CITA APP: Một ứng dụng di động dành cho hội thảo khoa học CITA

Điện thoại thông minh đã trở nên rất phổ biến. Hầu

hết các nhà khoa học tham dự hội thảo khoa học CITA đều sử

dụng điện thoại thông minh. Việc phát triển một ứng dụng di động

cho các nhà khoa học sử dụng để tham gia hội thảo CITA là cần

thiết. Trong quá trình tham gia hội thảo CITA 2014, tôi đã bắt đầu

dự án nghiên cứu xây dựng hệ thống tổ chức và quản lý hội thảo

để phục vụ cho nhà trường. Dự án bao gồm xây dựng hệ thống

website và ứng dụng di động dành cho hội thảo. Trong bài báo

này, tôi trình bày những vấn đề trong việc thiết kế chức năng

quản lý, tổ chức và sử dụng hội thảo CITA cũng như trình bày về

ứng dụng di động CITA App. Điểm nổi bật của ứng dụng di động

này so với website thông báo về hội thảo đó là khả năng thông

báo linh hoạt tới các nhà khoa học. Các thông báo từ hội thảo có

thể được đẩy vào phía người dùng để bắt được sự chú ý, tương

tác tốt hơn đến các nhà khoa học ở trong và ngoài nước.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu CITA APP: Một ứng dụng di động dành cho hội thảo khoa học CITA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CITA 2015 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” CITA APP: MỘT ỨNG DỤNG DI ĐỘNG DÀNH CHO HỘI THẢO KHOA HỌC CITA CITA APP: A MOBILE APP FOR CITA CONFERENCES Nguyễn Anh Tuấn Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin – Đại học Đà Nẵng; Email: tuanna@ud.edu.vn Tóm tắt -Điện thoại thông minh đã trở nên rất phổ biến. Hầu hết các nhà khoa học tham dự hội thảo khoa học CITA đều sử dụng điện thoại thông minh. Việc phát triển một ứng dụng di động cho các nhà khoa học sử dụng để tham gia hội thảo CITA là cần thiết. Trong quá trình tham gia hội thảo CITA 2014, tôi đã bắt đầu dự án nghiên cứu xây dựng hệ thống tổ chức và quản lý hội thảo để phục vụ cho nhà trường. Dự án bao gồm xây dựng hệ thống website và ứng dụng di động dành cho hội thảo. Trong bài báo này, tôi trình bày những vấn đề trong việc thiết kế chức năng quản lý, tổ chức và sử dụng hội thảo CITA cũng như trình bày về ứng dụng di động CITA App. Điểm nổi bật của ứng dụng di động này so với website thông báo về hội thảo đó là khả năng thông báo linh hoạt tới các nhà khoa học. Các thông báo từ hội thảo có thể được đẩy vào phía người dùng để bắt được sự chú ý, tương tác tốt hơn đến các nhà khoa học ở trong và ngoài nước. Từ khóa–CITA,quy trình hội thảo, công bố bài báo, phản biện, ứng dụng di động. Abstract- Smart phones have increasingly become popular. Most scientists attending CITA scientific conferences use smart phones. It is very necessary to develop a mobile application for scientists to attend CITA conferences. Through many times attending CITA conferences in 2014, I have started a research project to build a workshop managing and organizing system to serve the school. The project includes the website system and the mobile application for conferences. In this article, several issues in designing functions of managing, organizing and using for CITA conference as well as the mobile application of CITA App will be clearly presented. The highlighted feature of