Cơ chế bảo vệ hiến pháp của các nước và xây dựng ở Việt Nam

Trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng X có yêu cầu: ``Xây dựng cơ chế bảo vệ

Hiến pháp, định rõ cơ chế, cách thức bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật

trong đời sống kinh tế -xã hội``.

Việc tham khảo kinh nghiệm trong việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp của một số

nước để rút ra những kiến nghị phục vụ việc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hình

thành một cơ chế bảo hiến có hiệu quả trong quá trình xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hết sức cần thiết.

pdf21 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cơ chế bảo vệ hiến pháp của các nước và xây dựng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ chế bảo vệ hiến pháp của các nước và xây dựng ở Việt Nam Trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng X có yêu cầu: ``Xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp, định rõ cơ chế, cách thức bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật trong đời sống kinh tế - xã hội``. Việc tham khảo kinh nghiệm trong việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp của một số nước để rút ra những kiến nghị phục vụ việc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hình thành một cơ chế bảo hiến có hiệu quả trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hết sức cần thiết. I. Về khái niệm bảo vệ Hiến pháp Ở các nước trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Thuật ngữ “bảo vệ Hiến pháp” – “правовая охрана конституция” được tích cực sử dụng ở Việt Nam, ở Liên bang Nga nhưng thuật ngữ này không được dùng nhiều ở các nước trên thế giới và ngay cả ở Nga khái niệm trên cũng chưa được đưa vào luật. Ở Anh và Mỹ có một khái niệm là “judical review” có thể tạm dịch là kiểm tra tư pháp. Bản chất của khái niệm này là dùng để chỉ việc kiểm tra của cơ quan tư pháp đối với tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập pháp đưa ra. Khái niệm này tương đương với khái niệm “bảo hiến” hay “kiểm hiến” mà một số sách trước đây về luật hiến pháp ở Việt nam hay dùng . Bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) về ý nghĩa cốt lõi được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật, là xem xét xem những đạo luật được đưa ra có phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp hay không. Theo cách hiểu này, bảo hiến không nhằm vào các văn bản dưới luật. Sự bảo hiến chỉ nhằm vào những đạo luật do Quốc hội đưa ra bởi những văn kiện này đứng ở tột đỉnh của hệ cấp những hành vi pháp lý . Tuy nhiên cách hiểu bảo hiến chỉ là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật là một cách hiểu theo nghĩa hẹp. Thực tiễn của chế độ bảo hiến ở các nước cho thấy, các định chế bảo hiến được sinh ra không chỉ đơn thuần là kiểm soát tính hợp hiến của hành vi lập pháp. Toà án Hiến pháp ở nhiều quốc gia châu Âu bên cạnh việc kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật của Nghị viện còn thực hiện nhiều chức năng khác để bảo vệ nội dung và tinh thần của Hiến pháp như giải quyết tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp, giữa liên bang và tiểu bang, giữa trung ương và địa phương; kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi của Tổng thống cũng như của các quan chức trong bộ máy hành pháp... Ở nghĩa rộng hơn, bảo hiến được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các hành vi của các định chế chính trị được quy định trong Hiến pháp . II. Các mô hình cơ chế bảo vệ Hiến pháp cơ bản trên thế giới Mỗi nhà nước xuất phát từ điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của mình mà xây dựng mô hình, hay cơ chế bảo vệ Hiến pháp phù hợp. Theo GS. TS. Trần Ngọc Đường có thể