảo được các câu hỏi tương tự đã có sẵn của các bạn khác và cố vấn học
tập cũng không mất công trả lời một câu hỏi cho nhiều em. Các câu hỏi khó có thể
chuyển trực tiếp cho cố vấn học tập chuyên trách.
Việc này sẽ giảm thiểu được rất nhiều thời gian gặp mặt sinh viên định kỳ. Vì
sinh viên chỉ có thắc mắc khi gặp phải tình huống nên nhiều khi trong buổi gặp mặt
thì sinh viên không hỏi gì mà sau đó thì lại email tới tấp cho thầy cô. Các cố vấn học
tập cũng tránh được tình huống khó xử khi các em hỏi vấn đề mình chưa rõ, trên
website cố vấn học tập có thể chuyển câu hỏi cho cố vấn học tập chuyên trách hỗ trợ.
4.2. Giảm tải số lƣợng sinh viên quản lý trên một cố vấn học tập
Theo một nghiên cứu gần đây của GS.TS Trần thị Minh Đức và cộng sự [2]
được tiến hành trên 1564 sinh viên của 17 trường đại học trong cả nước và 244 giảng
viên đang là Cố vấn học tập tại các trường đại học trên thì mức độ “không thuận lợi”
điển hình nhất đối với công tác cố vấn học tập chính là chính là: Quản lý một lượng
sinh viên quá lớn.
56
Biểu đồ: Đánh giá mức độ không thuận lợi trong hoạt động cố vấn học tập
Làm kiêm nhiệm, số lượng sinh viên lớn khiến cố vấn học tập quá tải và không
theo sát được sinh viên trong quá trình học. Tác giả đề xuất, trong điều kiện hiện nay,
một cố vấn học tập không quản lý quá 100 sinh viên, trong tương lai nên giảm xuống
còn 50 sinh viên.
4.3. Phụ cấp xứng đáng cho cố vấn học tập
Việc phụ cấp cho cố vấn học tập ở các trường đại học hiện nay rất khác nhau,
điều này phụ thuộc vào điều kiện vật chất của trường, lượng công việc mà cố vấn học
tập được yêu cầu. Theo GS.Đức [2] thì có tới 34.6% cố vấn học tập nhận được thù lao
dưới mức 500 ngàn/ năm. Như vậy tính ra là mỗi tháng họ chỉ nhận được khoảng 50
ngàn đồng hỗ trợ công việc tư vấn học tập cho sinh viên. Có thể nói đây là mức tương
thù lao tương đối thấp, số tiền này có thể chưa đủ để cố vấn học tập trả tiền điện thoại
liên hệ với sinh viên.
Đáng chú ý hơn, có 16.3% số cố vấn học tập không nhận được phụ cấp trách
nhiệm và cũng không biết về khoản tiền này. Chỉ có 6.4% cố vấn học tập nhận được
khoản phụ cấp trên 2 triệu/năm.
57
Nguồn : [2]
Như vậy, ngoài biện pháp có cố vấn học tập chuyên trách và nhận mức lương
theo chế độ cho công việc này thì các trường đại học đang duy trì cố vấn học tập kiêm
nhiệm cần xây dựng mức phụ cấp tương xứng với thời gian và công sức mà cố vấn
học bỏ ra nếu muốn việc tư vấn học tập cho sinh viên thực sự có chất lượng.
4.4. Hỗ trợ khác từ các phòng ban của trƣờng
Cố vấn học tập cần nắm bắt rất nhiều thông tin từ các phòng ban như Bộ phận
quản lý sinh viên, Đoàn trường, Phòng đào tạo, Khoa chuyên trách Do đó, mỗi sự
thay đổi liên quan cần có email thông báo tới các cố vấn học tập để họ có được thông
tin cần thiết từ phía nhà trường cho hoạt động tư vấn. Nhà trường cũng nên có các hỗ
trợ về cơ sở vật chất kịp thời cho cố vấn học tập và sinh viên: như phòng họp định kỳ,
hỗ trợ điện thoại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Lâm Quang Thiệp, Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Viêt
Nam, Kỉ yếu HT: "Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng
Internet" ngày 26/05/2006 do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức.
2. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn, Cố vấn học tập trong các trường đại
học, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012)
23‐32.
3. Trần Thị Xuân Mai, Vai trò và trách nhiệm của cố vấn học tập ảnh hưởng tới
sự thành công của sinh viên, Tập san cố vấn học tập của Trường Đại học Cần
Thơ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_van_hoc_tap_va_thanh_tich_hoc_tap_cua_sinh_vien_trong_dao.pdf