this mobile application compared with the conference notifying website is the flexible capacity of announcement to scientists. Many announcements will be sent to scientists in our country, foreign countries in order to easily catch their intention and interaction. Key words–CITA, conferenceprocess, reviewer, mobile app. 1. Đặt vấn đề Hiện nay nhiều trường đại học, cao đẳng trong nước đã có riêng cho mình một hệ thống tổ chức hội thảo để làm công tác tổ chức, quản lý, truyền thông về hội thảo. Đây là môi trường cho các nhà khoa học liên quan quan tâm và dành thời gian viết bài cho hội thảo về công trình khoa học đang nghiên cứu. Đối với nước ngoài, nhiều hệ thống phức tạp và tiện dụng qua mạng Internet hơn phục vụ cho các viện nghiên cứu và trường đại học cũng đã phát triển từ lâu để thu hút nhiều nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới. Trên thực tế hiện nay đối với các hệ thống này, việc hỗ trợ hiển thị thông tin hội thảo trên di động không thực sự tốt, nguyên nhân chủ yếu từ website hội thảo cần màn hình lớn để hiển thị. Với kỳ vọng của những người quan tâm hội thảo như khán giả, người viết bài, người phản biện thì việc chỉ công bố trên website chưa đáp ứng được nhu cầu thao tác di động. Hội thảo CITA [8] được bắt đầu tổ chức đầu tiên vào năm 2012. Sự khác việc giữa hội thảo CITA so với các hội thảo khác là đối tượng nghiên cứu tập trung chuyên ngành về công nghệ thông tin. Đây cũng là diễn đàn giúp các nghiên cứu sinh, học viên cao học trao đổi học thuật, công bố nghiên cứu mới nhất của mình. Đặc biệt các giảng viên trẻ trường cao đẳng Công nghệ Thông tin có thêm môi trường học tập, nghiên cứu khoa học. Số lượng bài báo từ năm 2012 tới nay theo ban tổ chức ngày càng tăng về số lượng và chất lượng [7]. Với sự phát triển mạnh mẽ các chuyên ngành sâu về công nghệ thông tin, việc quản lý và mở rộng đối tượng tham gia hội thảo là điều mà ban tổ chức hướng tới. Điều đó đòi hỏi phải có một hệ thống tốt để hỗ trợ thực hiện công việc này. Mục đích của bài báo là trình bày những đề xuất về quy trình tổ chức và quản lý hội thảo khoa học. Quy trình này bao gồm các khâu: tổ chức công bố hội thảo, gửi bài – nhận bài – phản biện – công bố. Sau đó tôi thực hiện áp dụng quy trình đề xuất vào xây dựng hệ thống tổ chức và quản lý hội thảo nhằm mục đích đáp ứng được tính khoa học, công nghệ và tiết kiệm chi phí. Hệ thống này sẽ được triển khai sử dụng tại hội thảo CITA trong tương lai. Các phần tiếp theo của bài báo bao gồm: phần 2 trình bày quá trình khảo sát, phân tích ưu nhược điểm các hệ thống hội thảo hiện có, từ đó đề xuất quy trình hệ thống hội thảo, Trong phần 3, tôi đề xuất thiết kế và xây dựng ứng dụng di động. Trong phần thực nghiệm, tôi tiến hành triển khai ứng dụng và tiến hành so sánh một vài tiêu chí với các hệ thống hiện tại. 2. Thiết kế quy trình hoạt động hội thảo 2.1. Khảo sát thực trạng Cách tiếp cận của tôi là tìm hiểu chức năng các hệ thống tổ chức và quản lý hội thảo trong và ngoài nước hiện nay. Cụ thể là [3, 4, 5]. Đây là những hệ thống công bố thông tin tốt, ổn định và sử dụng ở nhiều lần tổ chức hội thảo. Tuy nhiên trong quá trình tương tác với các hệ thống