Cổ phiếu ngân hàng không dễ trở lại ngôi vị cổ phiếu vua
trên thị trong niêm y ết nếu nhìn vào triển vọng lợi nhuận của
các ngân hàng trong thời gian tới.
Ngày 16/12 kế hoạch lướt sóng cổ phiếu ngân hàng sau chu kỳ
T+4 của nhiều nhà đầu tư đã không thành hiện thực khi đua mua
cổ phiếu ngân hàng giá trần sau ngày thông tin các ngân hàng
nhỏ được gia hạn thêm thời gian tăng vốn điều lệ đến hết năm
2011 được công bố.
Hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều giảm điểm sau 3 - 4 phiên
tăng trần với giá trị giao dịch lớn. Mức tăng giá của nhóm cổ
phiếu này sau tuần giao dịch vừa qua là khoảng 10 - 15%.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cổ phiếu ngân hàng: Không dễ trở lại ngôi vua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cổ phiếu ngân hàng:
Không dễ trở lại ngôi vua
Cổ phiếu ngân hàng không dễ trở lại ngôi vị cổ phiếu vua
trên thị trong niêm yết nếu nhìn vào triển vọng lợi nhuận của
các ngân hàng trong thời gian tới.
Ngày 16/12 kế hoạch lướt sóng cổ phiếu ngân hàng sau chu kỳ
T+4 của nhiều nhà đầu tư đã không thành hiện thực khi đua mua
cổ phiếu ngân hàng giá trần sau ngày thông tin các ngân hàng
nhỏ được gia hạn thêm thời gian tăng vốn điều lệ đến hết năm
2011 được công bố.
Hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều giảm điểm sau 3 - 4 phiên
tăng trần với giá trị giao dịch lớn. Mức tăng giá của nhóm cổ
phiếu này sau tuần giao dịch vừa qua là khoảng 10 - 15%.
Tuy nhiên, nguyên nhân của cơn sóng cổ phiếu ngân hàng lần
này không xuất phát từ những lý do cơ bản có khả năng đến tác
động hoạt động kinh doanh, triển vọng lợi nhuận của các ngân
hàng niêm yết, mà chỉ là tác động về tâm lý của thông tin hoãn
tăng vốn điều lệ cho ngân hàng nhỏ, mà phần lớn là các ngân
hàng chưa niêm yết.
Nhìn lại một vài năm trước. Năm 2007, hệ thống ngân hàng có
điều kiện thu lợi nhuận lớn nhờ sự bùng nổ của TTCK. Ngân
hàng thành lập công ty chứng khoán, mang tiền đi đầu tư tài
chính, hoặc đầu tư chéo vào ngân hàng khác hay trở thành cổ
đông chiến lược của doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia.
Sang năm 2008, dù khủng hoảng kinh tế xảy ra nhưng các ngân
hàng có nguồn lợi nhuận từ đầu tư trái phiếu, mua lại trái phiếu
giá rẻ từ các nhà đầu tư nước ngoài và lợi nhuận từ cho vay liên
ngân hàng, với các ngân hàng lớn.
Năm 2009, kinh tế phục hồi, kênh đầu tư vàng và tăng trưởng tín
dụng với gói tín dụng kích cầu đóng góp lớn vào tổng lợi nhuận
của ngân hàng.
Còn năm 2010, tình hình có vẻ khó khăn hơn khi các ngân hàng
đều thận trọng với tăng trưởng tín dụng. Sức ép thực hiện chỉ tiêu
mới về an toàn vốn, trích lập dự phòng làm giảm tỷ suất lợi nhuận
của ngân hàng.
Theo ông Nguyễn Văn Bảng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng
Habubank, để phát triển bền vững, đảm bảo an toàn thì lợi nhuận
của các ngân hàng hiện nay không thể cao như các năm trước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, lạm phát năm 2010 có thể
ngấp nghé con số 11%. Và lạm phát năm 2011 cũng là vấn đề
cần ưu tiên kiểm soát, bởi nhiều mặt hàng cơ bản sẽ tăng giá
theo lộ trình như điện, than.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nhận xét,
về dài hạn, do tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của
Mỹ khiến đồng nội tệ luôn có xu hướng mất giá so với đồng USD.
Việc kiềm chế lạm phát do đó cũng là một trong những biện pháp
cần thiết để bình ổn tỷ giá ngoại tệ. Đây chính là lý do chính sách
tiền tệ thắt chặt có thể tiếp tục thực hiện thêm một thời gian nữa
trong quý I/2011.
Các ngân hàng phải huy động với lãi suất cao nhưng khó cho vay
ra hoặc khó cho vay với lãi suất cao tương ứng, tăng trưởng tín
dụng thấp làm ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của ngân hàng
nói chung.
Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Anh Tuấn. Tổng giám đốc Công ty
Chứng khoán SJC, trong thời điểm nền kinh tế tăng trưởng cao
thì cổ phiếu ngân hàng là cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tới đây, cổ
phiếu ngân hàng sẽ là mục tiêu đầu tiên mà dòng vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài hướng tới.Ông Tuấn nhận định, những cổ phiếu
ngân hàng còn room sẽ thu hút dòng vốn nóng.
Còn trong tuần tới, cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hành trình đi
lên. Tất cả cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết đều có chỉ số PE
dưới 10 và nhiều cổ phiếu có mức chi trả cổ tức hấp dẫn, thị giá
thấp, thanh khoản tốt, nhưng vẫn không giữ được đà tăng giá.
Như cổ phiếu HBB của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đang giao
dịch ở mức giá 13 .000 đồng/cp đã dự kiến chi trả cổ tức
12%/năm trong năm 2010 và tăng dần trong các năm sau cũng
vẫn giảm giá. Chỉ mới 1 - 2 phiên trước đó, nhà đầu tư mua cổ
phiếu ngân hàng nhưng còn kỳ vọng rằng mua để ăn cổ tức.
Trong một thị trường nhiều biến động như TTCK Việt Nam thì cổ
tức cao chỉ là cái cớ để giữ chân nhà đầu tư khi thị trường trầm
lắng và mất thanh khoản. Khi thị trường sôi động, không nhà đầu
tư nào nhìn vào cổ tức, bởi lợi nhuận từ biến động giá mỗi phiên
giao dịch lớn hơn nhiều.
Mà cổ phiếu ngân hàng với đặc điểm nguồn cung lớn, mức độ đại
chúng lớn, khó có thể tăng nóng kéo dài như cổ phiếu các ngành
khác (có thể tăng nóng bởi bàn tay làm giá). Vì vậy, kỳ vọng vào
mức tăng giá của cổ phiếu ngân hàng ở mỗi đợt tăng là không
nhiều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_phieu_ngan_han1.pdf