“Tham nhũng không còn là vấn đề của địa phương mà là một hiện tượng có tính xuyên quốc gia ảnh hưởng tới tất cả các xã hội và các nền kinh tế, do vậy hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng là điều vô cùng cần thiết”
- Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng
“Chúng ta đã nhận ra rằng tham nhũng là cản trở lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế-xã hội”
- Ngân hàng Thế giới
“Tham nhũng khiến hàng triệu người không thể thoát khỏi cảnh đói nghèo”
- Tổ chức Minh bạch Quốc tế
“Đã từ lâu, văn hóa tham nhũng làm suy giảm sự phát triển và quản lý hiệu quả đồng thời làm gia tăng tội phạm và sự ngờ vực trên khắp thế giới”
- Tổng thống George W. Bush
Theo Ngân hàng Thế giới, nhìn chung tham nhũng được coi là lạm dụng quyền lực công để tư lợi. Các hình thức tham nhũng bao gồm từ tham nhũng quy mô lớn liên quan tới cấp cao nhất trong chính phủ quốc gia, cho tới tham nhũng quy mô nhỏ, chẳng hạn như hối lộ những khoản tiền rất nhỏ hoặc cho hưởng những ưu đãi nhỏ của những người ở cấp thấp hơn. Bất luận quy mô tham nhũng như thế nào đi nữa thì những hành vi như vậy làm suy giảm sự phát triển của xã hội dân sự và làm gia tăng đói nghèo, đặc biệt khi mà các nguồn lực nhà nước - lẽ ra đã được đầu tư để nhân dân có cuộc sống tốt hơn - lại bị các quan chức nhà nước sử dụng sai hoặc lạm dụng.
Trong những năm gần đây, với một loạt các thỏa thuận quốc tế, một khuôn khổ chống tham nhũng toàn cầu đã bắt đầu được định hình. Mỗi quốc gia giờ đây có thể chống tham nhũng hiệu quả hơn thông qua thực thi mạnh mẽ các biện pháp chống tham nhũng và dựa vào hợp tác quốc tế để hỗ trợ những biện pháp này. Tạp chí Điện tử kỳ này của Bộ Ngoại Hoa Kỳ nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của khu vực công, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ trong việc xóa bỏ nạn tham nhũng trên toàn thế giới.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chuyển đổi văn hóa tham nhũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỂN ĐỔI VĂN HÓA THAM NHŨNG
Tạp chí Điện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ, tháng 12/2006
Lời giới thiệu “Tham nhũng không còn là vấn đề của địa phương mà là một hiện tượng có tính xuyên quốc gia ảnh hưởng tới tất cả các xã hội và các nền kinh tế, do vậy hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng là điều vô cùng cần thiết” - Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng “Chúng ta đã nhận ra rằng tham nhũng là cản trở lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế-xã hội” - Ngân hàng Thế giới “Tham nhũng khiến hàng triệu người không thể thoát khỏi cảnh đói nghèo” - Tổ chức Minh bạch Quốc tế “Đã từ lâu, văn hóa tham nhũng làm suy giảm sự phát triển và quản lý hiệu quả đồng thời làm gia tăng tội phạm và sự ngờ vực trên khắp thế giới” - Tổng thống George W. BushTheo Ngân hàng Thế giới, nhìn chung tham nhũng được coi là lạm dụng quyền lực công để tư lợi. Các hình thức tham nhũng bao gồm từ tham nhũng quy mô lớn liên quan tới cấp cao nhất trong chính phủ quốc gia, cho tới tham nhũng quy mô nhỏ, chẳng hạn như hối lộ những khoản tiền rất nhỏ hoặc cho hưởng những ưu đãi nhỏ của những người ở cấp thấp hơn. Bất luận quy mô tham nhũng như thế nào đi nữa thì những hành vi như vậy làm suy giảm