Tại Hoa Kỳ, cả chính quyền liên bang và chính quyền các bang đều có quyền truy
tố tội phạm, đều có hệ thống pháp luật, hệ thống toà án, công tố, cảnh sát riêng.
Loại tội cụ thể nào được truy tố theo luật của liên bang hoặc luật của các bang phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, rất phức tạp.[2]
Các quy định của luật pháp và thực tiễn áp dụng cho thấy, các tội phạm do cơ
quan liên bang truy tố thường là các tội phạm buôn bán, vận chuyển ma tuý, tội
phạm có tổ chức, tội phạm về tàichính và gian lận mức độ lớn, những tội phạm
xâm hại đến các quyền lợi liên bang như chống lại công chức liên bang, lừa đảo,
gian lận nhằm vào liên bang. Thêm nữa, có một số loại chỉ chính quyền liên
bang mới có quyền truy tố, bao gồm các tội phạm trong lĩnh vực hải quan, thuế
liên bang, tội gián điệp, phản quốc.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cơ quan công tố hình sự ở Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ quan công tố hình sự ở Hoa Kỳ[1]
Tại Hoa Kỳ, cả chính quyền liên bang và chính quyền các bang đều có quyền truy
tố tội phạm, đều có hệ thống pháp luật, hệ thống toà án, công tố, cảnh sát riêng.
Loại tội cụ thể nào được truy tố theo luật của liên bang hoặc luật của các bang phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, rất phức tạp.[2]
Các quy định của luật pháp và thực tiễn áp dụng cho thấy, các tội phạm do cơ
quan liên bang truy tố thường là các tội phạm buôn bán, vận chuyển ma tuý, tội
phạm có tổ chức, tội phạm về tài chính và gian lận mức độ lớn, những tội phạm
xâm hại đến các quyền lợi liên bang như chống lại công chức liên bang, lừa đảo,
gian lận… nhằm vào liên bang. Thêm nữa, có một số loại chỉ chính quyền liên
bang mới có quyền truy tố, bao gồm các tội phạm trong lĩnh vực hải quan, thuế
liên bang, tội gián điệp, phản quốc.
Chính quyền các bang truy tố hầu hết các loại tội phạm nhằm vào cá nhân, như
giết người và cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm sở hữu như cướp, trộm cắp.
Nhìn chung, số vụ án các bang xử lý lớn hơn rất nhiều so với con số của liên
bang[3].
Mặc dù các bang có thẩm quyền lớn trong việc truy tố hầu hết các loại tội phạm
nêu trên, nhưng họ chỉ có thể điều tra và truy tố các tội phạm xảy ra trên địa bàn
lãnh thổ của bang. Thẩm quyền của liên bang thì mở rộng trên phạm vi toàn liên
bang. Do vậy, liên bang có khả năng tốt hơn khi điều tra và truy tố các tội phạm
phức tạp, xảy ra trên bình diện rộng.
Văn phòng các vấn đề quốc tế (OIA), bộ phận hình sự, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chịu
trách nhiệm xử lý tất cả các trường hợp dẫn độ tội phạm với nước ngoài. Khi các
chính phủ nước ngoài yêu cầu dẫn độ, họ phải cung cấp chứng cứ cho phía Bộ Tư
pháp Hoa Kỳ để Bộ Tư pháp trình bày tại toà khi Quyết định dẫn độ bị kiện, hay
bị xem xét tại toà án.
Mặc dù có sự khác nhau trong tố tụng hình sự (TTHS) giữa các bang với nhau,
giữa các bang và chính quyền liên bang, nhưng một số các nguyên tắc cơ bản của
luật hình sự được áp dụng thống nhất cho các hoạt động điều tra và truy tố của các
bang và liên bang.
