Cơ sở khoa học của thiết kế đề thi/kiểm tra đo lường đánh giá kết quả học tập của học sinh sinh viên

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong các nhà trường hiện nay, việc dạy học

không chỉ chủ yếu tập trung vào dạy cái gì mà còn

tập trung vào việc dạy học như thế nào để có hiệu

quả nhất. Chính vì lý do này mà đổi mới phương

pháp dạy học (PPDH) là một yêu cầu hết sức cấp

bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng

dạy học ở tất cả các bậc học. Đổi mới phương pháp

dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi

mới từ nội dung chương trình đào tạo, nội dung

chương trình sách giáo khoa, PPDH cho đến công

tác kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Trong đó

kiểm tra đánh giá kết quả dạy học có vai trò rất to

lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và giáo

dục nói chung

pdf42 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cơ sở khoa học của thiết kế đề thi/kiểm tra đo lường đánh giá kết quả học tập của học sinh sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động tiên tiến, trong đó có 04 tập thể đạt Danh hiệu Tập thể xuất sắc. - Có 12/12 Tổ công đoàn đạt danh hiệu tập thể tiên tiến, trong đó có 08/12 Tổ Công đoàn đạt danh hiệu tập thể xuất sắc. Tổng kết thi đua năm học 2010- 2011, Công đoàn trường đã khen thưởng 08 tập thể và 16 cá nhân đã có nhiều thành tích trong phong trào CNVC- LĐ và hoạt động Công đoàn. Nhân dịp kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929- 28/7/2011), LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh đã tặng Danh hiệu “Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc” cho đồng chí Chủ tịch Công đoàn trường. Nhân dịp này BCH Công đoàn trường phối hợp với Cụm văn hoá thể thao Đông Thành tổ chức giao lưu cầu lông và gặp mặt thân mật nhằm ôn lại những truyền thống tốt đẹp của tổ chức Công đoàn cũng như những cán bộ đang trực tiếp tham gia lãnh đạo chỉ đạo hoạt động Công đoàn. Nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BCH Công đoàn, Ban nữ công đã tổ chức Hội thi tiếng hát của nữ CBVC- LĐ và nữ sinh Nhà trường. Kết quả có CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tin tức & Diễn đàn trao đổi NORTHEAST COLLEGE OF AGRICULTURE & FORESTRY - SỐ 4 - 2011 28 07 đội văn nghệ đại diện cho khối phòng, khoa chuyên môn và HSSV ở các chuyên ngành tham gia. Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao 15 giải thưởng ở các thể loại khác nhau. Tổng kinh phí tổ chức là 2.500.000 đồng. Trong Lễ kỷ niệm ngày 20/10, Công đoàn trường đã quyết định khen thưởng 37 nữ cán bộ, đoàn viên vì đã có nhi ều thành tích trong phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Tổng kinh phí khen thưởng là 1.850.000 đồng. Tổng kết năm học 2010 - 2011, Công đoàn Nông nghiệp & PTNT Việt Nam đã tặng bằng khen cho Công đoàn trường và 04 cá nhân có thành tích xuất sắc. Công đoàn trường được Công đoàn Ngành công nhận là "CĐCS vững mạnh, xuất sắc năm học 2010- 2011”. Tổng kết đợt thi đua chào mừng 82 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2011), Công đoàn trường đã có Quyết định biểu dương, khen thưởng 06 tập thể và 17 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động thi đua chào mừng đợt 20/11. PHẦN THỨ HAI PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2012 Với những thành tích đã đạt được, Công đoàn trường xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là tiếp tục duy trì và phát triển những hoạt động được cho là thế mạnh, là truyền thống của Công đoàn trường. Đặc biệt năm 2012 là năm có nhiều sự kiện trọng đại, tiêu biểu là kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của Trường, do đó BCH xác định một số nhiệm vụ quan trọng, nhất là các hoạt động thi đua, cụ thể như sau: - Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, CNVC- LĐ có phẩm chất đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cao, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao. - Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và về tổ chức Công đoàn, cụ thể hoá bằng các giải pháp sau: + Tiếp tục vận động CNVC- LĐ tham gia học tập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện NQ “Xây dựng nông thôn mới” của Bộ Chính trị. + Thực hiện có hiệu quả, thiết thực Chỉ thị số 03- CT/TW, ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. + Phối hợp với chính quyền, chuyên môn, Đoàn thể quan tâm, khuyến khích, vận động tạo điều kiện cho CNVC- LĐ tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp. + Quan tâm xây dựng đời sống văn hoá công sở, duy trì và phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong CNVC- LĐ. - Động viên cán bộ, CNVC- LĐ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn: giảng dạy, phục vụ giảng dạy, tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho học sinh sinh viên, tăng cường quản lý giáo dục HSSV. Tiếp tục hưởng ứng và thực hiện tốt Chỉ thị số 296/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 2 năm 2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010- 2012. - Tuyên truyền, quảng bá thương hiệu Nhà trường để đảm bảo tuyển sinh đủ chỉ tiêu Bộ Giáo dục & đào tạo, Bộ Nông nghiệp & PTNT giao năm 2012. Tăng cường công tác mở các ngành nghề đào tạo mới. - Động viên cán bộ, đoàn viên tại Trạm thực hành thực nghiệm Miếu Trắng- Uông Bí hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ gần 1000 ha rừng tại Miếu Trắng- Uông Bí. - Đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự trong Nhà trường nhằm tạo môi trường học tập tốt cho cán bộ, CNVC- LĐ cũng như HSSV. CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tin tức & Diễn đàn trao đổi NORTHEAST COLLEGE OF AGRICULTURE & FORESTRY - SỐ 4 - 2011 29 - Phối hợp với chính quyền động viên toàn thể CNVC- LĐ hăng say làm việc đạt hiệu quả cao để duy trì mức lương tăng thêm cho cán bộ, CNVC là 0,5. - Đẩy mạnh công tác phát triển Đoàn viên, nâng cao năng lực và trình độ cán bộ, đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của Công đoàn. Tích cực tham gia xây dựng và phát triển Đảng. - Vận động CNVC- LĐ tiếp tục tham gia các phong trào thi đua yêu nước góp phần xây dựng Nhà trường phát triển, như phong trào: "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", "Xanh - Sạch - Đẹp", "Lao động giỏi - Lao động sáng tạo"; phong trào thi đua dạy tốt, quản lý tốt. Động viên CNVC- LĐ tích cực nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến và ứng dụng KHKT vào quá trình đào tạo, nhằm đưa Nhà trường trở thành Trường trọng điểm, có thương hiệu trong đào tạo Nông, Lâm nghiệp. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện 01 công trình của Công đoàn chào mừng 50 năm ngày truyền thống Nhà trường. - Tiến hành tổng kết phong trào thi đua năm học 2011- 2012; từ đó biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong hoạt động Công đoàn. - Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội Công đoàn trường, nhiệm kỳ 2012- 2014 (dự kiến Đại hội diễn ra vào quý IV/2012). - Duy trì tốt các hoạt động của Công đoàn trường, thực hiện tốt chức năng của công đoàn trong việc tuyên truyền giáo dục. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BCH, Ban thường vụ, Uỷ ban kiểm tra Công đoàn, kịp thời phát hiện để phát huy các nhân tố mới đồng thời ngăn ngừa vi phạm, khắc phục thiếu sót khuyết điểm, luôn quan tâm đến công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC- LĐ. CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tin tức & Diễn đàn trao đổi NORTHEAST COLLEGE OF AGRICULTURE & FORESTRY - SỐ 4 - 2011 30 MÔI TRƯỜNG TRONG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TCCN TẠI TRƯỜNG CĐ NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC Nguyễn Công