khái quát thành 3 mô hình cơ bản: Thứ nhất là mô hình bảo hiến theo kiểu Mỹ (American Model), có đặc điểm là giao cho Toà án Tư pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Mô hình này thông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp. Mô hình này có ưu điểm là bảo hiến không trừu tượng vì nó liên quan trực tiếp đến những vụ việc cụ thể nên bảo vệ Hiến pháp một cách cụ thể. Mô hình này cũng có nhược điểm, giao quyền bảo hiến cho Toà án Tư pháp thì thủ tục tố tụng rất dài dòng. Hơn nữa, phán quyết chỉ có tính ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng, tranh tụng vụ việc cụ thể đó, chỉ bảo vệ Hiến pháp từng vụ việc cụ thể. Mô hình của Mỹ, sở dĩ giao cho Toà án Tư pháp là xuất phát từ hệ thống pháp luật của các nước theo hệ thống Anh - Mỹ (Common Law), chủ yếu là án lệ. Án lệ được xem là pháp luật để xét xử. Thứ hai là mô hình bảo vệ Hiến pháp của các nước châu Âu (European Model). Đây là kiểu thành lập cơ quan chuyên trách để thực hiện bảo vệ Hiến pháp. Mô hình này có cái hay là kết hợp được việc giải quyết các vụ việc cụ thể, đồng thời giải quyết cả những việc có tác dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị của những người, cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Ví dụ như Tổng thống có thể đề nghị sửa đổi, bãi bỏ một văn bản nào đó của Nghị viện trái với Hiến pháp. Nó giải quyết cả ở tầm vĩ mô và cả những vụ việc cụ thể liên quan đến quyền cơ bản của người dân được yêu cầu phán xét. Thứ ba là mô hình bảo hiến hỗn hợp kiểu Âu - Mỹ (The Mixed Model). Tức là kết hợp các yếu tố của cả 2 mô hình trên, gọi là mô hình bảo hiến của châu Âu và Mỹ, vừa trao cho cơ quan bảo hiến chuyên trách như Toà án Hiến pháp, vừa trao quyền bảo hiến cho tất cả các toà án khi giải quyết các vụ việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và được quyền không áp dụng các đạo luật được coi là không phù hợp với Hiến pháp. Mô hình này được áp dụng ở Bồ Đào Nha, Thuỵ Sỹ, và một số nước châu Mỹ Latin như Columbia, Venezuela, Peru, Braxin. Ngoài ra cũng có mô hình giám sát thông qua các cơ quan như Nghị viện, Hội đồng nhà nước hoặc cơ quan đặc biệt nào đó của Nghị viện đảm đương luôn chức năng bảo vệ Hiến pháp . Ngoài các mô hình cơ chế bảo vệ Hiến pháp kể trên còn có mô hình giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật kiểu Pháp (The French Model) . Theo mô hình này việc giám sát tính hợp hiến chỉ được tiến hành đối với các văn bản được phê chuẩn bởi Hạ viện nhưng chưa được ban hành bởi Tổng thống. Mô hình kiểu Pháp cho phép việc giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành ngay trước khi văn bản được ban hành do đó hạn chế đáng kể số văn bản vi hiến, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật nhưng điểm yếu của nó là tạo điều kiện cho cơ quan bảo hiến (Hội đồng Hiến pháp) can thiệp quá nhiều vào quá trình lập pháp của Nghị viện. Lý thuyết về bảo hiến thường chia các mô hình bảo hiến bằng cơ quan tư pháp thành hai mô hình cơ bản: mô hình bảo hiến phi tập trung hoá với đại diện tiêu biểu là Mỹ và mô hình bảo hiến tập trung hoá với đại diện tiêu biểu là Đức . Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ được thiết lập đầu tiên tại Mỹ (năm 1803) và được xem là mô hình bảo hiến phi tập trung bởi quyền giám sát tính hợp hiến của các đạo luật thuộc về tất cả các toà án. Hầu hết các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ đều áp dụng mô hình này. Ngoài ra mô hình bảo hiến kiểu Mỹ còn được áp dụng ở một số nước theo truyền thống Luật La Mã ở châu Mỹ Latin và ở một số nước châu Âu như Hy Lạp, Na Uy, Đan Mạch... Mô hình bảo hiến kiểu châu Âu được thiết lập đầu tiên ở Áo (năm 1920) và được áp dụng ở hầu hết các nước châu Âu và một số nước châu Mỹ Latin, châu Á, châu Phi...Mô hình này được gọi là mô hình bảo hiến tập trung hoá bởi chỉ có một cơ quan chuyên trách được giao quyền giám sát, bảo vệ Hiến pháp. III. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở một số nước trên thế giới 1. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Mỹ Kiểm tra tư pháp - bảo vệ Hiến pháp ở Mỹ được xem như chức năng tự nhiên của cơ quan tư pháp. Mặc dù sự kiểm tra tư pháp là một công cụ quyền lực mạnh nhất của Toà án liên bang nhưng điều này không được quy định trong Hiến pháp Mỹ . Toà án Tối cao Liên bang Mỹ đã tự nhận cho mình vai trò kiểm tra tư pháp qua suy luận pháp lý được đưa ra lần đầu trong vụ Marbury v. Madison (1803). Trong bản án của vụ án này, Toà án tối cao liên bang đã đưa ra một nguyên tắc rõ ràng về kiểm tra tư pháp: “Trong một vụ tranh chấp mà Toà án phải xem xét, nếu một bên đương sự đưa ra sự bất hợp hiến của đạo luật mà người ta muốn đem thi hành, thì Toà án phải kiểm tra xem sự bất hợp hiến đó có thật hay không, và nếu có thật, Toà án phải từ chối áp dụng đạo luật bất hợp hiến” . Thẩm phán Marshall đã khẳng định quyền từ chối áp dụng một đạo luật trái với Hiến pháp vì cho rằng: “ Hiến pháp là đạo luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia...Nếu toà án có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, nếu Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao hơn tất cả các văn bản pháp lý thông thường khác của cơ quan lập pháp, thì toà án phải vận dụng Hiến pháp để giải quyết vụ án chứ không phải các văn bản pháp luật thông thường” . Mọi Toà án Liên bang đều có thể xem xét sự phù hợp của đạo luật đối với Hiến pháp và từ chối áp dụng đạo luật đó nếu nó vi hiến và chỉ có Toà án Liên bang có quyền xem xét về sự phù hợp của các điều khoản trong Hiến pháp của bang với Hiến pháp Liên bang. Quá trình xem xét tính hợp hiến của Toà án Liên bang được gọi là “judicial review” . Mặc dù quyền tài phán hiến pháp thuộc về tất cả các toà án nhưng người ta hay nhắc đến vai trò của Toà án Tối cao Mỹ (với 9 thẩm phán cao cấp do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng nghị viện phê chuẩn với nhiệm kỳ suốt đời) vì trong một vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án Liên bang, hai bên bao giờ cũng đem việc tranh tụng ra trước cơ quan tư pháp cao nhất, phán quyết chung thẩm do vị thẩm phán cao nhất đưa ra. Toà án Mỹ chỉ có quyền tuyên bố đạo luật không hợp hiến sẽ không được áp dụng trong vụ án cụ thể chứ không có quyền tuyên bố huỷ bỏ đạo luật đó. “Chúng ta không có quyền nói như một số người cho rằng nếu các vị Chánh án có quyền tuyên bố một đạo luật trái với tinh thần Hiến pháp là một đạo luật vô hiệu lực, các vị Chánh án sẽ có quyền quyết định theo ý nghĩ riêng của mình, thay thế quyết định do cơ quan lập pháp ban hành bằng một quyết định dựa trên ý kiến riêng của họ” . Như vậy về nguyên tắc, hiệu lực phán quyết của Toà án chỉ giới hạn trong các vụ án cụ thể. Tuy nhiên có một nguyên tắc bổ sung cho sự thiếu hụt hiệu lực toàn vẹn của các phán quyết hiến pháp là nguyên tắc xác định việc giải thích Hiến pháp của Toà án Tối cao liên quan đến tất cả các toà án cấp dưới. Mặc dù về nguyên tắc, Toà án không có quyền huỷ bỏ một đạo luật bất hợp hiến, đạo luật đó vẫn tồn tại, nhưng việc Toà án từ chối áp dụng một đạo luật bất hợp hiến trong trường hợp cụ thể trên thực tế đã vô hiệu hoá đạo luật đó. Với truyền thống tôn trọng án lệ, trong những trường hợp tương tự, nếu đương sự viện dẫn đạo luật đã bị Toà án tuyên bố bất hợp hiến, Toà thụ lý vụ án sẽ từ chối áp dụng nó. Toà án Tối cao Mỹ chú trọng bảo vệ các quyền tự do và bình đẳng của công dân thông qua việc kiểm tra tính hợp hiến của các phán quyết của toà án ) đặc biệt trong lĩnh vực hình