Cơ hội và thách thức của ngành Kế toán - Kiểm toán của Việt Nam trong thời đại 4.0

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra và tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế -

xã hội nói chung và lĩnh vực kế toán - kiểm toán nói riêng trên toàn thế giới. Việt Nam trong

giai đoạn hội nhập cũng sẽ bị tác động bởi cuộc cách mạng mang tính toàn cầu này. Trong

dài hạn, những tác động này mang tính tích cực, song cũng tạo ra nhiều thách thức trong

ngắn hạn và trung hạn, dễ thấy nhất là công nghệ sẽ làm thay đổi vai trò của người làm kế

toán - kiểm toán trong tương lai. Bài viết đề cập đến những cơ hội và những khó khăn thách

thức cụ thể mà các kế toán viên, kiểm toán viên Việt Nam phải đối diện, qua đó đề xuất một

số giải pháp để họ tận dụng các cơ hội và ứng phó hiệu quả với những khó khăn, thách thức

đến từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cơ hội và thách thức của ngành Kế toán - Kiểm toán của Việt Nam trong thời đại 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1567 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Nguyễn Thị Thùy Linh, ương Hồng Nhung, Đỗ Thị Hương, Huỳnh Thị Hạnh Vân, Nguyễn Thị Như Thạch Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Thái Thị Nho TÓM TẮT Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra và tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực kế toán - kiểm toán nói riêng trên toàn thế giới. Việt Nam trong giai đoạn hội nhập cũng sẽ bị tác động bởi cuộc cách mạng mang tính toàn cầu này. Trong dài hạn, những tác động này mang tính tích cực, song cũng tạo ra nhiều thách thức trong ngắn hạn và trung hạn, dễ thấy nhất là công nghệ sẽ làm thay đổi vai trò của người làm kế toán - kiểm toán trong tương lai. Bài viết đề cập đến những cơ hội và những khó khăn thách thức cụ thể mà các kế toán viên, kiểm toán viên Việt Nam phải đối diện, qua đó đề xuất một số giải pháp để họ tận dụng các cơ hội và ứng phó hiệu quả với những khó khăn, thách thức đến từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Từ khóa: Cách mạng 4.0, công nghệ thông tin, kế toán - kiểm toán, toàn cầu hóa, hội nhập hóa. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức, phương thức sản xuất hiện nay, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới và cập nhật xu thế công nghệ đối với các doanh nghiệp. Cách mạng 4.0 mang lại nhiều cơ hội, cho phép doanh nghiệp tiếp cận thông tin, tri thức, các công nghệ tiên tiến, với những đột phá giúp giảm mạnh chi phí sản xuất, vận hành, giảm áp lực về trình độ của lực lượng lao động. Bên cạnh cơ hội, điều đó cũng đặt ra áp lực, thách thức không nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới, còn bị động với các xu thế phát triển mới, chưa sẵn sàng chuyển hướng mô hình tổ chức kinh doanh, trong đó, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và đứng trước áp lực về nguồn lực đầu tư để chuyển đổi, đổi mới sáng tạo, đột phá... Vì vậy, để bắt kịp xu hương toàn cầu hóa cùng với sự phát triển với tốc độ chóng mặt của các công nghệ 4.0 đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của xã hội loài người. Sử dụng công nghệ mới, từng cá nhân có thể xây dựng lịch làm việc, sinh hoạt,... hàng ngày dễ dàng hơn, tham gia các mạng xã hội mới, có các cơ hội giáo dục tốt hơn và giảm bớt các công việc lao động chân tay bởi vì xu thế các công việc đã và đang thay đổi. Tuy nhiên đây 1568 cũng chính là thách thức lớn đối với ngành khi công nghệ có thể làm thay đổi vai trò của kế toán - kiểm toán trong tương lai, tạo ra cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp kế toán - kiểm toán trong nước và quốc tế. Chính vì thế chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về những cơ và thách thức mà ngành sẽ phải trải qua để đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn, nắm lấy cơ hội. 2 NỘI DUNG 2.1 Cơ hội và thách thức của ngành kế toán - kiểm toán trong thời đại công nghệ 4.0 2.1.1 Những cơ hội Những tiến bộ từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là động lực giúp các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán Việt Nam phát triển, nắm bắt và thay đổi kịp thời để thích nghi với công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 tác động đến nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán, khuyến khích các cá nhân nỗ lực học tập, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật trong công tác chuyên môn. Đối với ngành Kế toán - Kiểm toán, Cách mạng Công nghệ 4.0 sẽ mang lại cho kế toán viên, kiểm toán viên (KTV) điều kiện làm việc thuận lợi hơn. Cụ thể là: Thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, các chương trình, công nghệ số hiện đại, KTV có thể thu thập các thông tin mà trước đây họ khó thu thập được. Bên cạnh đó KTV có thể chiết xuất dữ liệu từ những kho dữ liệu khổng lồ, phục vụ cho tất cả các loại quyết định, các cấp lãnh đạo, tất cả các loại trạm kiểm soát thông tin ra quyết định và tất cả những người có lợi ích liên quan. Việc