Năm 2008, tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học (tổ chức tại
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT và các trường “cần rà soát, sớm
công bố tiêu chuẩn thành lập trường đại học, trong đó phải có các chuẩn đầu ra của quá
trình đào tạo (những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi cần đạt được của sinh viên)”
[1].
7 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cơ sở khoa học của chuẩn đầu ra - Trần Xuân Kiêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUẨN ĐẦU RA
TS. Trần Xuân Kiêm
Khoa Quản trị Kinh doanh
Năm 2008, tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học (tổ chức tại
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT và các trường “cần rà soát, sớm
công bố tiêu chuẩn thành lập trường đại học, trong đó phải có các chuẩn đầu ra của quá
trình đào tạo (những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi cần đạt được của sinh viên)”
[1].
Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại hai cách hiểu về khái niệm chuẩn đầu ra. Theo
một cách hiểu thông dụng nhất của Bộ GD&ĐT và tuyệt đại đa số, chuẩn đầu ra là dịch
nghĩa của từ “learning outcomes” (kết quả học tập) trong tiếng Anh. Cách hiểu thứ hai,
chuẩn đầu ra là “learning outcome standards” hay “program outcome standard”. Theo
cách hiểu này thì: “Hiện nay, những gì các trường đang làm theo yêu cầu của Bộ
GD&ĐT (công bố chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo) thực ra chỉ là công bố
các “kết quả học tập dự kiến” (expected learning outcomes) của mình mà thôi. Tức là
những gì nhà trường hứa/ cam kết với xã hội (người học, gia đình, nhà tuyển dụng, nhà
nước, toàn xã hội) rằng người học sẽ đạt được sau khi kết thúc việc học tại trường. Nói
cách khác, chuẩn đầu ra theo cách hiểu tại Việt Nam hiện nay (mà trước hết là cách hiểu
từ Bộ GD&ĐT) chính là để trả lời câu hỏi: “Vậy người học sau khi tốt nghiệp chương
trình này thì sẽ có “đầu ra” như thế nào?” Đây là một lời hứa của nhà trường, chứ
không phải là “chuẩn” (nhắc lại: chuẩn thì phải có ràng buộc!)” [2].
Theo chúng tôi, để hiểu đúng khái niệm chuẩn đầu ra, cần làm rõ một số điểm sau:
◘ Cách hiểu của Luật Giáo dục
Luật Giáo dục quy định cách hiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình
đào tạo: “Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo là yêu cầu tối thiểu về kiến
thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình đào tạo”.
◘ Cách hiểu của Hệ thống giáo dục Âu - Mỹ
Cách hiểu này của Luật Giáo dục Việt Nam chính là tiếp thu từ quan niệm “kết
quả học tập” (learning outcomes) mà chúng ta dịch thành “chuẩn đầu ra” của hệ thống
giáo dục phương Tây, đặc biệt là hệ thống giáo dục Mỹ là hệ thống tiên phong trong lĩnh
vực này.
Theo trang web Tuning Educational Structures in Europes – Tuning Cấu trúc
Giáo dục châu Âu: “Kết quả học tập [chuẩn đầu ra] là sự khẳng định về những gì người
học được mong đợi sẽ biết, hiểu và/hay có khả năng chứng tỏ sau khi hoàn tất việc học
tập. Chuẩn đầu ra có thể quy chiếu về một đơn vị của học phần, một mô-đun, hay một
đơn vị nào khác trong quảng thời gian học tập, ví dụ, một chương trình cấp tiểu học hay
trung học cơ sở. Chuẩn đầu ra xác định cụ thể các yêu cầu tối thiểu để được cấp chứng
nhận,... Kết quả học tập [chuẩn đầu ra] mong muốn sẽ do đội ngũ giảng viên xây dựng”.
Hai tác giả Jenkins và Unwin đưa ra định nghĩa: “Kết quả học tập [chuẩn đầu ra]
là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt nghiệp có khả năng
LÀM được nhờ kết quả của quá trình đào tạo”.
Đại học New South Wales, Australia: “Kết quả học tập [chuẩn đầu ra] là lời
khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên có khả năng làm, biết, hoặc hiểu
nhờ hoàn thành một khóa đào tạo”.