này, tôi cho rằng các hệ thống này về cơ bản là các hệ thống tĩnh, các tính năng hội thảo hướng tới đều được đáp ứng. Cụ thể các hệ thống này đều sử dụng website để đưa tin, các thông tin cụ thể hơn về hội thảo như bài viết và phản biện đều gửi qua email hoặc bản in gửi tới các nhà khoa học, người quan tâm. Đối với các hệ thống động như hội thảo [3, 4], chỉ làm việc “động” ở mức quản lý, đưa tin của người quản trị tổ chức hội thảo. Hạn chế của cá hệ thống này là vẫn chưa có sự tương tác các đối tượng khác như người viết bài, người phản biện. Luồng công việc mà tôi khảo sát các hệ thống làm việc như sau: Đầu Nguyễn Anh Tuấn 2 tiên ban Tổ chức thông báo thư mời tham gia hội thảo bằng email, sau đó ban tổ chức nhận bài báo bằng email, tiếp đến ban Tổ chức gửi cho phản biện và nhắc nhở hạn nộp. Ban tổ chức nhận bài nhận xét từ người phản biện và tiến hành gửi bài nhận xét của người phảnbiện. Hình 1. Đề xuất quy trình hoạt động hệ thống tổ chức và quản lý hội thảo Sau cùng ban tổ chức lại xác nhận người viết đã sửa lại chưa để tiến hành đưa vào kỷ yếu. Với quy trình này, công việc của các đối tượng đều phải thông qua của ban tổ chức như: lịch nhắc nhở, gửi nhận bài viết - phản biện. Tôi cho rằng đây là quy trình thường có ở các hội thảo trong nước, có ưu điểm là rất chủ động trong việc sắp xếp tổ chức hội thảo, tuy nhiên quy trình này vẫn mang tính chủ quan, độ chính xác không cao khi còn nhiều yếu tố con người. Trong trường hợp mở rộng thêm nhiều người tham gia thì công việc của ban tổ chức sẽ khó khăn hơn và dẫn tới nhiều hạn chế trong quá trình biên tập thủ công. 2.2. Thiết kế quy trình hệ thống Với mục tiêu đặt ra, sau khi phân tích các ưu nhược điểm của các hệ thống hiện nay ở trên, cùng với kinh nghiệm tổ chức được đúc kết các lần hội thảo CITA từ năm 2012, tôi thực hiện phân tích tổng thể bài toán quản lý tổ chức hội thảo để giải quyết các vấn đề sau: 2.2.1. Tương tác giữa các đối tượng người sử dụng • Người tham gia viết bài. • Người phản biện. 3 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CITA 2015 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” • Người quản lý hội thảo. 2.2.2. Truyền thông hội thảo Ngoài ra với đặc thù hội thảo, hệ thống phải hỗ trợ công tác truyền thông trước khi tổ chức để thu hút nhiều sự chú ý và đầu tư công sức từ các nhà khoa học. Công việc truyền thông phải bao gồm: • Đưa tin trước, trong và sau khi diễn ra hội thảo. • Trích xuất tự động thành kỷ yếu, lưu vết nghiên cứu khoa học. Hệ thống phải hỗ trợ nhiều ngôn ngữ để thu hút nhiều nhà khoa học tham gia nước ngoài. 2.2.3. Các luồng công việc trình tự: Các đối tượng người sử dụng và luồng xử lý trong hệ thống được diễn giải cụ thể như hình 1. 