Vì sao lại có thái độ coi thường các "thượng đế" giữa thời buổi kinh tế thị trường "thuận mua vừa bán" như vậy? Câu trả lời thật giản đơn và có lẽ ai cũng biết: Chỉ vì 3 ngành này còn độc quyền hoàn toàn, hoặc nắm giữ thị phần quá lớn nên cậy quyền ép dân. Thì đó, các ngành điện, nước tuy đã rục rịch bàn đến chuyện sẽ cổ phần hoá hoặc sẽ cho tự do kinh doanh một số khâu (nhất là khâu kinh doanh) để tạo thế cạnh tranh. Nhưng "ý định tốt" này xem ra triển khai quá chậm và kết cục là ở thời điểm này họ vẫn chưa chịu chia sẻ "miếng bánh" cho ai, nên vẫn một mình một chợ, tự tung, tự tác. Bởi vậy, mới có chuyện khi mất điện, mất nước hay nước bẩn thì các ngành không hề có ý bồi thường, nhưng nếu dân chậm nộp tiền điện, nước vài ngày là họ sẵn sàng cắt! Riêng mạng điện thoại di động thì với tiềm lực của người chỉ đi tiên phong, lại được nhiều ưu ái của Nhà nước, nên dù gần đây có xuất hiện thêm 2 - 3 đối thủ, nhưng với thị phần chỉ vài ba phần trăm thì sân chơi thực sự vẫn thuộc về kẻ mạnh.
12 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chuyên đề Vấn đề độc quyền ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc cạnh tranh không bình đẳng.
Trong tương lai các TCT nêu trên sẽ tạo thế độc quyền thông qua thị phần lớn mặc dù các TCT này không hoạt động trong lĩnh vực mà Nhà nước giữ thế độc quyền.
Từ thực tế này, việc tạo cơ chế để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc các TCT không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế mà còn tác động nâng cao khả năng cạnh tranh của các TCT. Còn theo ông Muôn, đối với các sản phẩm không thuộc độc quyền Nhà nước, mà cả nước chỉ có một số ít doanh nghiệp sản xuất, cần kiểm soát độc quyền doanh nghiệp bằng cách cho phép nhập khẩu từ nước ngoài.
Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, không nhập khẩu hoặc đánh thuế nhập khẩu cao đối với những mặt hàng trong nước cũng đang tạo điều kiện cho độc quyền doanh nghiệp tồn tại và gây thiệt thòi cho người tiêu dùng nội địa.” ( Đầu tư 15-6-2004)
“ Dư luận trước và sau Tết Nguyên đán đã ồn ả lên chuyện các ngành điện, viễn thông, nước sinh hoạt đã có lối hành xử theo kiểu độc quyền khi phải đối mặt với những sai lầm do chính họ gây ra. Nào là ngành điện tự ý áp đặt cách tính giá điện mới phi lý, thiếu công bằng, chỉ có lợi cho mình mà không nghĩ đến quyền lợi của người mua; nào là hai mạng điện thoại di động lớn nhất nước cậy thế "chủ đạo", phớt lờ những lời kêu ca của khách hàng về chất lượng dịch vụ, khi bị báo chí lên án thì lại đổ lỗi cho ông... "khách quan"; nào là ngành nước lại rục rịch tăng giá, trong khi bán cả nước bẩn cho người dân.. . Vì sao lại có thái độ coi thường các "thượng đế" giữa thời buổi kinh tế thị trường "thuận mua vừa bán" như vậy? Câu trả lời thật giản đơn và có lẽ ai cũng biết: Chỉ vì 3 ngành này còn độc quyền hoàn toàn, hoặc nắm giữ thị phần quá lớn nên cậy quyền ép dân. Thì đó, các ngành điện, nước tuy đã