Thứ nhất,một nguyên tắc thống nhất là việc điều tra và truy tố thuộc trách nhiệm
của nhánh quyền lực hành pháp. Công tố viên, nhân viên điều tra và cảnh sát là
các thành viên nhánh hành pháp, không nằm trong nhánh quyền lực tư pháp. ở
Hoa Kỳ, không có khái niệm một thẩm phán điều tra - vốn tồn tại ở hệ thống pháp
luật lục địa, dân sự. Do đó, vai trò của thẩm phán trong hoạt động điều tra tội
phạm hình sự bị hạn chế. Tuy nhiên, một số hoạt động điều tra chỉ có thể được tiến
hành sau khi có được sự chấp thuận, cho phép của thẩm phán. Chỉ thẩm phán mới
có quyền ra lệnh khám xét và thu giữ chứng cứ về tội phạm, mới có quyền ra lệnh
ghi âm các cuộc nói chuyện điện thoại, hay ra lệnh triệu tập nhân chứng hay một
người nào đó để cung cấp thông tin, tài liệu và nếu từ chối sẽ phải chịu trách
nhiệm hình sự và trong trường hợp đặc biệt, chỉ thẩm phán mới có thể ra lệnh bắt
người.[4]
Bất cứ khi nào, một công tố viên (hay một nhân viên cảnh sát, trong trường hợp
khẩn cấp) thấy cần thiết phải có một quyết định, hay lệnh của toà án để phục vụ
hoạt động điều tra, anh ta phải làm một yêu cầu chính thức gửi toà án và trình bày
rõ các tình tiết và chứng cứ minh chứng cho tính cần thiết của yêu cầu đó. Một
thẩm phán sẽ chỉ ra lệnh hay quyết định nếu ông ta xác định rằng, các căn cứ nêu
ra có cơ sở cho việc ra lệnh. Chẳng hạn, để ra lệnh khám xét, thẩm phán phải xác
định rằng các chứng cứ nêu ra cho thấy có căn cứ về một tội phạm đã xảy ra và
chứng cứ về tội phạm có thể tìm thấy ở nơi cần khám xét.
Thứ hai,một số thủ tục, nguyên tắc tố tụng hình sự được quy định trong Hiến pháp
Mỹ và được áp dụng cho tố tụng hình sự của cả các bang và liên bang. Chẳng hạn,
một người bị truy tố về một tội nghiêm trọng có quyền được xét xử bởi một bồi
thẩm đoàn và được đại diện bởi một luật sư bào chữa. Tại phiên toà, bị cáo có
quyền đối chất chứng cứ với người đã khai báo, làm chứng chống lại anh ta
(nguyên tắc chống tự buộc tội - Tu chính án thứ 6). Ngoài ra, không ai có nghĩa vụ
phải khai báo chống lại chính mình (Tu chính án thứ 5). Nhìn chung, Hiến pháp
quy định không một lệnh nào có thể được ban hành, nếu không dựa trên các bằng
chứng đủ để cho thấy có một tội phạm đã xảy ra.
Do đó, một lệnh bắt không được ban hành trừ khi có đủ chứng cứ rõ ràng cho
thấy, có một tội phạm đã xảy ra và người bị bắt đã thực hiện hành vi phạm tội đó.
*
I. Các cơ quan tiến hành tố tụng: điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm hình
sự liên bang
*
1. Bộ Tư pháp
*
Như đã nêu, trách nhiệm điều tra, truy tố tội phạm ở Hoa Kỳ thuộc nhánh quyền
lực hành pháp. Tất cả các công tố viên của Hoa Kỳ đều thuộc Bộ Tư pháp. Thêm
vào đó, tất cả các nhân viên của Cục điều tra liên bang (FBI), của lực lượng phòng
chống ma tuý (DEA), của lực lượng cảnh sát liên bang (U.S. Marshals) và các điều
tra viên của lực lượng phòng chống rượu, thuốc lá, vũ khí và chất nổ (BATFE)
đều trực thuộc Bộ Tư pháp[5] và toàn bộ các lực lượng này đều thuộc quyền tổng
chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (ATTORNEY GENERAL).
*********** Việc truy tố các tội phạm liên bang ở mỗi toà án của quận nào thuộc
trách nhiệm của Chưởng lý liên bang của mỗi quận đó (US Attorney for that
district). Chưởng lý liên bang của mỗi quận do Tổng thống bổ nhiệm và thông báo
tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Có 94toà án quận ở Mỹ và có 93 Chưởng lý liên bang. Số lượng các Chưởng lý và
công tố viên liên bang ở mỗi quận phụ thuộc vào số lượng các vụ việc ở mỗi quận
(cả lĩnh vực hình sự và dân sự). Chẳng hạn, Văn phòng Chưởng lý liên bang quận
Nam NewYork (Manhattan) có đội ngũ nhân viên nhiều hơn Văn phòng tư pháp
thuộc quận Connecticut. Các nhân viên thuộc Vụ hình sự thuộc Bộ Tư pháp liên
bang ở thủ đô có quyền truy tố mọi tội phạm xảy ra trên tất cả các quận toàn nước
Mỹ, nhưng đứng đầu đội ngũ công tố viên là 93 giám đốc Chưởng lý liên bang và
các chưởng lý dưới quyền, trợ lý chưởng lý liên bang.
