Bằng các phương pháp định tính và định lượng, bài viết chỉ ra rằng Trường Đại
học An Giang là một trong những trường đại học địa phương được ra đời dựa trên cơ
nâng cấp từ các trường cao đẳng sư phạm địa phương. Trong khi sự ra đời của Trường
Đại học An Giang phản ánh quá trình đại học hóa và đa ngành hóa hệ thống các
trường trung cấp và cao đẳng sư phạm địa phương, thì sự phát triển của trường này
trong khoảng 2 thập kỷ qua đã góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng
lên cao của người dân và giải quyết phần nào bài toán nhu cầu về một đội ngũ nguồn
nhân chất lượng cao của địa phương cũng như khu vực. Mặc dù vậy, những khó khăn
trong công tác tuyến sinh và giải quyết đầu ra cho các sản phẩm dịch vụ của mình từ
năm 2016 đến nay đã chuyển cơ quan chủ quản của Trường Đại học An Giang từ Ủy
ban nhân dân tỉnh An Giang sang Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Việc
chuyển đổi mô hình hoạt động đã mang lại cho Trường Đại học An Giang nhiều tín
hiệu tích cực, nhưng cơ hội quốc gia hóa theo mô hình này thực sự không nhiều đối
với các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam. Mặc dù vậy, thành công của
các Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Sài
Gòn. thời gian qua đã chứng minh rằng các trường đại học địa phương vẫn còn nhiều
cơ hội và giải pháp để lựa chọn trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế sắp tới.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Thành phố Hồ Chí Minh
không chỉ là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của trường này và chính quyền địa
phương, mà còn là xu thế phát triển tất yếu của hệ thống giáo dục bậc cao của Việt
Nam hiện nay.
Thứ tư, cơ hội không nhiều cho các trường đại học địa phương. Mặc dù đây là
xu thế phát triển tất yếu của thời cuộc và phù hợp với nguyện vọng của tất cả các bên
liên quan, nhưng cơ hội đó không thật sự rõ ràng và trong thực tế là không nhiều đối
với hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay. Hiện nay, Việt Nam có 2 đại
43 Hồng Thi (2020, ngày 29 tháng 5), UBND tỉnh Gia Lai và Đại học Tôn Đức Thắng hợp tác giai đoạn 2020-
2025, trong: https://baogialai.com.vn/channel/8301/202005/ubnd-tinh-gia-lai-va-dai-hoc-ton-duc-thang-hop-
tac-giai-doan-2020-2025-5684367/index.htm (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020).
464
học quốc gia và 3 đại học vùng. Đây là những trung tâm đào tạo hàng đầu, đóng vai
trò đầu tàu, và biểu tượng của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Các đầu
tàu này không chỉ mạnh về quy mô và số lượng, mà còn tinh hoa về đẳng cấp và tinh
túy về chất lượng. Việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng và khẳng định vị thế của mình ra
bên ngoài là một nhu cầu tất yếu của tất cả các trung tâm đào tạo hàng đầu cả nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh việc thành lập mới các trường đại học là điều không thể, thì
việc tiếp nhận thêm các cơ sở giáo dục đại học có tiềm lực nhưng thiếu năng lực đầu
tư phát triển là một giải pháp chiến lược. Mặc dù vậy, để giải quyết những bài toán
khó nuốt của các trường khó khăn và biến thách thức thành lợi thế, thì bản thân các đại
học quốc gia và đại học vùng cần phải có tiềm lực thực sự, tiềm năng phát triển, và
tham vọng mở rộng quy mô cũng như địa bàn hoạt động của mình. Xét trên phương
diện này, thì cả hai đại học quốc gia và ba đại học vùng của Việt Nam đang sở hữu
nhiều lợi thế. Không những được ưu tiên đầu tư những nguồn lực quốc gia tốt nhất có
thể để phục vụ cho các chiến lược phát triển lâu dài, mà đây còn là nơi tập trung các
đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu cả nước. Mặc dù vậy, hệ thống các
trường đại học quốc gia và đại học vùng của Việt Nam không thể nào tiếp nhận cùng
một lúc tất cả các trường đại học địa phương còn lại cũng như giải quyết triệt để các
bài toán mang tính bản chất của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong một
sớm một chiều. Chính vì thế, cơ hội để trở thành một phần của các đại học quốc gia và
đại học vùng của các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam là không thực
sự sáng sủa. Điều đó có nghĩa là Trường Đại học An Giang không chỉ đã biết nhanh
chóng chớp thời cơ, mà còn tự nâng cấp, nâng tầm, và quốc gia hóa bản thân mình
bằng quá trình đổi chủ ngoạn mục.
