Cơ chế bảo đảm quyền tự chủ của các trường đại học ở Việt Nam

Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam không có các viện nghiên cứu mạnh như

Ấn Độ, đại học nghiên cứu kiểu truyền thống Humboldt để là đầu tầu, hay đại học

nhân văn của Anh, Không thể phủ nhận, giáo dục đại học tại Việt Nam đang thua

kém nhiều so với các nước trong khu vực, mặc dù những biến chuyển trong chính sách

phát triển hệ thống giáo dục đại học thời gian gần đây cho thấy rõ quyết tâm cải tổ,

nâng cao chất lượng đào tạo. Trong các biện pháp được thiết lập, tự chủ đại học được

xem là điểm bản lề giữ vai trò mấu chốt hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào

tạo đại học, đồng thời góp phần giảm gánh nặng ngân sách trong chi thường xuyên.

Tuy nhiên, từ yếu tố lịch sử và đặc thù của hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam,

việc triển khai tự chủ đại học trong thời gian qua gặp không ít những khó khăn thách

thức, cần thiết phải xem xét, đánh giá và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo thực

hiện tự chủ hiệu quả, đạt mục tiêu của giáo dục đại học.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cơ chế bảo đảm quyền tự chủ của các trường đại học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc biệt là đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Hiện nay số lượng các trường đại học ở Việt Nam được xếp hạng trong khu vực và thế giới còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân đó là vẫn thiếu các chính sách để thúc đẩy sự phát triển, nâng cao năng lực của các cơ sở giáo dục đại học. Bảo đảm quyền tự chủ là một trong những yêu cầu cấp thiết để giảm bớt gánh nặng ngân sách của nhà nước, tăng quyền chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, cần có cách tiếp cận hợp lý về các cơ chế bảo đảm quyền tự chủ. Thứ nhất, kiến nghị trong thực hiện quyền tự chủ về học thuật, hoạt động chuyên môn và nhiệm vụ khác Đầu tiên, trong các quy định về tự chủ của trường đại học cần đề cập đến tự do học thuật. Các trường đại học cần nghiên cứu, xây dựng các cơ chế cho phép và khuyến khích tự do học thuật như là một khía cạnh của tự chủ đại học để phát huy tốt nội lực của đội ngũ giảng viên. Hai là, cần nghiên cứu việc trao quyền tự chủ cho các trường trong việc xây dựng các kế hoạch hoạt động theo yêu cầu phát triển của xã hội: đào tạo đại học gắn liền với nhu cầu của thị trường, các trường đại học cần chủ động xây dựng kế hoạch phát triển cho các giai đoạn trung hạn và dài hạn, đảm bảo chuẩn đầu ra đáp ứng các 253 yêu cầu của nhà tuyển dụng trong và ngoài nước. Các chương trình đào tạo cần được cải tiến cho phù hợp với các chương trình đào tạo tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, dần xóa bỏ khoảng cách trong các chương trình đào tạo (chương trình đào tạo hội nhập). Ba là, cần xây dựng cơ chế kiểm tra và đánh giá chất lượng đào tạo của các trường đại học: tự chủ tạo điều kiện cho các trường đại học chủ động trong học thuật, đào tạo và nghiên cứu. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn cần giữ vai trò quản lý chất lượng đào tạo của các trường. Bên cạnh việc quy định các trường đại học tự kiểm soát và tự đánh giá thì việc thành lập một cơ quan kiểm tra, đánh giá chất lượng dựa trên bộ tiêu chí cụ thể là hết sức cần thiết. Các tiêu chí đánh giá phải được xây dựng theo chuẩn của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trong khu vực, đảm bảo yêu cầu hội nhập và toàn cầu hóa. Nhà nước cần phải thay đổi phương thức quản lý các trường đại học bằng cách tập trung vào đánh giá kết quả hoạt động và không can thiệp quá sâu vào các công việc nội bộ của trường. Nâng cao quyền chủ động của mỗi trường, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, bảo đảm xử lý nghiêm minh các vi phạm Thứ hai, kiến nghị trong thực hiện quyền tự chủ về tổ chức và nhân sự Một là, các trường đại học cần đổi mới mô hình quản trị theo dạng tập đoàn hay doanh nghiệp, trong đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Các trường đại học được vận hành theo bộ máy của một tập đoàn, công ty có chủ tịch và hội đồng quản trị, bên cạnh đó có hệ thống các Hội đồng quản lý, Hội đồng giáo dục và nghiên cứu, bộ phận giúp việc, có sự phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn. Chủ tịch tập đoàn là người có quyền đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định đó. Cơ chế này đảm bảo việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, giảm các quyết định mang tính chất tập thể (giảm số lượng các cuộc họp quyết định các vấn đề theo đa số). Hai là, cơ chế tự chủ cần đảm bảo cho các trường đại học có quyền chủ động quyết định về biên chế (số lượng người lao động): có chính sách thu hút nhân tài (không chỉ theo hình thức tuyển dụng viên chức như hiện nay), có cơ chế trả lương theo vị trí việc làm và không áp dụng hệ thống thang bảng lương theo thâm niên. Chủ động trong việc tuyển dụng và sử dụng nhân sự là điều kiện để các trường thu hút được những người đang làm việc ở các công ty tư nhân, ở nước ngoài trở thành các giảng viên, chuyên gia trong các trường đại học. Để làm được điều này, cần thiết phải thự hiện được một trong ba điểm yếu mà giáo sư Hoàng Tuy cho rằng đã dẫn đến sự lạc lối trong giáo dục địa học tại Việt Nam, đó là hệ thống thù lao không hợp lý mà hiện đang là một trở ngại nguy hiểm chết người ở những khoa nghiên cứu. Ba là, về Hội đồng trường, mô hình tổ chức hoạt động của Hội đồng trường cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và xác định rõ ràng về cấu trúc quản trị. Bất kể là cấu trúc “đơn viện” (Hội đồng trường là cấp cao duy nhất) hay “lưỡng viện” (Hội đồng trường song song giữ vai trò lãnh đạo cùng với một tổ chức khác như Đảng ủy) cũng cần được làm rõ để xác định đầy đủ sự tham gia và vai trò của các tổ chức nội bộ trong hệ thống quản trị nhà trường. Thứ ba, kiến nghị trong thực hiện quyền tự chủ về tài chính Giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng trong định hướng phát triển bất kì quốc gia nào, do đó, chi cho giáo dục luôn là khoản chi được ưu tiên và có xu hướng tăng lên trong cơ cấu ngân sách. Nghiên cứu cho thấy, tự chủ tài chính song vẫn cần thiết 254 có sự hỗ trợ tài chính của nhà nước. Vấn đề mấu chốt trong tự chủ tài chính là tạo ra cơ chế hợp lí, linh hoạt để khai thác được năng lực của các cơ sở đào tạo. Nhận thức được cơ cấu, vị trí và đặc thù các khoản thu của các cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam, chúng tôi cho rằng trong quy định về vấn đề tự chủ tài chính của cơ sở đào tại đại học cần xem xét một số vấn đề sau: Trước hết, các trường đại học cần được tự quyết định và chủ động về khai thác, tìm kiếm các nguồn tài chính; cách thức sử dụng các nguồn tài chính và tài sản hiện có, đầu tư cho tài sản tương lai; cân đối các nguồn tài chính thu, chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chính minh bạch, tuân thủ pháp luật và không vụ lợi. Các trường có quyền tự chủ trong quyết định các nguồn thu và mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường. Về khoản thu liên quan học phí, trường Đại học cần có cơ chế khai thác tối đa khả năng huy động nguồn học phí trong khuôn khổ cho phép như xây dựng các chương trình chất lượng cao, liên kết. Để làm được điều này, cần thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế với các cơ sở đào tạo các nước có nền giáo dục tiên tiến. Hoạt động này không chỉ nâng cao vị thế, tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo đại học phát triển quy mô, chất lượng, vị thế, đồng thời còn tạo điều kiện, môi trường nâng cao chất lượng giáo viên, chương trình đào tạo. Việc quyết định dạy và học bằng tiếng nước ngoài cũng được ghi nhận trong Luật Giáo dục đại học, theo đó “cơ sở giáo dục đại học quyết định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường” (Điều 10). Về khoản thu từ NSNN, xem xét áp dụng kết hợp nhiều phương thức phân bổ ngân sách nhằm tạo tính cạnh tranh và góp phần khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và giảng dạy tại các trường. Theo nghiên cứu của WorldBank (2008), phân bổ ngân sách cho các trường đại học công được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau như: Phân bổ hàng năm cho hoạt động giáo dục; đàn phán hàng năm; xác định mức phân bổ theo số lượng sinh viên; phân bổ theo kết quả công việc (số sinh viên tốt nghiệp) hoặc đấu thầu cạnh tranh. Trong đó các nước OEDC thường thực hiện sự phân bổ nguồn quỹ kết hợp nhiều hình thức, thông thường sẽ tách biệt giữa tài trợ cho hoạt động giảng dạy và