2.2.4. Sắp xếp các tiểu ban Đối với mỗi bài viết người viết tham luận gởi đến, cần gán cho bài viết một mã số.Ví dụ: CITA001; CITA023, với CITA là tên viết tắt tiếng Anh của hội thảo. Mỗi hội thảo có nhiều chủ đề phụ bên trong do đó cần thiết kế hội thảo sẽ có những tiểu ban nhỏ là nhóm bài viết theo cùng một chủ đề. Và khi nộp bài viết thì Người viết tham luận sẽ chọn các chủ đề phụ đó để gởi bài viết của họ vào.Ví dụ: Hội thảo CITA (CNTT và ứng dụng CNTT) sắp tới có 3 tiểu ban nhỏ. • Công nghệ mạng • Điện toán đám mây • Kiểm thử • Mô hình hóa • Khác 2.2.5. Hệ thống trạng thái bài báo Hệ thống được thiết kế có ba trạng thái cho bài viết như sau: • Chờ duyệt Khi Người viết tham luận gởi bài đến website, Trưởng hội thảo gởi bài đó cho Người phản biện.Người phản biện gởi lại bài phản biện cho Trưởng hội thảo. • Đang duyệt Trưởng hội thảo tải lên bài phản biện để người viết tham luận có thể tải về.Người viết tham luận gởi lại bài chỉnh sửa theo các yêu cầu trong bài phản biện. Người viết tham luận gởi lại cho Trưởng hội thảo. • Đã duyệt Bài viết sau khi chỉnh sửa theo yêu cầu của bài phản biện thì đã hoàn tất.Trưởng Hội thảo đồng ý đăng bài viết đó trong tạp chí. Tôi cho rằng với thiết kế hệ thống như quy trình đề xuất về cơ bản tin học hóa hầu hết các quy trình của quá trình tổ chức hội thảo CITA qua 03 lần tổ chức trước đó. 3. Xây dựng ứng dụng CITA App Câu hỏi quan trọng nhất là những chức năng mà bạn mong muốn hỗ trợ trong một ứng dụng hội thảo. Tôi đã dành khá nhiều thời gian để giải quyết câu hỏi trên dựa trên quy trình hệ thống đề xuất. Trong nội dung bài báo tôi trình bày các phần nổi bật của ứng dụng CITA App phục vụ hội thảo. Với đặc thù điện thoại thông minh, tôi nhóm các chức năng đã thiết kế và thực hiện thành các loại sau: - Chức năng trực tuyến: ứng dụng cần phải liên lạc với máy chủ để có được thông tin. Các chức năng này đòi hỏi điện thoại phải hỗ trợ kết nối Wifi – 3G – LTE. - Chức năng ngoại tuyến: các chức năng mà người dùng không cần truy cập máy chủ; chúng bao gồm các chức năng mà có thể dựa vào các thông tin được lưu trữ tại ứng dụng hoặc các chức năng đòi hỏi sự tương tác giữa hai điện thoại thông minh. Một ví dụ của chức năng ngoại tuyến là các nhà khoa học trao đổi danh thiếp điện tử với nhau bằng mã QR. 3.1. Kiến trúc hệ thống Nền tảng của hệ thốngcó ba thành phần chính, như thể hiện trong hình 2. Đó là: ứng dụng di động CITA App, website quản lý và Web Server. Website quản lý là một chức năng dành cho người tổ chức hội thảo, trong khi ứng dụng di động CITA App là ứng dụng cho người tham dự hội thảo. Hình 2. Kiến trúc hệ thống Ở giao diện quản lý của ban tổ chức hội thảo tôi sử dụng kiến trúc và công nghệ như mô tả ở hệ thống. Điểm ưu việt của hệ thống này là đồng bộ với hệ thống có sẵn [4] nên chi phí triển khai về thời gian và năng suất tối ưu. Ngoài ra với hệ thống kết nối dữ liệu qua NodeJS Server giúp cơ chế truyền tải dữ liệu giữa ứng dụng di động CITA App theo cơ truyền dữ liệu Restful Web Services [3] được hiệu quả và tiết kiệm dữ liệu cho người dùng. Cơ sở dữ liệu phân tán MongoDB liên kết với NodeJS Server giúp giải quyết bài toán truy xuất dữ liệu lớn từ rất nhiều thiết bị di động. Cụ thể là NodeJS sẽ xây dựng các khu vực phân vùng các luồng dữ liệu để đảm bảo tối đa hoạt động cho các luồng dữ liệu khác từ rất nhiều thiết bị di động. MongoDB sẽ đảm nhiệm quản lý dữ liệu từ các cụm máy trạm và phản hồi lại cho NodeJS Server. 