Các quan niệm này bắt nguồn từ một cơ sở lý luận về giáo dục mà bài tham luận
này muốn giải minh.
◘ Cơ sở lý luận của chuẩn đầu ra
• Trước hết, xuất phát điểm của bất cứ hệ thống giáo dục nào cũng là triết lý giáo
dục cung cấp định hướng cho hệ thống giáo dục đó.
Ví dụ 1: Hệ thống giáo dục Khổng giáo căn cứ trên triết lý giáo dục “trọng học”
tức đề cao việc học. Khổng Tử quan niệm “làm ruộng cũng phải học, làm quan cai trị
càng phải học”. Do đó, việc học từ chỗ chỉ dành cho giới quý tộc, đã được đại chúng hóa.
Ví dụ 2: Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp của Thụy Sĩ hay Đức theo đuổi triết lý
thực dụng: “Học xong là làm được ngay”.
• Tiếp đến, dựa trên cơ sở triết lý giáo dục đó (có thể được phát biểu thành văn hay
bất thành văn), hệ thống giáo dục đề ra các mục tiêu tổng quát nhất của chương trình giáo
dục.
Ví dụ 1: Từ đó, Nho giáo đề ra mục tiêu tổng quát là đào tạo người học thành
người quân tử với các đức tính: Nhân, Trí, Tín, Trực, Dũng, Cương.
Ví dụ 2: Chương trình đào tạo phiên dịch quốc tế của Thụy Sĩ đề ra mục tiêu:
Trong ngôn ngữ được chọn (ví dụ: Anh – Pháp, Pháp – Đức, v.v.) sau khi kết thúc 4 năm
học, học viên có khả năng dịch đuổi trong các hội thảo, hội nghị quốc tế - vừa nghe vừa
dịch đuổi theo ngay một cách lưu loát và chính xác, sử dụng đúng các thuật ngữ chuyên
môn trong mọi lĩnh vực: chính trị, khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, quân sự,
• Bước tiếp theo, dựa trên cơ sở các mục tiêu tổng quát nhất của chương trình giáo
dục, sẽ phân nhỏ thành các môn học, các học phần, các mô-đun (kết cấu học phần),...
được tổ chức thành các bước trước, sau hay đồng thời, cấu thành một bản đồ đào tạo hay
lộ trình đào tạo giúp cho cả người dạy lẫn người học định vị được mình ở đâu trên bước
đường giảng dạy và học tập, cũng như giúp người dạy và người học dạy và học từng
bước các kiến thức, kỹ năng và thái độ theo yêu cầu.
Ví dụ 1: Chương trình đào tạo của Nho giáo chia ra các môn học về Tứ Thư hay
bốn bộ sách (Đại học, Trung Dung, Luận ngữ, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh: về hệ thống vũ
trụ quan, nhân sinh quan (Kinh Dịch), hệ thống tri thức văn hoá dân gian (Kinh Thi), lý
luận và biện pháp tổ chức xã hội (Kinh Lễ), tri thức lịch sử thời trước Khổng Tử (Kinh
Thư), tri thức lịch sử nước Lỗ - quê hương Khổng Tử giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm
481 TCN (Kinh Xuân Thu).
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO
Ví dụ 2: Chương trình đào tạo phiên dịch quốc tế của Thụy Sĩ chia ra nhiều mô-
đun lý thuyết và thực hành, thực tập xen kẽ nhau chặt chẽ: lý thuyết ngôn ngữ, cấu trúc
ngôn ngữ, thuật ngữ chuyên ngành, luyện nghe chuyên ngành, luyện dịch chuyên ngành,
sau mỗi mô-đun là thực tập dịch lại các bài diễn văn hay các hội nghị chuyên ngành theo
thời gian thực (dịch đuổi) căn cứ trên phim video với mỗi sinh viên một phòng dịch.
• Bước kế tiếp, là thiết lập các chuẩn đo lường, đánh giá đầu ra của chương trình.
Chuẩn hay tiêu chuẩn (standard) chính là quy cách có thể đo lường bằng các thước đo
định tính, hay tốt nhất là các thước đo định lượng rõ ràng. Người học đạt và vượt chuẩn,
sẽ được cấp chứng nhận (văn bằng). Người chưa đạt sẽ học lại cho đến khi đạt.
