Cơ quan bảo hiến ở một số nước trên thế giới

“Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập

pháp“, hành pháp và tư pháp”[1] là một vấn đề hết sức mới mẻ ở nước ta. Vì vậy,

việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực này là cần thiết. Trong bài

viết, tác giả cung cấp cho bạn đọc những kinh nghiệm về cơ chế bảo hiến của một

số nước trên thế giới.

pdf21 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cơ quan bảo hiến ở một số nước trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ quan bảo hiến ở một số nước trên thế giới “Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp“, hành pháp và tư pháp”[1] là một vấn đề hết sức mới mẻ ở nước ta. Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực này là cần thiết. Trong bài viết, tác giả cung cấp cho bạn đọc những kinh nghiệm về cơ chế bảo hiến của một số nước trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, Tòa án Tối cao và tòa án các cấp của liên bang được giao trách nhiệm tài phán hiến pháp. ở cấp tiểu bang, quyền của một tòa án tuyên bố một đạo luật là không hợp hiến chỉ xuất hiện trong những năm đầu mới thiết lập chế độ cộng hòa. Tư tưởng dân chủ nhấn mạnh tới vai trò của các cơ quan lập pháp là thể chế đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân; nhưng người Mỹ đã sớm phát hiện thấy các cơ quan lập pháp của họ cũng có thể sẽ đe dọa quyền con người và quyền tự do của họ. Vì lẽ đó, cùng với tư tưởng tam quyền phân lập và nguyên tắc kiểm soát, cân bằng, chế độ bảo hiến đã trở thành trụ cột bảo đảm tính tối thượng của hiến pháp, bao hàm quyền của các tòa án được bác bỏ các đạo luật của Quốc hội nếu những đạo luật này bị phát hiện trái với Hiến pháp. Trong các thập niên đầu thế kỷ XX, Tòa án Tối cao thường được coi là cơ quan bảo vệ tài sản và các doanh nghiệp trước các đạo luật cấp tiến. Chẳng hạn, vào năm 1905, Tòa bác bỏ một đạo luật của tiểu bang New York giới hạn số giờ làm việc của những người làm bánh mì trong một ngày và tuyên bố những quy định này là “sự can thiệp trắng trợn” vào quyền của các cá nhân. Cách nhìn nhận như vậy của ngành tư pháp đã khiến cho Tòa án Tối cao lâm vào thế mâu thuẫn với chương trình phát triển kinh tế mới của Tổng thống Franklin Roosevelt trong những năm 1930. Ngày nay, Tòa án Tối cao xem xét một số lượng lớn các vấn đề khác nhau. Trong thập niên 1960, khi Earl Warren là Chánh án, Tòa án Tối cao theo đuổi một chương trình nghị sự đầy tham vọng. Tòa đã phán quyết mỗi người một phiếu bầu (bảo đảm tới mức cao nhất mỗi khu vực cử tri có số dân bằng nhau) là nguyên tắc trong bầu cử các thành viên của cơ quan lập pháp. Tòa cũng áp dụng hầu hết thủ tục tố tụng bảo đảm Tuyên ngôn Nhân quyền tại tất cả các tiểu bang, ủng hộ phong trào dân quyền và mở đường cho việc thực hiện quyền riêng tư và tự quyết đã quy định trong Hiến pháp. Cho dù một số thẩm phán do các Tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa bổ nhiệm có chủ trương “hạn chế ngành tư pháp”; song Tòa án Tối cao vẫn tự tin giải quyết nhiều vấn đề đại sự quốc gia. Tòa án Tối cao thường xuyên được yêu cầu quyết định xem một đạo luật hay quy định của liên bang có cản trở hoạt động của tiểu bang hay không. Tương tự như vậy, người ta cũng thường yêu