Khanh - Bí thư Đảng ủy - Phó Hiệu trưởng Nhà trường I. Những vấn đề môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 1. Việc sử dụng quá mức các chất hoá học trong nông nghiệp và không theo quy trình Hiện nay có khoảng hơn 1000 hợp chất được dùng làm hoá chất bảo vệ thực vật với số lượng ngày càng gia tăng (từ 10.000 tấn năm 1980 đến nay khoảng 30.000 tấn/năm). Việc sử dụng quá mức các chất hoá học chưa đúng quy định trong nông nghiệp đã gây ô nhiễm nguồn nước ở các kênh, sông, suối; ở một số nơi, đây là nguồn nước dùng trong nuôi trồng thuỷ sản và cả cho sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, và nông sản gây hậu quả nghiêm trọng. Khối lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu là các loại vỏ bao tráng kẽm, túi nilon các loại chai nhựa và thuỷ tinh không đáng kể. Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật hiện nay hầu như không được thu gom mà vương vãi trên đồng ruộng kênh mương là nguồn ô nhiễm khá nghiêm trọng. 2. Suy thoái môi trường đất và ô nhiễm từ chất thải từ các khu công nghiệp ở nông thôn Suy thoái môi trường đất với diện tích đất bị xói mòn rửa trôi mạnh chiếm 17% trong đó có khoảng 1,5% diện tích đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá gần như mất khả năng sản xuất. Nguyên nhân do địa hình dốc, canh tác không bền vững và khai thác rừng bừa bãi. Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp, sinh hoạt khá nghiêm trọng. Một số lưu vực sông lớn đã có biểu hiện suy thoái nghiêm trọng không đủ điều kiện sử dụng làm nguồn nước tưới cho nông nghiệp. 3. Suy thoái môi trường từ hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản Các trang trại chăn nuôi tập trung đã và đang đe dọa môi trường đất, nước, không khí ở một số tỉnh phát triển mạnh về chăn nuôi ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng; nuôi trồng thuỷ sản không được quy hoạch đã làm môi trường đất bị tái nhiễm mặn mất khả năng canh tác. Nhiều nơi chất lượng môi trường nước tưới cũng bị ô nhiễm do nguồn thức ăn và sử dụng kháng sinh, chất tẩy rửa trong hoạt động chăn nuôi. Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, năm 2006 có 12% số gia trại, trang trại có hệ thống xử lý chất thải; số còn lại toàn bộ chất thải được thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước mặt, nước ngầm. Ngoài ra, sự phát sinh dịch bệnh làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Ở vùng nông thôn nước ta có tới 80% các bệnh nhiễm trùng có liên quan đên nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật (VSV) như các bệnh do virus, giun sán, côn trùng, bệnh tả, lỵ, trực khuẩn, thương hàn, tiêu chảy, các bệnh ngoài da, bệnh mắt Nguyên nhân chủ yếu do hầu hết người chăn nuôi chưa xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi, vứt xác gia súc, gia cầm bừa bãi, hệ thống thoát nước thải đơn giản Ô nhiễm đất do chăn nuôi cũng đang ngày càng bức xúc, nước ô nhiễm trong chăn nuôi thấm lọc qua lớp đất. Ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm tiếng ồn và nguy cơ lây lan các bệnh từ vật nuôi sang người càng tăng cao do công nghệ, phương thức và quy mô chăn nuôi nước ta con lạc hậu, nhỏ lẻ, phân tán, xen lẫn trong khu dân cư. Tính đa dạng sinh học giảm sút. Thuốc thú y sử dụng không theo hướng dẫn của chuyên môn, bị lạm dụng tạo nên dư lượng thuốc trong sản phẩm chăn nuôi gây hiện tượng kháng thuốc của nhiều loại mầm bệnh gây nguy hiểm với con người. 