Ví dụ 1: Các chuẩn đo lường đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo Nho giáo là
các chuẩn mang tính định tính. Người thầy (sư phụ) sẽ đánh giá kiến thức, thái độ của
môn sinh (đệ tử) dựa vào phán đoán hay thước đo của riêng mình. Thước đo này có khi
mang tính chủ quan, do đó nhầm lẫn (Câu chuyện nấu cơm của Nhan Hồi, một trong hai
học trò yêu của Khổng Tử).
Ví dụ 2: Chương trình đào tạo phiên dịch quốc tế của Thụy Sĩ đo lường chuẩn đầu
ra bằng các thước đo định lượng: 1) khả năng dịch ngay 3 giây sau khi diễn giả bắt đầu
nói, và cứ thế vừa nghe vừa dịch đuổi theo; 2) kết thúc dịch 3 giây sau khi diễn giả kết
CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO
CÁC MODULE HỌC PHẦN CỦA
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO >
BẢN ĐỒ ĐÀO TẠO
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA
CHƯƠNG TRÌNH
CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO
CÁC MODULE HỌC PHẦN CỦA
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO >
BẢN ĐỒ ĐÀO TẠO
CHUẨN ĐO LƯỜNG ĐÁNH
GIÁ ĐẦU RA CHƯƠNG
TRÌNH
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA
CHƯƠNG TRÌNH
CHUẨN ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ
ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN,
MODULE
thúc; 3) ngữ điệu trầm lắng hay sôi nổi, v.v. giống ngữ điệu của diễn giả; 4) tỷ lệ dịch
không chuẩn thuật ngữ chuyên ngành và phải diễn giải chỉ ở mức tối đa 1%; v.v.
• Bước cuối cùng, là thiết lập các chuẩn đo lường, đánh giá đầu ra [kết quả học
tập] của đơn vị học phần, học phần hay mô-đun. Chuẩn này là bộ phận cấu thành chi tiết
của chuẩn đầu ra của toàn bộ chương trình. Người học đạt và vượt chuẩn, sẽ được cấp
chứng nhận (chứng chỉ). Người chưa đạt sẽ học lại cho đến khi đạt.
Ví dụ 1: Các chuẩn đo lường đánh giá đầu ra của các môn học trong chương trình
đào tạo Nho giáo là làm các bài tự luận về các đề tài trong Tứ thư, Ngũ kinh. Vị thầy sẽ
đánh giá về công phu học tập, sức học, sức sáng tạo, tầm nhìn, của môn đệ.
Ví dụ 2: Chương trình đào tạo phiên dịch quốc tế của Thụy Sĩ đo lường chuẩn đầu
ra của các học phần bằng các chuẩn nâng cao về lý thuyết và thực hành trong giảng dạy
ngoại ngữ chuyên nghiệp. Ví dụ: 1) phải phát âm như người bản xứ của ngôn ngữ dịch
(đo lường bằng phần mềm so sánh phát âm); 2) phải chuyển dịch được các tục ngữ, thành
ngữ từ văn hóa của ngôn ngữ được dịch sang văn hóa của ngôn ngữ dịch; ví dụ: thành
ngữ Việt “châu chấu đá xe” sang thành ngữ Anh “David vs. Goliath”,
Hiện nay, hầu hết nếu không phải tất cả các trường đại học và cao đẳng đều nêu rõ
mục tiêu gắn liền đào tạo với nhu cầu xã hội. Ngoài việc truyền thụ kiến thức lý thuyết,
Nhà trường còn phải đào tạo kỹ năng nghề để khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng làm
việc tại các cơ quan, doanh nghiệp. Do đó, cũng đứng từ quan điểm lý luận, TS. Hoàng
Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Thư ký Ban chỉ đạo về Đào tạo
theo nhu cầu xã hội, đã trích dẫn sơ đồ của Bob Mansfield, Hermann Schmidt để cho thấy
mối tương quan qua lại giữa giáo dục và đào tạo với thế giới việc làm:
QUAN HỆ GIỮA TIÊU CHUẨN NGHỀ & TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO
Năng lực cần có
trong Nghề
Kết quả việc làm
(Employment
Outcomes)
Thế giới việc làm Giáo dục và Đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Chuẩn đầu ra
-Chuẩn đầu vào
-Chuẩn đầu ra
-Chuẩn chương trình
-Chuẩn phương pháp
-Chuẩn đánh giá
-Chuẩn giáo trình
-Cơ sở vật chất
-Đội ngũ giáo viên
-Chuẩn tổ chức và
quản lý
Tạo ra
Biến thành
Nguồn: 1999, Bob Mansfield, Hermann Schmidt
Dẫn từ: TS. Hoàng Ngọc Vinh: Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra, HN, tháng 5-2009
◘ Một số nhận xét khi vận dụng Cơ sở lý luận của chuẩn đầu ra tại Việt Nam
Chúng ta có thể đưa ra vài nhận xét sơ bộ khi vận dụng cơ sở lý luận về chuẩn đầu
ra vào thực tiễn giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam.