sự phát triển của xã hội dân sự và làm gia tăng đói nghèo, đặc biệt khi mà các nguồn lực nhà nước - lẽ ra đã được đầu tư để nhân dân có cuộc sống tốt hơn - lại bị các quan chức nhà nước sử dụng sai hoặc lạm dụng.Trong những năm gần đây, với một loạt các thỏa thuận quốc tế, một khuôn khổ chống tham nhũng toàn cầu đã bắt đầu được định hình. Mỗi quốc gia giờ đây có thể chống tham nhũng hiệu quả hơn thông qua thực thi mạnh mẽ các biện pháp chống tham nhũng và dựa vào hợp tác quốc tế để hỗ trợ những biện pháp này. Tạp chí Điện tử kỳ này của Bộ Ngoại Hoa Kỳ nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của khu vực công, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ trong việc xóa bỏ nạn tham nhũng trên toàn thế giới.Nguyên tắc trách nhiệm: Chuyển đổi văn hóa tham nhũngCondoleezza RiceNền dân chủ chỉ phồn thịnh lâu dài khi pháp quyền được thừa nhận và chính phủ phải minh bạch và có trách nhiệm với nhân dân. Tham nhũng làm xói mòn những trụ cột này của xã hội tự do và tiến bộ của loài người. Cộng đồng quốc tế sát cánh bên nhau với niềm tin rằng nam giới, phụ nữ và trẻ em đáng được quản lý bởi sự liêm chính ở mức độ cao nhất để họ có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Các nhà lãnh đạo phải có trách nhiệm với công dân. Niềm tin chiến thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng chính là cam kết tiếp tục của chúng ta đối với những giá trị của sự quản lý trung thực, cởi mở, đối xử công bằng và pháp quyền.Những giá trị bền vữngVề hợp tác với các đối tác tận tâm khác, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng cường sự minh bạch, truy tố tham nhũng cấp cao và lôi các quan chức tham nhũng ra ánh sáng.Bằng các công cụ như Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng, chúng ta quyết tâm tăng cường cam kết và hợp tác quốc tế để thu hồi và trả lại những tài sản đã bị lấy cắp mà có thể được sử dụng để thúc đẩy phát triển và nâng cao tinh thần trách nhiệm.Hoa Kỳ tự hào được hỗ trợ những người thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng. Chúng ta kề vai sát cánh với các đối tác, những người thúc đẩy quản lý hiệu quả, sự liêm chính cả trong khu vực tư nhân lẫn công cộng và quyền tự do báo chí. Những nỗ lực này sẽ khôi phục lòng tin của công chúng đối với chính phủ và là một khuôn khổ để đầu tư kinh tế vào đất nước hoạt động hiệu quả.Để đạt được những tiêu chuẩn cao này, chúng ta phải xây dựng một liên minh các đối tác giữa khu vự nhà nước và kuh vực tư nhân ở cả hai cấp trung ương và địa phương. Chúng ta và các đối tác phải lên án, đưa ra ánh sáng và trừng phạt nạn tham nhũng. Với những nguyên tắc chung, chúng ta có thể xây dựng thiện chí và năng lực của nhân dân và các chính phủ để chống tham nhũng và chuyển đổi văn hóa này.Những chân trời mớiSự vận hành của nền dân chủ là một tiến trình liên tục nhằm xây dựng nên các thể chế dân chủ. Chúng ta có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn bằng cách đoàn kết hỗ trợ quản lý hiệu quả và chống tham nhũng. Tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế có thể giúp chúng ta xây dựng những xã hội mà ở đó mọi cá nhân đều có được tự do. Đồng thời, với một cam kết mới về tính trách nhiệm, chúng ta có thể xây dựng nền tảng nguyên tắc vững chắc cho các thế hệ tương lai.
