Việc xác định giá trị nội tại của DN luôn là một đề tài phức tạp và
gây tranh luận đối với mọi NĐT. Tuy nhiên, việc lựa chọn và vận
dụng một phương pháp phù hợp vào từng hoàn cảnh cụ thể của
nền kinh tế, của từng DN lại là một nghệ thuật của NĐT. Hiện có
rất nhiều mã cổ phiếu đang có giá thấp xa giá trị sổ sách. Đây có
thực sự là cơ hội đầu tư tốt? Tác giả xin trình bày phương pháp
xác định giá trị DN theo hiệu quả kinh tế, trong đó có mối quan hệ
giữa chi phí sử dụng vốn nói chung và lãi vay nói riêng so với tỷ
suất sinh lời trên tổng ngân quỹ đầu tư tạo nên giá trị tăng/giảm
cho cổ đông.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Cổ phiếu dưới giá trị: Cơ hội hay cái bẫy?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cổ phiếu dưới giá trị: Cơ
hội hay cái bẫy?
Việc xác định giá trị nội tại của DN luôn là một đề tài phức tạp và
gây tranh luận đối với mọi NĐT. Tuy nhiên, việc lựa chọn và vận
dụng một phương pháp phù hợp vào từng hoàn cảnh cụ thể của
nền kinh tế, của từng DN lại là một nghệ thuật của NĐT. Hiện có
rất nhiều mã cổ phiếu đang có giá thấp xa giá trị sổ sách. Đây có
thực sự là cơ hội đầu tư tốt? Tác giả xin trình bày phương pháp
xác định giá trị DN theo hiệu quả kinh tế, trong đó có mối quan hệ
giữa chi phí sử dụng vốn nói chung và lãi vay nói riêng so với tỷ
suất sinh lời trên tổng ngân quỹ đầu tư tạo nên giá trị tăng/giảm
cho cổ đông.
Theo phương pháp này, giá trị nội tại DN (Vc) bằng tổng giá trị
ngân quỹ đã đầu tư và tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh (INC) cộng giá trị hiện tại của giá trị kinh tế gia tăng:
Để công thức tính đơn giản hóa và dễ vận dụng, tác giả giả sử
dòng lưu kim tăng trưởng vô hạn. Công thức viết lại như sau:
Trong đó:
- ROIC: tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư (trên INC);
- WACC: chi phí sử dụng vốn bình quân;
- g: tỷ lệ tăng trưởng.
Ví dụ: Công ty A có tính hình tài chính ngày 31/12 như sau: INC
là 100 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn 40 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu
60 tỷ đồng; ROIC 14,4%; lãi suất vay ngân hàng (Rd) 10,5%; chi
phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Re) 17%; WACC = 14,4%; g =
5%/năm. Tính toán ta được kết quả như sau (xem Bảng 1 và 2).
Bảng 1: Chi phí sử dụng vốn bình quân
Trường hợp 1
DN vay vốn ngân hàng trong giai đoạn lãi suất cao đã đẩy WACC
tăng cao hơn ROIC, hiệu quả sử dụng vốn âm dẫn đến giá trị nội
tại cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách. Trong trường hợp này, đầu
tư vào cổ phiếu dưới giá trị sổ sách sẽ gặp nhiều rủi ro, trừ khi
NĐT biết DN có những kế hoạch mới (đặc biệt chú trọng các biện
pháp ngăn chặn sự suy thoái, rà soát toàn bộ dự án DN đang và
sẽ triển khai) để tăng ROIC và giảm WACC.
Bảng 2: Xác định giá trị nội tại DN
Trường hợp 2
DN vay vốn ngân hàng trong giai đoạn lãi suất trung bình, WACC
bằng ROIC, hiệu quả sử dụng vốn bằng không dẫn đến không có
bất kỳ giá trị kinh tế gia tăng nào cho DN nên giá trị nội tại cổ
phiếu bằng giá trị sổ sách. Trong trường hợp này, NĐT chỉ nên
đầu tư từ giá trị sổ sách trở xuống, vì vẫn phải chờ đợi và phân
tích tiếp các kế hoạch đang và sẽ đưa ra nhằm cải thiện tình
hình. Nếu các kế hoạch này không đưa ra triển vọng sáng sủa thì
không nên nắm giữ cổ phiếu.
Trường hợp 3
Khi DN vay được vốn với lãi suất thấp sẽ kéo WACC thấp hơn
ROIC, hiệu quả sử dụng vốn dương dẫn đến giá trị nội tại cổ
phiếu cao hơn giá trị sổ sách. Trong trường hợp này, việc đầu tư
vào cổ phiếu dưới giá trị sổ sách là có lợi do NĐT đánh giá được
triển vọng của cổ phiếu này. Cơ hội này chỉ dành cho những NĐT
có thông tin và hiểu biết sâu sắc về DN, chứ không phải mua bất
cứ cổ phiếu nào có giá thấp hơn giá trị sổ sách.
Kết luận
Xác định giá trị DN đòi hỏi tầm hiểu biết sâu rộng xét trên mọi
phương diện hoạt động của DN, từ chiến lược công ty, các kế
hoạch kinh doanh, đầu tư, nhân sự, tài chính… để đảm bảo dự
báo xác thực các tham số và tùy vào điều kiện của nền kinh tế
mà NĐT đặt mối quan hệ giữa giá trị DN với các vấn đề khó khăn
hay thuận lợi mà DN đang đối mặt, qua đó nhận biết và trả lời
câu hỏi "cổ phiếu có giá thấp hơn giá trị sổ sách có là cơ hội đầu
tư hay là cái bẫy?".
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_phieu_duoi_gia_tri_.pdf