1) Chúng ta đang thiếu một triết lý giáo dục làm định hướng cho hệ thống giáo
dục. Giống như một doanh nghiệp khi không xác định được triết lý kinh doanh,
nhiệm vụ hay sứ mệnh, thì cũng không xây dụng được chiến lược kinh doanh.
Đó là lý do hệ thống giáo dục từ tiểu học, trung học, đến cao đẳng và đại học
cứ luôn phải “đổi mới” kế tiếp “đổi mới”.
2) Vì thiếu một triết lý giáo dục bao quát và nhất quán, có giá trị lâu dài (sự
nghiệp giáo dục hay trồng người phải nhắm đến trăm năm), nên các mục tiêu
trong Luật Giáo dục Việt Nam ôm đồm, đòi hỏi nhiều điều nằm ngoài phạm
vi giáo dục đại học và cao đẳng, và nếu muốn cũng không thể có thước đo định
lượng để làm chuẩn. Nhiều yêu cầu lại quá rộng nên mang tính chung chung.
3) Các mục tiêu trên gây ra sự lúng túng trong giới lãnh đạo đại học và các giảng
viên giữa hai hướng đi: đào tạo theo hướng đại học ứng dụng hay theo hướng
đại học nghiên cứu.
4) Hướng đi nghiên cứu hay ứng dụng sẽ đòi hỏi cơ sở vật chất, giáo trình, đội
ngủ giảng viên, phương pháp giảng dạy, và ngay cả đối tượng đầu vào là sinh
viên cũng khác hẳn nhau. Một số vị muốn thỏa hiệp: “trong nghiên cứu có ứng
dụng, trong ứng dụng có nghiên cứu”, nhưng định hướng thỏa hiệp này sẽ khó
đưa vào thực hiện vì sẽ tạo ra một lớp sinh viên “thầy dở thầy, thợ dở thợ”.
5) Đội ngũ giảng viên phần lớn là bất cập trong hướng đào tạo mới. Các giảng
viên đại đa số chỉ biết giảng dạy môn mình đảm nhận, chưa qua tập huấn xây
dựng chương trình của học phần, chưa học phương pháp diễn tả cụ thể mối
quan hệ giữa học phần này với các học phần khác trong lộ trình đào tạo, và mối
quan hệ giữa các bộ phận hay các đơn vị của học phần này với nhau.
6) Ngoại trừ một số ít, đa số giáo trình đều chưa nêu kết quả học tập [chuẩn đầu
ra] của từng bài hay từng chương, do đó các bài tập hay các câu hỏi cũng
không tập trung rõ rệt vào các kết quả này.
7) Hệ quả là hiện nay, trong đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ, các giảng
viên chỉ thiên về đánh giá kiến thức; một số không nhiều giảng viên có đánh
giá kỹ năng; hầu hết đều không có mục đánh giá thái độ.
8) Muốn đánh giá cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ, các giảng viên cần
được tập huấn để xây dựng đề cương chi tiết theo hướng mới, và chuyển từ đề
cương chi tiết thành giáo án, một công tác rất tốn kém thời gian và trí lực, nên
nếu không được động viên thích đáng, sẽ ít có giáo viên nào thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
3&PHPSESSID=ac5a13e98ac79f01efd5cf0327fc9622.
2. Blog Nghiên cứu Giáo dục, bài Lại nói về chuẩn đầu ra của TS. Vũ Thị
Phương Anh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_so_khoa_hoc_cua_chuan_dau_ra_tran_xuan_kiem.pdf