Giải quyết tham nhũng bằng các công ước và cam kết quốc tếJohn Brandolino và David LunaNếu như trước đây chống tham nhũng được cho là trách nhiệm của chính phủ mỗi nước, thì nay nó đã trở thành công việc của cả cộng đồng quốc tế, cùng nhau hợp tác để bổ sung và hỗ trợ cho nỗ lực của các chính phủ. Tác giả khái quát một loạt các thỏa thuận đa phương và quốc tế hình thành nên mạng lưới chống tham nhũng toàn cầu. John Brandolino là Giám đốc Chương trình chống Tội phạm còn David Luna là Giám đốc phụ trách các Sáng kiến về Quản lý và Chống Tham nhũng thuộc Cục Phòng chống Ma túy Quốc tế và Thực thi Luật pháp, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.Tham nhũng từng được coi là một hiện tượng quá phổ biến đến mức hầu như không thể giải quyết được. Tuy nhiên, trong 15 năm qua, cộng đồng quốc tế đã chứng kiến sự thay đổi tích cực và rõ rệt trong cuộc chiến toàn cầu chống tham nhũng. Trước khi có sự thay đổi lớn lao này, các quốc gia miễn cưỡng ngay cả khi bàn về tham nhũng và coi đó chỉ là một vấn đề nội bộ. Ngày nay, có rất nhiều hội nghị và cơ chế đa phương được xây dựng chuyên để giải quyết vấn đề tham nhũng. 15 năm trước, các nước cho phép khấu trừ thuế đối với những khoản hối lộ các quan chức nước ngoài. Giờ đây, ngày càng có nhiều quốc gia hợp tác với nhau truy tố việc hối lộ. Thực vậy, 15 năm trước, một số quốc gia đã sai lầm khi lập luận rằng tham nhũng thực sự có thể chấp nhận được trong một số bối cảnh văn hóa nhất định hoặc là để thúc đẩy kinh doanh ở các nước đang phát triển. Ngày nay, chẳng ai còn dám lập luận như vậy nữa.Từ năm 1996, các thỏa thuận quốc tế về chống tham nhũng đã giúp tăng cường các cam kết chính trị chống tham nhũng và xác định những chuẩn mực và thông lệ quốc tế căn bản giải quyết vấn nạn này. Chống tham nhũng từng được cho là trách nhiệm của các chính phủ. Ngày nay, một phần do có các thỏa thuận chống tham nhũng - được củng cố bởi ngày càng nhiều các tuyên bố thể hiện ý chí chính trị - nên trên thế giới đã có sự thừa nhận rộng rãi rằng cộng đồng quốc tế có thể bổ sung và hỗ trợ nỗ lực chống tham nhũng của một chính phủ, và rằng cộng đồng quốc tế có mối quan tâm thực sự muốn thấy tham nhũng được giải quyết cả ở cấp độ địa phương lẫn toàn cầu.Sự nhất trí về các cơ chế chống tham nhũng giúp cộng đồng quốc tế mở rộng cánh cửa tăng cường hợp tác song phương và đa phương trên những mặt trận quan trọng một thời là những mặt trận địa phương. Đổi lại, việc hợp tác này sẽ khuyến khích chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất, xây dựng lòng tin và mối quan hệ giữa các nước đang hợp tác, và cuối cùng là nâng cao tính hiệu quả của các nỗ lực song phương và đa phương và các chương trình viện trợ phát triển.Củng cố các nguyên tắc chống tham nhũngCác thỏa thuận chống tham nhũng đa phương ghi nhận các nguyên tắc chống tham nhũng được quốc tế công nhận và chính thức hóa cam kết thực hiện những nguyên tắc này của chính phủ. Những nguyên tắc này - mới đây nhất được ghi nhận trong Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) - không chỉ đơn thuần thúc đẩy các chính phủ hình sự hóa hành vi tham nhũng mà còn thừa nhận rằng chống tham nhũng đòi hỏi hành động phối hợp trên một số mặt trận.Những thỏa thuận này giải quyết một hoặc nhiều mặt trận hành động chống tham nhũng, bao gồm:Thực thi luật pháp: Quyền tiến hành điều tra, truy tố và xét xử công minh là chìa khóa giúp phát hiện và truy tố hiệu quả tham nhũng của công. Với tầm quan trọng như vậy, các quyền này buộc