3.1.1. CITA App Tôi đặt tên cho ứng dụng là CIT Conference [1] App và viết tắt nó như CITA App. CITA App là cho người tham dự hội thảo để truy cập thông tin hội thảo, đăng ký tham gia hội thảo, cung cấp thông tin phản hồi về bài báo, trao đổi học thuật, Công nghệ sử dụng để phát triển ứng dụng này giống như kiến trúc [5]. Web Server CITA App NodeJS Server MongoDB Server Management Web Nguyễn Anh Tuấn 4 3.1.2. Phần quản trị dành cho ban tổ chức Một hệ thống hội thảo luôn luôn duy trì trang web quản lý để ban tổ chức xuất bản các thông tin thích hợp cho hội thảo. Với giao diện quản lý trên nền web, ban tổ chức có thể dễ dàng hỗ trợ các chức năng quản lý nhiều hơn trong việc công bố thông tin. Phần kiến trúc của website này giống như hệ thống [4] mà tôi đã từng triển khai. 3.1.3. Máy chủ web và cơ sở dữ liệu • Truy cập máy chủ Cả CITA App và giao diện quản lý cần phải tương tác với máy chủ web và cơ sở dữ liệu. Tôi thực hiện thiết lập cơ chế cho máy chủ web như là một dịch vụ webservice RESTful [3]. Kiến trúc hệ thống cho phép các máy chủ để đáp ứng hiệu quả các yêu cầu liên tục các truy vấn của các các nền tảng điện thoại di động khác nhau. • Truy cập ngoại tuyến Đối với những trường hợp không thể kết nối tới máy chủ CITA App vẫn cho phép người dùng sử dụng tính năng xem thông tin hội thảo ngoại tuyến, trao đổi danh thiếp và tính năng bản đồ định vị. Tôi sử dụng cơ chế giao tiếp ngoại tuyến bằng cách quét mã QR [6] được nhúng sẵn vào CITA App. Mã QR đã trở nên rất phổ biến, đặc biệt là trong các ứng dụng di động. So với mã vạch thông thường, mã QR có năng lực thông tin cao hơn. Nó có thể xử lý tất cả các loại dữ liệu và lên đến 7089 ký tự có thể được mã hóa trong một ký hiệu mã QR, do đó nó rất thích hợp cho việc định danh nhà khoa học để trao đổi cho nhau để tiện liên lạc. 3.2. Xem thông tin hội thảo Chức năng quan trọng nhất CITA App hỗ trợ là xuất bản thông tin liên quan đến hội thảo. Các thông tin bao gồm thư mời viết bài, ban tổ chức hội thảo, địa điểm tổ chức, thể lệ viết bài, danh sách bài viết, lịch trình tổ chức, các nhà tài trợ, Tại hầu hết các hội thảo, mỗi người tham dự sẽ phát một tập tài liệu bao gồm các chương trình, lịch trình, và thông tin hậu cần khác nhau, chẳng hạn như thời gian của từng hoạt động, bao gồm cả tiệc trà, liên hoan. Với chức năng này người tham gia hội thảo nhận được sự tiện ích hơn so với những tài liệu cứng. Đặc biệt người dùng cũng có thể đọc được những thông tin này khi đang duyệt ngoại tuyến. Các trang web hội thảo thực hiện chức năng này bằng cách tối ưu thông tin trang web ở chế độ di động. Nếu so với các ứng dụng hỗ trợ hội thảo khác, CITA App hỗ trợ tốt tính năng này trực tiếp qua UI của nền tảng di động, do đó người dùng sử dụng máy tính bảng và điện thoại thông minh sẽ được hiển thị chức năng tốt hơn. 3.3. Đăng ký tham gia hội thảo Với đề xuất thiết kế hệ thống như trên, các nhà khoa học có thể là khán giả, người tham gia viết bài trực tiếp, người phản biện các bài viết của hội thảo. Do đó CITA App còn có một chức năng đăng ký lịch cho phép người tham dự vào các hoạt động với vai trò mà người dùng muốn tham dự lên hệ thống. Ngoài ra trên điện thoại của mình, CITA App sẽ thiết đặt trong lịch trình và nhắc nhở người dùng về sự kiện này. Đối với mục đích như vậy, các chức năng thông báo trong một ứng dụng