cầu Tòa phân xử liệu một đạo luật của tiểu bang, nếu không hợp lệ, có ảnh hưởng tới một số lợi ích quốc gia như tự do thương mại hay không. Hệ thống toà án liên bang gồm có Toà án Tối cao, Toà án Phúc thẩm, Toà án khu vực và các toà án đặc biệt. Đứng đầu hệ thống toà án là Toà án Tối cao Hoa Kỳ. Đây là cơ quan quan trọng trong cơ cấu các cơ quan nhà nước tối cao bên cạnh Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ. Toà án Tối cao Hoa Kỳ là cơ quan tư pháp duy nhất được lập ra theo quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ gồm chín thẩm phán, một trong số đó được Tổng thống bổ nhiệm làm Chánh án. Các thẩm phán của Toà án Tối cao, kể cả Chánh án do Tổng thống bổ nhiệm phải được Thượng viện phê chuẩn. Khi Toà án ra bản án, tối thiểu phải có sáu thẩm phán tham gia bỏ phiếu. Toà án Tối cao xem xét sơ thẩm các vụ án liên quan đến phân định thẩm quyền giữa hai hay nhiều bang, các vụ kiện mà một trong các bên là đại sứ nước ngoài và một số vụ án khác (thực tế thì số vụ án này không nhiều). Chức năng cơ bản của Toà án Tối cao là xem xét đơn kháng cáo quyết định của Toà án Liên bang cấp dưới và Toà án các bang nếu như trong các quyết định đó động chạm tới vấn đề liên bang cũng như các kháng cáo đề nghị huỷ bỏ quyết định của bất kỳ toà án nào được coi là trái Hiến pháp, huỷ bỏ luật của bất cứ bang nào hay văn bản nào của Quốc hội Hoa Kỳ được ban hành trái Hiến pháp. Toà án Tối cao Hoa Kỳ cũng có quyền, theo đề nghị của Toà án cấp phúc thẩm, giải thích bất cứ vấn đề nào phát sinh từ các vụ án dân sự hay hình sự và đưa ra sự giải thích mang tính chất bắt buộc đối với các vụ án đó… Một số nước cũng có mô hình giống Hoa Kỳ. Achentina không có cơ quan chuyên biệt giám sát Hiến pháp, mà chức năng đó do các Tòa án tài phán chung ở các cấp thực hiện. Toà án Tối cao có quyền tuyên bố bất kỳ một văn bản pháp luật nào đó trái Hiến pháp. Theo pháp luật Mêhicô, Toà án Tối cao có thẩm quyền đặc biệt quan trọng là xem xét giải quyết các tranh chấp giữa hai hay nhiều bang, giữa các cấp chính quyền trong từng bang về tính hợp hiến trong hoạt động của các cấp chính quyền, giải quyết xung đột giữa liên bang và các bang, các xung đột mà một bên là liên bang theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Toà án Tối cao còn giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các toà án liên bang, giữa các toà án liên bang với toà án các bang hay giữa các toà án các bang. Toà án Tối cao có quyền điều tra các vụ việc vi phạm luật bầu cử ở cấp quốc gia nhưng chỉ trong những trường hợp Toà nghi ngờ có sự vi phạm thủ tục bầu cử của các cơ quan thuộc liên bang. Từ năm 1995 Toà án Tối cao có thẩm quyền huỷ bỏ bất kỳ luật, văn bản dưới luật nào vi hiến. Như vậy, Toà án Tối cao Mêhicô hiện nay là cơ quan giám sát Hiến pháp. Giám sát Hiến pháp ở Singapore cũng do các toà án thực hiện. Thẩm phán tối cao và các thành viên của Toà án Tối cao do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cần phải thoả thuận về ứng cử viên các thành viên của Toà án Tối cao với Thẩm phán tối cao (Chánh án). Tổng thống cũng bổ nhiệm các thẩm phán Toà án cấp dưới theo đề nghị của Thẩm phán tối cao. Thời hạn bổ nhiệm do Uỷ ban công vụ pháp lý quy định. Uỷ ban này do Thẩm phán