các chính phủ phải xây dựng các bộ luật hình sự, các chế tài và các cơ quan thực thi luật pháp hiệu quả nhằm phát hiện và ngăn chặn việc hối lộ và các hành vi tham nhũng chủ yếu khác.Ngăn chặn trong khu vực nhà nước: Nhiều thỏa thuận chống tham nhũng quốc tế yêu cầu các chính phủ thực hiện một loạt biện pháp, chẳng hạn như duy trì các chuẩn mực đạo đức đối với công chức, xây dựng các hệ thống quản lý tài chính và thu nhập minh bạch, tránh xung đột lợi ích, yêu cầu công khai tài chính về tài sản cá nhân, bảo vệ những người tiết lộ/cung cấp thông tin, xây dựng các thể chế và các thủ tục giải trình hiệu quả trong và ngoài chính phủ, đồng thời cung cấp tiếp cận thông tin chính phủ.Ngăn chặn trong khu vực tư nhân: Nhiều thỏa thuận chống tham nhũng quốc tế cũng nhấn mạnh và yêu cầu các chính phủ có những biện pháp tác động có tính xây dựng đến hành vi ứng xử của khu vực tư nhân, chẳng hạn như duy trì một khuôn khổ quản lý hiệu quả để ngăn chặn việc che giấu những khoản chi trái phép hoặc hối lộ trong các tài khoản của công ty, ngăn chặn hành vi gian lận tập thể và nghiêm cấm khấu trừ thuế đối với các khoản hối lộ.Các cơ chế triển khai: Đối với một số công cụ chống tham nhũng đa phương, các cơ chế triển khai có thể thúc đẩy hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật để giải quyết những yếu kém. Hiện có bốn cơ chế đánh giá lẫn nhau về chống tham nhũng đang hoạt động dựa trên đánh giá đồng hạng nhằm kiểm soát và thúc đẩy việc thực hiện: Cơ chế triển khai của Tổ chức các nước châu Mỹ, Nhóm các quốc gia chống Tham nhũng trong Hội đồng châu Âu, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Nhóm Công tác Phát triển về vấn đề Hối lộ và Sáng kiến chống Tham nhũng của tổ chức Hiệp ước vì sự Ổn định[1].Các thỏa thuận và sáng kiến quốc tế hiện cóCho đến nay, thỏa thuận toàn diện nhất và có thể áp dụng trên toàn cầu được xây dựng dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Hơn 130 quốc gia đã tham gia quá trình đàm phán kéo dài hai năm về Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng và công ước đã có hiệu lực vào tháng 12/2005. Công ước này bao gồm tất cả các lĩnh vực hành động đề cập ở trên và lần đầu tiên xây dựng một khuôn khổ hợp tác trong các vụ thu hồi tài sản. Công ước này cũng đi đúng hướng khi là công ước quốc tế chống tham nhũng đầu tiên có khả năng được áp dụng thực sự trên toàn cầu. Cho đến nay đã có 140 bên ký kết và 80 nước tham gia.Ở châu Âu, Hội đồng châu Âu (COE) đã xây dựng ba công cụ chủ yếu để hướng dẫn các thành viên chống tham nhũng. Hai trong số ba văn kiện này là các công ước (Công ước Luật hình sự chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu năm 1997 và Công ước Luật Dân sự chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu), và một văn kiện bao gồm các nguyên tắc không ràng buộc (Hai mươi nguyên tắc hướng dẫn chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu). Hội đồng châu Âu cũng xây dựng cơ chế đánh giá đồng hạng để kiểm soát việc thực hiện các công ước và nguyên tắc này của 42 quốc gia, kể cả Mỹ. Liên minh châu Âu (EU) cũng xây dựng một số văn kiện hướng dẫn thành viên. Những văn kiện này bao gồm Công ước năm 1997 của Liên minh châu Âu về chống tham nhũng liên quan tới quan chức của các Cộng đồng châu Âu hoặc quan chức của các nước thành viên và Chương trình Hành động chung của EU năm 1998 về chống tham nhũng trong khu vực tư nhân. Bên cạnh đó còn có Khuôn khổ Chống Tham nhũng trong Khu vực Tư nhân của Liên minh châu Âu năm 2002. Hiệp ước Vì sự ổn định xây dựng năm 2000 được 7 quốc gia Đông Nam Âu ký kết cùng với cơ chế đánh giá đồng hạng kèm theo nhằm giám sát việc thực hiện hiệp ước, được biết đến với tên gọi Sáng kiến chống tham nhũng của tổ chức Hiệp ước Vì sự ổn định (SPAI).