điện thoại di động có một số lợi thế khác biệt (khi so sánh với một dịch vụ dựa trên web). Các thông báo có thể được đẩy vào phía khách hàng và tạo ra âm thanh nhắc nhở để gây sự chú ý cho người dùng. 3.4. Phản biện, phản hồi về nội dung hội thảo Mỗi người trình bày được phản biện hỏi và trả lời rất nhanh, trong một buổi, hoặc trong một phiên làm việc. Trong công tác tổ chức hội thảo còn một khâu khá quan trọng đó là lấy ý kiến phản biện, phản hồi, hỏi đáp giữa người trình bày và phản biện và khán giả để hoàn thiện kỷ yếu. Khâu này thường được thực hiện ở phần cuối của một hội thảo, bằng cách thông qua một mẫu cho người tham dự hoặc biên bản của hội đồng. Khi ứng dụng điện thoại di động có chức năng này, những người tham dự có thể cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động đang xảy ra một cách nhanh hơn và linh hoạt hơn về thời gian và nội dung hỏi đáp. CITA App sẽ thu thập thông tin phản hồi, trao đổi về cho những người trình bày để phản hồi sau nếu không có thời gian trong phiên làm việc. 3.5. Trao đổi danh thiếp Một hoạt động quan trọng trong hội thảo là để gặp gỡ những nhà khoa học, cả những người bạn cũ và mới. Một thực tế diễn ra phổ biến ở hội thảo CITA là nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học đều quan tâm và trao đổi nhiều danh thiếp, liên lạc để tiện trao đổi các vấn đề qua tâm. CITA App giúp thực hiện việc trao đổi dễ dàng. Các thông tin về nhà khoa học được chứa trong một có thể được mã hóa thành một mã QR. Thông tin này có thể được nhận bởi người khác bằng cách nhanh chóng quét mã QR của người gửi. 3.6. Điều hướng, bản đồ ngoại tuyến Những người lần đầu tham dự hội thảo CITA có thể không biết rõ địa điểm tổ chức hội thảo. Bất kỳ thông tin điều hướng, giúp đỡ sẽ giúp ích cho các nhà khoa học chưa biết địa điểm tổ chức hội thảo mà không cần người dẫn dắt. Các thông tin điều hướng như địa điểm hội thảo, giảng đường, phòng họp, khu vực giới thiệu, các địa điểm ăn trưa và đặc biệt bản đồ tới từng địa điểm sẽ rất hữu ích cho họ. Đối một số trang web bản đồ, các nhà khoa học có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến quen thuộc khác, chẳng hạn như Google Map. Nhưng bản chất các dịch vụ này sẽ gây tốn kém cho người tham gia hội thảo đó là phải có sóng Wifi, 3G truy cập trực tuyến, do đó để tạo sự thuận tiện cho người tham gia hội thảo, CIT App cung cấp một số bản đồ ngoại tuyến và thông tin địa phương cho người sử dụng, chẳng hạn như thông tin về giao thông công cộng. Khi không có kết nối WiFi hoặc không có sẵn 3G / LTE, người dùng rất khó khăn trong việc sử dụng các ứng dụng kết nối máy chủ qua Internet nói chung. Một cách tiếp cận hiệu quả mà CIT App tiếp cận là tìm độ phân giải cao hình ảnh bản đồ khuôn viên trường, và sử dụng các hình ảnh trực tiếp cho màn hình hiển thị, kéo, phóng to và thu nhỏ. Vấn đề là điều này có thể dễ dàng làm quá tải bộ nhớ RAM của thiết bị di động. Giải pháp của tôi là sử dụng nhiều layer của cùng một bản đồ, mỗi một layer có độ phân giải khác nhau, Ngoài ra, tôi cắt mỗi 5 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CITA 2015 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” hình ảnh