Trên cơ sở phân tích cơ sở và sự cần thiết
phải áp dụng biện pháp khắc phục sáp nhập, bài
viết đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách cho quá
trình kiểm soát sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.
Xuất phát từ thực trạng quy định pháp luật về
kiểm soát sáp nhập hiện nay, bài viết cho rằng,
Việt Nam cần tách bạch điều kiện áp dụng thủ tục
thông báo và cơ sở ra quyết định kiểm soát cuối
cùng. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả trong sử
dụng khắc phục sáp nhập, Việt Nam nên nghiên
cứu và ưu tiên lựa chọn khắc phục hành vi mặc dù
tiếp nhận cả khắc phục cấu trúc. Tuy nhiên, quá
trình sử dụng khắc phục chỉ thật sự mang lại hiệu
ứng tốt nếu như pháp luật tăng cường sức mạnh
cho cơ quan quản lý cạnh tranh và bản thân cơ
quan này cũng cần phải minh bạch hoá hoạt động
của mình.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cở sở áp dụng biện pháp khắc phục sáp nhập doanh nghiệp và những gợi ý cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, Luật cạnh tranh Việt Nam
nên tiếp nhập cả hai hình thức khắc phục đang
được áp dụng phổ biến hiện nay. Đồng thời,
phương thức kết hợp cả hai nhóm biện pháp khắc
phục cũng cần được lưu ý trong suốt quá trình rà
soát như là một cách nhằm mang lại hiệu quả cao
hơn nếu có thể. Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện
nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mới nổi, còn
nhỏ và quy mô của vụ sáp nhập được tiến hành
không quá lớn, VCA cần ưu tiên xem xét và áp
dụng biện pháp khắc phục hành vi cho các vụ sáp
nhập được thông báo. Cơ quan chỉ nên sử dụng
biện pháp tước bỏ tài sản hay hoạt động kinh
doanh đối với những thương vụ mà biện pháp
khắc phục hành vi không thể sử dụng được.
Thứ ba, pháp luật cần tăng cường sức mạnh
cho VCA.
Với quy định hiện nay, VCA đang đối diện với
hai khó khăn lớn trong kiểm soát sáp nhập. Đầu
tiên là VCA không có cơ hội để đánh giá tác động
của vụ sáp nhập một cách thấu đáo. Hai là, VCA
không được quyền tiếp nhận một vụ sáp nhập
được thông báo khi vụ việc vượt ngưỡng cho phép
thực hiện, là thị phần kết hợp vượt quá 50%. Cơ
quan này vì vậy không có quyền áp dụng biện
pháp khắc phục cho vụ việc đó.
Từ kinh nghiệm kiểm soát sáp nhập tại các
nước trên thế giới, Việt Nam cần sửa đổi Luật
cạnh tranh theo hướng bổ sung và tăng cường
quyền lực cho VCA. Đây là cách để VCA cần có
nhiều quyền tự quyết để có thể đánh giá đầy đủ
những tác động của vụ sáp nhập. Dựa vào bộ tiêu
chí mới với nhiều căn cứ sống động, VCA sẽ vận
hành một cách chủ động, năng động và hiệu quả
hơn.
Tiếp theo, Việt Nam cũng cần được khẳng định
chắc chắn là chính VCA là cơ quan có thẩm quyền
áp dụng biện pháp khắc phục. Có nghĩa, thẩm
quyền này không nên chuyển giao cho các cơ quan
khác. Lý do cho đề nghị này là vì VCA là cơ quan
duy nhất có sứ mệnh thi hành Luật cạnh tranh và
chỉ quan tâm đến khía cạnh cạnh tranh trong tất cả
các thủ tục có liên quan. Những cơ quan khác,
trong trường hợp được trao quyền và áp dụng biện
pháp khắc phục, có thể sẽ vì các mục tiêu khác
nằm ngoài luật và chính sách cạnh tranh, hoặc có
thể bóp méo kết luận cho phù hợi với mục tiêu,
chính sách quản lý ngành bởi vì họ không có nghĩa
vụ thuần dưỡng môi trường cạnh tranh.