*
2. Cơ quan xét xử của liên bang
Có 3 cấp xét xử các vụ án hình sự. Các thẩm phán sau khi được bổ nhiệm, trừ
thẩm phán địa phương, có thể giữ nhiệm kỳ suốt đời. Hiến pháp Hoa Kỳ có quy
định bảo đảm chế độ bổ nhiệm suốt đời cho các thẩm phán.
*
2.1. Các thẩm phán ở Toà án cấp quận
*
Cấp độ thấp nhất trong hệ thống xét xử là 94 toà án cấp quận. Các thẩm phán ở
cấp này là thẩm phán địa phương (cấp thấp nhất của thẩm phán liên bang) hoặc
thẩm phán liên bang quận. Tất cả các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền liên bang
đều được xét xử tại các toà án quận này.
Những vụ án nhỏ, ít nghiêm trọng có thể được xét xử bởi một thẩm phán địa
phương. Các vụ còn lại được xét xử bởi một thẩm phán liên bang quận. Tại phiên
toà, các thẩm phán sẽ phán quyết các vấn đề về luật và chứng cứ. Nếu không có
bồi thẩm đoàn, họ cũng phán quyết cả các vấn đề thực tế, xác định chứng cứ xem
đã đủ kết tội hay không. Việc quyết định hình phạt đối với một người đã được
định tội thuộc thẩm quyền của các thẩm phán.
Thẩm quyền của các thẩm phán liên bang quận (district) lớn hơn rất nhiều so với
các thẩm phán địa phương (magistrate). Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần
thiết, thẩm phán liên bang quận có thể giao một số việc cụ thể cho các thẩm phán
địa phương. Chẳng hạn, theo quy định, tất cả các phiên xử về việc dẫn độ tội phạm
(có được dẫn độ một người hay không) thuộc thẩm quyền xử lý của toà án cấp
quận, nhưng thẩm phán cấp quận (trên toàn liên bang) xác định việc xét xử những
vụ việc đó có thể do các thẩm phán địa phương tiến hành.
Ngoài việc xét xử ở các phiên toà, các thẩm phán liên bang quận còn có quyền ban
hành các lệnh bắt, khám xét và kê biên tài sản, cho phép bị cáo tại ngoại và quyết
định tất cả các vấn đề pháp lý khác trước khi xét xử.
*
2.2. Các toà án phúc thẩm liên bang
*
Cấp xét xử tiếp theo của hệ thống toà án liên bang là các toà phúc thẩm ở các Hạt.
Có 13 Toà phúc thẩm Hạt (Circuit Courts of Appeals). Mỗi một Toà án phúc thẩm
phụ trách việc xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự mà các tòa cấp quận thuộc
phạm vi mình phụ trách. Chẳng hạn, Toà phúc thẩm Hạt số 2 xét xử phúc thẩm các
vụ án đã được xét xử bởi các Toà án quận thuộc địa phận các bang Connecticut,
NewYork và Vermont.
Người bị xét xử (sơ thẩm) về các tội phạm liên bang có quyền kháng cáo lên các
Toà phúc thẩm có thẩm quyền. Tuy nhiên, các Toà phúc thẩm thường có thái độ
tôn trọng đối với các tình tiết thực tế (chứng cứ) đã được xem xét ở Toà sơ thẩm
và không xem xét mở rộng đối với các vấn đề thực tế, mà tập trung xem xét các
vấn đề về luật. Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm của công tố viên bị hạn chế.
Chẳng hạn, công tố viên không thể kháng nghị, nếu Toà sơ thẩm đã quyết định bị
cáo vô tội.
