Chuyển đổi thư viện truyền thống sang trung tâm tri thức số tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Với việc xã hội loài người chuyển sang giai đoạn Cách

mạng Công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng Công nghiệp 4.0), mọi

lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa đều

có những thay đổi cơ bản mang tính cách mạng. Không nằm

ngoài trào lưu đó, tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện cần

thay đổi lớn. Bài viết phân tích những hoạt động đã, đang và sẽ

diễn ra tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh

Hóa nhằm chuyển đổi từ mô hình thư viện truyền thống sang mô

hình Trung tâm Tri thức số (Digital Knowledge Hub)

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chuyển đổi thư viện truyền thống sang trung tâm tri thức số tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 3.2.5. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực hiện tại của Thư viện vẫn còn hạn chế trong công tác ứng dụng, xử lý công nghệ, mạng và các thiết bị hiện đại, các phần mềm quản trị. Đa phần cán bộ chưa nắm bắt kiến thức quản trị tri thức số đây cũng là điều khó khăn trong quá trình tiến tới xây dựng TTTTS. Thư viện không có cán bộ tin học nên việc triển khai các vấn đề về công nghệ gặp khó khăn. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 4.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Thư viện cần được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chất lượng, hiện đại, đồng bộ, phù hợp với điều kiện và phát triển đa nền tảng công nghệ. Thư viện cần đầu tư trang thiết bị thông minh và phần mềm quản lý hiện đại đáp ứng việc xây dựng TTTTS như mua máy chủ, mua các thiết bị thẻ/chip RFID, Trạm thủ thư, giá sách thông minh, phòng đọc thông tin, hệ thống trả sách tự động, thiết bị kiểm kê, máy tự mượn trả, máy quét mã vạch, cổng từ và thiết bị an ninh, máy scanner cỡ lớn, lắp đặt camera quan sát. Nâng cấp hệ thống hệ thống mạng LAN, Internet, Wifi tốc độ cao để đảm bảo chất lượng phục vụ. Thư viện cần đầu tư mua phần mềm quản lý tài nguyên số, phần mềm tìm kiếm tập trung, phần mềm thương mại đảm bảo TTTTS. Để nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ trong thời gian tới khi thư viện được thực hiện dự án đầu tư của Tỉnh, thư viện có thể xây dựng trở thành TTTTS. 4.2. Nâng cao công tác chuyên môn nghiệp vụ Đa dạng hóa loại hình tài nguyên số bằng cách ngoài phát triển loại hình tài nguyên thông tin sách, tạp chí ra Thư viện cần bổ sung các nguồn tài nguyên số dạng hình ảnh, âm thanh, đa phương tiện như mua, chia sẻ, tự phát triển số hóa nguồn tài liệu với công nghệ tiên tiến hơn, phát triển cơ sở dữ liệu nội sinh, xây dựng cơ sở dữ liệu môn học, xây dựng nguồn tài nguyên số đa phương tiện; Tăng cường liên kết chia sẻ thông tin giữa các thư viện đại học có cùng chương trình học, ngành học có nguồn tài nguyên số phù hợp; Đặc biệt là kết nối kho dữ liệu số dùng chung đại học Việt Nam. 725 CHUYỂN ĐỔI THƯ VIỆN TRUYỀN THỐNG SANG TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA,... Xử lý tài liệu cần nghiên cứu và áp dụng nghiệp vụ mới đảm bảo cơ sở dữ liệu dùng chung và tìm kiếm thông minh bằng cách: áp dụng chuẩn biên mục RDA và áp dụng chuẩn ISO trong quản lý chất lượng tại Thư viện; Xử lý tài liệu gắn với với các thiết bị thông minh như thẻ/ chip RFID và xử lý tài liệu trong môi trường số để đảm bảo điều kiện thống nhất cơ sở dữ liệu. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin mới hiện đại để cung cấp cho NDT ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, không phụ thuộc vào giới hạn không gian – thời gian chỉ cần thông qua mạng Internet và mạng xã hội (Facebook, youtube, zalo, Instagram), mạng di động. 4.3. Nâng cao công tác người dùng tin Thư viện cần xây dựng cơ sở dữ liệu NDT bằng cách lấy cơ sở dữ liệu học sinh, sinh viên và cán bộ giảng viên đã có của nhà trường để quản trị và cung cấp thông tin NDT. Thư viện tăng cường nghiên cứu nhu cầu NDT để có thể cung cấp dịch vụ tốt đến NDT, thông qua đó thư viện cần phải đào tạo NDT kỹ năng khai thác thông tin và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại cho NDT, các thiết bị hiện đại bằng cách thư viện phải xây dựng kế hoạch và chương trình cho các lớp tập huấn, các lớp hướng dẫn cho người dùng tin. 4.4. Nâng cao đội ngũ cán bộ Nâng cao kỹ năng, chất lượng đội ngũ cán bộ đủ năng lực làm việc trong không gian thực và không gian ảo để đáp ứng với sự