4. Ô nhiễm môi trường sinh hoạt ở nông thôn miền núi vùng cao CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tin tức & Diễn đàn trao đổi NORTHEAST COLLEGE OF AGRICULTURE & FORESTRY - SỐ 4 - 2011 31 Ở miền núi, vùng cao ngoài yếu tố chủ quan về điều kiện kinh tế, nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường chưa cao, còn do tập tục, lối sống và quan niệm truyền thống lâu đời. Điều này nhận thấy rõ khi đi đến các bản làng vùng cao, người dân sống nhà sàn, Người dân vẫn buộc trâu bò dưới gầm sàn. Ở vùng thấp thì lại do diện tích chật hẹp, điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm liền kề với nhà ở, nguồn chất thải hầu như không qua xử lí. Một vấn đề đáng nói đó là còn tồn tại tình trạng không có nhà vệ sinh, hay có nhà tiêu nhưng không đảm bảo vệ sinh. Ngoài việc số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh trong xã chiếm tỉ lệ thấp, tình trạng chăn nuôi trâu, bò không có chuồng trại, làm chuồng trại ngay cạnh nhà vẫn còn khá nhiều. Chất thải ứ đọng ngay tại nơi nhốt trâu, bò không được thu gom xử lí lầy lội vào ngày mưa, bốc mùi khó chịu ngày nắng nóng ảnh hưởng đến đòi sống, sinh hoạt của chính người dân trong khu vực. 5. Một số giải pháp khắc phục Việc trước tiên cần xây dựng là chính sách bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn, đồng thời cụ thể hoá những điều luật bảo vệ môi trường. Trong phát triển lâu dài và bền vững, ngành nông nghiệp cần triển khai thực hiện việc lập và thẩm định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án thuộc ngành. Xây dựng được mô hình nông thôn phát triển và đảm bảo vệ sinh, xử lí điểm nóng ô nhiễm, suy thoái môi trường nông nghiệp nông thôn. Cảnh báo, ngăn chặn kịp thời việc phát sinh các điểm nóng ô nhễm, suy thoái môi trường nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường. Đặc biệt đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường trong học đường và trong xã hội. Tóm lại: Vấn đề môi trường trong nông nghiệp, nông thôn đang là một trở ngại, thách thức không dễ giải quyết. Trong tiến trình phát triển của xã hội thì vấn đề trên cần phải được quan tâm của mọi người nhất là người dân ở các vùng nông thôn. Sự tích cực tham gia của người dân vào chương trình, dự án bảo vệ môi trường đã và đang đư ợc triển khai sẽ là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các dự án, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và nnang cao chất lượng của cuộc sống cộng đồng. II. Công tác giáo dục môi trường cho học sinh TCCN tại trường CĐ Nông lâm Đông Bắc Như trên đã trình bày, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề quan trọng của toàn xã hôị. Một trong những giải pháp để ngăn ngừa các vấn đề môi trường là phải trực tiếp làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về môi trường sống xung quanh. Công tác giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên trong nhà trường đã và đang rất được lãnh đạo Nhà trường quan tâm, chỉ đạo đưa vào giảng dạy chính khoá và ngoại khoá. 1. Giáo dục chính khóa - Đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học về môi trường + 02 giảng viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành Môi trường và Phát triển + 01 giảng viên có trình độ kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật môi trường + 04 giảng viên có trình độ kỹ sư chuyên ngành Quản lí tài nguyên rừng và môi trường - Các môn học về môi trường giảng dạy ở bậc trung cấp: + Môn học Bảo vệ môi trường: Giảng dạy cho tất cả các chuyên ngành thuộc khối nông lâm ngư + Môn học môi trường sinh thái và Đánh giá tác động môi trường: Giảng dạy cho chuyên ngành quản lí đất đai + Một số môn học khác có liên quan đến môi trường: Môi trường và phát triển Lâm nghiệp; Đa dạng sinh học; Đất và phân bón; Khuyến nông lâm; Sinh thái rừng. CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tin tức & Diễn đàn trao đổi NORTHEAST COLLEGE OF AGRICULTURE & FORESTRY - SỐ 4 - 2011 32 2. Giáo dục ngoại khoá Giáo dục môi trường ngoài khóa học chính thức luôn được Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo và xác định lực lượng Đoàn thanh niên là lực lượng nòng cốt trong công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Công tác giáo dục môi trường ngoài khoá học chính