Trong hơn 30 năm đổi mới, các văn kiện của Đảng luôn là ngọn
đèn soi sáng, là cương lĩnh chiến lược chỉ đạo đường lối phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khóa XII về “đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” là minh chứng cho tầm nhìn đúng
đắn về nhu cầu cấp bách đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
để hội nhập quốc tế. Quan điểm và mục tiêu trong Nghị quyết đã nêu
rõ: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông
giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo”;
”Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt,
quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng
xã hội học tập.” và đã được thể hiện qua kết quả sau 5 năm triển khai
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm đạt
được, các nhà khoa học, quản lý giáo dục cũng đã chỉ ra những hạn chế
trong quá trình triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW, đó là chưa đi sâu
nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về “giáo dục mở”; chưa xây
dựng lộ trình triển khai giáo dục mở để tạo bước đột phá đưa Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày càng đi vào cuộc sống (1). Mục đích bài viết này
là làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục mở ở Việt Nam”.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC MỞ
TS. Lê Thị Mai Hoa1
Trong hơn 30 năm đổi mới, các văn kiện của Đảng luôn là ngọn
đèn soi sáng, là cương lĩnh chiến lược chỉ đạo đường lối phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khóa XII về “đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” là minh chứng cho tầm nhìn đúng
đắn về nhu cầu cấp bách đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
để hội nhập quốc tế. Quan điểm và mục tiêu trong Nghị quyết đã nêu
rõ: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông
giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo”;
”Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt,
quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng
xã hội học tập...” và đã được thể hiện qua kết quả sau 5 năm triển khai
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm đạt
được, các nhà khoa học, quản lý giáo dục cũng đã chỉ ra những hạn chế
trong quá trình triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW, đó là chưa đi sâu
nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về “giáo dục mở”; chưa xây
dựng lộ trình triển khai giáo dục mở để tạo bước đột phá đưa Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày càng đi vào cuộc sống (1). Mục đích bài viết này
là làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục mở ở Việt Nam”.
Trào lưu giáo dục mở (GDM) đầu thế kỷ XXI đã và đang lan rộng
từ Bắc xuống Nam bán cầu, thể hiện sự quan tâm của toàn thế giới về
hiện tượng giáo dục đặc biệt này ở cả nước phát triển lẫn nước đang
1 Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương.
85PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
phát triển (2). Tuy nhiên, việc phát triển các hướng tiếp cận về GDM
đòi hỏi phải đi sâu tìm hiểu hơn nữa về nội hàm, ý nghĩa của thuật ngữ
GDM; cách hiểu và công nhận, cũng như ảnh hưởng cụ thể chính sách
GDM và biểu hiện của GDM trong thực tế (3).
Ở Việt Nam, có thể nói ngày từ khi thành lập nhà nước dân chủ đầu
tiên ở châu Á năm 1945, tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thể hiện cơ sở lý luận sâu sắc cho giáo dục nói chung và GDM nói riêng
với ý tưởng nhân văn, mong muốn “ai cũng được học hành” của Người.
Thực tiễn cho thấy, nền giáo dục truyền thống “khép kín” đã bộc lộ
nhiều nhược điểm: trì trệ, thiếu dân chủ, thiếu linh hoạt, chưa phát huy
được khả năng học tập, sáng tạo của từng cá nhân. Vì vậy, GDM phát
triển sẽ bảo đảm cho việc xây dựng, tổ chức các nội dung, hình thức
giáo dục của hệ thống được linh hoạt hơn, sáng tạo hơn; tạo ra cầu nối
khắc phục tình trạng mất công bằng giáo dục, thúc đẩy xu thế học suốt
đời cho mọi nguời, mọi nơi, mọi lúc nhằm tiến tới một xã hội học tập;
tận dụng các nguồn lực cho giáo dục và bảo đảm tính hiệu quả, phát
triển bền vững của hệ thống.
Khi nghiên cứu về xu thế mở đối với hệ thống giáo dục, các nhà
khoa học Mỹ đã tóm tắt hệ thống GDM ở Hoa Kỳ như sau: “Các quan
niệm về hệ thống giáo dục sẽ phải hoạt động như thế nào, từ mẫu giáo
đến đại học đều đang thay đổi. Chính ý tưởng về phân chia trình độ cấp
học, lớp học hoặc phân tách cứng nhắc giữa trường phổ thông và trường
đại học hiện đang gặp phải thách thức. Việc gia tăng nhanh chóng các
lớp học, khóa học trực tuyến đã tạo ra sự tiếp cận chưa từng thấy cho
một loạt nội dung học thuật, đặt nền móng cho một hệ thống giáo dục
dựa trên năng lực và kinh nghiệm học tập của riêng từng cá nhân. Hệ
thống GDM mang lại viễn cảnh học tập lấy học sinh làm trung tâm ở
mọi trình độ. Ở mọi cấp học, GDM đáp ứng các nhu cầu và mục tiêu
học tập của học sinh, giảm chi phí cho người đóng thuế và tăng cơ hội
giáo dục cho tất cả mọi người” (2).