Thứ năm, vẫn còn nhiều phương án và lựa chọn khác phù hợp hơn. Cho dù việc
Trường Đại học An Giang được quốc gia hóa là một giải pháp đang ao ước của nhiều
trường đại học địa phương của Việt Nam hiện nay, nhưng thực tế cũng cho thấy rằng
không ít trường không thực sự mặn mà lắm với phương án này, trong khi vẫn còn
không ít lựa chọn xem ra có thể khả thi hơn. Mặc dù một số trường đại học địa phương
thiếu tiềm lực của Việt Nam hiện nay đang thực sự đang phải đối mặt với thử thách
mang tính sống còn, nhưng câu chuyện thành công của hệ thống này cũng không phải
là ít. Trường Đại học Trà Vinh là trường đại học công lập địa phương đầu tiên trong cả
nước được hép triển thực hiện thí điểm mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ từ năm
2017.44 Hiện nay Trường Đại học Trà Vinh đã có hơn 1.200 giảng viên và khoảng
20.000 sinh viên theo học ở 59 ngành đại học, 33 ngành sau đại học (25 ngành đào tạo
thạc sĩ và 8 ngành đào tạo tiến sĩ).45 Năm học 2018-2019, Trường Đại học Trà Vinh có
tổng thu là 390,467 tỷ đồng. Trong đó, thu từ ngân sách chỉ là 17,097 tỷ đồng và đã có
13,295 tỷ đồng từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.46 Trường Đại học
Trà Vinh không chỉ là trường đại học lớn nhất, cánh chim đầu đàn, và anh cả của hệ
thống đại học địa phương, mà còn là một trong những trường đại học công lập hàng
trung có khả năng triển khai mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ tốt nhất Việt Nam.
Đây rõ ràng là một mô hình lý tưởng choc các trường đại học địa phương hàng đầu,
cùng hệ thống, và có tiềm lực phát triển đi theo. Tiêu biểu nhất trong số này là Trường
44 Tâm An (2019), Hướng đi cho trường ĐH địa phương, trong: https://giaoducthoidai.vn/huong-di-cho-truong-
dh-dia-phuong-3816363.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020).
45 H.Lợi và Đ.Khởi (2020), Trường Đại học Trà Vinh: Mô hình cho cộng đồng, trong:
https://saigondautu.com.vn/van-hoa-doi-song/truong-dai-hoc-tra-vinh-mo-hinh-cho-cong-dong-76166.html
(truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020).
46 Trường Đại học Trà Vinh (2020), THÔNG BÁO Công khai tài chính của cơ sở giáo dục đại học, trường cao
đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm học 2018-2019, Trà Vinh, tr. 3.
465
Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Hồng Đức, Trường
Đại học Hải Phòng.
Tóm lại, việc Trường Đại học An Giang được sáp nhập vào Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 vừa là một sự kiện mang tính bước ngoặt vừa là
một phương án mới đối với hệ thống các trường đại học địa phương đang gặp khó
khăn của Việt Nam hiện nay. Giải pháp này không chỉ đã mang đến những tín hiệu hết
sức tích cực đối với chính bản thân nhà trường, mà còn chứng minh được tính năng
động và sáng tạo của chính quyền địa phương trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp tối
ưu nhất đối với chính mình cũng như khu vực và cả nước. Quá trình quốc gia hóa
Trường Đại học An giang chính vì thế không chỉ xuất phát từ các nhu cầu cấp thiết và
nguyện vọng chính đáng của bản thân nhà trường và chính quyền địa phương, mà còn
phù hợp cơ bản với mong muốn vươn tầm của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh và chiến lược phát triển mạng lưới giáo dục đại học trong cả nước. Mặc dù vậy,
đây không phải là trường hợp độc nhất vô nhị nếu xét thêm đề nghị của Trường Đại
học Quảng Nam và mong muốn chưa thành lời của nhiều trường đại học địa phương
khác trong cả nước. Thay vào đó, quá trình quốc gia hóa của Trường Đại học An
Giang về cơ bản phản ánh một xu thế phát triển có tách có nhập và có lên có xuống
của cả hệ thống giáo dục bậc cao. Mặc dù có rất nhiều điểm tích cực và tương lai rất
triển vọng như vậy, nhưng cơ hội thực sự cho quá trình quốc gia hóa của các cơ sở
giáo dục địa phương còn lại của Việt Nam không thực sự rộng mở. Một mặt của vấn
đề này xuất phát từ tiềm lực thực sự của các bên liên quan, nhưng mặt khác hiện vẫn
còn nhiều phương án và giải pháp xem ra không kém phần hấp dẫn và hiệu quả. Thành
công của các Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại
học Sài Gòn... trong thời gian vừa qua là những ví dụ điển hình cho xu hướng phát
triển này.