phát triển của thư viện trong cuộc cách mạng 4.0 và tiến tới đủ điều kiện xây dựng TTTTS bằng cách: Cán bộ nghiệp vụ cần phải nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách đào tạo lại, đào tạo tiếp tục, tăng cường bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thông qua các khóa học tập huấn, thăm quan học hỏi kinh nghiệm để nắm bắt và làm quen với những tiêu chuẩn hóa liên tục thay đổi, lưu trữ và bảo quản tài liệu trên môi trường số. 726 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM - Cán bộ cần được nâng cao kiến thức công nghệ thông tin để sử dụng các máy móc có ứng dụng công nghệ thông minh, làm quen với các thuật ngữ về phần mềm, máy tính điện tử và công nghệ bằng cách tham gia các lớp công nghệ thông tin, các lớp tập huấn. - Cán bộ nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ bằng cách tự đào tạo và tham gia các lớp học ngoại ngữ. - Cán bộ nâng cao kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng xử lý thắc mắc với bạn đọc trong không gian thực và không gian ảo. Để nâng cao các kỹ năng này, cán bộ thư viện có thể tham gia các hoạt động, chương trình chung của nhà trường, tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp được tổ chức tại trường, tìm hiểu sâu các lĩnh vực chuyên ngành cụ thể nhà trường và tham gia các diễn đàn trên mạng. KẾT LUẬN Trong Cách mạng Công nghệ 4.0, thư viện đại học sẽ trở thành các TTTTS, là nơi tạo lập, xử lý, lưu trữ, cung cấp tài nguyên số nhiều nhất cho người dùng. Vì vậy, để Thư viện trở thành TTTTS đòi hỏi Thư viện phải đẩy mạnh các điều kiện và đưa ra các giải pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu. Hy vọng trong thời gian tới với sự phát triển của công nghệ, phần mềm mới sẽ là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động thư viện phát triển hơn là cơ hội để Thư viện Trường ĐHVH,TT&DLTH có điều kiện động lực hơn nữa trong việc chuyển đổi thư viện từ Thư viện truyền thống sang Thư viện số và trở thành TTTTS trong tương lai đáp ứng được nhu cầu NDT góp phần vào sự nghiệp đào tạo của Trường và sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa và của ngành nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Choy Fatt Cheong (2014), “Phương thức tiếp cận thư viện số”. Người dịch: Phạm Văn Triển, Phan Nguyễn Duy An. Sách chuyên khảo Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam. H., NXB ĐHQGHN, tr. 24 – 41. 2. Digital Libraries: Knowledge, Information, and Data in an Open Access Society (2016), Proceeding of 18th International Conference on Asia-Pacific Digital Libraries, ICADL 2016 Tsukuba, Japan. 727 CHUYỂN ĐỔI THƯ VIỆN TRUYỀN THỐNG SANG TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA,... 3. Nguyễn Hoàng Sơn (2020), Chuyển đổi từ thư viện số thành Trung tâm Tri thức số: Nền tảng phát triển đại học số - đại học thông minh, ĐHQGHN (2020 – 2025)”. Facebook Thong Tin Thu Vien, truy cập ngày 9/8/2020. 4. Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Bá Lâm, Hoàng Văn Dưỡng (2018), Các thế hệ thư viện thông minh (1990-2025). Sách chuyên khảo Thư viện thông minh công nghệ- dữ liệu- con người.H., NXB ĐHQGHN, tr.19-29. 5. Nguyễn Huy Chương (2017), “Sử dụng phần mềm mã nguồn mở- giải pháp tối ưu cho thư viện quy mô nhỏ và vừa ở Việt Nam”. Tạp chí thông tin và tư liệu, Số 1, tr 27-34. 6. Nguyễn Huy Chương (2015), “Tạo lập, quản trị và khai thác tài nguyên số trong thư viện đại học Việt Nam”. Tạp chí Thông tin và tư liệu, Số 4, tr. 3-9. 7. Nguyễn Huy Chương (2019), "Ứng dụng trắc lượng thư mục trong việc tạo lập, kiểm soát, quản lý và đánh giá thông tin số”. Sách chuyên khảo Tối ưu hóa quản trị tri thức số. H., NXB ĐHQGHN, tr.52 – 65. 8. Nguyễn Thị Nhung, Đỗ Thị Thu Hương (2017), “Thực trạng xây dựng bộ sưu tập số tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa”. Sách chuyên khảo Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam quá khứ - hiện tại – tương lai. H., NXB ĐHQGHN, tr. 424-430. 9. https://aita.gov.vn 10. https://www.happiestminds.com/solutions/digital-knowledge-hub/, truy cập ngày 12/8/2020 11. https://mbrf.ae/en/education/dubai-digital-library, truy cập ngày 12/8/2020 UAE launches self – education “Digital Knowledge Hub”, 12. https://www.tahawultech.com/industry/education/uae-launches-self- education-digital-knowledge-hub/, truy cập ngày 12/8/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_doi_thu_vien_truyen_thong_sang_trung_tam_tri_thuc_so.pdf
Tài liệu liên quan