thành các tile nhỏ kích thước bằng nhau. Khi người thao tác dùng tay phóng to và nhỏ bản đồ, tôi sử dụng các lớp của độ phân giải phù hợp và tải các gạch để màn hình điện thoại di động được tải bản đồ theo đúng kích thước yêu cầu. Do đó trách tình trạng ứng dụng tải bản đồ quá nặng. Với ý tưởng này, ứng dụng CIT App sẽ sử dụng cho việc sử dụng bộ nhớ RAM ở mức hợp lý với độ phân giải muốn xem. Hình 3 cho thấy số lượng và độ phân giải tương ứng của gạch cho mỗi lớp trong việc thực hiện chức năng này. Hình 3. Cách thức phân tầng số lượng mà độ phân giải của các tiles 4. Thực nghiệm 4.1. Nền tảng cài đặt Từ các số liệu thống kê cài đặt của một số giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin, trường cao đẳng Công nghệ Thông tin, tôi cho rằng quyết định thực hiện CITA App trên đa nền tảng là hợp lý. Lý do là rất nhiều giảng viên sử dụng nhiều thiết bị với nền tảng khác nhau như Android, iOS, Windows Phone 8. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức phát triển. Hiện nay ứng dụng chưa được cài đặt. 4.2. Độ phân giải màn hình Ở hình 4 và 6 là giao diện trình duyệt Safari trên iOS 8, giao diện ở chế độ zoom-in màn hình hiển thị nên các chi tiết như ảnh và bố trí chữ khá nhỏ.Còn ở hình 5 là hình chạy ứng dụng CIT App, vì đây là giao diện UI của chính nền tảng di động nên hiển thị rõ ràng phù hợp với người xem di động mà không cần dùng 2 bàn tay để zoom-in chi tiết hiển thị. 4.3. Tích hợp với các xuất bản web Công bố thông tin Hội thảo CITA App đồng bộ với công bố tại website hội thảo. Ban tổ chức tiến hành cập Hình 4. Giao diện web hội thảo [9] Hình 5. Giao diện CIT App Hình 6. Giao diện web hội thảo [1] nhật dữ liệu sẽ có cả hai nơi cùng lúc. Tính năng này tiện ích trong trường hợp ban tổ chức có sự thay đổi kế hoạch hội thảo như dời địa điểm tổ chức, thay đổi thời gian, các tiểu ban, nội dung. Người tham gia hội thảo sẽ nhận được tin từ hệ thống nhắc nhở, push nội dung nhắc nhở người dùng khi nhận được thông báo mới nhất về hội thảo. 4.4. An ninh thông tin Trong thiết kế đề xuất hiện tại, các thông tin trên Nguyễn Anh Tuấn 6 website hội thảo công bố bắt nguồn từ máy chủ hội thảo. Tất cả người dùng được phép duyệt và xem tất cả các nội dung hội thảo có sẵn, thậm chí cả những người quan tâm. Tuy nhiên CIT App cho phép kiểm soát những nội dung cho phép hiển thị công khai như tóm tắt hay toàn văn của bài báo, các phản hồi, bình luận về bài báo. Thông tin động này có kiểm soát truy cập có giới hạn với đối tượng mà người dùng cho phép. 4.5. Hỗ trợ nhiều hội thảo, hội thảo Các công cụ tích hợp của CITA App, như đăng ký khán giả, phản hồi bài báo, bài báo yêu thích quan tâm và bản đồ được thiết kế để hỗ trợ tất cả các hội thảo. Một người sử dụng có thể đăng ký và đăng nhập để sử dung CITA App cho nhiều hội thảo khác nhau. Ứng dụng cho phép duyệt và tham gia các các hội thảo có sẵn và người dùng có thể xem nội dung hội thảo đó. Ví dụ người quan tâm có thể đăng nhập hội thảo năm 2015 những vẫn có thể xem và can thiệp thao tác các nội dung của hội thảo năm 2014, 2013. Người dùng chỉ cần đăng nhập một tài khoản cho tất cả hội thảo có sẵn trong hệ thống. 