tối cao làm Chủ tịch. Các thẩm phán Toà án Tối cao thực hiện nghĩa vụ của mình đến 65 tuổi. Tại Nhật Bản, giám sát Hiến pháp tức là kiểm tra, thẩm định bất kỳ văn bản pháp luật hay các quyết định hành chính có phù hợp với Hiến pháp hay không. Việc giám sát Hiến pháp không chỉ do Toà án Tối cao, mà cả các toà án cấp dưới thực hiện. Một số toà án đã nhiều lần đưa ra các quyết định rất tiến bộ về sự vi hiến trong các quyết định đối nội và đối ngoại của Chính phủ. Theo pháp luật Venezuela, Toà án tối cao đồng thời là cơ quan giám sát Hiến pháp. Toà án này có quyền tuyên bố sự vi hiến (một phần hoặc toàn bộ) của các đạo luật do các viện của Quốc hội ban hành, luật của các bang và văn bản của chính quyền tự quản, các nghị định và văn bản khác của cơ quan hành pháp khác, nếu chúng trái với Hiến pháp. Còn tại Yemen, cấp xét xử cao nhất là Tòa án Tối cao. Thẩm quyền của tòa án này là xem xét các vấn đề về tính hợp hiến của các đạo luật và các văn bản dưới luật, giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước, kiểm tra tư cách đại biểu của các thành viên Nghị viện. 2. Tòa án hiến pháp Mô hình này được áp dụng ở Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Áo; Liên bang Nga, các nước SNG và các nước Đông Âu hiện nay. Toà án Hiến pháp Liên bang Nga được thành lập vào năm 1991 và hoạt động dựa trên Luật về Toà án Hiến pháp Liên bang Nga ngày 21/7/1994 để thực hiện chức năng kiểm tra việc tuân thủ Hiến pháp ở Liên bang Nga. Cơ quan này gồm 19 thẩm phán. Theo yêu cầu của Tổng thống Liên bang Nga, Hội đồng Liên bang, Đuma Quốc gia Nga, một phần năm số thành viên Hội đồng Liên bang hoặc đại biểu Đuma Quốc gia Nga, Chính phủ Liên bang Nga, Toà án Tối cao Liên bang Nga và Toà án Trọng tài cao cấp Liên bang Nga, các cơ quan lập pháp và hành pháp của các chủ thể liên bang, Toà án Hiến pháp sẽ xem xét tính hợp hiến của: a) các đạo luật liên bang, các văn bản quy phạm của Tổng thống, Hội đồng Liên bang, Đuma Quốc gia Nga, Chính phủ Liên bang Nga; b) Hiến pháp của các nước Cộng hoà, các điều lệ cũng như các văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể liên bang về những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước Liên bang và những vấn đề thuộc đồng thẩm quyền giải quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang và các cơ quan quyền lực của các chủ thể liên bang; c) các thoả thuận giữa các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang và các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể liên bang, các thoả thuận giữa các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể liên bang với nhau; d) các hiệp định quốc tế mà Liên bang Nga ký kết nhưng chưa có hiệu lực. Ngoài ra, Toà án Hiến pháp Liên bang Nga còn giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền: a) giữa các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang; b) giữa các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang và các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể liên bang; c) giữa các cơ quan nhà nước cao cấp của các chủ thể liên bang với nhau. Theo các khiếu kiện về việc vi phạm các quyền và tự do của công dân đã được Hiến pháp quy định và theo yêu cầu của các Toà án, Toà án Hiến pháp Liên bang Nga kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật đã được áp dụng hoặc đang được áp dụng đối với các trường hợp cụ thể theo trình tự, thủ tục mà pháp luật liên bang đã quy định. Theo yêu cầu của Tổng thống, Hội đồng Liên bang, Đuma Quốc gia, Chính phủ Liên bang, các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể liên bang, Toà án Hiến pháp tiến hành việc giải thích Hiến pháp Liên bang Nga. Các văn bản pháp luật hoặc các quy định riêng biệt của chúng nếu bị Toà án Hiến pháp tuyên bố là không phù hợp với Hiến pháp, đều không có hiệu lực pháp luật. Các hiệp định quốc tế mà Liên bang Nga ký kết, bị Toà án Hiến pháp tuyên bố là trái với Hiến pháp sẽ không có hiệu lực thi hành. Các chủ thể liên bang có thể thành lập các Toà án Hiến pháp của mình để xem xét những vấn đề liên quan đến tính phù hợp hay không phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật mà các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể liên bang, các cơ quan tự quản địa phương của các chủ thể liên bang ban hành với Hiến pháp của chủ thể liên bang, cũng như để giải thích Hiến pháp của chủ thể liên bang. Các nguyên tắc, trình tự, thủ tục hoạt động của các toà án này được quy định trong pháp luật của chủ thể liên bang tương ứng. Tại Cộng hòa Be -la-rút-xi-a, Toà án Hiến pháp thực hiện quyền giám sát Hiến pháp. Theo Điều 116 của Hiến pháp nước này, Toà án Hiến pháp có 12 thẩm phán là các chuyên gia có nghiệp vụ chuyên môn cao trong lĩnh vực luật học, về nguyên tắc là họ có trình độ bác học gồm: sáu thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm, sáu* thẩm phán do Thượng viện bầu. Chánh án Toà án Hiến pháp do Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Thượng viện. Nhiệm kỳ của các thành viên của Toà án Hiến pháp là 11 năm. Tuổi về hưu của các thành viên Toà án Hiến pháp là 70.t Toà án Hiến pháp sẽ căn cứ theo đề nghị của Tổng thống, Hạ viện, Thượng viện, Toà án Tối cao, Toà án kinh tế phúc thẩm, Hội đồng Bộ trưởng để đưa ra các kết luận về: sự phù hợp của luật, sắc luật, lệnh của Tổng thống, các điều ước quốc tế và các cam kết khác của Be -la-rút-xi-a với Hiến pháp và các văn bản pháp lý quốc tế do Be -la-rút-xi-a phê chuẩn; sự phù hợp của các văn bản của các tổ chức quốc tế mà Be -la-rút-xi-a tham gia, các lệnh của Tổng thống được ban hành để thực hiện luật với Hiến pháp, với các văn bản pháp lý quốc tế mà Be -la-rút-xia đã phê chuẩn, với các luật và sắc luật; sự phù hợp của các quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, các văn bản của Toà án Tối cao, Toà án kinh tế thượng thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát với Hiến pháp, các văn bản pháp lý quốc tế mà Be -la-rút-xi-a đã phê chuẩn, luật, sắc luật và lệnh; sự phù hợp của văn bản pháp luật của bất cứ cơ qua nhà nước khác với Hiến pháp, các văn bản pháp lý quốc tế mà Be -la-rút-xi-a đã phê chuẩn, luật, sắc luật và lệnh. Theo pháp luật Hung -ga-ry, cơ quan giám sát Hiến pháp ở Hung -ga-ry là Toà án Hiến pháp. Toà án này được thành lập vào năm 1989 gồm 11 thành viên do Quốc hội bầu ra bằng đa số phiếu đặc biệt (2/3 tổng số đại biểu). Các ứng cử viên do một uỷ ban mà thành phần là* đại diện cho tất cả mỗi đảng, đoàn trong Quốc hội đề nghị. Nhiệm kỳ của các thẩm phán là chín năm và không được bầu lại. Giới hạn tuổi được bầu là 70. Các thành viên chọn bầu ra Chánh án và Phó Chánh án với nhiệm kỳ ba năm và có thể được bầu lại trong giới hạn nhiệm kỳ của Toà án Hiến pháp.