3. Kết luận
Tóm lại, sự ra đời và phát triển của hệ thống các trường đại học địa phương
trong hơn 20 năm qua đã góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng cao của
người dân.47 Quá trình ra đời và phát triển của Trường Đại học An Giang từ năm 1999
đến năm 2019 là một trong những ví dụ điển hình cho xu thế vận động này. Trường
Đại học An Giang là một trong những trường đại học công lập trực thuộc các tỉnh đầu
tiên của Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở nâng cấp từ trường cao đẳng sư phạm
của tỉnh. Trường Đại học An Giang chính vì thế là một trong những ngọn cơ tiên
phong của quá trình đại học hóa và đa ngành hóa các trường trung cấp và cao đẳng sư
phạm của các địa phương. Trong thời kỷ nở rộ của giáo dục đại học, Trường Đại học
An Giang là một trong những trường đại học địa phương mạnh nhất của Việt Nam và
đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề về đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả
tỉnh nhà lẫn các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung của
giáo dục đại học cả nước, từ năm 2016 cho đến nay cơ hội phát triển của nhà trường
đang có xu hướng chững lại. Trước tình hình đó, mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ
được xem là một trong những chìa khóa cho thực trạng hiện tại của nhà trường, nhưng
hiệu quả thực tế trong công tác tuyển sinh cũng như khả năng giải quyết đầu ra cho các
sản phẩm dịch vụ của nhà trường đã buộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phải lựa
chọn phương án chuyển thành trường đại học trực thuộc các bộ ngành trung ương hoặc
sáp nhập vào các đại học vùng và đại học quốc gia. Nếu trong năm học 2017-2018,
47 Lê Vân (2019), Trường đại học địa phương loay hoay tìm hướng phát triển, trong: https://baotintuc.vn/giao-
duc/truong-dai-hoc-dia-phuong-loay-hoay-tim-huong-phat-trien-20190728234850639.htm (truy cập ngày 28
tháng 3 năm 2020).
466
ngân sách nhà nước vẫn chiếm phần lớn trong tổng nguồn thu của nhà trường,48 thì
trong kế hoạch thu khoảng 122,7 tỷ đồng của trường trong năm học 2019-2020, có
61,1 tỷ đồng thu từ học phí và 61,6 tỷ đồng thu từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh.49 Thực tế đó cho thấy quá trình chuyển hướng hoạt động của nhà trường đã bắt
đầu phát huy tác dụng và có kết quả trong thực tế. Mặc dù không nhiều trường đại học
địa phương có được may mắn khoác trên mình một thương hiệu đại học quốc gia như
Trường Đại học An Giang trong bối cảnh hiện nay,50 nhưng cơ hội của các phương án
khác không phải đã hết đối với các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1. Tâm An (2019), Hướng đi cho trường ĐH địa phương, trong:
https://giaoducthoidai.vn/huong-di-cho-truong-dh-dia-phuong-3816363.html
(truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020).
2. Mạnh Cường (2020, ngày 13 tháng 2), Vì sao Trường ĐH Quảng Nam
muốn là thành viên ĐH Đà Nẵng?, trong: https://thanhnien.vn/giao-duc/vi-sao-
truong-dh-quang-nam-muon-la-thanh-vien-dh-da-nang-1182256.html (truy cập
ngày 25 tháng 6 năm 2020).
3. Phạm Cường (2019), Trường Đại học An Giang chính thức là thành viên Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh, trong:
hoc-an-giang-chinh-thuc-la-thanh-vien-dai-hoc-quoc-gia-tp-ho-chi-minh-
534879.html (truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020).
4. H.Lợi và Đ.Khởi (2020), Trường Đại học Trà Vinh: Mô hình cho cộng
đồng, trong: https://saigondautu.com.vn/van-hoa-doi-song/truong-dai-hoc-tra-
vinh-mo-hinh-cho-cong-dong-76166.html (truy cập ngày 30 tháng 3 năm
2020).