thức được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: - Phát động phong trào “vì môi trường xanh, sạch, đẹp”cho tất cả đoàn viên thanh niên: Hàng năm vào đầu năm học, Đảng uỷ Nhà trường chỉ đạo Đoàn thanh niên xây dựng chương trình hành động cụ thể về công tác môi trường, phát động phong trào “vì môi trường xanh, sạch, đẹp”, xuống từng chi đoàn các lớp học sinh, chi đoàn giáo viên. Các Chi đoàn này sẽ nhận công trình tự quản về vệ sinh môi trường và kí cam kết với Đoàn trường về đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực tự quản, hai tuần một lần, Đoàn trường sẽ kiểm tra, đánh giá, tuyên dương hoặc phê bình các chi đoàn về công tác môi trường trên loa truyền thanh của Nhà trường. Hàng quý, Đoàn trường phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức đánh giá, bình xét, khen thưởng những chi đoàn có công trình tự quản đảm bảo theo yêu cầu. Đây được xem là một hình thức giáo dục môi trường hiệu quả cho đoàn viên, học sinh Nhà trường. - Lồng ghép công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vào các môn học chính khoá: Đặc điểm đặc thù của học sinh trung cấp Nhà trường là 70% là con em dân tộc, miền núi vùng cao; trình độ nhận thức về các vấn đề kinh tế - xã hội mà trong đó vấn đề môi trường còn hạn chế. Nơi địa phương các em đang sống vẫn đang tồn tại phá rừng làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc thả rông, không có nhà vệ sinh, chất thải sinh hoạt xuống khe, suối. Đây là những nguyên nhân cơ bản làm ô nhiễm môi trường nông thôn miền núi, vùng cao. Chính vì vậy, bên cạnh việc giảng dạy chuyên môn cho học sinh, lãnh đạo Nhà trường đã chỉ đạo các khoa, giáo viên trong trường chú trọng giảng dạy lồng ghép kiến thức về bảo vệ môi trường trong từng nội dung chuyên môn cụ thể. Từ đó, các em có thể nhận thức đúng đắn về môi trường, sau khi tốt nghiệp các em sẽ trở thành những “tuyên truyền viên” nòng cốt về bảo vệ môi trường sống ở địa phương, gia đình và nơi công tác. - Giáo dục học sinh nâng cao ý thức, tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường thông qua các chương trình “ Thanh niên tình nguyện”, các hoạt động thực tập tốt nghiệp tại các địa phương nông thôn miền núi, vùng cao: Tổ chức phong trào học sinh, sinh viên tình nguyện Bảo vệ môi trường tại các cơ sở thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, có tác dụng thúc đẩy sự tham gia các lực lượng quần chúng khác tạo nên một mặt trận toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Và nếu tiếp tục được thực hịên, không ngừng đổi mới hình thức cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chắc hẳn môi trường sống sẽ không ngừng đuợc cải thiện, chất lượng cuộc sống sẽ ngày càng được nâng lên. - Giáo dục học sinh thông qua các panô, áp phích, khẩu hiệu về bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp: Nhà trường đã xây dựng được các panô, áp phích và đặt ở những chỗ đông người qua lại trong Nhà trường để tuyên truyền, giáo dục mọi người có ý thức bảo vệ môi trường. Một số hạn chế về giáo dục môi trường cho học sinh trung cấp: - Đội ngũ giáo viên v ề giảng dạy môi trường chính khoá còn thiếu, phải giảng dạy nhiều môn học khác nhau: Trình độ nhận thức của học sinh đầu vào còn chưa cao nên việc giảng dạy, giáo dục về môi trường cho học sinh còn chưa được như mong muốn. CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tin tức & Diễn đàn trao đổi NORTHEAST COLLEGE OF AGRICULTURE & FORESTRY - SỐ 4 - 2011 33 - Học sinh trong trường chủ yếu là con em dân tộc, miền núi, vùng cao nên nhận thức về môi trường còn hạn chế; khi vào trường con mang theo nhiều tập quán lạc hậu vì vậy công tác giáo dục môi trường chính khoá hoặc không chính khoá còn hạn chế. - Nhà trường chưa xây dựng được chương trình cụ thể về lồng ghép các kiến thức về bảo vệ môi trường trong giảng dạy, vì vậy chưa tổ chức đánh giá cụ thể được hiệu quả của việc này. Một số giải pháp về giáo dục môi trường cho học sinh trong thời gian tới - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, có hiệu quả cuộc vận động “vì môi trường xanh, sạch, đẹp” trong nhà trường. Hàng quý phải tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất các hoạt động hiệu quả tiếp theo. - Tuyên truyền Luật bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua nhiều hình thức hơn nữa như: thi viết tìm hiểu về Luật bảo vệ môi trường; tuyên truyền giáo dục môi trường trên Website của Nhà trường; thi Olympic về bảo vệ môi trường; in tờ rơi về giáo dục môi trường - Tăng cường số lượng giáo viên giảng dạy môi trường trong chỉ tiêu biên chế; nâng cao kiến thức về giáo dục môi trường cho giáo viên thông qua các lớp bồi dưỡng về giáo dục môi trường. - Xây dựng chương trình hành động cụ thể về giảng dạy lồng ghép các kiến thức về giáo dục môi trường với các tiết học chuyên môn. Cuối mỗi học kỳ sẽ kiểm tra đánh giá hiệu quả của công việc. - Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường không thể thực hiện một sớm một chiều mà cần phải thực hiện lâu dài, thường xuyên nhằm thay đổi thói quen hiện có người dân Việt Nam nói chung và học sinh - sinh viên trong Nhà trường nói riêng. Để thực hiện được điều đó cần phải có sự quan tâm, kết hợp giữa các cấp ngành, các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục môi trường trong học đường và xã hội. ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC “LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT NHIỀU HSSV VÀO TRƯỜNG HỌC? LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, CÔNG NHÂN VIÊN NHÀ TRƯỜNG” Đỗ Kim Đồng – Phòng KH và HTQT Hệ thống các Trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp của cả nước nói chung và Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc Quảng Ninh nói riêng đang đứng trước một thực trạng chung đó là công tác tuyển sinh ngày một khó khăn và thách thức hơn. Điều đó dẫn tới việc Nhà trường sẽ không có học sinh, đồng nghĩa với việc công ăn việc làm của chính cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường sẽ bị ảnh hưởng. Đây không phải lỗi lo của riêng Ban giám hiệu mà đang là lỗi lo chung của tất cả cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường, đặc biệt là những giáo viên trẻ như chúng tôi. “Làm thế nào để thu hút nhiều HSSV vào trường học? Làm thế nào để nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên, công nhân viên Nhà trường?”. Đây là một vấn đề đã được thảo luận ở nhiều cuộc họp, CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tin tức & Diễn đàn trao đổi NORTHEAST COLLEGE OF AGRICULTURE & FORESTRY - SỐ 4 - 2011 34 nhiều hội nghị và được xác định là một trong những nhiệm vụ trong tâm chính Chiến lược phát triển trường của Nhà trường. Trước tình hình thực tế hiện nay thì vấn đề này có thể nói nó mang ý nghĩa sống còn của Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc. Là một giáo viên trẻ như bao các bạn đồng nghiệp khác, tuy năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nhưng tôi cũng xin phép tham gia đóng góp những suy nghĩ còn nhỏ bé của mình trong sự nghiệp phát triển chung của Nhà trường. Vì theo tôi giúp Nhà trường phát triển là giúp cho chính bản thân mình phát triển, Nhà trường còn thì công việc và thu nhập của chúng tôi còn và ngược lại. Những suy nghĩ chủ quan của bản thân tôi như sau: Tại sao Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc ít học sinh? Theo tôi Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc số lượng học sinh sinh viên ngày một ít đi có thể do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất: Do trường chỉ là Trung cấp, mấy năm gần đây mới nâng cấp trường lên Cao đẳng và đổi tên trường nên bản thân các em học sinh sinh viên và một số ít bậc phụ huynh