Phiên xử phúc thẩm được tiến hành bởi hội đồng gồm 03 thẩm phán. Trong một
số* ít trường hợp, quyết định của hội đồng 03 thẩm phán có thể được xem xét lại
bởi tất cả các thẩm phán của Toà phúc thẩm. ở cấp phúc thẩm, bên nguyên và bên
bị phải đệ trình văn bản nên rõ căn cứ pháp luật áp dụng đối với các tình tiết thực
tế của vụ án và lý do, lập luận cho yêu cầu kháng cáo, kháng nghị. Hội đồng xét
xử sẽ nghe các bên “tranh luận” hay đưa ra các câu hỏi liên quan đến vụ án. Sau
đó sẽ đánh giá mọi tình tiết và ra bản án. Thông thường, toà án sẽ ra phán quyết
bằng văn bản và giải thích những lý do mà tòa đưa ra quyết định đó.
*
2.3. Toà án tối cao liên bang
*********** Toà án tối cao có 9 thẩm phán. Trừ trường hợp đặc biệt xét xử sơ
thẩm, toà án tối cao là cấp phúc thẩm cuối cùng, xem xét lại các bản án của các
Toà phúc thẩm liên bang (của các Hạt) và các bản án của các Toà án tối cao của
các bang. Quyết định của toà án tối cao là quyết định cuối cùng. Trong lĩnh vực
hình sự, thông thường các bên không có quyền đề nghị Toà tối cao liên bang xem
xét lại bản án. Thay vào đó, các bên có thể trông chờ Toà án tối cao xem xét lại
bản án thông qua Đơn kiến nghị gửi lên Toà này giải thích lý do tại sao các vấn đề
về luật trong vụ án của họ có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét tại Toà án tối
cao. Chỉ một số lượng rất ít các đơn này được Toà án tối cao chấp nhận. Trong 50
năm qua, Toà án tối cao liên bang chưa xem xét lại bất kỳ vụ án nào về dẫn độ tội
phạm.
*
II. Thủ tục tố tụng đối với tội phạm liên bang
*
1. Điều tra và buộc tội
*
Khi một trong các cơ quan điều tra liên bang tin rằng, đã có đủ chứng cứ về một
tội phạm liên bang đã xảy ra, nhân viên điều tra sẽ trình bày mọi phát hiện của họ
tới Văn phòng Chưởng lý liên bang tại quận đó. Một trong những trợ lý của
Chưởng lý liên bang sẽ xem xét mọi tình tiết và hỏi lại cơ quan điều tra để xem đã
đủ để kết luận một tội phạm đã xảy ra hay không.
Nếu thấy chứng cứ chưa đủ* cấu thành tội phạm, trợ lý Chưởng lý liên bang sẽ
yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục cuộc điều tra hoặc quyết định chuyển vụ việc cho
Đại bồi thẩm đoàn (grand jury) và Đại bồi thẩm đoàn sẽ tiến hành điều tra vụ việc
đó.
Nếu chứng cứ đã đủ, trợ lý Chưởng lý liên bang sẽ trình bày vụ việc với Đại bồi
thẩm đoàn và yêu cầu họ bỏ phiếu thông qua (hay phê chuẩn) quyết định khởi tố -
coi như chính thức truy tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không đủ thời gian
để trình bày với Đại bồi thẩm đoàn vì cần bắt giữ người phạm tội ngay, thì trợ lý
Chưởng lý liên bang sẽ yêu cầu Toà án ban hành lệnh bắt dựa trên một văn bản đề
nghị (có tuyên thệ) trong đó nêu rõ các căn cứ tình tiết, chứng cứ về việc phạm tội
của bị can. Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, thẩm phán thấy rằng đã đủ căn cứ theo
yêu cầu về chứng cứ, ông ta có thể ra lệnh bắt người đó. Nếu lệnh bắt đã được ban
hành theo thủ tục trên, Chưởng lý liên bang sau đó phải trình bày vụ việc với Đại
bồi thẩm đoàn và phải có được quyết định phê chuẩn việc khởi tố từ Đại bồi thẩm
đoàn.
Đại bồi thẩm đoàn bao gồm 16 - 23 thành viên có trách nhiệm xem xét mọi tình
tiết, chứng cứ đưa ra để bỏ phiếu thông qua quyết định buộc tội. Thông thường,
Đại bồi thẩm đoàn chỉ nghe thông tin từ phía cơ quan của Chính phủ. Mục tiêu của
một cuộc điều tra (ví dụ một cá nhân mà cuộc điều tra hướng tới) có thể không bị
triệu tập ra trình bày trước Đại bồi thẩm đoàn, nhưng anh ta có thể tự nguyện trình
bày trước Đại bồi thẩm đoàn. Song điều này hiếm khi xảy ra.