5. Nghiêm Huê (2018), Đại học tỉnh lẻ khốn khó triền miên, sáp nhập hay đóng cửa?,
trong: https://news.zing.vn/dai-hoc-tinh-le-khon-kho-trien-mien-sap-nhap-hay-
dong-cua-post903138.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020).
6. Thanh Hùng (2019), Èo uột trường đại học tỉnh, trong:
https://www.sggp.org.vn/eo-uot-truong-dai-hoc-tinh-611483.html (truy cập ngày
28 tháng 3 năm 2020).
48 Trường Đại học An Giang (2018), THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục
đại học năm học 2017 - 2018, An Giang.
49 Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), Quyết định Về việc công bố công kai dự toán ngân sách
năm 2020 của Trường Đại học An Giang, Số: 658/QĐ-ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm 2019, An Giang.
50 Tâm An (2019), Hướng đi cho trường ĐH địa phương, trong: https://giaoducthoidai.vn/huong-di-cho-truong-
dh-dia-phuong-3816363.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020).
467
7. Xuân Phú (2020, ngày 14 tháng 1), Đề xuất Trường Đại học Quảng Nam thuộc
Đại học Đà Nẵng: Cần giải quyết nhiều “bài toán,” trong:
hoc-da-nang-can-giai-quyet-nhieu-bai-toan-83420.html (truy cập ngày 25 tháng 6
năm 2020).
8. Hồng Thi (2020, ngày 29 tháng 5), UBND tỉnh Gia Lai và Đại học Tôn Đức
Thắng hợp tác giai đoạn 2020-2025, trong:
https://baogialai.com.vn/channel/8301/202005/ubnd-tinh-gia-lai-va-dai-hoc-ton-
duc-thang-hop-tac-giai-doan-2020-2025-5684367/index.htm (truy cập ngày 25
tháng 6 năm 2020).
9. Thủ tướng Chính phủ (2019, ngày 13 tháng 8), Quyết định về việc chuyển trường
đại học An Giang là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, Số: 1007/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 8 năm 2019, Hà Nội.
10. Trường Đại học An Giang (2011, ngày 11 tháng 11), Quyết định về việc ban hành
“Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng Hệ Giáo dục không chính quy, hình thức
VLVH theo hệ thống tín chỉ,” Số: 349/QĐ-ĐHAG, ngày 11 tháng 11 năm 2011,
An Giang.
11. Trường Đại học An Giang (2018), Thông báo Công khai cam kết chất lượng đào
tạo của cơ sở giáo dục đại học năm học 2017 - 2018, An Giang.
12. Trường ĐH An Giang (2019), Sổ tay sinh viên năm học 2018-2019, An Giang.
13. Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các
năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-
gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020).
14. Trường Đại học An Giang (2019), Trường Đại học An Giang: 20 năm Xây dựng -
Hội nhẬp - Phát triển, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-
dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020).
15. Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), Quyết định Về việc công bố
công kai dự toán ngân sách năm 2020 của Trường Đại học An Giang, Số:
658/QĐ-ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm 2019, An Giang.
16. Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), V/v Báo cáo tình hình thực
hiện Quy chế công khai NH 2018-2019, Số: 342/ ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm
2019, An Giang.
17. Trường Đại học Hồng Đức (2017, ngày 16 tháng 9), Lịch sử hình thành và phát
triển của trường Đại học Hồng Đức, trong:
su-hinh-thanh.html (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020).
18. Trường Đại học Trà Vinh (2020), Thông báo Công khai tài chính của cơ sở
giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm học
2018-2019, Trà Vinh, tr. 3.
19. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2017, ngày 7 tháng 8), Quyết định Về việc
giao quyền tự chủ cho Trường Đại học An Giang giai đoạn 2017-2020, Số:
2392/QĐ-UBND, ngày 7 tháng 8 năm 2017, An Giang.
20. Lê Vân (2019), Trường đại học địa phương loay hoay tìm hướng phát triển,
trong: https://baotintuc.vn/giao-duc/truong-dai-hoc-dia-phuong-loay-hoay-
tim-huong-phat-trien-20190728234850639.htm (truy cập ngày 28 tháng 3
năm 2020).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_hoi_cua_mo_hinh_truong_dai_hoc_an_giang_doi_voi_su_phat_t.pdf