Thứ tư, bản thân Cơ quan cạnh tranh cũng cần
có những điều chỉnh cho phù hợp với môi trường
hoạt động mới. Sau hơn mười năm thực thi Luật
cạnh tranh, đạo luật định hình hoạt động kiểm soát
sáp nhập ở Việt Nam, VCA đã xuất bản ba báo cáo
về sáp nhập vào các năm 2009, 2012, và 2015. Ấn
tượng là, báo cáo đã giới thiệu được một số vụ sáp
nhập thông báo đến VCA. Tuy nhiên, nội dung của
một vụ được tóm tắt rất ngắn so với nhu cầu của
người đọc, trong đó có những doanh nghiệp đang
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q1 - 2017
Trang 49
có nhu cầu thực hiện các kế hoạch sáp nhập. Kết
quả, người đọc không thể nhận diện được đâu là
quan điểm và cách thức phân tích vụ việc của
VCA.
Không những thế, trong báo cáo hoạt động
hằng năm của VCA, kiểm soát sáp nhập cũng là
một trong những nội dung được đề cập. Ở đó, nội
dung tóm tắt một số vụ sáp nhập tiêu biểu cũng
được nhắc đến. Tuy nhiên, báo cáo mô tả vụ việc
cũng giống như cách thức, đôi khi lập lại nguyên
xi nội dung của báo cáo chuyên đề về sáp nhập.
Điều này cho thấy thủ tục kiểm rà soát sáp nhập ở
Việt Nam vẫn là một vùng tối cho dù đã có một
khoảng thời gian khá dài để trải nghiệm. Tình
trạng này cần được khắc phục theo hướng minh
bạch hóa hoạt động của chính VCA khi chính đây
là cơ quan duy nhất thực thi hoạt động kiểm soát
sáp nhập cũng như áp dụng biện pháp khắc phục,
nếu được tiếp nhận, trong tương lai.
4. KẾT LUẬN
Sử dụng biện pháp khắc phục là lựa chọn mang
tính phổ biến khi rà soát sáp nhập tại nhiều hệ
thống pháp luật. Thời gian qua, hoạt động kiểm
soát sáp nhập ở Việt Nam thời gian qua không
hiệu quả, một phần nguyên nhân là do sự thiếu
vắng của cơ chế khắc phục sáp nhập. Trước thực
tiễn sáp nhập doanh nghiệp đang diễn ra sôi động,
việc tiếp nhập biện pháp khắc phục sáp nhập trong
quá trình sửa đổi Luật cạnh tranh là cần thiết và
cấp bách.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng cơ chế khắc phục
sáp nhập hiệu quả, cần có sự nghiên cứu kỹ để lựa
chọn hình thức khắc phục, bộ tiêu chí đánh giá,
điều kiện thông báo, cũng như việc tăng cường
quyền hạn cho VCA.
Với kết quả nghiên cứu có được, bài viết đã
đưa ra một số gợi ý bước đầu. Dù vậy, đây là một
chủ đề mới, và rộng, chính vì vậy cần tiếp tục
được nghiên cứu ở mức độ sâu hơn và chi tiết hơn
để có thể đưa ra những đề xuất xác đáng cho quá
trình sửa đổi quy định pháp luật cạnh tranh về nội
dung có liên quan.
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q1 - 2017
Trang 50
The basis for merger remedies and suggestions
for Vietnam
Truong Trong Hieu
University of Economics and Law, VNU HCM - Email: hieutt@uel.edu.vn
ABSTRACT
From the analysis of the theories and the
necessity of using merger remedies, the paper
provides some policy recommendations for merger
control in Vietnam. Based on the current practice
of merger regulation, the paper suggests that
Vietnam should separate the conditions for
notification process and the ground for final
conclusion. Particularly, in order to achieve the
goals of merger control, Vietnam should prioritize
the behavior remedies while calling for all types of
merger measures. However, all effort becomes
meaningless if the Vietnam’s competition
management authority lacks legal power and
transparency.
Keywords: merger, remedies, merger remedies, competition.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Akira Inoue (2012), Antitrust Enforcement in
Japan: History, Rhetoric and Law of the
Antimonopoly Act (Japan: Dai Ichi Hoki Co.,
Ltd.
[2]. Angelov, Petar, Stephanie Rosenkranz, and
Hans Schenk (2012). “Competitive Effects of
Merger Remedies in Europe’s High-Tech
Industry.” Discussion Paper 12-16, Utrecht
University, School of Economics, Tjalling C.
Koopmans Research Institute. (9/2012).