Theo quy định, để truy tố một người, ít nhất 12 thành viên của Đại bồi thẩm đoàn
phải nhất trí là có đủ tình tiết, chứng cứ chứng tỏ bị can đã phạm tội. Khi Đại bồi
thẩm nghị án, các thành viên như công tố viên, điều tra viên và nhân viên thư ký
toà án và tất cả những người khác phải rời khỏi phòng của Đại bồi thẩm đoàn.
Theo Hiến pháp, người bị khởi tố về tội có mức hình phạt từ một năm tù trở lên có
quyền được quyết định truy tố bởi Đại bồi thẩm đoàn[6]. Đại bồi thẩm đoàn không
có quyền phán quyết một người nào đó có tội hay vô tội. Việc đó chỉ được thực
hiện tại phiên toà xét xử chính thức sau này.
Công tố viên liên bang không có quyền ra lệnh triệu tập một người nào đó đến để
khai báo hoặc cung cấp chứng cứ mà họ đang có, mà Đại bồi thẩm đoàn mới có
thẩm quyền ra các lệnh này. Do đó, xét về bản chất, Đại bồi thẩm đoàn có thẩm
quyền điều tra. Trong thực tế, các trợ lý Chưởng lý liên bang và các công tố viên
liên bang thường ban hành các Lệnh triệu tập nhân danh Đại bồi thẩm đoàn. Còn
các Đại bồi thẩm đoàn có thể tự ban hành các Lệnh triệu tập bổ sung nhân chứng
theo ý của mình.
Khi nhân chứng được triệu tập ra trước Đại bồi thẩm đoàn, trợ lý Chưởng lý liên
bang thường đặt câu hỏi với họ, mặc dù trong nhiều trường hợp, các bồi thẩm
cũng đặt câu hỏi. Một nhân chứng khi trình bày trước Đại bồi thẩm đoàn, cũng
như nhân chứng trước phiên toà, có thể không bị bắt buộc phải cung cấp chứng cứ
nếu chứng cứ đó có thể dẫn đến việc buộc tội chính mình. Như đã nêu trên đây,
quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp (Tu chính án thứ năm), gọi là Quyền ưu
tiên hay Nguyên tắc chống tự buộc tội.
Hoạt động của Đại bồi thẩm đoàn được ghi vào biên bản thông qua nhân viên đánh
máy và được giữ bí mật. Nếu một công tố viên hay một thành viên bồi thẩm có bất
kỳ bình luận gì trước công chúng về hoạt động của Đại bồi thẩm đoàn sẽ phạm tội
hình sự. Công tố viên cũng không được tiết lộ với bất kỳ công tố viên hay điều tra
viên nào khác, trừ những người trực tiếp tham gia vụ án, về các hoạt động của Đại
bồi thẩm đoàn. Thông tin về hoạt động của Đại bồi thẩm đoàn chỉ có thể được tiết
lộ nếu có Lệnh của một Toà án liên bang. Tuy nhiên, điều đó hiếm khi xảy ra. Tất
nhiên, những chứng cứ thu được từ bồi thẩm đoàn có thể được sử dụng tại phiên
toà xét xử sau này, nếu Đại bồi thẩm đoàn quyết định truy tố. Trong những vụ án
lớn và phức tạp, chẳng hạn các vụ gian lận tài chính lớn, sự tham gia từ đầu của
Đại bồi thẩm đoàn có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động điều tra. Trong những vụ
như vậy, điều tra viên và công tố viên cũng sẽ phối hợp làm việc chặt chẽ ngay từ
giai đoạn điều tra ban đầu.