Ở Mỹ La-tinh, đàm phán về Công ước Chống tham nhũng liên Mỹ năm 1996 được tiến hành dưới sự bảo trợ của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), và trong năm 2001, Tổ chức này đã xây dựng được cơ chế đánh giá đồng hạng để giám sát việc thực hiện. Hiện có 33 quốc gia, kể cả Mỹ, tham gia thỏa thuận này.Ở châu Á, 21 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã đưa ra một thỏa thuận chống tham nhũng không mang tính ràng buộc. Được biết đến với tên gọi Kế hoạch Hành động chống tham nhũng vì châu Á-Thái Bình Dương của Ngân hàng Phát triển châu Á (ABD) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thỏa thuận này đạt được với sự bảo trợ của ADB/OECD, còn cơ chế đánh giá đồng hạng sẽ được hình thành trong tương lai. Năm 2004, các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã thông qua Phương hướng Hành động chống Tham nhũng của APEC, trong đó cam kết mạnh mẽ thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng và hợp tác trong khu vực nhằm đưa ra ánh sáng những quan chức tham nhũng, những người hối lộ họ và tài sản họ có được một cách phi pháp.Ở châu Phi, Công ước Ngăn chặn và chống tham nhũng của Liên minh châu Phi đã được các nguyên thủ quốc gia thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi tổ chức tại Maputo, Mô-zăm-bích tháng 7/2003. Nghị định thư về chống tham nhũng của Cộng đồng Phát triển Nam Phi năm 2001 bao gồm các biện pháp được 14 quốc gia của Cộng đồng này đưa ra. Năm 1999, Liên minh Toàn cầu vì châu Phi (GCA) đã xây dựng các nguyên tắc không ràng buộc chống tham nhũng. Những nguyên tắc này đã được 11 quốc gia thành viên GCA thông qua.Ở Trung Đông, các nước Ả-rập đang hợp tác với nhau thông qua một mạng lưới khu vực gọi là Sáng kiến Quản lý Hiệu quả vì sự Phát triển, nhằm hỗ trợ tiến trình cải cách quản lý và hiện đại hóa khu vực công đang diễn ra và tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội trên toàn khu vực. Chống tham nhũng là trụ cột hành động, cụ thể là nỗ lực thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng.37 quốc gia ký Công ước năm 1997 của OECD về chống hối lộ các công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế đã xây dựng cơ chế đánh giá đồng hạng để giám sát việc thực hiện. Công ước OECD là khá hạn hẹp và cụ thể nếu xét về phạm vi. Nội dung chính của Công ước này là sử dụng nội luật để hình sự hóa việc hối lộ các công chức nước ngoài.Công việc và các nguyên tắc của Lực lượng Hành động Đặc biệt về Tài chính (FATF) cũng đóng góp lớn cho chương trình nghị sự quốc tế chống tham nhũng. FATF xây dựng chuẩn mực toàn cầu chống rửa tiền và tội phạm tài chính trong các Khuyến nghị 40+9 của Lực lượng này, đồng thời giám sát việc các nước thực hiện những khuyến nghị này. Tổ chức liên chính phủ này quy tụ các đại diện từ các cơ quan giám sát/quản lý và các thể chế tài chính nhằm đối phó với việc lạm dụng hệ thống tài chính, trong đó có hành vi lạm dụng do tham nhũng gây ra.Trong những năm gần đây, các nước G8 - nhóm không chính thức 8 nước bao gồm Canađa, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Nga, Anh và Mỹ gặp nhau để thảo luận về các chính sách kinh tế và đối ngoại rộng mở - đã đưa cuộc chiến chống tham nhũng thành ưu tiên hàng đầu, trong đó có nỗ lực chống tham nhũng cấp cao, đưa ra ánh sáng những quan chức tham nhũng, phối hợp thu hồi những tài sản có được một cách bất hợp pháp và hỗ trợ các chương trình tăng cường sự minh bạch nhằm cải tiến ngân sách, việc mua bán (của nhà nước/chính phủ), tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm khi chuyển nhượng tài sản công.Tiến lên phía trướcCác thỏa thuận chống tham nhũng quốc tế tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong chỉ trích ngày càng gia tăng của quốc tế đối với nạn tham nhũng. Các thỏa thuận này buộc các chính phủ phải hành động và giúp tăng cường hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật.Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) là một bước phát triển quan trọng trong cơ cấu các thỏa thuận chống tham nhũng quốc tế. Công ước này đã tập hợp các chủ đề được đề cập trong các công ước khu vực và toàn cầu trước đây và nhiều chủ đề hơn nữa, kết hợp đưa chúng vào thành một tập hợp toàn diện các cam kết. Đây là thỏa thuận quốc tế đầu tiên thu hút hơn 40 nước tham gia, và con số hiện nay là hơn 80 nước và chắc chắn sẽ trở thành một công cụ quốc tế đầu tiên có thể áp dụng trên toàn cầu để chống tham nhũng. Những nguyên tắc chống tham nhũng từng được thử nghiệm, trong đó có tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, nay đã trở thành những nguyên tắc toàn cầu mà có thể được xem là xuất phát từ một nhóm các quốc gia hoặc khu vực cùng chung chí hướng.Khi các chính phủ bắt đầu thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng và xây dựng một tiến trình triển khai nhằm thúc đẩy việc thực hiện và tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, thì những cam kết và cơ chế hiện có của khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho các chính phủ hợp tác với nhau về những vấn đề tham nhũng trong một khuôn khổ quen thuộc và với các đối tác quen thuộc. Thêm vào đó, các nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới phải tiếp tục hợp tác chặt chẽ và mạnh mẽ thông qua Công ước chống Hối lộ của OECD và cơ chế giám sát liên quan của công ước này để giảm bớt thói quen hối lộ quan chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế. Các nước OECD phải thể hiện ý chí chính trị thông qua việc thực thi các bộ luật hình sự hóa hành vi hối lộ đó.Trong khi các công cụ quốc tế và các khuôn khổ đa phương là một công cụ có giá trị trong cuộc chiến toàn cầu chống tham nhũng, thì nhiệm vụ biến ý chí chính trị thành hành động cụ thể sẽ vẫn là một vấn đề có tầm quan trọng lớn . Hoa Kỳ cam kết hợp tác với tất cả các đối tác trên thế giới để đảm bảo rằng trong 15 năm tới hành động hiệu quả chống tham nhũng sẽ trở thành bản năng thứ hai của hầu hết các chính phủ trên thế giới.[1] Stability Pact là tổ chức đuợc hình thành theo sáng kiến của EU dành cho các nước Đông Nam Âu nhằm thúc đẩy hòa bình, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và thịnh vượng kinh tế, vì sự ổn định của toàn khu vực. Chống tham nhũng là một trong những ưu tiên của tổ chức này. (http