hoạt động nghiên cứu, hoặc phân bổ quỹ trong thời gian trung hạn để các trường có thực hiện lập kế hoạch sử dụng,.14. Ví dụ tại Nhật Bản, nguồn kinh phí cho các trường đại học ở Nhật Bản chủ yếu được chia thành ba loại: kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên; kinh phí cạnh tranh dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của mỗi cá nhân; nguồn trợ cấp cho sinh viên. Nhà nước sẽ cấp các khoản kinh phí này cho các trường đại học quốc gia. Bên cạnh đó, Nhật Bản áp dụng chính sách phân bổ ngân sách dựa trên sự cạnh tranh giữa các trường đại học quốc gia, đại học công lập và đại học tư thục thông qua các nguồn kinh phí tài trợ (các dự án). Các trường đại học cần phải đẩy mạnh cải cách, xây dựng các dự án để xin các nguồn tài trợ từ Chính phủ Nhật Bản15. 14 John Fielden, Global trends in university governance, World Bank, 2008, tr.28-30. 15 Phan Thị Lan Hương, 2019, trao quyền tự chủ đại học tại Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam, tạp chí Tổ chức nhà nước, https://tcnn.vn/news/detail/45861/Trao-quyen-tu-chu-dai-hoc-cua-Nhat-Ban-va-kinh- nghiem-doi-voi-Viet-Nam.html, truy cập ngày 25/9/2020. 255 Tại Việt Nam hiện nay, xu hướng tự chủ ở các trường đại học lớn ở Việt Nam là phấn đấu tự chủ 100% về nguồn tài chính. Tuy nhiên, nếu áp dụng tự chủ 100% có thể dẫn đến tình trạng một số trường không thu hút được sinh viên, không thể có đủ nguồn thu; hoặc phải tăng mức học phí tối đa để đảm bảo nguồn thu. Hai khả năng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người học cũng như không đảm bảo cho một số ngành đào tạo đặc thù. Do đó, cơ chế tự chủ không đồng nghĩa với việc xóa bỏ hoàn toàn phần ngân sách nhà nước cấp, mà việc cấp ngân sách sẽ được thực hiện trên cơ sở kế hoạch hoạt động của mỗi trường cũng như mục tiêu mà cơ quan quản lý đã đề ra để đảm bảo việc phân bổ và sử dụng ngân sách hiệu quả. Về quản lý tài sản nhà nước, cần khuyến khích các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập nói chung và đào tạo đại học nói riêng tập trung khai thác có hiệu quả, đồng thời quản lý chặt chẽ tài sản công. Một số giải pháp cụ thể cần xem xét như sau: cần phân cấp cụ thể hơn nữa vấn đề quản lý tài sản công, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương có thẩm quyền quyết định phương án xử lý tài sản công ở đơn vị, địa phương mình; cần có hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo để các đơn vị chủ quản có sơ sở xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức cho cơ sở đào tạo xây dựng ban hành tiêu chuẩn. Tóm lại, tự chủ là một trong những nội dung rất quan trọng trong đào tạo đại học, tồn tại như một nguyên tắc có tác động lớn và đảm bảo tính hiệu quả và các mục tiêu khác của đào tạo đại học. Triển khai tự chủ đại học tại Việt Nam đã và đang được nhận thức tương đối rõ ràng thể hiện qua chính sách và quy định tương đối đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả hơn, cần thiết có những giải pháp mạnh mẽ và lộ trình cụ thể, rõ ràng từ cơ quan quản lý và từng cơ sở đào tạo đai học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Xanh, 2018, Đại học – Định chế giáo dục cao thay đổi thế giới từ Trung cổ đến Hiện đại, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 2. John Fielden, Global trends in university governance, World Bank, 2008, WP0BOX311webversion01PUBLIC1.pdf, truy cập ngày 22/9/2020. 3. Kemal Gurus, 2011. “University Autonomy and Academic Freedom: A Historial Perspective”, trong “International Higher Education”, No 63, Spring 2011. 4. Hoàng Thị Cẩm Thương (2017), Giải pháp tăng cường tự chủ đại học ở Việt Nam, Tạp chí tài chính, kì 1, số thàng 3/2017 5. Phạm Xuân Trường, 2019, Tài chính cho các trường đại học công lập khi thực hiện cơ chế tự chủ, Tạp chí tài chính kì 1 tháng 11/2019, cong-lap-khi-thuc-hien-co-che-tu-chu-318052.html, truy cập ngày 24/9/2020. 6. Phan Thị Lan Hương, 2019, trao quyền tự chủ đại học tại Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam, tạp chí Tổ chức nhà nước, https://tcnn.vn/news/detail/45861/Trao-quyen-tu-chu-dai-hoc-cua-Nhat-Ban-va- kinh-nghiem-doi-voi-Viet-Nam.html, truy cập ngày 25/9/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_che_bao_dam_quyen_tu_chu_cua_cac_truong_dai_hoc_o_viet_na.pdf