sự), các quyết định hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật. Ngay từ năm 1937, Thẩm phán Cardozzo tuyên bố: “Điều khoản về thủ tục phù hợp do pháp luật quy định (due process of law) chứa đựng các quyền gắn liền với quan niệm tự do trong khuôn khổ và tất cả các quyền có nguồn gốc từ truyền thống và lương tâm của dân tộc Mỹ, được coi như các quyền cơ bản. Trên cơ sở đó, tất cả các quyền đã được thừa nhận trong mười sửa đổi bổ sung Hiến pháp Mỹ đầu tiên và cả một số quyền mới được đưa ra ( ví dụ quyền được bảo vệ đời tư) đã được gộp vào trong nguyên tắc “due process of law” và có hiệu lực đối với cả Nhà nước liên bang và chính quyền các bang. Trên cơ sở đó đã có rất nhiều án lệ được xây dựng theo tinh thần tiến bộ về quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và các quyền trong thủ tục tố tụng hình sự, đặc biệt là dưới thời Chánh án Warren (1953- 1969). Theo án lệ của Toà án Tối cao liên bang trong vụ Brown v. Board of Education of Topeka (1954), các bang có nghĩa vụ tôn trọng quyền bình đẳng giữa các chủng tộc. Nguyên tắc về bảo hộ quyền bình đẳng trước pháp luật được mở rộng áp dụng đối với các quyền chính trị và quyền bào chữa. Về quyền bình đẳng giới tính thiếu quy định cụ thể trong Hiến pháp nhưng dưới thời Chánh án Burger (1969 - 1986) và dưới thời Chánh án Rehnquist (1986 - nay), Toà án Tối cao đã phát triển án lệ theo xu hướng bảo vệ các quyền của phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử căn cứ vào giới tính đều bị coi là trái Hiến pháp. 2. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Đức Ở Đức, Toà án Bảo hiến Liên bang (Bundesverfassungsgericht) vừa là cơ quan Hiến pháp cao nhất của Liên bang, vừa là toà án xem xét các vấn đề liên quan đến áp dụng Hiến pháp . Toà án Bảo hiến Liên bang đảm bảo việc thực hiện Hiến pháp của Liên bang; Toà án bảo hiến của các bang đảm bảo việc thực hiện Hiến pháp của bang mình. Mặc dù không có quan hệ thứ bậc giữa các Toà án Bảo hiến, Toà án Bảo hiến Liên bang vẫn có vai trò quan trọng vì trên thực tế, văn bản pháp luật Liên bang có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản pháp luật của các bang. Điều đáng chú ý là văn bản pháp lý quan trọng nhất thông qua năm 1949 của Cộng hoà liên bang Đức không được gọi là là Hiến pháp (Konstitution) mà được gọi là Luật cơ bản (Grundgesetz). Điều 1 - Điều khoản đầu tiên của Hiến pháp 1949 được dành để long trọng tuyên bố địa vị tối thượng của con người: "Phẩm giá con người là bất khả xâm phạm. Nghĩa vụ của mọi quyền lực nhà nước là kính trọng và bảo vệ phẩm giá đó. Dân tộc Đức nhìn nhận các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người như là nền tảng của mọi cộng đồng nhân loại, của hòa bình và công chính trên thế giới. Các quyền căn bản sẽ được kể sau đây có giá trị đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp, như là quyền có giá trị bắt buộc trực tiếp". Với quan niệm Hiến pháp là Luật lệ nền tảng của Quốc gia và định chế Nhân bản và Dân chủ là giá trị bất di dịch, Toà án Bảo hiến Liên bang có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ Hiến pháp trong mọi giải thích và áp dụng Hiến pháp vào đời sống thực tế: "Toà án Bảo hiến Liên bang phán quyết trong trường hợp bất đồng ý kiến hay nghi vấn đối với việc thích hợp hay không thích hợp lý thuyết cũng như thực hành của một đạo luật Liên bang hay đạo luật của bang với Hiến pháp này hoặc việc thích hợp hay không một đạo luật của bang đối với đạo luật của Liên bang, do lời yêu cầu của Chính phủ Liên bang, của Chính phủ của một bang hay của 1/3 thành viên của Hạ viện" (Điều 93 Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức 1949) Toà án Bảo hiến Liên bang là cơ quan có thẩm quyền phán quyết tính cách hợp hiến hay vi hiến các lối giải thích thành luật lệ, hoạt động, thành phần cơ chế của guồng máy nhà nước và các chủ thể khác. Như vậy, không phải vị Nguyên thủ quốc gia được giao cho bổn phận là người canh giữ Hiến pháp nữa (như trong Hiến pháp Weimar 1919) mà nhiệm vụ này đã được chuyển sang cho các thẩm phán của Toà án Bảo hiến Liên bang. Toà án Bảo hiến Liên bang gồm 16 thẩm phán, một nửa do Hạ viện Liên bang (Bundestag) và một nửa do Thượng viện Liên bang (Bundesrat) bầu ra với đa số tuyệt đối (hai phần ba số phiếu thuận). 