nghe đến không nhiều, và một số ít nghe đến tên trường đã không thích nhất là trong giai đoạn hiện nay việc thi vào các trường Cao đẳng, Đại học tư thục, Dân lập là không khó. Thứ hai: Tên trường gắn liền với chữ Nông lâm Đông Bắc nên cũng góp phần giảm sự hấp dẫn đối với học sinh sinh viên và bậc phụ huynh. Thứ ba: Công tác thông tin, quảng bá về Nhà trường còn rất kém. Ngay bản thân giáo viên chúng tôi cũng nhận trách nhiệm là không làm tốt công tác thông tin, quảng bá về Nhà trường. Thứ tư: Một bộ phận rất nhỏ giáo viên có thái độ không tốt với học sinh sinh viên (như cơ chế, thái độ ứng xử trong quan hệ) hoặc kiến thức chuyên môn còn hạn chế lại còn mắc bệnh giáo điều (nói hoa mĩ theo sách vở nhưng thực chất chẳng hiểu gì) đã gây ra nhưng ấn tượng không tốt cho học sinh sinh viên. Đặc biệt là đối với học sinh là cán bộ cấp xã cơ sở thì càng nguy hiểm vì đây là những đối tượng hết sức nhạy cảm. Chính vấn đề này cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu về Nhà trường. Thứ năm: Việc đầu tư cho thực hành, thực tập còn hạn chế. Bản thân đa phần giáo viên chúng tôi cũng nhận trách nhiệm là mới chỉ nặng về lý thuyết, chưa xây dựng được nhiều chương trình thực hành, đi thực tế mang tính thiết thực. Một số giải pháp nhằm thu hút hoc sinh sinh viên và tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên, CNV: Một là: Đối với công tác thông tin, quảng bá về Nhà trường là một kênh rất quan trọng, cụ thể: - Thành lập Ban phụ trách công tác thông tin, quảng bá (khoảng 2-3 người-mang tính kiêm nhiệm) và có chế độ phụ cấp hợp lý cho những người làm việc trong ban này để khuyến khích. Xét và giao cho người có năng lực thực sự làm Trưởng ban.Tăng kinh phí đầu tư cho ban này - Ban phụ trách công tác thông tin, quảng bá có nhiệm vụ: + Tham mưu cho Ban giám hiệu hình thực tuyên truyền, quảng bá hiệu quả nhất. + Ngoài công tác tuyển sinh thông thường, còn phải làm tốt mối quan hệ với Ban giấm hiệu của các Trường cấp II, cấp III để phối kết hợp với họ tuyên truyền về Nhà trường, tư vấn mùa thi, cách lựa chọn ngành nghề trong các buổi họp phụ huynh ở đó. Từ đó họ nắm được để định hướng cho con mình. + Phối hợp với Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, Tổ các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp bên ngoài tìm đầu ra cho học sinh sinh viên. + Tìm hiểu nhu cầu việc làm của xã hội để tham mưu cho Hội đồng Đào tạo Nhà trường mở ngành mới sao cho phù hợp. Hai là: Mở thêm các lớp liên thông lên Cao đẳng ngành Trồng trọt, ngành Chăn nuôi thú y, ngành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng các lớp liên CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tin tức & Diễn đàn trao đổi NORTHEAST COLLEGE OF AGRICULTURE & FORESTRY - SỐ 4 - 2011 35 kết liên thông lên Đại học tại trường đặc biệt là khối ngành kinh tế, lâm nghiệp. Để thu hút lại một số học sinh sinh viên đã học trung cấp, cao đẳng các ngành này và xem xét tạo điều kiện để đối với đối tượng học sinh sinh viên học chuyển đổi ngành (nếu phù hợp). - Mở ngành mới hoặc xem xét để sửa đổi tên ngành học sao cho hấp dẫn được người học (Ví dụ: Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghe hấp dẫn hơn ngành Trồng trọt). Ba là: Về phát triển nguồn nhân lực: - Ban giám hiệu chọn người giao việc theo đúng năng lực, sở trường và giao quyền - gắn với trách nhiệm họ, tránh tình trạng chồng chéo ý kiến chỉ đạo theo nhiều hướng đến nhân viên cấp dưới không biết làm việc theo hướng nào. - Rà soát và đánh giá lại chất lượng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đưc nghề nghiệp (đây là việc hết sức cần thiết). Để lập được kế hoạch phân công giáo viên hợp lý. Tránh rơi vào tình trạng người đọc sách t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_so_khoa_hoc_cua_thiet_ke_de_thikiem_tra_do_luong_danh_gia.pdf
Tài liệu liên quan