* Thẩm quyền của Toà án Hiến pháp bao gồm: giám sát tính hợp hiến của các quy phạm pháp luật và giải quyết các vụ việc khác do pháp luật quy định. Quy phạm vi hiến sẽ bị huỷ bỏ. Theo Luật về Toà án Hiến pháp năm 1989, Toà án Hiến pháp còn thực hiện việc thẩm tra tính hợp hiến của một số loại quy định của các dự án luật tuy được thông qua nhưng không được công bố thi hành, nội quy kỳ họp Quốc hội, điều ước quốc tế; giám sát các quy phạm pháp luật và các phương thức pháp lý khác trong hoạt động Nhà nước; giải quyết các vụ việc khi có sự khác biệt với các điều ước quốc tế. Toà án Hiến pháp giải quyết các khiếu kiện đối với sự vi phạm quyền Hiến định của công dân, các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan công quyền. Ngoài ra, Toà án còn có quyền giải thích Hiến pháp. Xét về tính tích cực trong hoạt độngX, Toà án Hiến pháp Hung -ga-ry vượt xa so với Toà án Hiến pháp của các nước khác. Trong những năm 90, Toà án Hiến pháp đã thể hiện như là một lực lượng chính trị quan trọng, cùng với Nghị viện, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành hệ thống pháp luật mới của đất nước. Còn tại Rumani, Toà án Hiến pháp không nằm trong hệ thống chung của Toà án. Như một cơ quan của quyền lực kiểm tra, Tòa án Hiến pháp bảo đảm sự cân bằng giữa các cơ quan quyền lực chủ yếu và kiểm tra các quyết định của những cơ quan này. Chức năng chủ yếu của Tòa án Hiến pháp là kiểm tra sự phù hợp của pháp luật với Hiến pháp. Tòa án Hiến pháp giải quyết vấn đề về tính hợp hiến của các đạo luật trước khi thực thi cũng như các đạo luật, các nghị định đã có hiệu lực pháp luật nhưng theo thủ tục bị phản đối (theo đề nghị của các toà án đã xem xét các vụ án cụ thể), trong đó quyết định của Tòa án Hiến pháp ở trường hợp đầu không phải là quyết định cuối cùng. Các đạo luật hoặc quy chế bị Tòa án Hiến pháp coi là vi hiến phải được xem xét lại. Nếu đạo luật lại được thông qua bằng đa số phiếu, ít nhất là 2/3 thành viên của từng Viện, thì việc phản đối bị bác bỏ và đạo luật được áp dụng là bắt buộc. Tòa án Hiến pháp giám sát việc tuân theo các thủ tục bầu Tổng thống và chứng thực kết quả các cuộc bầu cử; xác nhận sự tồn tại của các tình tiết biện hộ cho tính tạm thời của việc thực hiện chức vụ Tổng thống và thông báo ý kiến của mình cho Nghị viện, Chính phủ; đưa ra kết luận đối với đề nghị cách chức Tổng thống; giám sát việc tuân theo các thủ tục về tổ chức, tiến hành các cuộc trưng cầu ý dân và phê chuẩn kết quả; kiểm tra các điều kiện để sáng kiến pháp luật của công dân có được thực hiện hay không; ra quyết định giải quyết các khiếu nại mà đối tượng bị khiếu nại là tính hợp hiến của một đảng chính trị nào đó. Tòa án Hiến pháp được thành lập với chín thẩm phán được bổ nhiệm với thời hạn chín năm, thời hạn này có thể được gia hạn hoặc thay đổi. Ba thẩm phán do Hạ viện bổ nhiệm, ba thẩm phán do Thượng viện bổ nhiệm và ba thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm. Các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp bầu ra Chánh án với thời hạn ba năm bằng cách bỏ phiếu kín. Tòa án Hiến pháp phải đổi mới 1/3 số thành viên của mình theo thời hạn ba năm một lần theo thủ tục Luật đặc biệt của Nghị viện. Theo Luật về Toà án Hiến pháp năm 1993 của Cộng hòa Séc, Toà án Hiến pháp thực hiện việc giám sát Hiến pháp, gồm có 15 thẩm phán, được Tổng thống bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 10 năm. Toà án Hiến pháp có thẩm quyền: huỷ bỏ những đạo luật trái với Hiến pháp và hủy bỏ (trong hàng loạt trường hợp) những hợp đồng quốc tế, những mệnh lệnh pháp luật hoặc những quy định riêng rẽ mà trái với Hiến pháp, luật hoặc thoả ước quốc tế; giải quyết những khiếu nại Hiến pháp của các cơ quan tự quản theo lãnh thổ đối với những can thiệp trái pháp luật của nhà nước, những khiếu nại theo Hiến pháp đối việc giải quyết không đúng thẩm quyền và những can thiệp khác của cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm những quyền cơ bản và tự do được quy định trong Hiến pháp, những khiếu nại về quyền bầu cử đại biểu hoặc Nghị sĩ, sự tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong việc quyết định về giải thể đảng phái chính trị, buộc tội nghị sỹ chống lại Tổng thống, về những biện pháp cần thiết để thực hiện phán quyết của Toà án quốc tế có hiệu lực bắt buộc đối với Cộng hoà Séc, nếu không được áp dụng một biện pháp nào khác,… Tại Tây Ban Nha, Hiến pháp năm 1978 đưa Toà án Hiến pháp vào thành phần các cơ quan nhà nước cao cấp. Toà án này quyết định về tính hợp hiến của các đạo luật và các văn bản của Chính phủ có hiệu lực như luật, giải quyết những tranh chấp về các vấn đề thẩm quyền của Nhà nước và các tổ chức của các vùng tự trị, cũng như các đơn kháng án của các chủ thể (thể nhân và pháp nhân) riêng lẻ đối với các vi phạm các quyền và tự do hiến định của họ. Cơ quan tư pháp cũng có thể kháng nghị lên Toà án Hiến pháp, nếu trong quá trình tố tụng cơ quan này phát hiện ra văn bản luật cần phải áp dụng mâu thuẫn với Hiến pháp. Quyết định của Toà án Hiến pháp, trong đó có việc xác nhận các luật và các văn bản quy phạm vi hiến, có hiệu lực bắt buộc và không được phép kháng án. Toà án Hiến pháp gồm 12 người. Họ được Nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị của hai viện thuộc Nghị viện (mỗi viện bốn người), Chính phủ (hai người) và Đại hội đồng Tư pháp (hai người) từ các thẩm phán, công tố viên và luật sư có kinh nghiệm (giáo sư trường đại học tổng hợp, các công chức nhà nước và luật sư). Các thành viên của Toà án được bổ nhiệm với nhiệm kỳ chín năm (cứ ba năm bổ nhiệm lại 1/3 số thành viên của Toà án). Chánh án Toà án Hiến pháp do Nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị của các thành viên của Toà án Hiến pháp. ở Thái Lan, Toà án Hiến pháp được thành lập năm 1998 theo bản Hiến pháp mới để giải quyết những vụ kiện liên quan đến Hiến pháp. Toà án Hiến pháp gồm Chủ tịch và 14 thẩm phán được Nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị của Thượng viện. Trong 15 thẩm phán, năm người đến từ Toà án tối cao và hai người từ Toà án hành chính. Họ được tuyển chọn bởi hội đồng chung của Toà án tối cao và Toà án hành chính. Năm người khác được tuyển chọn bởi Thượng viện từ một danh sách các chuyên gia pháp luật được giới thiệu bởi Uỷ ban bầu cử. Ba người