6 thẩm phán được lựa trong số các thẩm phán của Toà án Liên bang. 10 thẩm phán còn lại là những nhân vật ngoài 40 tuổi, hội đủ các điều kiện để được chọn thành dân biểu Hạ viện, đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, có khả năng chuyên môn cần thiết để hành nghề thẩm phán. Quyền hạn và nhiệm vụ của các thẩm phán Toà án Bảo hiến Liên bang kéo dài 12 năm và không được tái nhiệm. Toà án Bảo hiến Liên bang gồm có hai Văn phòng (Senate) có quyền hạn ngang nhau và độc lập nhau. Mỗi Văn phòng gồm 8 thẩm phán, mỗi thẩm phán được chọn vào một Văn phòng của Toà án Bảo hiến Liên bang không thể được chuyển qua Văn phòng bên kia và cũng không thể thay thế: hai Văn phòng của Toà án Bảo hiến Liên bang là một hình thức Toà án song đôi (Twin - Court). Thẩm quyền của mỗi Văn phòng được pháp luật quy định. Trên thực tế, do có quá nhiều khiếu kiện nên hai Hội đồng xét xử gồm 8 thẩm phán chỉ xét xử khoảng 30 vụ mỗi năm là những vụ quan trong nhất. Mỗi Hội đồng có quyền phán quyết các vấn đề với sự hiện diện ít nhất 6 thành viên (6/8). Sáu Hội đồng, mỗi Hội đồng gồm ba thẩm phán chịu trách nhiệm giải quyết phần lớn các khiếu kiện được chia thành hai loại chính: loại thứ nhất là các khiếu kiện của người dân về các bản án, quyết định hay hành vi hành chính, trừ trường hợp khiếu kiện dó có liên quan đến một vấn đề chưa từng được giải quyết trước đó hoặc khiếu kiện về tính hợp hiến của một văn bản luật; loại thứ hai là xem xét kiểm tra tính hợp hiến của một văn bản pháp luật cụ thể. Toà án Bảo hiến Liên bang phải giải quyết mỗi năm khoảng 5000 vụ việc thuộc hai loại kể trên, một nửa số vụ có thời gian giải quyết kéo dài trên 2 năm và số vụ việc tồn đọng lên tới hơn 3000 vụ . Toà án Bảo hiến Liên bang có 13 thẩm quyền khác nhau, trong số đó phải kể đến những thẩm quyền quan trọng nhất sau đây: Phán quyết tính cách hợp hiến hay vi hiến theo nguyên tắc (abstrate Normenkontrolle) của luật pháp Liên bang cũng như luật pháp các bang: " Toà án Bảo hiến Liên bang phán quyết trong trường hợp bất đồng ý kiến hay nghi vấn đối với việc thích hợp hay không thích hợp lý thuyết cũng như thực hành một đạo luật Liên bang hay đạo luật của một bang đối với Hiến pháp này, hoặc việc thích hợp hay không một đạo luật của Liên bang đối với đạo luật của các bang..." (Điều 93 Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức 1949). Tính cách hợp hiến hay vi hiến có thể xảy ra khi áp dụng vào thực tế, một đạo luật được ban hành, đó là trường hợp "kiểm soát thực tế " (konkrete Normakontrolle): "Nếu một toà án cho rằng một đạo luật mang tính cách vi hiến, việc áp dụng của đạo luật phải được đình hoãn. Nếu là vi hiến đối với Hiến pháp của bang, cần phải có phán quyết của Toà án Bảo hiến của bang, có thẩm quyền trên các việc tranh luận về Hiến pháp. Trong khi đó, nếu đạo luật mang tính cách vi hiến đối với Hiến pháp này (Luật nền tảng, Grundgesetz), cần phải có sự phán quyết của Toà án Bảo hiến Liên bang. Điều vừa kể cũng có giá trị nếu một đạo luật của bang có tính cách vi hiến đối với Hiến pháp nầy hoặc một đạo luật của bang không phù hợp với luật pháp Liên bang" (Điều 100 Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức 1949) Thẩm quyền phán quyết các