Chống tham nhũng ở cấp caoTham nhũng quy mô lớn của các quan chức nhà nước cấp cao – tham nhũng ở cấp cao – là mối đe dọa cụ thể đối với nền dân chủ và pháp quyền ở các nước đang phát triển. Loại hình tham nhũng này làm suy yếu trách nhiệm giải trình về tài chính, cản trở đầu tư nước ngoài, làm giảm hiệu quả kinh tế và làm giảm lòng tin vào các hệ thống pháp lý và tư pháp.Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm có 1.000 tỉ đô-la được chi cho các vụ hối lộ, và theo Liên Hợp Quốc, chỉ riêng châu Phi đã có hơn 400 triệu đô-la bị ăn cắp và tẩu tán ra nước ngoài. Tham nhũng ở cấp cao là một vấn đề liên quan đến phát triển, bởi nó làm suy giảm sự phát triển kinh tế và khiến cho những vấn đề quan trọng trở nên thiếu hiệu quả, như cuộc chiến chống đói nghèo. Ở nhiều nơi trên thế giới, các quan chức tham nhũng ở cấp cao vơ vét cho đầy túi tham thay vì đầu tư cho phát triển, như xây dựng đường xá, trường học và bệnh viện mới.Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế đã đề ra những biện pháp mới để ngăn không cho các quan chức sử dụng của cải mà họ tích lũy được thông qua những hành vi tham nhũng và họ cũng đang tìm những cách thức mới để tìm lại tài sản của mình.Năm 2006, để chống tham nhũng ở cấp cao, Hoa Kỳ đã thực hiện Chiến lược Quốc gia nhằm quốc tế hóa nỗ lực chống tham nhũng ở cấp cao. Chiến lược này đã đưa cuộc chiến chống tham nhũng ở cấp cao lên một tầm mới với sự tham gia của các đối tác nước ngoài của Hoa Kỳ và các cơ quan tài chính của Hoa Kỳ tham gia vào một nỗ lực mạnh mẽ hơn nhằm đưa ra những biện pháp tốt nhất để phát hiện và tịch thu các quỹ đã bị lấy cắp, tăng cường chia sẻ thông tin và đảm bảo trách nhiệm lớn hơn đối với viện trợ phát triển.Hai khía cạnh quan trọng của cuộc chiến chống tham nhũng cấp cao là lôi ra ánh sáng các quan chức tham nhũng, thu hồi và phân phối hợp lý tiền của thu được từ các vụ tham nhũng.Đưa ra ánh sáng những quan chức cấp cao tham nhũngNgày 12/1/2004, Tổng thống Bush ra Tuyên bố 7750, trao cho ngoại trưởng thẩm quyền pháp lý đặc biệt để xác định những người không được phép vào Mỹ do liên quan đến tham nhũng của công có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia của Mỹ, bao gồm: * Hoạt động kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Hoa Kỳ; * Những mục tiêu viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ; * An ninh của Hoa Kỳ trước tội phạm và khủng bố xuyên quốc gia; * Sự ổn định của các quốc gia và thể chế dân chủ.Mục đích của tuyên bố này là ngăn không cho những người đó được vào Mỹ để hưởng lợi từ những hành vi tham nhũng của họ và phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ các nỗ lực quốc tế chống tham nhũng của công xảy ra ở bất cứ đâu.Thu hồi tài sảnHoa Kỳ cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để truy tìm và thu hồi tài sản tham nhũng. Đồng thời, Hoa Kỳ còn hỗ trợ các cuộc điều tra nước ngoài để thu hồi tài sản thông qua việc sử dụng các công cụ tịch thu tài sản và điều tra thực thi luật pháp.Trong những năm gần đây, các nhà chức trách Hoa Kỳ đã trả lại cho nhiều quốc gia hàng triệu đô-la mà các nhà lãnh đạo cũ của họ đã biển thủ.Hoa Kỳ cũng sẽ hợp tác với các đối tác quốc tế để đưa ra những biện pháp tốt nhất trong việc xác định, truy tìm, phong tỏa và thu hồi tải sản có được một cách phi pháp thông qua tham nhũng quy mô lớn và hợp tác với các trung tâm tài chính quốc tế khác để xây dựng và tăng cường những biện pháp hiệu quả nhất ngăn không cho tài sản tham nhũng vào đất nước, tăng cường chia sẻ thông tin tài chính đáng nghi ngờ, khuyến khích và xây dựng mối quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân.Ngoài những biện pháp này, Tài khoản để đối phó với những thách thức thiên niên kỷ (MCA) của Tổng thống Bush - một chương trình cung cấp viện trợ cho các chính phủ nước ngoài cam kết lãnh đạo đất nước công minh, đầu tư cho nhân dân và khuyến khích tự do kinh tế - là phần thưởng cho những quốc gia xóa bỏ hoàn toàn tham nhũng.