5. Kết luận Bài báo tập trung phân tích và đề xuất quy trình hoạt động của hệ thống quản lý, tổ chức hội thảo. Quy trình này được xây dựng bằng việc phân tích các hạn chế của các hệ thống tổ chức hội thảo hiện có và từ quá trình đúckết kinh nghiệm các lần tổ chức hội thảo CITA. Ngoài ra bài báo còn trình bày về việc xây dựng ứng dụng di động CITA App, đây là một dự án trong chuỗi nghiên cứu xây dựng hệ thống website và ứng dụng dành cho Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin. Cơ bản CITA App đã đáp ứng nhu cầu về tham gia hội thảo CITA của các nhà khoa học và quy trình đề xuất. Tuy nhiên quy trình thiết kế chức năng cho hệ thống hội thảo vẫn chưa tiếp cận làm rõ như quản lý lưu vết tổng hợp ý kiến đóng góp về các bài báo trong kỷ yếu, hệ thống tính phí cho thành viên xem bài tóm tắt, bài viết đầy đủ, Một số hệ thống có tính đặc thù không thuộc phạm trù công nghệ thông tin và các hệ thống yếu tố bảo mật cao, bài báo vẫn chưa tiếp cận. Bài báo sẽ tiếp tục nghiên cứu để giải quyết hoàn thiện vấn đề trên. Ngoài ra CITA App được thực hiện trong thời gian ngắn, do đó việc phát triển trong thời gian sớm và chưa có thử nghiệm đầy đủ, dẫn đến ở thực nghiệm mức độ sử dụng tương đối thấp. Một số tổ chức hội thảo đã liên hệ với chúng tôi về việc sử dụng CITA App cho các hội thảo của họ. Chúng tôi đang tiến hành hoàn thiện quy trình và sản phẩm bao gồm ứng dụng web, ứng dụngdi động để duy trì dự án này. Nếu bạn quan tâm trong việc sử dụng CITA App cho hội thảo của cơ sở của bạn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi [7]. Tài liệu tham khảo [1] Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng, (2012), “Hội thảo khoa học kinh tế”, [2] Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng, (2015), Hội nghị toàn quốc lần thứ V “Xác suất thống kê: nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy”, [3] Nguyễn Anh Tuấn, (2013), “Luận bàn về hiệu năng của việc sử dụng Restful Web Services trong phát triển ứng dụng di động”, Tạp chí khoa học và công nghệ Số 12(73) - Quyển 2. [4] Nguyễn Anh Tuấn, (2013), “Nghiên cứu và xây dựng phần mềm quản lý công văn và điều hành”, Tạp chí khoa học và công nghệ Số 12(73) - Quyển 2. [5] Nguyễn Anh Tuấn, (2013), “Ứng dụng HTML5 xây dựng phần mềm trên các nền tảng điện thoại thông minh hỗ trợ công tác học tập, giảng dạy”, phần III, Kỷ yếu hội thảo CITA lần 2 - trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin – đại học Đà Nẵng. [6] Nguyễn Quỳnh Chi, (2010), “Nghiên cứu QR Code và ứng dung”, trang 62, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. [7] Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, trường cao đẳng Công nghệ Thông tin, Đại học Đà Nẵng, 0511.3667124. [8] Trần Ngọc, (2012), “Hội thảo nghiên cứu khoa học Trường CĐ CNTT (CIT): 40 đề tài khởi đầu ấn tượng cho lộ trình nghiên cứu khoa học của CIT”, [9] Viện Công nghệ Thông tin, (2015), “Hội thảo quốc gia lần thứ XVIII - Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ Thông tin và truyền thông”, Toán hỌc và vai trò cỦa toán hỌc đỐi vỚi lẬp trình máy tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcita_app_mot_ung_dung_di_dong_danh_cho_hoi_thao_khoa_hoc_cit.pdf