còn lại được chọn bởi Thượng viện từ danh sách các nhà khoa học chính trị được giới thiệu bởi Hội đồng đề cử. Nhiệm kỳ của các thẩm phán, bao gồm cả Chủ tịch là chín năm và không gia hạn. Toà án Hiến pháp Thái Lan có quyền:1) xác định tính hợp hiến những quyết định của cơ quan nhà nước và đạo luật của Quốc hội khi có kiến nghị của Toà án hoặc của một nguyên đơn, bị đơn khi họ có những chứng cứ cho rằng, những quyết định của cơ quan nhà nước hoặc đạo luật được áp dụng để xét xử có sự vi hiến; 2) xác định tính hợp hiến của các dự luật khi được yêu cầu của các Hạ nghị sĩ, các Thượng nghị sĩ hoặc Bộ trưởng quan trọng; 3) xác định tính hợp hiến của bất kỳ đạo luật nào, quy định hoặc hoạt động của những cơ quan độc lập khi được yêu cầu bởi thanh tra viên; 4) giải quyết những vấn đề liên quan đến tư cách của Hạ nghị sĩ hoặc Thượng nghị sĩ hay thành viên nội các khi được yêu cầu bởi Hạ nghị sĩ, Thượng nghị sĩ hoặc Uỷ ban chống tham nhũng quốc gia; 5) giải quyết yêu cầu của Uỷ ban chống tham nhũng về sự thiếu trung thực của một chính khách khi kê khai tài sản và các khoản thu nhập, hoặc xem xét sự đúng đắn của những tài sản đó. Nếu toà án nhận thấy chính khách có tội, thì chính khách sẽ bị cách chức và không được phép nắm bất kỳ chức vụ chính trị nào trong vòng năm năm; 6) quyền giải tán một đảng chính trị khi được Uỷ ban bầu cử yêu cầu và quyết định điều lệ quy tắc của chính đảng, xác nhận điều lệ quy tắc của chính đảng có phù hợp với nguyên tắc dân chủ và chính thể quân chủ không. Toà án cũng có quyền huỷ bỏ quyết định của một đảng chính trị nếu nhận thấy quyết định đó không dân chủ; 7) được giao quyền giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước về thẩm quyền và trách nhiệm khi được Chủ tịch Quốc hội hoặc cơ quan hữu quan yêu cầu. Toà án quyết định theo đa số phiếu của thẩm phán. Mỗi thẩm phán được yêu cầu đưa ra quyết định của mình và trình bày tại cuộc họp bằng miệng trước khi thông qua quyết định phiên toà. Cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng giám sát Hiến pháp của Thổ Nhĩ Kỳ là Toà án Hiến pháp được thành lập năm 1901. Toà án gồm 11 thẩm phán chính và bốn thẩm phán dự khuyết. Các thành viên này do Tổng thống chỉ định từ các ứng cử viên là thẩm phán* Tòa án tối cao (hai thành viên chính và hai dự khuyết), thành viên của Hội đồng nhà nước (hai thành viên chính và một dự khuyết), Toà án phúc thẩm quân sự, Toà án quân sự thượng thẩm, Toà án kiểm toán, Hội đồng cao cấp về giáo dục đào tạo (cứ mỗi cơ quan này tiến cử một thành viên chính), đoàn luật sư (ba thành viên chính và một dự khuyết). Các luật gia có từ 15 năm công tác trở lên công tác ở Toà án hay tổ chức luật sư và tuổi đời không dưới 40 có thể được bổ nhiệm là thành viên của Toà án Hiến pháp. Toà án Hiến pháp giám sát sự phù hợp với Hiến pháp của các đạo luật, nghị định có hiệu lực như luật và quy chế nội bộ của Quốc hội dưới góc độ hình thức (thủ tục thông qua các văn bản pháp luật) và nội dung. Các đạo luật về sửa đổi Hiến pháp được xem xét và kiểm tra chỉ dưới góc độ hình thức. Tuy thế, Toà án Hiến pháp không thể khởi tố vụ án vì sự vi hiến về hình thức và nội dung của các nghị định có hiệu lực như luật và được thông qua khi có các tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật và trong trường hợp có chiến tranh. Trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm công bố luật, không được phép khởi tố vụ án về việc bãi bỏ luật đó vì lý do vi hiến theo hình thức. Toà án Hiến pháp có thể xét xử các vụ án về tội phạm liên quan đến trách nhiệm của Tổng thống, các thành viên Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án và các thành viên Toà án Hiến pháp, Hội đồng Nhà nước, Toà án tối cao, Toà án quân sự tối cao, Toà án hành chính quân sự thượng thẩm, các công tố viên chính và các phó của công tố viên chính của Toà án này, chủ tịch và các thành viên của hội đồng thẩm phán và công tố viên Toà án kiểm toán. Tại Cộng hòa Nam Phi, Hiến pháp quy định tính độc lập của hệ thống tư pháp và chỉ phụ thuộc vào Hiến pháp. Hệ thống toà án của Nam Phi bao gồm Toà án Hiến pháp, các Toà án giám đốc thẩm, Toà án phúc thẩm, Toà án cấp huyện. Toà án Hiến pháp là toà án phúc thẩm về tất cả các vấn đề về Hiến pháp, chỉ có Toà án này mới có quyền công nhận các văn bản của Nghị viện và Đại hội đồng tỉnh không phù hợp Hiến pháp. Thẩm quyền đặc biệt của Toà án Hiến pháp còn bao gồm cả việc giải quyết các tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước ở cấp quốc gia và cấp tỉnh liên quan đến quy chế Hiến pháp, thẩm quyền và quyền hạn của bất kỳ cơ quan nào trong các cơ quan này, xác định Nghị viện hay Tổng thống không thực hiện nghĩa vụ Hiến pháp, chứng nhận Hiến pháp của các tỉnh. Toà án Hiến pháp đưa ra quyết định cuối cùng về tính hợp hiến của các văn bản của Nghị viện, Đại hội đồng tỉnh hay hành vi của Tổng thống và Tòa án Hiến pháp cũng chuẩn y các phán quyết của các Tòa giám đốc, Tòa phúc thẩm khi các phán quyết này tuyên bố các văn bản luật nào đó vi hiến. Tại Hàn Quốc, Toà án Hiến pháp có một quyền hạn đặc biệt quan trọng là đưa ra quyết định giải tán các chính đảng và chất vấn Tổng thống, các thành viên trong Chính phủ và những người có chức vụ cao cấp khác. Toà án Hiến pháp Hàn Quốc gồm chín quan toà, các quan toà này là những người từ 40 tuổi trở lên, có kinh nghiệm làm việc từ 15 năm trở lên trong các lĩnh vực liên quan đến luật như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư… Nhiệm kỳ của quan toà là sáu năm và có thể tái nhiệm. Tuổi về hưu của quan toà là 65 nhưng của Chủ tịch Toà án là 70. Chế độ lương bổng và đãi ngộ đối với Chủ tịch Toà án Hiến pháp tương đương với Chánh án Toà án tối cao, còn các quan toà tương đương với Thẩm phán Toà án tối cao. Các quan toà được lựa chọn bởi cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp: ba người do Tổng thổng lựa chọn, ba người do Quốc hội bầu và ba người do Chánh án Toà án tối cao chỉ định. Tổng thống bổ nhiệm Chủ tịch Toà án Hiến pháp trong số các quan toà và được Quốc hội phê chuẩn. Hình thức tổ chức này nhìn bề ngoài dường như là sự tham gia công bằng của cả ba cơ quan tư pháp, lập pháp và Tổng thống, nhưng trên thực tế, ảnh hưởng của Tổng thống rất mạnh nên cũng có ý kiến cho rằng, cần phải cải tiến phương thức tổ chức này. Trong Toà án Hiến pháp có khoảng 40 chuyên viên nghiên cứu Hiến pháp. Các chuyên viên này xem xét, điều tra các vụ việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf200_4296.pdf
Tài liệu liên quan