Còn ở Anh, các nhà khoa học đã nhấn mạnh “Mô hình khác căn
bản của GDM và trường đại học truyền thống”. Đây là cách mà các
cơ sở đào tạo đại học cần phải tham gia mở rộng GDM, bên cạnh việc
86 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
cung cấp cơ hội thử nghiệm, phê phán và sáng tạo. Cùng với thành lập
trường đại học, GDM cũng là một thách thức trực tiếp đối với tương lai
của cơ sở đào tạo. Điều quan trọng cần lưu ý là ngày càng có nhiều
chiến lược dạy - học ngắn hạn và dài hạn được các cơ sở đại học
chấp nhận vì được xác định bởi một trong những lĩnh vực không rõ
ràng nhất về quản trị học thuật. Khi nghiên cứu GDM trong sự đột phá
truyền thông, họ dùng thuật ngữ đột phá “discruption” có nguồn gốc từ
học thuyết kinh tế của Karl Marx, theo đó phát triển tư bản xảy ra là do
kết quả sự phá hủy sáng tạo hệ thống kinh tế trước đó. Tuy nhiên, đã có
lập luận cho rằng trong nhận thức chủ nghĩa tư bản ngày nay, trường đại
học mới là một “không gian chính yếu cho mâu thuẫn”, nơi mà quyền
sở hữu tri thức, sự sản sinh lực lượng lao động, và việc tạo ra những
phân tầng xã hội và văn hoá đều bị đe doạ. Do đó giáo dục trình độ
đại học chất lượng cao sẽ là điều quan trọng để đào tạo những người
được giải thoát khỏi nạn thất nghiệp trong ngành công nghiệp sản
xuất quy mô lớn, ngành dịch vụ và các lĩnh vực kinh doanh tư nhân
bởi sự đổi mới mang tính huỷ diệt do các công nghệ mới gây ra. Câu
hỏi đặt ra ở đây là liệu những người này cần phải được đào tạo thế
nào cho xã hội trong thế kỷ XXI khi mà có thể có những cơ hội đáng
kể cho việc làm?
Triết gia Brian Holmes đã xác định những xu hướng ngành, nghề
sau đây trong thị trường việc làm: “sự khoẻ mạnh của con người” và
liên quan đến “tăng trưởng trong cố vấn, huấn luyện, chăm sóc, tư vấn,
bác sĩ, điều dưỡng, giảng dạy và nâng cao năng lực nói chung” để
đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2050;
và “quản lý dữ liệu lớn và số hóa”, cùng với báo chí cá nhân, truyền
thông, mạng xã hội, an ninh mạng, lựa chọn thông tin Brian Holmes
lập luận, việc duy trì trật tự xã hội trong những hoàn cảnh như vậy đòi
hỏi cần có một lượng rất lớn các nhà giáo dục chuyên nghiệp, nghệ sĩ và
nhà tư tưởng, những người có thể giúp mọi người “học cách sống khôn
ngoan”, “học cách tưởng tượng, khao khát và tạo ra một sự tồn tại tập
thể khác”, khác hẳn với nhấn mạnh vào “sản xuất hàng hoá giá rẻ như
sản xuất hàng loạt, nhưng lại được chiều theo sở thích khách hàng cá
nhân”. Để thực hiện được công việc này đòi hỏi phải có những khoản
87PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
đầu tư lớn vào giáo dục, dưới hình thức nhân văn, hợp tác quá trình để
duy trì cộng đồng và sinh thái, để phát triển triết lý cùng tồn tại.
Một số nhà nghiên cứu khác, khi nghiên cứu GDM dưới góc độ
tiếp cận xã hội và xã hội hóa các lĩnh vực: phương tiện truyền thông,
sư phạm, nghệ thuật hướng vào giáo dục, nhân văn, kỹ thuật số hóa
đã cho thấy cần phải có sự thay đổi về vai trò của các nhà giáo dục
trong môi trường kết nối mạng. Công việc này cần được triệt để hóa
và đẩy mạnh nhiều hơn nữa.
Trong Chiến lược E-Learning cho giáo dục mở - từ xa ở Indonesia,
khoa Kinh tế, Đại học mở Terbuka Indonesia đã coi GDM là sự bắc cầu
vượt khoảng cách bất bình đẳng của cơ hội giáo dục đại học. Giáo dục
mở - từ xa thông qua một loạt các ứng dụng có thể khuyến khích việc
hiện thực hóa các ý tưởng của giáo dục nhằm cung cấp sự bình đẳng
về cơ hội cho toàn xã hội, loại bỏ những hạn chế, rào cản để có thể tiếp
cận với giáo dục đại học cho cộng đồng nói chung. Sự hài lòng của sinh
viên đối với các dịch vụ hướng dẫn trực tuyến trở nên rõ ràng trong việc
sử dụng công nghệ tối ưu nhằm kết nối quá trình học tập tốt nhất để sinh
viên có thể đạt được chất lượng giáo dục không thua kém các trường đại
học truyền thống. Điều kiện này sẽ có thể làm thay đổi mô hình của xã
hội, tạo cơ hội có được nền giáo dục đại học dễ dàng, thuận tiện, linh
hoạt, mềm dẻo với giá cả phải chăng tưởng như không thể có được.