tranh chấp giữa Liên bang và bang hay giữa các bang với nhau. Các tranh chấp trên là điều không thể tránh khỏi trong một nhà nước liên bang. Toà án Bảo hiến Liên bang có quyền phán quyết "... trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến về quyền hạn và nhiệm vụ giữa Liên bang và các bang, nhất là đối với việc các bang thi hành một đạo luật Liên bang hoặc bất đồng ý kiến về việc hành xử quyền kiểm soát của Liên bang", "... trong trường hợp có các sự bất đồng ý kiến về công pháp giữa Liên bang và các bang, giữa các bang với nhau, hoặc ngay cả trong nội bộ của một bang, khi không thể nhờ vào quyền tư pháp nào khác để phán quyết" (Điều 93, Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức 1949). Từ năm 1951 đến năm 1999 có 106 vụ tranh chấp thuộc loại này. Phán quyết các mối tranh chấp về ranh giới của quyền và nhiệm vụ của một cơ chế Liên bang hay đối với những quyền hạn khác, được Hiến Pháp 1949 trao cho hay được xác định. Từ năm 1951 đến năm 1999 có 128 vụ tranh chấp thuộc loại này. Xác nhận tính cách hợp pháp hay vi hiến của các chính đảng, dựa trên các nguyên tắc dân chủ, về tổ chức nội bộ cũng như hoạt động của các tổ chức đó: "Các chính đảng cộng tác để tạo nên đường hướng chính trị của dân chúng. Thành lập chính đảng là quyền tự do. Nội quy tổ chức của các chính đảng phải phù hợp với các nguyên tắc nền tảng dân chủ". "Các chính đảng có mục đích hay cách hành xử của các đảng viên nhằm làm tổn thương hay loại trừ sự hiện hữu của Cộng hoà Liên bang Đức, là những chính đảng bất hợp hiến. Về vấn đề phán quyết tính cách vi hiến sẽ do Toà án Bảo hiến Liên bang quyết định" (Điều 21 Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức 1949). Từ năm 1951 đến năm 1999 có 5 vụ Toà án Bảo hiến Liên bang ra quyết định cấm một đảng phái chính trị hoạt động . Phán quyết về các quyền được Hiến pháp bảo đảm đối với những ai lạm dụng các quyền đó để chống lại các nguyên tắc nền tảng của thể chế Dân chủ Tự do: "Ai lạm dụng quyền tự do tư tưởng, đặc biệt là tự do báo chí (Điều 5, đoạn 1), quyền tự do giảng dạy (Điều 5, đoạn 3), quyền tự do hội họp (Điều 8), tự do lập hội (Điều 9), bí mật thư tín, bưu điện và viễn thông (Điều 10), quyền tư hữu (Điều 14) hay quyền được tỵ nạn (Điều 16 a), để phá đổ định chế căn bản dân chủ và tự do, sẽ bị tước các quyền này. Tình trạng và lượng số của việc hạn chế quyền đó sẽ do Toà án Bảo hiến Liên bang phán quyết" (Điều 18 Hiến pháp 1949). Mỗi công dân có quyền đệ đơn xin Toà án Bảo hiến Liên bang phán quyết tính cách vi hiến hay hợp hiến (Verfassungsbeschwerde) đối với cách hành xử của các cơ quan công quyền, vi phạm các quyền căn bản của mình (Grungrechte), không những đối với các đạo luật thông thường của Quốc hội, mà cả đối với nghị định, pháp lệnh... của Chính phủ, cho đến cả những bản án oan ức của các toà án Liên bang cũng như bang mà người dân cho là vi hiến (Điều 1, 33, 38, 103, 104 Hiến pháp 1949): "Mọi công dân Đức được hưởng các quyền dân sự và chính trị, quyền được thu nhận vào các cơ quan hành chính công, cũng như quyền được thăng tiến cấp bậc công chức không tùy thuộc vào tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai có thể bị thiệt thòi vì tùy thuộc hay không tùy thuộc vào một tôn giáo nào hay ý thức hệ nào" (Điều 33); "Mọi công dân đều có quyền bầu cử khi đủ 18 tuổi " (Điều 38, ); "Trước toà án mọi người đều có quyền phải được lắng nghe theo thể thức luật định" (Điều 103); "Tự do cá nhân chỉ có thể bị giới hạn bởi một đạo luật thông thường (do Nghị viện chuẩn y; Chính phủ, cảnh sát không được ra nghị định, pháp lệnh) và chỉ khi được thi hành tuân theo các hình thức luật định. Người bị bắt giam không thể bị khủng bố tinh thần và hành hạ trên thân xác. Chỉ có quan toà mới