này có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, miễn là có internet. Điều này có được là nhờ công nghệ điện toán đám mây. Sự linh hoạt này đặc biệt tiện lợi cho các KTV làm dịch vụ cho cùng lúc nhiều doanh nghiệp, khi mà họ phải liên tục di chuyển giữa trụ sở làm việc và các doanh nghiệp thuê làm sổ sách kế toán. Mở rộng thị trường: Cách mạng Công nghệ 4.0 sẽ là cơ hội để các công ty kế toán, kiểm toán nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường sang các nước khác nhờ kết nối internet. Cuộc cách mạng này còn tạo điều kiện cho việc khai thác dữ liệu, nâng cao độ tin cậy của việc lập báo cáo thông qua các hệ thống tự động kiểm toán và kế toán theo nhu cầu. Nâng cao năng suất lao động: việc ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 đã giúp nâng cao nhiều lần năng suất làm việc của các kế toán, kiểm toán viên. 2.1.2 Những thách thức CMCN 4.0 mang đến cho các KTV nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng sẽ tạo ra không ít những khó khăn, thách thức từ phía khách quan và chủ quan: Về khách quan, hiện nay, hệ thống CNTT đã được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành mạch máu không thể thiếu trong quản lý điều hành ngân sách Nhà nước; quản lý thu - chi ngân sách Nhà nước; thanh toán điện tử và 1569 quản lý trái phiếu Chính phủ; triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử, cơ chế một cửa; quản lý nợ công, giá, quản lý tài sản c ng Báo cáo “Nhu cầu việc làm” của Công ty Tư vấn tuyển dụng toàn cầu hay đã chỉ ra rằng, 98% nhà lãnh đạo tài chính tin rằng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng lãnh đạo có tầm quan trọng ngang bằng, thậm chí cao hơn các kỹ năng chuyên môn. Về chủ quan, kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các KTV, cán bộ, công chức và người lao động vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Chất lượng hạ tầng CNTT trên toàn ngành nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vướng mắc trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam, kiểm toán quốc tế. Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 hệ thống này được biểu hiện cụ thể ở nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được đánh giá theo giá trị hợp lý hoặc giá trị có thể thu được, nhưng lập theo VAS lại ghi theo giá gốc. Các hướng dẫn kế toán đang bị nguyên tắc “giá gốc” chi phối một cách chặt chẽ, trong khi đó, khái niệm về “giá trị hợp l ” còn khá mơ hồ đối với nhiều kế toán. Ngoài ra, thách thức liên quan đến rủi ro mất thông tin, dữ liệu thông qua việc kết nối internet cũng là một vấn đề quan trọng mà các công ty của ngành cần quan tâm. Thông tin, kết quả kiểm toán có thể bị rò rỉ từ việc gửi thư điện tử tới đơn vị được kiểm toán hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài, trao đổi qua mạng nội bộ. Các phần tử xấu có thể lợi dụng các thông tin, kết quả kế toán, kiểm toán chưa chính thức để thực hiện các mục đích phá hoại, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh. 2.2 Các đề xuất, giải pháp phát triển ĩnh vực kế toán - kiểm toán trong thời đại 4.0 Trong điều kiện đó, làm sao để sự phát triển tận dụng được những thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải và chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam theo từng thời kỳ là câu hỏi mà chỉ một mình ngành đường sắt sẽ không thể trả lời. Cần có giải pháp tổng thể ở tầm vĩ mô để việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ đường sắt bảo đảm tiên tiến, hiện đại và làm chủ được công nghệ thời kỳ cách mạng 4.0. Về phương tiện, trước mắt cần nghiên cứu giải pháp sản xuất để thay thế các phương tiện giao thông đường sắt cũ nát, quá niên hạn sử dụng. Giải pháp lâu dài là lựa chọn công nghệ, tiến tới đóng mới toàn bộ các đoàn tàu nội đ và trên mạng lưới đường sắt quốc gia. Về hạ tầng đường sắt, cần liên doanh liên kết các cơ sở trong và ngoài nước hướng tới sản xuất toàn bộ phụ kiện vào năm 2030. Ngày 18/03/2013, Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 480/QĐ-TTg. Chiến lược được xem là tiền đề và là nguồn động lực để phát triển ngành kế toán - kiểm toán trong tương lai. Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán. Sửa đổi luật Kế toán theo hướng tiếp cận tối đa nguyên tắc quốc tế và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Việc thực hiện các báo cáo tài chính chính là điều kiện cốt lõi, phải bảo đảm tuân thủ đúng luật Kinh tế và theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam và của quốc tế. Do đó yêu cầu 1570 đặt ra cho dân kế toán, là làm sao bản báo cáo tài chính phải đúng chuẩn theo chuẩn mực và phải đảm bảo tính thống nhất. Thứ hai, xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam. Cập nhật và xây dựng mới các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. Đánh giá việc áp dụng 37 chuẩn mực kiểm toán tiếp tục cập nhật chuẩn mực kiểm toán quốc tế, đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Thứ ba, phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán, kế toán. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán. Thứ tư, củng cố tổ chức bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán. Đẩy mạnh sự phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong nước trở thành tổ chức tự quản. Tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của kế toán, kiểm toán Việt Nam. Thứ ăm, phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nhân viên, chất lượng dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức theo các hình thức phù hợp trên cơ sở tiếp thu thông lệ quốc tế, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tăng cường áp dụng các phương pháp và công nghệ thông tin hiện đại, tiêu chuẩn hóa chuyên môn và chuyên nghiệp hóa. Thứ sáu, xây dựng hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý trên cơ sở công nghệ hiện đại thông qua việc xây dựng hệ thống kết nối thông tin trực tuyến đủ mạnh tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; xây dựng ngân hàng dữ liệu để quản lý và giám sát việc hành nghề kế toán, kiểm toán; kết nối thông tin giữa các đơn vị cấp trên, cấp dưới đảm bảo cho việc hợp nhất báo cáo tài chính của toàn hệ thống. Không chỉ riêng Chính phủ, mới cần thay đổi những quy định để đuổi kịp với thời đại công nghệ 4.0. Mà chính những người làm trong ngành này cũng cần thay đổi để không bị những con Robot chiếm chỗ. Sau đây là một số giải pháp mà chính con người nên thay đổi để bắt kịp xu hướng: Thứ nhất, nâng cao trình độ đội ngũ chuyên gia kế toán - kiểm toán không phải nâng cao trình độ nghiệp vụ kế toán, kiểm toán mà đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các hoạt động kế toán, kiểm toán, tăng cường áp dụng các phương pháp và CNTT hiện đại để tăng dần số lượng, giảm dần thời gian thực hiện tại đơn vị nhằm giảm chi phí; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác chỉ đạo điều hành và quản lý các hoạt động của các công ty kế toán, kiểm toán. Thứ hai, các trường đại học đào tạo chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán cần xây dựng chương trình theo hướng có các ứng dụng và đào tạo chuyên sâu về CNTT; đối với các sinh viên mới ra trường làm ở các DN hay công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán, tài chính, các hội nghề nghiệp có thể hỗ trợ công tác giáo dục đào tạo về CMCN 4.0 bằng việc tạo ra áp lực để các cơ sở đào tạo, trường đại học bổ sung vào chương trình giúp những sinh viên sắp tốt nghiệp có những kết nối thông tin và kỹ năng về kỹ thuật số. Đồng thời, các trường đại học cần đầu tư công nghệ để sinh viên thực hành nhằm có kinh nghiệm thực tế trong bối cảnh CMCN 4.0. 1571 3 KẾT LUẬN Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức, phương thức kinh doanh hiện nay, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới và cập nhật xu thế công nghệ đối với các doanh nghiệp. Cách mạng 4.0 cho phép doanh nghiệp tiếp cận thông tin, tri thức, các công nghệ tiên tiến, với những đột phá giúp giảm mạnh chi phí nhân công, vận hành, giảm áp lực về trình độ của lực lượng lao động. Bên cạnh cơ hội, điều đó cũng đặt ra áp lực, thách thức không nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới, còn bị động với các xu thế phát triển mới, chưa sẵn sàng chuyển hướng mô hình tổ chức kinh doanh, trong đó, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và đứng trước áp lực về nguồn lực đầu tư để chuyển đổi, đổi mới sáng tạo, đột phá... Do vậy, để tận dụng các cơ hội và đối diện với những thách thức, cá nhân người làm việc trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán cần phải nâng cao khả năng công nghệ và tầm nhìn, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Làm việc trong thời đại kỷ nguyên số, những người hành nghề kế toán - kiểm toán cần nắm rõ nguyên tắc cơ bản, ứng xử trong lĩnh vực chuyên môn, xác định từng tình huống cụ thể, hiểu kiến thức cơ bản để trên cơ sở đó tiếp thu những kiến thức cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chuẩn mực kế toán Việt Nam. https://www.dantaichinh.com/chuan-muc-ke-toan-viet- nam/ [2] Quyết định 480/Qđ-TTg. https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/ke-toan-kiem- toan/quyet-dinh-480-qd-ttg-nam-2013-phe-duyet-chien-luoc-ke-toan-kiem-toan-den- 2020-176978.aspx [3] Sự phát triển của công nghệ theo dòng thời gian. https://khoahoc.tv/su-phat-trien-cua- cong-nghe-theo-dong-thoi-gian-58372 [4] Tổng cục Thống kê, Bản tin cập nhật thông tin thị trường lao động Việt Nam. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/tong-cuc-thong-ke-hop- bao-cong-bo-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2020/ [5] Triển khai chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam: kết quả và định hướng đến năm 2030. https://m.tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai-chinh/trien-khai-chien-luoc-ke-toan- kiem-toan-viet-nam-ket-qua-va-dinh-huong-den-nam-2030-326401.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_cua_nganh_ke_toan_kiem_toan_cua_viet_na.pdf