*
2. Bắt giữ
*
Trong hệ thống liên bang, một người có thể bị bắt sau khi Đại bồi thẩm đoàn đã
phê chuẩn quyết định khởi tố (truy tố) về một tội. Như đã nêu trên, thẩm phán
cũng có thể ra lệnh bắt trước khi có phán quyết phê chuẩn này. Thông thường, trợ
lý Chưởng lý liên bang sẽ đề nghị Toà án ra lệnh bắt người có tên trong quyết định
truy tố (của bồi thẩm đoàn)[7]. Phụ thuộc vào nhiều tình tiết mà sau khi bị bắt, bị
can có thể bị tạm giam hoặc* được nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại. Những tình tiết
này bao gồm các điều kiện: mức độ nghiêm trọng của vụ việc, tiền án, khả năng bỏ
trốn. Thẩm phán sẽ quyết định một người có bị tạm giam hay không hoặc được tại
ngoại và nếu tại ngoại thì kèm theo điều kiện gì. Những điều kiện này bao gồm cả
yêu cầu bị can, hay người đại diện của bị can, phải đặt bao nhiêu tiền, tài sản và
nếu trốn, tiền hoặc tài sản sẽ bị tịch thu.
*********** Ngay sau khị bị bắt, bị can sẽ được đưa tới một thẩm phán. Thẩm
phán sẽ thông báo với bị can về việc bị truy tố, buộc tội và hỏi bị can nhận tội hay
không nhận tội đã bị truy tố. Quá trình này được gọi là buộc tội.
*
3. Xét xử
*
Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, một người bị truy tố về tất cả các tội, trừ những tội ít
nghiêm trọng, có quyền được xét xử bởi một bồi thẩm đoàn. Đây là bồi thẩm đoàn
có chức năng xét xử, còn gọi là Tiểu bồi thẩm đoàn (petit jury - khác với Đại bồi
thẩm đoàn có chức năng buộc tội nêu trên). Bồi thẩm đoàn này có 12 thành viên là
những công dân bình thường và phải cùng đồng thuận phán quyết bị cáo có tội hay
không. Tại phiên toà, công tố viên phải chứng minh rằng, một người nào đó đã
phạm một tội hình sự. Bị cáo không có nghĩa vụ phải khai báo hay phải yêu cầu có
mặt nhân chứng ủng hộ mình[8]. Trái lại, nếu anh ta quyết định khai báo thì sẽ
phải tuyên thệ và bị truy tố về tội khai báo gian dối như bất kỳ nhân chứng nào
nếu khai báo gian dối.
*********** Tại phiên toà có bồi thẩm đoàn, bồi thẩm đoàn sẽ xác định chứng cứ
nêu ra liệu có đủ thuyết phục để kết tội bị cáo hay không. Bồi thẩm đoàn khi quyết
định chỉ được dựa trên các tình tiết, chứng cứ được trình bày tại phiên toà. Nếu bồi
thẩm đoàn có quan điểm cá nhân là một người nào đó đã phạm tội (như đã truy
tố), nhưng lại xác định rằng chứng cứ của công tố viên nêu ra tại toà chưa đủ cơ sở
để chứng minh bị cáo phạm tội, bồi thẩm đoàn phải tuyên vô tội cho bị cáo.
*********** Thẩm phán chủ toạ điều khiển phiên toà và quyết định những vấn đề
về pháp luật, bao gồm cả việc có chấp nhận một chứng cứ nào đó hay không
(chẳng hạn quyết định một chứng cứ nào đó có thể được trình bày trước bồi thẩm
đoàn hay không). Thẩm phán cũng hướng dẫn bồi thẩm đoàn về các nguyên tắc
pháp luật áp dụng trong vụ án để quyết định bị cáo có tội hay vô tội.
*********** Bị cáo có quyền từ bỏ quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn. Thẩm
phán khi đó sẽ có vai trò của người “xét xử các tình tiết thực tế” và quyết định với
các chứng cứ được trình bày đã đủ để cho rằng bị cáo đã phạm tội hay không.
*********** Thẩm phán có quyền, và thỉnh thoảng, đặt câu hỏi với nhân chứng.
Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi với nhân chứng là trách nhiệm đầu tiên và cơ bản của
công tố viên và luật sư bào chữa. Họ (công tố viên và luật sư) đặt ra hầu hết (nếu
không nói là tất cả) các câu hỏi với nhân chứng.