rục rịch bàn đến chuyện sẽ cổ phần hoá hoặc sẽ cho tự do kinh doanh một số khâu (nhất là khâu kinh doanh) để tạo thế cạnh tranh. Nhưng "ý định tốt" này xem ra triển khai quá chậm và kết cục là ở thời điểm này họ vẫn chưa chịu chia sẻ "miếng bánh" cho ai, nên vẫn một mình một chợ, tự tung, tự tác. Bởi vậy, mới có chuyện khi mất điện, mất nước hay nước bẩn thì các ngành không hề có ý bồi thường, nhưng nếu dân chậm nộp tiền điện, nước vài ngày là họ sẵn sàng cắt! Riêng mạng điện thoại di động thì với tiềm lực của người chỉ đi tiên phong, lại được nhiều ưu ái của Nhà nước, nên dù gần đây có xuất hiện thêm 2 - 3 đối thủ, nhưng với thị phần chỉ vài ba phần trăm thì sân chơi thực sự vẫn thuộc về kẻ mạnh. Cũng bởi thế, khi nghẽn mạch, mất sóng, họ vẫn lớn tiếng: Đây là chuyện thường ngày ở... mạng! . Buồn là chuyện cửa quyền sinh ra từ độc quyền trên đây không chỉ xảy ra với 3 ngành trên. Người dân đi máy bay, tàu hoả vẫn bị trễ giờ và chất lượng đôi khi không tốt vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt kể cả khi nhà bay, nhà tàu không một lời xin lỗi! Dĩ nhiên là Nhà nước chia sẻ với một số lĩnh vực nhạy cảm nên những năm qua ít nhiều vẫn có những động thái ưu ái, bảo hộ. Song, quan điểm bảo hộ này là rất rõ ràng: Bảo hộ có điều kiện, có thời hạn và có lựa chọn. Một lộ trình xoá bỏ bảo hộ đã được vạch ra, nhưng rất tiếc một số ngành quen thói ỷ lại, không muốn rời bầu sữa bao cấp nên vẫn mang nặng căn bệnh cửa quyền. Hơn nữa, Luật Cạnh tranh vừa được Quốc hội ban hành, cũng đã thể hiện rất rõ quan điểm: Chống lợi dụng độc quyền nhà nước để biến thành độc quyền doanh nghiệp. Bởi vậy, rất mong 3 ngành trên hãy thấu hiểu quan điểm bảo hộ của Nhà nước, cũng như thấm nhuần tinh thần của Luật Cạnh tranh, để có những hành xử tiến dần với cơ chế thị trường. Đừng lợi dụng sự ưu ái của Nhà nước để duy trì kiểu hành xử "độc quyền", mang tính ban phát. (Theo Lao Động -Ngày 22/2/2005)
“Các cơ quan độc quyền như điện, nước, xăng dầu… tự quy định giá cả bắt buộc các doanh nghiệp phải đẩy chi phí kinh doanh lên cao, làm mất đi sức cạnh tranh. Đây là ý kiến của các doanh nghiệp TP HCM với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) để chuẩn bị ý kiến trình Thủ tướng chính phủ sáng nay.
Ông Hoàng Văn Minh, Tổng Giám đốc Tổng công ty thương mại Sài Gòn, cho rằng những mặt hàng chủ lực như điện, xăng dầu... nhà nước lại thả nổi giá. Hiện nay, giá các loại mặt hàng này đang cao gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy có chính sách bù giá nhưng không biết bao giờ doanh nghiệp mới nhận được. Ông đề nghị VCCI nên có kiến nghị để các sở ngành tham mưu cho chính phủ có chính sách đặc biệt nhằm giảm giá những mặt hàng trên.
Theo ông Nguyễn Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam, vấn đề độc quyền là một cản trở cho các doanh nghiệp, vì vậy các chính sách nhà nước cần phải cởi mở, thông thoáng hơn, nhất là đối với đơn vị ngoài quốc doanh.
Bên cạnh độc quyền, các vấn đề về cổ phần hoá, chính sách thuế, nhà đất cũng được các doanh nghiệp đề cập tới. Ông Đồng Văn Khiêm, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Phong Lan, cho biết, hiện nay chính phủ cứ hối thúc các doanh nghiệp cổ phần hoá nhưng sau khi cổ phần hoá thì bỏ mặc. Khi đó, việc đi vay vốn, thủ tục xin thuê đất… đều tự nhiên khó khăn lên, làm cho các doanh nghiệp "hoảng sợ" không dám cổ phần hoá. Ông đề nghị phải có chính sách cổ phần hoá rõ ràng, phải có một hội nghị để các lãnh đạo nghe ý kiến doanh nghiệp tạo ra chính sách thích hợp sau cổ phần hoá.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, hứa sẽ ghi nhận mọi ý kiến của các doanh nghiệp để làm báo cáo trình lên Thủ tướng. Ông cũng đề nghị các doanh nghiệp nên phản ánh thường xuyên hơn các vấn đề lên các bộ, ngành.(Theo Tuổi Trẻ Thứ năm, 6/5/2004 )
IV-Kết luận và phương hướng cải tiến
Mặc dù không chuyên nghiên cứu về vấn đề độc quyền, nhưng qua tìm hiểu cơ bản về độc quyền và bằng cảm nhận thực tế về vấn đề độc quyền ở Việt Nam thông qua các hoạt động đời sống kinh tế-xã hội đang diễn ra hằng ngày cùng với tham khảo các bài báo viết vấn đề độc quyền ở Việt Nam; ta nhận thấy một thực tế là do nhà nước bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia: điện, vận tải, viễn thông, xăng dầu,hàng không và thực tế hiện nay ở nước ta chưa có một doanh nghiệp nào giành được thế độc quyền bằng tự do cạnh tranh mà tất cả đều nhờ vào những quyết định mang tính hành chính và do đó chỉ là độc quyền nhà nước.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây không diễn ra cạnh tranh, nhưng trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay thì cạnh tranh lại là yếu tố quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường đã xuất hiện cạnh tranh, trong đó không loại trừ việc cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Do quá trình hội nhập, tự do hoá thương mại cho nên hiện nay đã xuất hiện các công ty tham gia vào các lĩnh vực độc quyền nhà nước như các hãng hàng không quốc tế mà gần đây nhất là các hãng hàng không giá rẽ của Singapore và Thuỵ Điển, các công ty viễn thông trong nước và quốc tế cũng đua nhau cạnh tranh....như vậy liệu chúng ta có còn giữ được mãi thế độc quyền mang tính ban phát hay không!
.
Để cải thiện vấn đề độc quyền hiện nay ở Việt Nam, theo quan điểm cá nhân tôi thì trước hết nhà nước phải thể hiện một bước đột phá từ tầm nhìn vĩ mô, như :
-Tạo cơ hội bình đẳng, không phân biệt đối xử, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật;
-Nhà nước bảo vệ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh;
-Ngăn chặn hành vi phi cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Thuận theo qui luật muốn phát phát triển thì phải đổi mới, chúng ta tin tưởng những khuất tắt trong vấn đề độc quyền hiện nay ở Việt Nam sẽ được cải thiện, và vấn đề cần phải cải thiện trước mắt là:
- Nên kiểm soát chặt chẽ việc định giá đối với một số sản phẩm dịch vụ hiện nay còn độc quyền như điện, vận tải, viễn thông, hàng không, để giá giảm xuống ngang mức trung bình cùng loại của các nước khu vực.
-Để tăng tính cạnh tranh, hạn chế và từng bước xoá bỏ độc quyền kinh doanh: nên tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực điện, vận tải, viễn thông, hàng không và nên tiến hành kiểm toán định kỳ đối với doanh nghiệp nhà nước còn độc quyền .
-Giảm dần những đơn vị hoạt động không hiệu quả, không có khả năng phát triển nhất làdoanh nghiệp nhà nước, mà trước nay được bao cấp dưới nhiều hình thức như khoanh, xoá nợ, cho vay ưu đãi... thì nên thực hiện bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản.
Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. Khi đang trình bày vấn đề nầy thì vẫn còn trên 02 tháng nữa Luật cạnh tranh mới có hiệu lực thi hành, ngay lúc nầy chúng ta chưa đủ căn cứ để phán đoán là Luật nầy có đủ sức tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hay không, thôi thì chúng ta hãy chờ thời gian trả lời.
««««
Tài liệu tham khảo:
1-Ts Lê Khương Ninh, 9/200, Kinh tế học vi mô
2-Ts Lê Bảo Lâm, NXB Thống kê ,10/99, Kinh tế vi mô
3-Công báo, số 1/01/2005, Luật Cạnh tranh
4-Báo Tuổi Trẻ, báo Đầu Tư, báo Lao Động
5-Wesite: www.mpi.gov.vn, www.vinaseek.com, www.cvp.gov.vn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van de doc quyen o viet nam KTVM 2.doc