có quyền quyết định thời hạn bắt giữ. Cảnh sát tự quyền hạn của mình không thể cầm giữ ai đến cuối ngày hôm sau, sau ngày bị bắt. Bất cứ ai bị bắt vì tình nghi có thể bị truy tố, cùng lắm là ngày hôm sau phải được điệu đến trước quan toà. Quan toà phải báo cho đương sự biết lý do bị bắt, phải nghe ý kiến của đương sự và làm thế nào để đương sự có thể trình bày các lý chứng phản đối của mình. Quan toà phải ra trát án bắt giữ tức khắc bằng văn bản và có lý chứng, hoặc phải ra lệnh thả ngay" (Điều 104 Hiến pháp 1949). Nền tảng của những trường hợp vừa được nêu lên để bảo vệ con người khi tự do cá nhân bị vi phạm được Hiến Pháp 1949 ghi trong hai điều 17 và 19: "Mỗi người đều có quyền đệ trình bằng văn bản, một mình hay cùng chung với những người khác, các thỉnh nguyện hay phản kháng đến các cơ quan có thẩm quyền hay đến cơ quan dân cử (Nghị viện)"; "Ai bị các cơ quan công quyền vi phạm đến các quyền của mình, có thể thưa lên cơ quan tư pháp. Bởi lẽ không có thẩm quyền nào khác hơn. Đó là thẩm quyền của cơ quan tư pháp thường nhiệm..." Như đã nói, nếu người dân không thấy thoả mãn được cơ quan tư pháp thường nhiệm ở bang hay Liên bang đáp ứng theo công lý, vì không tuân hành các điều khoản Hiến pháp, mỗi người có quyền đệ trình sự kiện đến Toà án Bảo hiến Liên bang xin can thiệp. Số các vụ khiếu kiện cá nhân rất lớn (từ năm 1951 đến năm 1999 có 122.257 vụ). Phần lớn các vụ trong số đó được giải quyết bởi các hội đồng gồm ba thẩm phán. Những điều vừa được nêu lên cho thấy vai trò quan trọng của Toà án Bảo hiến Liên bang ở Cộng hoà Liên bang Đức, không những trong việc điều hoà để guồng máy quốc gia hoạt động hiệu quả, mà cả trong giáo dục chính trị cho người dân, làm cho họ ý thức đến địa vị hiến định của mình trước các quyền lực nhà nước. Toà án Bảo hiến Liên bang xét xử vị Nguyên thủ quốc gia, bị Hạ viện hay Thượng viện Liên bang tố cáo là vi phạm Hiến pháp hay luật pháp Liên bang, bằng hành động có suy tính trước: "Hạ viện hoặc Thượng viện Liên bang có quyền tố cáo Tổng thống Liên bang trước Toà án Bảo hiến Liên bang vì có những hành động có suy tính vi phạm Hiến pháp hoặc luật pháp Liên bang. Để có thể tố giác, đơn tố cáo phải được ít nhất 1/4 thành viên Hạ viện hoặc 1/4 thành viên Thượng viện..." (Điều 61, Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức 1949). Toà án Bảo hiến Liên bang có quyền bảo đảm việc giải thích đồng nhất các nguyên tắc nền tảng (Grundgesetz) của Hiến pháp 1949 đối với các Toà án Bảo hiến bang: "Trong khi giải thích Hiến pháp 1949, nếu Toà án Bảo hiến của một bang muốn giải thích khác với đường lối của Toà án Bảo hiến Liên bang, hay Toà án Bảo hiến của một bang giải thích khác với cách giải thích của Toà án Bảo hiến của một bang khác, Toà án Bảo hiến bang phải tham khảo ý kiến của Toà án Bảo hiến Liên bang " (Điều 100, Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức 1949). Toà án Bảo hiến Liên bang có quyền quyết định một đạo luật quốc tế có thực sự hiện hữu và thuộc thành phần luật pháp của Liên bang hay không. Theo điều 25 Hiến pháp 1949, các đạo luật quốc tế tổng quát là thành phần tất yếu của luật pháp Liên bang, có giá trị trên luật pháp Liên bang, xác định quyền và bổn phận cho dân chúng trên lãnh thổ Liên bang: "Trong các cuộc tranh luận về luật pháp nếu không chắc chắn một đạo luật quốc tế có là thành phần tất yếu của luật pháp liên bang hay không và nếu đạo luật đó có đưa đến các quyền hạn và nghĩa vụ đối với cá nhân hay không, toà án phải hỏi ý kiến quyết định của Toà án Bảo hiến Liên bang " (Điều 100, Hiến pháp 1949) 3.Cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Liên bang Nga Toà án Hiến pháp Liê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf203_1477.pdf
Tài liệu liên quan