*********** Một nhân viên toà án sẽ ghi chép lại nguyên bản mọi lời nói, câu hỏi
đáp tại phiên toà giữa luật sư, công tố viên, thẩm phán và nhân chứng. Những ghi
chép này bao gồm cả các đối thoại, tranh luận giữa công tố viên và luật sư bào
chữa tại phòng riêng trước thẩm phán - mà không có sự hiện diện của bồi thẩm
đoàn về các vấn đề về luật, chẳng hạn tranh luận về một chứng cứ có được chấp
nhận (admissible) và được đưa ra tại phòng xét xử chính thức hay không.
*********** Nếu bị cáo bị tuyên có tội, trách nhiệm của thẩm phán chủ toạ là
quyết định hình phạt. Bị cáo bị kết tội có quyền kháng cáo phúc thẩm lên Toà
phúc thẩm Hạt có thẩm quyền. Nếu bị cáo được tuyên vô tội và được thả tự do,
công tố viên không có quyền kháng nghị phúc thẩm. Thông thường, bị cáo có thể
kháng cáo về hình phạt đã tuyên.* Công tố viên và bị cáo phải quyết định yêu cầu
đoạn biên bản phiên toà nào và chứng cứ nào (đã được xem xét tại toà sơ thẩm)
cần được Toà phúc thẩm xem lại. Không có chứng cứ mới nào được phép trình ra
tòa phúc thẩm.
*
3.1. Không truy tố
*
Một trong những đặc trưng lớn nhất của nền tư pháp Hoa Kỳ là thẩm quyền tuỳ
nghi rộng lớn của công tố viên trong các vấn đề hình sự. Chẳng hạn, một công tố
viên liên bang có thể quyết định không truy tố một tội phạm, nếu thấy vụ việc quá
nhỏ để truy tố theo thẩm quyền liên bang. Chẳng hạn, số lượng ma tuý hay thiệt
hại cho nạn nhân không đáng kể. Khi đó, cơ quan điều tra (liên bang) có thể
chuyển vụ việc cho một công tố viên của bang (nếu vụ việc đó có thể bị truy tố ở
toà án bang) và công tố viên của bang cũng có toàn quyền truy tố hay không truy
tố. Tương tự, công tố viên liên bang có thể không truy tố một tội phạm ít nghiêm
trọng nếu cho rằng, có giải pháp khác thay thế, chẳng hạn bị cáo đồng ý bồi
thường cho nạn nhân.
*********** Bị cáo bị khởi tố về các tội ít nghiêm trọng, không bạo lực, có thể
được xử lý theo các cách thức khác, thông thường là bồi thường, khắc phục hậu
quả cho nạn nhân. Nếu bị cáo thực hiện xong các biện pháp đó, họ sẽ không bị
truy tố nữa và tránh bị lập lý lịch hình sự.
*********** Một cách thức nữa mà công tố viên có thể không truy tố hoặc đề
nghị Đại bồi thẩm đoàn rút lại quyết định (phê chuẩn) truy tố là mặc dù có đủ
chứng cứ để khởi tố và phê chuẩn việc truy tố, nhưng các chứng cứ dù có bổ sung
sau này cũng không thể chứng minh được bị cáo phạm tội tại phiên toà xét xử
chính thức. Trong những trường hợp như vậy, công tố viên không bị bắt buộc phải
đề nghị ra lệnh bắt. Còn nếu công tố viên đã khởi tố, buộc tội, có phê chuẩn từ Đại
bồi thẩm đoàn, đã có lệnh bắt bị can từ toà án, (mà sau đó quyết định không truy
tố), thì việc đó được coi như lạm dụng quyền tuỳ nghi của công tố viên.
*
3.2. Thoả thuận nhận tội
*
Hầu hết các vụ án hình sự ở Mỹ, trước khi xét xử, thậm chí ngay tại phiên xử,
được xử lý /giải quyết theo thủ tục bị cáo nhận tội. Thông thường, việc nhận tội
của bị cáo có được sau khi có thương lượng giữa luật sư đại diện cho bị cáo và
công tố viên. Thủ tục này được gọi là Thoả thuận nhận tội (hay thú tội). Theo thủ
tục này, bị cáo, thường thông qua luật sư, đồng ý nhận tội theo một hay tất cả các
tội mà công tố viên khởi tố /buộc tội để đổi lại một số hoạt động nhất định của
công tố viên. Công tố viên có thể đồng ý không truy tố một hay một số tội danh đã
khởi tố /buộc tội, hay thậm chí sẽ đưa ra đề nghị về mức án với thẩm phán, hoặc
không phản đối mức án mà luật sư bào chữa đưa ra[9]. Thoả thuận của công tố
viên (với phía bị cáo) có hiệu lực pháp luật trên toàn liên bang. Là một phần của
thoả thuận nhận tội, bị cáo có thể đồng ý khai báo sự thật về các tội phạm mà anh
ta biết được. Do vậy, công tố viên có thể sử dụng thoả thuận nhận tội để có được
lời khai từ những kẻ phạm tội ít nghiêm trọng trong vụ án, để có chứng cứ kết tội
những kẻ phạm tội nghiêm trọng hơn.