Trong công trình nghiên cứu của Trung tâm GDM thuộc Đại học
Hokkaido Nhật Bản, bằng việc kiểm tra các yếu tố làm sáng tỏ sáng
kiến “Điều gì làm cho GDM phát triển mạnh”, các nhà khoa học nhận
xét: “Khi thế giới đã nhận ra tầm quan trọng của các sáng kiến GDM
bằng cách phân tích các sáng kiến đã được thiết lập trên toàn thế giới”,
họ đã tìm thấy 6 yếu tố xuyên qua 3 loại phạm trù là: các yếu tố tổ chức,
các yếu tố sư phạm, và các yếu tố xã hội đã tác động đến việc học tập
của chúng ta.
Còn các nhà khoa học Anh nhận thức rằng “tính mở” đã trở thành
một thuật ngữ được chính trị hóa và có tính chịu trách nhiệm cao, là phong
trào hoạt động ở các lĩnh vực nằm bên ngoài giáo dục, như: kiến thức mở,
chính phủ mở, truy cập mở, dữ liệu mở, nguồn lực mở và văn hóa mở...
88 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Trong quá trình này, GDM đã có được một ý nghĩa thông thường và tính
hợp pháp tự nhiên hóa, và trở thành sự đồng thuận chính trị.
Giáo dục mở đang gia tăng sức thu hút, đáng chú ý nhất là thông
qua các sáng kiến trực tuyến gần đây như: phong trào tài nguyên giáo
dục mở (OER) và các khóa học trực tuyến mở đại chúng (MOOCs),
hoặc các hoạt động khác nhằm mở rộng quyền truy cập vào giáo dục
hoặc thách thức thiết lập sự thống trị nhận thức của tầm nhìn thể chế
nhà trường. Nhiều hội nghị nổi bật được dành cho chủ đề GDM ngày
càng tăng, với ý nghĩa mong muốn ban hành cải cách thể chế và văn hóa
sâu rộng - bản chất của phong trào giáo dục mở. Điều này nhấn mạnh
vào việc phát triển GDM, nhưng cũng đồng thời cho rằng sự tồn tại của
một nền giáo dục đã bị đóng khép và vốn trái ngược với những lý tưởng
đương thời về khả năng tiếp cận và công bằng giáo dục sẽ dần dần được
thay thế trong xu thế hội nhập.
Giáo dục mở được cho là một triết lý về cách tạo ra, chia sẻ và xây
dựng kiến thức giúp mọi người trên thế giới có cơ hội tiếp cận với các
nguồn lực của giáo dục. Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất của giáo dục:
giáo dục chia sẻ kiến thức, hiểu biết và thông tin với người khác, qua đó
có thể hình thành kiến thức, kỹ năng, ý tưởng và sự hiểu biết mới.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về GDM được đề cập trong bài viết
này, có thể khẳng định rằng trên thế giới, GDM đã và đang được phát
triển với 3 trụ cột: tài nguyên giáo dục mở, các khóa học trực tuyến quy
mô lớn và các trường đại học mở. Ở Việt Nam GDM đã và đang được
triển khai theo hướng đổi mới hệ thống giáo dục, nhằm xây dựng nền
giáo dục mở thực học, thực nghiệp, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi
người, tạo điều kiện cho việc học suốt đời. Tuy nhiên, để triển khai
GDM ở Việt Nam có hiệu quả thực chất, cho đến nay vẫn chưa đưa ra
được khái niệm chung về GDM, còn có nhiều cách hiểu khác nhau và
tiếp cận khác nhau. Đây là vấn đề cần có sự nghiên cứu, làm rõ hơn từ
các nhà khoa học giáo dục, quản lý giáo dục, hoạch định chính sách
để tìm được sự đồng thuận, nhất quán về khái niệm GDM, nhằm triển
khai quan điểm, mục tiêu về giáo dục mở theo tinh thần Nghị quyết số
29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo./.
89PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong giai
đoạn chuyển đổi thích ứng với cuộc cách mạng lần thứ tư: vấn đề và giải
pháp” do Hội đồng lý luận Trung ương và Đại học Quốc gia Hà Nội đồng
tổ chức ngày 20/5/2019;
2. Xu thế toàn cầu đầu thế kỷ XXI của phong trào giáo dục mở - Tài liệu
phục vụ “Hội nghị toàn quốc về Giáo dục Mở” của Hiệp hội các trường
đại học, cao đẳng Việt Nam, tổ chức tại Đại học Bách Khoa Hà Nội ngày
16/5/2018;
4. Open Education Bridging the Gap Inequality of Higher Education.
Opportunity-Case: E-learning Strategy Indonesian Open Distance
Education. 2017;
5. Giáo dục Mở: cần có cách tiếp cận phê phán quan trọng. Siân Bayne,
Jeremy Knox và Jen Ross- Trường Giáo dục Moray House, Đại học
Edinburgh, UK- Tạp chí Học, Truyền thông và Công nghệ - Online
27/5/2015. Bản dịch của TS. Mai Văn Tỉnh ngày 26/5/2019.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_so_ly_luan_va_thuc_tien_ve_giao_duc_mo.pdf