[3]. Arikawa, Yasuhiro, and Hideaki Miyajima
(2007). “Understanding the M&A Boom in
Japan: What Drives Japanese M&A?”
Discussion Paper Research. 07-E-042. Tokyo:
The Research Institute of Economy, Trade and
Industry, (6/2007).
[4]. D. Daniel, Sokol (2010). “Antitrust,
Institutions, and Merger Control.” George
Mason Law Review 17, no. 4. 1055–1148 (June
16, 2010).
[5]. Drayton. Jr, Clarence I., Craig Emerson, and
John D. Griswold (1963). Mergers and
Acquisitions: Planning and Action. New York,
US: Financial Executives Research
Foundation, Inc.
[6]. Duso, Tomaso, Klaus Gugler, and Burcin
Yurtoglu (2005). “EU Merger Remedies: A
Preliminary Empirical Assessment.” CIG
Discussion Paper SP II 2005-16,
Wissenschaftszentrum Berlin, Berlin (WZB).
Wissenschaftszentrum Berlin, Berlin, (28/9/
2005).
[7]. Dương Anh Sơn và Trương Trọng Hiểu
(2016). "Tiêu chí kiểm soát sáp nhập ở Việt
Nam và kinh nghiệm của các nước trên thế
giới." Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6
(338), 57-62 (6/2016).
[8]. Healy P., K. Palepu, and R. Ruback (1992).
“Does Corporate Performance Improve After
Mergers?” Journal of Financial Economics 31
135–75.
[9]. Hoehn, Thomas (2010). “Structure versus
Conduct: A Comparison of the National
Merger Remedies Practice in Seven European
Countries,” 17:9–32. Mannheim: International
Journal of the Economics of Business.
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q1 - 2017
Trang 51
[10]. Kwoka, John E., and Diana L. Moss (2012).
“Behavioral Merger Remedies: Evaluation and
Implications for Antitrust Enforcement.”
Antitrust Bulletin (The American Antitrust
Institute) 57, no. 4 (38) (12/2012).
[11]. Lianos, Loannis (2013). “Competition Law
Remedies in Europe: Which Limits for
Remedial Discretion?” CLES Research Paper
Series 2/2012, UCL, Faculty of Law, Center
for Law, Economics and Society (CLES),
(01/2013).
[12]. Merkin, Robert, and Karen Williams (1984).
Competition Law: Antitrust Policy in the
United Kingdom and the EEC. London: Sweet
& Maxwell.
[13]. Motta, Massimo, Michele Polo, và Helder
Vasconcelos (2020), “Merger Remedies in the
European Union: An Overview,” presented at
Guidelines for Merger Remedies – Prospects
and Principles, Ecole des Mines, Paris
(France), 2-3 (17/1/2002).
[14]. OECD (2012). “Impact Evaluation of Merger
Decisions 2011.” Competition Law & Policy
(OECD). OECD, (18/9/ 2012).
[15]. OECD (2004). “Merger Remedies 2003.”
Competition Law & Policy, (23/12/ 2004).
[16]. OECD (2012). “Remedies in Merger Cases
2011.” Competition Law & Policy, (7/2012).
[17]. Ormosi, Peter L (2009). “Merger Remedies
versus Efficiency Defence: An Analysis of
Merging Parties’ Litigation Strategy in EC
Merger Cases.” CCP Working Paper 10-01,
University of East Anglia, ESRC Center for
Competition Policy. University of East Anglia,
(10/2009).
[18]. Philip J., Weiser (2008). “Reexamining the
Legacy of Dual Regulation: Reforming Dual
Merger Review by the DOJ and the FCC.”
Federal Communications Law Journal 61, no.
1.
[19]. U.S. Department of Justice (Antitrust Division)
(2011). Antitrust Division Policy Guide to
Merger Remedies, 2011 (U.S. Department of
Justice), (2011).
[20]. Trương Trọng Hiểu (2014). "Tái cấu trúc
doanh nghiệp nhà nước trong mối quan hệ giữa
chính sách công nghiệp và chính sách cạnh
tranh." Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số
249280), 41 (12/2014).
[21]. Werden, Gregory J., Luke M. Froeb, and
Steven Tschantz (2005). “Incentive Contracts
as Merger Remedies.” Working Paper 05-27,
Vanderbilt University, Law School.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_so_ap_dung_bien_phap_khac_phuc_sap_nhap_doanh_nghiep_va_n.pdf