Hiểu rõ nạn tham nhũng: Những luật lệ về tính minh bạch và tự do thông tinDonald F. Kettl Mặc dù chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn tham nhũng ở Hoa Kỳ, nhưng những quy định chống lại những thông lệ của tham nhũng và luật pháp nhằm tăng tính minh bạch của chính phủ cũng đã giảm được tham nhũng thông qua việc theo dõi các hoạt động của chính phủ một cách sát sao để bài trừ sự lãng phí, gian lận, và sự lạm dụng chức quyền. Tự do thông tin và những luật “Minh bạch” là hai trong số những công cụ chống tham nhũng này. Tác giả Donald F. Kettl là giám đốc của Viện Nghiên cứu Chính phủ Fels tại Đại học Pennsylvania, và là tác giả của cuốn Hệ thống dưới sự căng thẳng: An ninh Nội địa và Chính trị Hoa Kỳ, tái bản lần thứ nhất (2007).Người Mỹ lâu nay thường sử dụng hai cách tiếp cận rất khác nhau trong việc bài trừ nạn tham nhũng. Cách tiếp cận thứ nhất – và là cách tiếp cận có nguồn gốc sâu xa nhất là quy định của luật pháp. Nếu có một hành vi nào đó mà công dân hay các đại biểu dân cử cảm thấy không đúng đắn hay không vừa lòng, thì phản ứng manh tính bản năng sẽ là soạn ra một quy định cấm hành vi đó. Điều này dẫn đến sự ra đời của rất nhiều quy định, đôi khi còn của cả một bộ máy điều tiết nhằm ngăn chặn không cho một vấn đề được phép tái diễn.Những cuộc điều tra Watergate về việc Chính quyền Tổng thống Nixon đã sử dụng quyền lực của tổng thống như thế nào vào thập niên 1970 đã làm nảy sinh một cách tiếp cận thứ hai trong việc bài trừ nạn tham nhũng. Chỉ riêng các quy định đã tỏ ra không đủ để ngăn chặn sự lạm dụng chức quyền một cách phổ biến. Hơn nữa, nhiều nhà cải cách lo ngại sâu sắc về sự tập trung quyền lực nhà nước và bức màn bí mật luôn bao bọc quanh nó. Quốc hội Hoa Kỳ đã cố gắng giảm bớt tham nhũng thông qua một số chương trình mới nhằm tăng cường tính minh bạch.Tất nhiên không thể xóa bỏ hoàn toàn nạn tham nhũng được. Có nhiều cơ hội để lái các quy định luật pháp theo cách thức làm bóp méo các mục đích chung để phục vụ lợi ích cá nhân và không thể loại bỏ hoàn toàn nạn tham nhũng chỉ bằng luật pháp. Nhưng theo cách tiếp cận của người Mỹ vào những năm 1970 thì có thể hạn chế tham nhũng nhờ việc vén các bức màn bí mật và làm sáng tỏ hoạt động của chính phủ thông qua việc tăng cường quyền lực cho các điều tra viên, nhằm giám sát chính phủ, loại bỏ các hành vi lãng phí, gian lận và lạm dụng chức quyền. Cách tiếp cận này có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống chính trị Hoa Kỳ, và cũng gợi lại những gì mà vị tổng thống thứ tư của nước Mỹ - James Madison đã viết năm 1822: “Một chính phủ vì dân mà không có sự phổ biến thông tin cho dân chúng hoặc không có phương tiện để tiếp cận thông tin thì chỉ là sự bắt đầu cho một trò hề hoặc chính là một tấn thảm kịch, hoặc có lẽ là cả hai thứ đó. Tri thức sẽ luôn thống trị sự ngu dốt, và nhân dân chính là người bầu ra các thống đốc của họ, họ có quyền và họ cần phải biết những gì chính phủ của họ đang làm”.Tự do thông tinMột trong những thành tố quan trọng nhất của chiến lược này là Luật về Tự do Thông tin (FOIA). Đạo luật này được thông qua lần đầu tiên năm 1966, quy định rằng về nguyên tắc, các tài liệu của chính phủ thuộc quyền sở hữu của dân chúng, và dân chúng có quyền được xem nội dung các tài liệu của chính phủ. Luật này chuyển trách nhiệm chứng minh truyền thống từ một quan niệm vốn có trước đó rằng các tài liệu này sẽ được giữ kín và chỉ những công dân chứng minh được lý do cần thiết thì mới được xem những tài liệu này, sang một quy ước mới cho phép dân chúng tự do tiếp cận tài liệu của chính phủ trừ khi nhà nước có lý do chính đáng để không tiết lộ thông tin (ví dụ như vì lý do an ninh quốc gia hay bảo mật thông tin cá nhân). Quan trọng hơn, luật này đã tạo ra nền tảng cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_doi_van_hoa_tham_nhung.doc