*********** Thoả thuận nhận tội phải được lập trước một thẩm phán. Một nhân
viên toà án sẽ viết biên bản về tất cả mọi điều nêu ra trong khi thoả thuận. Trước
khi thẩm phán chấp thuận thoả thuận, ông ta sẽ đặt câu hỏi với bị can (tại một
phiên họp /xử công khai) để đảm bảo rằng, bị cáo hiểu hết về quyền của anh ta
không phải nhận tội và có quyền yêu cầu một phiên xét xử chính thức; rằng anh ta
nhận tội hoàn toàn tự nguyện, hiểu hết mọi điều khoản trong Thoả thuận và hậu
quả của việc nhận tội; rằng anh ta không bị ép buộc hay bị hứa hẹn, lừa dối không
đúng pháp luật từ phía công tố; và có cơ sở thực tế của Thoả thuận nhận tội. Nếu
thẩm phán không thoả mãn, hài lòng với trả lời từ phía bị can, thẩm phán sẽ không
chấp nhận lời nhận tội của bị can.
*
3. 3. Miễn trừ truy tố
***********
Để có được chứng cứ cần thiết truy tố một tội phạm liên quan đến các vụ phạm tội
có tổ chức là một điều đặc biệt khó khăn. Tính chất bí mật của các tổ chức này và
sự* đe dọa sẽ làm cho việc có được chứng cứ - những lời khai cần thiết chống lại
những kẻ cầm đầu - là điều đặc biệt khó khăn cho các công tố viên. Nhân chứng
ngoài các tổ chức này thông thường rất sợ hãi khi phải khai báo. Những thành viên
trong tổ chức thì không chỉ không muốn khai báo, mà còn viện dẫn Tu chính án
thứ 5 về nguyên tắc chống tự buộc tội và từ chối khai báo về bất cứ tội phạm nào
mà họ tham gia. Quyền lực đặc biệt của công tố viên để miễn trừ truy tố cho các
nhân chứng, thường sẽ tạo điều kiện cho họ có được lời khai đặc biệt có giá trị,
đặc biệt khi truy tố* các vụ án loại này.
*********** Thứ nhất, công tố viên sẽ xác định sự hợp tác hoặc những lời khai
có giá trị đến mức nào và tầm quan trọng của lời khai hay sự hợp tác của một
người nào đó có giá trị, trọng lượng cao hơn yêu cầu, đòi hỏi phải truy tố người đó
về những tội nhẹ, ít nghiêm trọng mà họ tham gia. Trong trường hợp đó, công tố
viên sẽ đồng ý không truy tố người đó về tội phạm mà họ sẽ khai ra hoặc sẽ hợp
tác, chẳng hạn sẽ cung cấp thông tin và hợp tác trong hoạt động điều tra. Do vậy
công tố viên sẽ trao (xác nhận) miễn trừ truy tố đối với một số tội mà họ đã phạm.
*********** Thứ hai, công tố viên có thể xác định phạm vi, mức độ miễn trừ.
Trường hợp này được quy định nhằm bỏ qua hay bác lập luận của nhân chứng về
nguyên tắc chống tự buộc tội. Trong trường hợp này, công tố viên đề nghị tòa án
bắt buộc nhân chứng phải khai báo và nhân chứng sẽ được đảm bảo rằng lời khai
đó (và bất kỳ thông tin nào có được từ lời khai đó) sẽ không được sử dụng để truy
tố chống lại anh ta. Cách thức miễn trừ này được quy định trong các luật do Quốc
hội thông qua, nhằm giải quyết thực tế khó khăn cần có được chứng cứ trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 55_9952.pdf